Kỳ vọng kỷ nguyên năng động hơn ở xứ sở vạn đảo
Ông Prabowo Subianto đã chính thức nhậm chức Tổng thống Indonesia hôm 20/10. Sự kiện chuyển giao thế hệ lãnh đạo của Indonesia sau 10 năm này là thời khắc đặc biệt đối với người dân Indonesia.
Bộ máy lãnh đạo mới của Indonesia
Ông Prabowo, 73 tuổi, nhậm chức sau khi chiến thắng cuộc bầu cử hồi tháng 2 năm nay, với gần 60% phiếu bầu. Ông đã dành nhiều tháng qua để xây dựng liên minh. Tham gia buổi lễ tuyên thệ nhậm chức của ông Prabowo có Phó Tổng thống là ông Gibran Rakabuming Raka, 37 tuổi, con trai cả của Tổng thống vừa mãn nhiệm Joko Widodo. Ông Prabowo trở thành Tổng thống lớn tuổi nhất của Indonesia từ trước đến nay, trong khi ông Gibran là Phó Tổng thống trẻ nhất của đất nước. Lễ nhậm chức diễn ra tại Jakarta, với sự tham gia của nhiều quan chức quốc tế và hàng ngàn người dân tập trung chào đón tân Tổng thống trên các tuyến phố chính của thủ đô Jakarta.
Phát biểu tại buổi lễ nhậm chức, Tổng thống Prabowo Subianto nhấn mạnh thế giới đang phải đối mặt với nhiều biến động. Bản thân Indonesia cũng đối mặt với tham nhũng, quan liêu, tỷ lệ nghèo đói cao. Tuy nhiên, Indonesia có nguồn lực và lợi thế để vượt qua các thách thức.
“Với tinh thần trách nhiệm cao nhất, chúng tôi sẽ dẫn dắt đất nước bằng cách ưu tiên lợi ích của tất cả người dân, bao gồm cả những người không bỏ phiếu cho chúng tôi. Chúng tôi ưu tiên lợi ích của người dân trên lợi ích nhóm”.
Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto.
Nội các mới được Tổng thống Prabowo Subianto đặt tên là "Đỏ và Trắng", lấy cảm hứng từ màu cờ quốc gia Indonesia. Đây là nội các lớn nhất trong lịch sử quốc gia vạn đảo với 109 thành viên. So với nội các của người tiền nhiệm Joko Widodo, vốn chỉ có 34 bộ trưởng và người đứng đầu cơ quan chính phủ, nội các của ông Subianto có quy mô lớn gấp ba lần.
Trước đó, ông Subianto từng tuyên bố rằng Indonesia cần một chính quyền mạnh mẽ, mặc dù nhiều nhà phân tích cho rằng một "nội các cồng kềnh" như vậy sẽ làm phình to bộ máy hành chính.
Nội các của ông Subianto bao gồm các chính trị gia từ liên minh 7 đảng ủng hộ chiến thắng của ông trong cuộc bầu cử hồi tháng 2, cũng như các nhân vật được tái bổ nhiệm từ nội các của người tiền nhiệm Widodo.
Với chiến thắng lớn trong cuộc bầu cử, thế đa số trong Quốc hội, người dân Indonesia đang mong đợi chính quyền mới sẽ có những biện pháp để thúc đẩy nền kinh tế quốc gia cũng như mang lại nhiều phúc lợi cho người nghèo. Nhiều người đã bày tỏ tin tưởng và lạc quan vào tương lai tươi sáng của đất nước dưới thời tân Tổng thống Subianto.
Thế giới sẽ theo dõi cách tân Tổng thống 73 tuổi điều hướng các chính sách kinh tế, quốc phòng và đối ngoại của Indonesia trong thời điểm căng thẳng địa chính trị và thương mại gia tăng. Ông Prabowo cam kết tiếp tục di sản của ông Widodo, bao gồm động lực phát triển cơ sở hạ tầng và kế hoạch di dời thủ đô của đất nước từ Jakarta đến Nusantara ở Đông Kalimantan. Nhưng nhiều nhà phân tích cho rằng ông Prabowo có thể áp dụng các cách tiếp cận khác nhau trong chính sách kinh tế, quốc phòng và đối ngoại của mình. Ông cũng có thể sẽ ưu tiên các chương trình và cam kết trong chiến dịch tranh cử.
