Kỳ vọng kinh tế Việt Nam 2024| Thủ đô và thế giới | 10/02/2024

Năm 2023 là một năm với nhiều khó khăn và thách thức. Mặc dù tăng trưởng kinh tế không đạt được mục tiêu đề ra, song trong bối cảnh chung của toàn thế giới, kinh tế của Hà Nội nói riêng và Việt Nam vẫn ghi nhận sự tăng trưởng và đứng đầu khu vực Châu Á- Thái Bình Dương. Năm 2024, Quốc hội đặt mục tiêu tăng trưởng từ 6 đến 6,5%. Có thể nói, đây là mục tiêu đầy tham vọng trong bối cảnh kinh tế toàn cầu và trong nước đối diện với rất nhiều khó khăn, thách thức.

User
Ý KIẾN

Ngày 12/4/1973, Việt Nam và Pháp chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao và mở ra những chương mới trong quan hệ giữa hai nước với nhiều dấu ấn quan trọng. Trong mối quan hệ chung đó thì quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa Hà Nội với Pháp được cho là nổi bật, là điểm sáng trong quan hệ hai nước.

Với những thế mạnh về vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng số ngày càng phát triển, lực lượng lao động trẻ dồi dào..., ngành công nghệ ở Việt Nam đang có nhiều tiềm năng tăng trưởng. Những câu chuyện phát triển thu hút các dự án công nghệ ở các nước và những vấn đề thu hút các dự án công nghệ, trong đó có ngành công nghiệp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo vào Việt Nam hiện nay là những nội dung sẽ được đề cập trong chương trình.

Cầu Long Biên, cây cầu mang ý nghĩa lịch sử, biểu tượng của kiến trúc Pháp thời thuộc địa, gắn bó thân thuộc với người Hà Nội hơn 100 năm qua. Những năm gần đây, cầu Long Biên đã xuống cấp. Pháp vừa công bố viện trợ cho Hà Nội để bảo tồn cây cầu này.

Từ thập niên 90 của thế kỷ XX, quan hệ hợp tác giữa hai nước Việt Nam - Hà Lan đã được tăng cường. Hà Lan xem Việt Nam là đối tác ưu tiên và chính sách thúc đẩy hợp tác với Việt Nam đã nhận được sự ủng hộ, thống nhất cao của Chính phủ cũng như cộng đồng doanh nghiệp Hà Lan. Hai nước đã có rất nhiều chuyến thăm, trao đổi đoàn giữa lãnh đạo cấp cao hai nước, qua đó tạo cơ sở tăng cường quan hệ hữu nghị tin cậy và hợp tác tốt đẹp trên tất cả các lĩnh vực.

Kể từ khi thiết lập quan hệ song phương đến nay, Việt Nam và Pháp luôn tạo dấu ấn trong quan hệ thương mại với những con số xuất khẩu ấn tượng. Đặc biệt, với việc EVFTA đi vào thực thi đã tạo đà cho hàng hoá Việt Nam xuất khẩu sâu hơn vào khu vực châu Âu, trong đó có Pháp. Pháp luôn là một trong những đối tác hàng đầu của Việt Nam, là thị trường xuất khẩu lớn thứ tư của Việt Nam trong khối EU, chỉ đứng sau Hà Lan, Đức, Áo và chiếm khoảng 10% tỷ trọng trên tổng xuất khẩu hàng hóa sang EU.

Sau hơn 30 năm mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài FDI, đến nay dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam đã không ngừng tăng. Trong đó, EU là một trong những nhà đầu tư lớn và sớm có mặt ở Việt Nam. Góp phần vào thành công chung của Việt Nam trong thu hút FDI, có thể kể đến những nỗ lực và sự thay đổi để thu hút vốn đầu tư nước ngoài của các địa phương, trong đó có Hà Nội.

Chất bán dẫn là xương sống của nền kinh tế kỹ thuật số, đặc biệt trong sản xuất chip điện tử, hoạt động dựa vào cơ chế bật, tắt để tạo ra tín hiệu của các thiết bị và linh kiện điện tử. Việt Nam có gần 80 loại hình khoáng sản và hơn 500 điểm mỏ đã được phát hiện, là quốc gia đang trên đà phát triển, đây là những yếu tố rất quan trọng trong phát triển ngành công nghiệp bán dẫn. Tuy nhiên, để phát triển lĩnh vực này thì Việt Nam cần phải đầu tư như thế nào?

Năm 2023 là một năm với nhiều khó khăn và thách thức. Mặc dù tăng trưởng kinh tế không đạt được mục tiêu đề ra, song trong bối cảnh chung của toàn thế giới, kinh tế của Hà Nội nói riêng và Việt Nam vẫn ghi nhận sự tăng trưởng và đứng đầu khu vực Châu Á- Thái Bình Dương. Năm 2024, Quốc hội đặt mục tiêu tăng trưởng từ 6 đến 6,5%. Có thể nói, đây là mục tiêu đầy tham vọng trong bối cảnh kinh tế toàn cầu và trong nước đối diện với rất nhiều khó khăn, thách thức.

Phát triển kinh tế theo hướng tăng trưởng xanh, bền vững đang là mục tiêu mà mọi quốc gia hướng tới. Việt Nam đang đặt ra những mục tiêu đến năm 2050 giảm phát thải ròng bằng 0, quy mô nền kinh tế xanh từ 6,7 tỷ đô la Mỹ năm 2020 lên đến 300 tỷ đô la Mỹ trong tổng GDP quốc gia vào năm 2050. Muốn đạt được mục tiêu này, Việt Nam cần có những chính sách trong thu hút nguồn vốn, đặc biệt là nguồn vốn FDI vào đầu tư phát triển xanh.

Việt Nam - Philippines thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 12/7/1976, hai nước đã nâng tầm quan hệ lên Đối tác chiến lược vào năm 2015. Trải qua 48 năm hợp tác, tình hữu nghị giữa hai nước không ngừng được vun đắp và phát triển tốt đẹp trên các lĩnh vực: chính trị, an ninh quốc phòng, đầu tư, du lịch, thương mại, nông nghiệp, giáo dục và giao lưu nhân dân.

EU hiện đang là một trong các thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn nhất của Việt Nam, với tốc độ tăng trưởng ngày càng lớn nhờ tác động tích cực, hiệu quả của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA). Để tiếp tục khai thác hiệu quả và bền vững thị trường này, việc hiểu và tuân thủ đầy đủ các quy định xanh của thị trường EU là đặc biệt quan trọng với các nhà sản xuất, xuất khẩu Việt Nam.

Trong xu thế phát triển thành phố thông minh và bền vững thì yêu cầu phát triển xanh, năng lượng sạch như: năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng gió ngoài khơi ngày càng lớn. Tuy nhiên, đối với các địa phương, nơi mà tiềm năng phát triển năng lượng xanh còn hạn chế như các khu vực miền Bắc thì cần có những cơ chế và chính sách ưu tiên như thế nào để thúc đẩy năng lượng xanh, năng lượng tái tạo phát triển.

Các doanh nghiệp thực hành tốt ba tiêu chí ESG bao gồm: môi trường, xã hội, quản trị, không chỉ giúp doanh nghiệp phát triển thương hiệu mà còn thu hút đầu tư. Đặc biệt, những quy định của các nước phát triển như EU về phát triển xanh cũng là những yếu tố để doanh nghiệp tuân thủ ESG. Một quốc gia có nhiều doanh nghiệp thực hành ESG cũng giúp thu hút các nhà đầu tư FDI chất lượng cao nhiều hơn.