Điểm nhấn trong chính sách của tân Tổng thống Indonesia
Dưới thời chính quyền của Tổng thống Joko Widodo, Indonesia đã có những bước phát triển lớn, trở thành một trong những quốc gia tăng trưởng nhanh nhất Đông Nam Á và là nước duy nhất trong ASEAN nằm trong nhóm G20. Tuy nhiên thời gian gần đây, những áp lực kinh tế như giảm phát hay sức mua giảm đang gây lo ngại có thể dẫn đến tăng trưởng sụt giảm. Do đó kỳ vọng vào vấn đề kinh tế với mục tiêu tăng trưởng 8% dưới thời chính quyền Tổng thống Prabowo và tạo nhiều việc làm là điều mà nhiều người dân Indonesia mong đợi nhất. Người dân Indonesia cũng kỳ vọng vào một Tổng thống với chính sách đối ngoại năng động và tích cực, cùng với kinh nghiệm nhiều năm làm Bộ trưởng Quốc phòng của ông Prabowo Subianto sẽ giúp tăng cường an ninh quốc phòng, gia tăng vị thế của Indonesia trên trường quốc tế.
Ưu tiên trong chính sách của ông Prabowo là đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế lên 8%, từ mức 5% hiện nay, bằng cách phát triển các ngành công nghiệp hạ nguồn, dựa trên nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, cũng như tác động kinh tế của các chương trình chủ chốt như cung cấp bữa ăn miễn phí, mở cửa cho đầu tư nước ngoài, huy động vốn bằng cách bán tín dụng carbon để tài trợ cho các dự án xanh, tạo ra việc làm. Theo các chuyên gia, thách thức đặt ra với Tổng thống Prabowo không hề nhỏ khi ông phải điều hành nội các có quy mô lớn hơn trước và biến mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế lên 8% thành hiện thực.
Tiến sĩ Siwage Dharma Negara, chuyên gia cao cấp, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ISEAS - Yusof Ishak thì cho rằng thách thức lớn với Tổng thống là đảm bảo rằng nội các mới hoạt động vững mạnh và hiệu quả. Một thách thức không nhỏ nữa là làm thế nào để tìm được nguồn vốn cho rất nhiều chương trình lớn mà Tổng thống đề xuất cũng như cho các chương trình tiếp nối của chính quyền tiền nhiệm.
Cũng theo các chuyên gia, chính phủ mới cần biến mục tiêu tăng trưởng kinh tế 8% thành nhiều việc làm cho người dân, đặc biệt là giới trẻ, từ đó thúc đẩy bình đẳng xã hội, góp phần tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững của Indonesia.
Theo nhiều nhà phân tích, nhiệm kỳ Tổng thống của ông Prabowo Subianto được nhận định sẽ đánh dấu sự chuyển mình lớn trong chính sách đối ngoại của Indonesia so với người tiền nhiệm Joko Widodo. Ông sẽ áp dụng chiến lược ngoại giao quyết đoán và thực tế hơn.
Không giống như ông Widodo, người tập trung vào các vấn đề trong nước, ông Prabowo được mô tả là vị "Tổng thống về chính sách đối ngoại", với cách tiếp cận chủ động hơn vào các hoạt động ngoại giao quốc tế. Ông đã đến thăm hơn 20 quốc gia trong 6 tháng qua với tư cách là Bộ trưởng Quốc phòng, gặp gỡ các nhà lãnh đạo nhà nước ở Trung Quốc, Nhật Bản, Australia, Pháp, Nga, Ả Rập Xê Út và Malaysia.
Ông là Tổng thống đắc cử đầu tiên thực hiện chuyến công du nước ngoài đến các quốc gia đối tác toàn cầu chiến lược trước khi nhậm chức. Điều đó báo hiệu sự thay đổi đáng kể so với phong cách kín đáo của người tiền nhiệm, khi phần lớn các hoạt động ngoại giao của Indonesia đều do Bộ Ngoại giao đảm trách. Ông Prabowo sẽ hoạt động tích cực trên trường quốc tế, đồng thời muốn xây dựng sự ủng hộ và lòng tin với các nhà lãnh đạo thế giới ngay từ đầu. Thực tế, ông từng sống ở một số quốc gia khi còn trẻ, có khả năng nói được tiếng Anh, Hà Lan, Đức và Pháp.
Sự tham gia sâu rộng của ông Prabowo vào các vấn đề quốc tế thể hiện rõ tham vọng nâng tầm Indonesia thành cường quốc tầm trung có ảnh hưởng. Những cuộc gặp gỡ ngoại giao của ông với lãnh đạo các cường quốc lớn trên thế giới cho thấy chính quyền của ông sẽ chú trọng vào việc phát triển cả quan hệ song phương lẫn đa phương. Ông cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cân bằng quan hệ giữa các nước lớn như Mỹ và Trung Quốc, ủng hộ hợp tác và cùng tồn tại. Hơn nữa, hoạt động ngoại giao tích cực của tân Tổng thống còn cho thấy khả năng Indonesia sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định khu vực.
Ngoài ra, ông nhấn mạnh vào các diễn đàn quốc tế như Liên hợp quốc, Tổ chức Hợp tác Hồi giáo (OIC) và ASEAN, thể hiện ý định đưa Indonesia trở thành tiếng nói có trọng lượng hơn trong các vấn đề địa chính trị toàn cầu. Ông đặt mục tiêu tận dụng vị thế chiến lược của Indonesia để làm trung gian hòa giải trong các cuộc xung đột lớn, bao gồm cả xung đột Israel - Palestine. Mong muốn tham gia vào các nỗ lực giải quyết xung đột, đặc biệt là thông qua các diễn đàn đa phương, phản ánh mong muốn của ông nhằm nâng cao vị thế của Indonesia trên trường quốc tế.
Mặc dù ASEAN là nền tảng trong chính sách đối ngoại của người tiền nhiệm Widodo, song các nhà phân tích nhận định rằng ông Prabowo có thể không đặt trọng tâm tương tự vào khối khu vực. Phong cách thực dụng có thể khiến ông ưu tiên các hành động chính sách đối ngoại nhanh và có tác động hơn so với cách tiếp cận chậm dựa trên sự đồng thuận thường thấy ở ASEAN. Tuy nhiên, ông vẫn được kỳ vọng sẽ duy trì tầm quan trọng của ASEAN, đặc biệt trong hợp tác giữa các dân tộc, đồng thời khám phá các con đường ngoại giao trực tiếp, hiệu quả hơn.
Chương trình bữa ăn miễn phí của Tổng thống Prabowo Subianto
Trong cương lĩnh tranh cử của mình, ông Subianto ưu tiên các chính sách về kinh tế, đồng thời hướng nhiều vào tầng lớp người lao động có thu nhập thấp. Đáng chú ý, chính sách cung cấp bữa trưa và sữa miễn phí cho học sinh tại khoảng 400.000 trường học trên toàn quốc của ông Prabowo Subianto đã trở thành tâm điểm trong chính sách của ông và chương trình đã bắt đầu được triển khai. Các chuyên gia cho rằng chính sách này là nhân văn và tích cực, nhưng cũng sẽ phải đối mặt với một số thách thức.
Mỗi ngày đến trường là một ngày vui. Đây chính là tâm trạng phấn khởi và háo hức của các em học sinh Indonesia trong những ngày này khi dự án bữa ăn học đường miễn phí trị giá hàng tỷ USD của Tổng thống đắc cử Prabowo Subianto chính thức được khởi động. Chương trình bữa ăn miễn phí trị giá 28 tỷ USD đã được nêu ra trong chiến dịch tranh cử của ông Subianto. Chương trình này hướng đến sẽ cung cấp các bữa ăn giàu dinh dưỡng và miễn phí, dành cho 83 triệu trẻ em và phụ nữ mang thai trên toàn quốc. Sáng kiến không chỉ hỗ trợ tài chính cho các hộ gia đình, mà còn cải thiện dinh dưỡng, kết quả học tập của học sinh và khuyến khích các em đến trường.
Ông Prabowo Subianto cho rằng chương trình này rất cần thiết để chống lại tình trạng còi cọc ảnh hưởng đến 21,5% trẻ em dưới năm tuổi và hoàn toàn có thể triển khai trong giới hạn tài chính công.
Mặc dù vậy, chương trình này cũng nhận những phản hồi trái chiều. Một số ý kiến cho rằng với nguồn ngân sách chi ra khổng lồ, có thể sẽ gây mất cân bằng tài chính quốc gia. Bên cạnh đó, cộng đồng địa phương và địa lý đa dạng của Indonesia cũng có thể khiến việc triển khai bếp ăn trên toàn quốc trở nên khó khăn.