Năm 2023, tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt từ 5 đến 5,2%. Dù thấp hơn so với chỉ tiêu đề ra 6 đến 6,5% nhưng vẫn ở mức tăng trưởng vững vàng. Hàng hóa của Việt Nam 11 tháng năm 2023 đạt hơn 322 tỷ đô la Mỹ, số vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam 11 tháng đạt gần 29 tỷ đô la Mỹ, tăng 14,8% so với cùng kỳ năm trước. Việc Việt Nam nâng cấp quan hệ đối tác lên đối tác chiến lược toàn diện với các quốc gia đã có những tác động lớn đến nền kinh tế của Việt Nam.

Hiện nay, tại Việt Nam, mô hình đào tạo nghề chưa đạt hiệu quả, nhiều sinh viên chưa lựa chọn học nghề như một sự ưu tiên. Trong khi đó, tại nhiều nước phát triển trong đó có Đức thì dạy và học nghề đã và đang trở thành mô hình thành công, hiệu quả, tạo ra nguồn nhân lực lao động chất lượng cao và đóng góp lớn cho nền kinh tế của đất nước. Vậy điều gì đã tạo nên sức hút trong dạy và học nghề tại Đức?

Với nền chính trị ổn định, những chính sách minh bạch, đổi mới công nghệ, nhân công dồi dào,cơ sở hạ tầng ngày càng được cải thiện là những yếu tố quan trọng đưa Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung trở thành điểm đến đầu tư tiềm năng của các nhà đầu tư FDI Đức.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị COP 28 đã gửi thông điệp mạnh mẽ tới bạn bè quốc tế về một Việt Nam chủ động, tích cực, có trách nhiệm trong tham gia ứng phó với biến đổi khí hậu. Đồng thời cũng khẳng định vai trò, vị thế của Việt Nam trong các khuôn khổ hợp tác ở khu vực và quốc tế, cũng như chủ trương nhất quán của Việt Nam về xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu.

Trong những năm qua, hợp tác giữa Việt Nam và Australia trong lĩnh vực nông nghiệp đã mang lại nhiều kết quả. Việt Nam và Australia đang phối hợp chặt chẽ để mở cửa thị trường cho quả buởi, chanh leo của Việt Nam, cũng như mận và việt quất của Australia tới được thị trường của nhau.

Hơn năm thập kỉ qua, quan hệ hai nước Việt Nam - Na Uy đã đạt được sự tin cậy cao, hợp tác đa dạng và ngày càng đi vào thực chất, phù hợp với chiến lược đối ngoại của cả hai quốc gia. Na Uy là quốc gia có nhiều thế mạnh, nhất là trong các lĩnh vực công nghệ cao, kinh tế biển, phát triển bền vững, năng lượng sạch, bảo vệ môi trường. Đây là những lĩnh vực mà Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung cũng đã và đang hướng tới để phát triển bền vững.

Để Việt Nam đạt được mục tiêu chống biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính thì lĩnh vực sản xuất xanh, không phát thải đóng vai trò quan trọng. Tuy nhiên, để thúc đẩy doanh nghiệp tham gia vào sản xuất xanh cần có cơ chế, chính sách hỗ trợ và kinh nghiệm các nước. Làm thế nào để thu hút ngày càng nhiều doanh nghiệp tham gia sản xuất theo mô hình kinh tế tuần hoàn, sản xuất xanh?

Trải qua 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Australia (26/2/1973 – 26/2/2023), quan hệ giữa hai nước đã phát triển mạnh mẽ, Việt Nam và Australia đã trở thành đối tác chiến lược và là đối tác thương mại lớn thứ 10 của nhau với tổng kim ngạch hai chiều đạt gần 16 tỷ đô la Úc trong năm 2022.

Sản xuất nông nghiệp hữu cơ được coi là giải pháp quan trọng để phát triển bền vững mà hiện nhiều quốc gia trên thế giới đang áp dụng. Tại Việt Nam, xu hướng sản xuất nông nghiệp hữu cơ được doanh nghiệp, người sản xuất và người tiêu dùng quan tâm và có thị trường rộng lớn, giá trị cao, tạo động lực mạnh mẽ cho nhiều doanh nghiệp và người sản xuất.

Tại Việt Nam, việc chuyển đổi năng lượng hóa thạch sang năng lượng tái tạo, năng lượng xanh còn chưa đạt nhiều hiệu quả. Theo báo cáo quốc gia về khí hậu và phát triển của Ngân hàng Thế giới, các khoản đầu tư vào quá trình chuyển đổi năng lượng sạch, năng lượng tái tạo tại Việt Nam có thể tăng lên tới 15 -17 tỷ đô la Mỹ một năm trong tương lai. Do vậy, việc thu hút các nhà đầu tư vào lĩnh vực này là rất cần thiết.

Tiếp nối thành tựu 15 năm điều chỉnh địa giới hành chính thủ đô, thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục xây dựng Hà Nội là thành phố xanh, văn hiến, thông minh, hiện đại, thành phố đáng sống của cả nước, khu vực và thế giới. Thành phố xanh không chỉ là không gian xanh mà kinh tế, hạ tầng và giao thông cũng phải xanh, thông minh và bền vững.

Hiện Việt Nam có khoảng 5.000 doanh nghiệp sản xuất, tham gia cung cấp linh kiện, phụ tùng cho nhóm ngành hàng ô tô, cơ khí. Có khoảng 30% doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ đã tham gia chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu. Nhiều chuyên gia cho rằng, năng lực của các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh này đã được nâng cao và có thể tự tin cạnh tranh với các đối tác nước ngoài.

Đến nay, quan hệ đối tác giữa hai quốc gia Việt Nam – Canada vẫn không ngừng phát triển trên mọi mặt. Đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế thương mại, Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Canada trong ASEAN với số vốn đầu tư từ Canada ngày càng tăng. Trong quá trình hợp tác với Việt Nam, Chính phủ Canada cũng đã có những hợp tác và hỗ trợ với thủ đô Hà Nội về lĩnh vực năng lượng xanh và nông nghiệp sạch.

Với vị thế là Thủ đô, đồng thời là trung tâm kinh tế, văn hóa - xã hội, đầu mối giao thông quan trọng bậc nhất của cả nước, trong quá trình phát triển công nghiệp văn hóa, TP Hà Nội đã và đang xây dựng để hướng tới trở thành ‘Thành phố sự kiện’, là nơi thường xuyên tổ chức những sự kiện, lễ hội lớn của khu vực.

Hơn ba thập kỷ qua, quan hệ ngoại giao giữa hai nước Việt Nam – Hàn Quốc đã đạt được những dấu mốc quan trọng và sự phát triển bền chặt trên mọi mặt. Chỉ 30 năm sau khi chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao, Việt Nam và Hàn Quốc đã đạt được cấp đối tác chiến lược toàn diện vào năm 2022, đó là sự kiện có ý nghĩa hết sức quan trọng, mang tính bước ngoặt, mở ra những cơ hội to lớn trong quan hệ hợp tác Việt Nam - Hàn Quốc.

Việc các doanh nghiệp Nhật Bản tăng cường mở rộng sản xuất tại Việt Nam đã cho thấy môi trường đầu tư của Việt Nam có nhiều cải thiện. Tuy nhiên vẫn còn một số điểm nghẽn mà Hà Nội cũng như Việt Nam cần phải thay đổi để trở thành điểm đến lý tưởng thu hút các nhà đầu tư toàn cầu chất lượng cao.

Phát triển kinh tế tuần hoàn trong sản xuất không chỉ tạo động lực cho đổi mới sáng tạo và cải thiện năng suất lao động, mà còn góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, môi trường bền vững, hướng tới nền kinh tế xanh, trung hòa cacbon, góp phần giảm mức độ gia tăng nhiệt độ toàn cầu.

Một trong những dự án của Canada hỗ trợ Hà Nội đó là ‘An toàn thực phẩm vì sự phát triển’. Dự án này đã giúp cho nông dân của một số huyện của Hà Nội đã có những kinh nghiệm, kỹ năng có thể tham gia vào chuỗi cung ứng nông nghiệp sạch và bền vững.

Thị trường thực phẩm Halal toàn cầu có tiềm năng rất lớn, tốc độ phát triển nhanh tại khắp các châu lục, tuy nhiên, các tiêu chuẩn, quy định Halal ngày càng nghiêm ngặt. Để tận dụng thị trường thực phẩm Halal, Chính phủ Việt Nam cần có những thay đổi như thế nào trong chính sách và các doanh nghiệp phải đáp ứng những tiêu chuẩn nào?

Nhiều nhà ngoại giao và du khách nước ngoài đã nhận định, Hà Nội là thành phố đáng sống với nhiều yếu tố như: thành phố văn hóa, lịch sử, với những món ăn ngon và nhiều trải nghiệm thú vị.

Các bảo tàng của Pháp luôn có sức hút lớn đối với du khách và trở thành những điểm đến quan trọng, không thể bỏ qua đối với du khách. Vậy điều gì đã tạo nên sức hút của bảo tàng Pháp và đâu là kinh nghiệm cho Việt Nam trong lĩnh vực này?

Hà Nội đã và đang nỗ lực bằng nhiều biện pháp đưa giao thông xanh vào trong hệ thống giao thông của thành phố, đưa thành phố phát triển bền vững. Tuy nhiên để có hệ thống giao thông xanh như các nước phát triển thì Hà Nội cần phải làm gì? Qua câu chuyện của thành phố Oslo (Na Uy), quý khán giả sẽ hiểu hơn về mục tiêu và lộ trình chuyển đổi sang năng lượng xanh trong giao thông.

Hà Nội, thủ đô của cả nước, mặc dù được đánh giá là một trong những điểm đến được du khách quốc tế yêu thích, tuy nhiên, để đưa du lịch Hà Nội ngày càng hấp dẫn và có tên trong bản đồ thế giới thì ngành du lịch cần có những đổi mới, từ khâu dịch vụ đến các điểm đến. Trong chương trình ‘Thủ đô và thế giới’ hôm nay sẽ là câu chuyện của Hà Nội trong định hướng phát triển ngành du lịch hấp dẫn và kinh nghiệm của Pháp trong phát triển ngành du lịch.

Trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước khó khăn, Hà Nội vẫn thu hút thêm lượng vốn đầu tư FDI đáng ghi nhận, là một trong những điểm đến hấp dẫn với các nhà đầu tư đến từ nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trong khu vực và cả trên thế giới. Để đạt được điều đó, bên cạnh yếu tố là Thủ đô của cả nước, Hà Nội đã có những đột phá trong thay đổi chính sách thu hút đầu tư, cơ sở hạ tầng và dịch vụ hỗ trợ đã có nhiều cải thiện.

Ở các nước phát triển trong đó có Phần Lan, học nghề là một lựa chọn ưu tiên. Trong chương trình hôm nay, mời quý khán giả đón xem những câu chuyện về giáo dục và đào tạo nghề tại các thành phố lớn ở Việt Nam, cũng như ở Phần Lan, một trong những quốc gia điển hình, thành công trong giáo dục đào tạo nghề. Qua đó giúp chúng ta hiểu rõ hơn điều gì thu hút sinh viên Phần Lan, cũng như sinh viên các quốc gia khác đến đất nước này để học nghề và làm việc tại đây.

Hiện nay tốc độ đô thị hóa diễn ra rất nhanh đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Đô thị hóa luôn đi kèm với khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên ở mức độ lớn. Chính vì vậy, từ những năm 50, nhiều quốc gia trên thế giới đã xây dựng các đô thị sinh thái, nhằm nâng cao chất lượng sống cho người dân các đô thị lớn nhưng giảm thiểu sử dụng tài nguyên thiên nhiên, hướng tới phát triển bền vững. Nhiều phong cách đô thị đã ra đời như "Đô thị sinh thái", "đô thị thông minh", "đô thị đáng sống", "đô thị xanh"... Trong chương trình hôm nay, mời quý vị tới Thủ đô Helsinki của Phần Lan để chứng kiến câu chuyện về phát triển đô thị bền vững tại đây.

Giao thông xanh, giao thông bền vững đang là mục tiêu mà các thành phố trên thế giới hướng đến, trong đó có Hà Nội. Phát triển giao thông bền vững luôn đi đôi với giao thông thông minh mang lại sự tiện lợi, thu hút người dân tham gia vào hệ thống giao thông công cộng. Chương trình hôm nay với câu chuyện về hệ thống giao thông của Áo sẽ phần nào gợi mở hướng đi của giao thông thủ đô trong tương lai.

Chợ đầu mối có vai trò đặc biệt quan trọng, không chỉ là nơi tập trung, phân phối sản phẩm mà còn là nơi kết nối, bảo đảm cung ứng sản phẩm nhất là khi xảy ra dịch bệnh, thiên tai. Tuy nhiên để xây dựng chợ đầu mối cho các thành phố lớn thì phải đáp ứng các tiêu chí như vệ sinh an toàn thực phẩm, an ninh, cháy nổ ... Chương trình hôm nay giới thiệu một hình mẫu chợ đầu mối đến từ Paris, được xem như một tham khảo tốt cho việc triển khai các chợ đầu mối.

Kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và 10 năm quan hệ đối tác chiến lược năm 2023. Đây sẽ là dịp để thể hiện sự hợp tác Pháp - Việt sâu rộng trong các lĩnh vực đa dạng như văn hóa, kinh tế, khoa học và giáo dục hay y tế.

Theo các nhà khoa học thì khoảng 50%-70% lượng rác thải chứa những hợp chất có thể tái chế và tạo ra nguồn năng lượng mới. Tuy nhiên, tại các thành phố lớn của Việt Nam, 85% lượng rác thải hiện nay không được phân loại, hình thức xử lý chủ yếu thu gom, chôn lấp, một phần nhỏ được đốt phát điện. Đây là nguồn tài nguyên lớn đang bị thải bỏ, lãng phí và gây ô nhiễm môi trường. Trong khi đó, ở các nước phát triển, trong đó có Na Uy, thì rác thải, trong đó rác thải nhựa thì lại là nguồn tài nguyên quý giá, có thể tái chế, tạo ra năng lượng và là nền kinh tế của đất nước.

Với dân số trên 10 triệu người, mỗi năm Hà Nội tiêu thụ khoảng 50.000 tấn thủy, hải sản các loại. Hà Nội cũng đã triển khai nhiều chương trình hợp tác, hội chợ, xúc tiến thương mại, liên kết với các địa phương có biển trong cả nước nhằm hỗ trợ quảng bá và tiêu thụ sản phẩm. Với quốc tế, trong gần 40 năm qua, Việt Nam và Na Uy đã hợp tác hiệu quả về lĩnh vực thủy sản. Nuôi biển bền vững, đúng cách, áp dụng các công nghệ tiên tiến với kinh nghiệm của Na Uy góp phần làm bền vững và mang lại hiệu quả cao khi khai thác tài nguyên biển.

Nhiều quốc gia trên thế giới đã có chính sách thiết thực về quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) và đối với một nước đang phát triển như Việt Nam cần tự rút những bài học kinh nghiệm và ứng dụng phù hợp với tình hình hiện nay.

Biến đổi khí hậu đang là vấn đề toàn cầu gây ảnh hưởng lớn đến đời sống, xã hội đặc biệt là các thành phố lớn, nơi có mật độ dân số cao, nhiều nhà cao tầng, mật độ cây xanh ít. Do vậy, việc quy hoạch đô thị để ứng phó với biến đổi khí hậu là mục tiêu hướng tới của nhiều thành phố lớn trong đó có Hà Nội.