Ông Dadan Hindayana, người đứng đầu Cơ quan dinh dưỡng quốc gia Indonesia, đồng thời là người điều hành chương trình bữa ăn miễn phí, cho biết ít nhất 5.000 bếp ăn sẽ được thành lập trong năm 2025, sau đó tăng lên thành 30.000 bếp trong năm 2027. Các bếp ăn này không chỉ hoạt động theo nghĩa đen mà còn có nhiệm vụ thu mua nông sản địa phương, có thể tạo ra hơn 1 triệu việc làm.
Mặc dù đặt thách thức lớn đối với ngân sách quốc gia, ông Dadan nhấn mạnh chương trình bữa ăn miễn phí này sẽ nhanh chóng thúc đẩy nền kinh tế quốc gia bằng cách nâng cao thu nhập cho người nông dân. Khoản đầu tư lớn sẽ được tập trung vào các sản phẩm nông nghiệp và các doanh nghiệp vừa và nhỏ cung cấp bữa ăn. Ông Dadan lưu ý rằng điểm yếu lớn của nền kinh tế Indonesia xuất phát từ sự thiếu thanh khoản ở khu vực nông thôn và chương trình bữa ăn miễn phí sẽ giúp giải quyết vấn đề này.
Tổng thống Prabowo nhậm chức trong bối cảnh Indonesia đang phải đối mặt với những khó khăn do bất ổn toàn cầu, nhiều quốc gia đã rơi vào suy thoái, trong đó có cả các nước phát triển. Do vậy, nhiệm vụ trước mắt của ông là duy trì sự ổn định chính trị và kinh tế, cũng như giải quyết các vấn đề xã hội. Trong hành trình này, ông có nhiều thuận lợi, đó là sự ủng hộ mạnh mẽ từ cử tri và kinh nghiệm lãnh đạo trong quân đội cũng như bề dày tham gia chính trường. Cái khó của ông Prabowo là cân bằng giữa việc tiếp tục di sản của ông Joko Widodo và chứng minh được cách tiếp cận độc lập và có tầm nhìn, có thể sẽ báo hiệu một Indonesia năng động hơn trên trường quốc tế.
TIN LIÊN QUAN
Ý KIẾN
Ngay khi Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) thông báo lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Israel cùng một thủ lĩnh của lực lượng Hamas, cộng đồng quốc tế đã đưa ra những phản ứng trái chiều.
Theo hãng thông tấn TASS, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định Nga luôn ưu tiên và hiện đã sẵn sàng giải quyết mọi tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình, tuy nhiên cũng nhấn mạnh nước này đã sẵn sàng cho mọi kịch bản.
Người phát ngôn Nhà Trắng, bà Karine Jean-Pierre cho biết Mỹ không có ý định sửa đổi học thuyết hạt nhân sau khi Nga đưa ra học thuyết hạt nhân sửa đổi.
Dữ liệu mới nhất từ Văn phòng Thống kê Quốc gia của Anh cho thấy tỷ lệ lạm phát tại nước này trong tháng 10 tăng lên mức cao nhất trong 6 tháng qua, củng cố kỳ vọng của thị trường rằng sẽ không có đợt cắt giảm lãi suất nào khác trong năm nay.
Giá dầu thế giới tăng khoảng 1% vào ngày 21/11, sau khi Nga và Ukraine gia tăng các cuộc tấn công bằng tên lửa, làm dấy lên lo ngại về nguy cơ căng thẳng nguồn cung dầu thô nếu xung đột lan rộng.
Tại Pakistan, nhiều tay súng đã tấn công đoàn xe chở người Hồi giáo dòng Shiite, khiến ít nhất 42 người thiệt mạng và nhiều người khác bị thương.
Hội nghị lần thứ 29 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) tại Baku, Azerbaijan đang dần tiến tới những giờ đàm phán cuối cùng, tuy nhiên các đại biểu vẫn chưa thể tìm ra tiếng nói chung đối với vấn đề lớn là tài chính khí hậu.
Tại cuộc họp báo ngày 21/11, Thư ký báo chí Nhà Trắng Karine Jean-Pierre xác nhận, Mỹ đã thông báo trước cho Ukraine và các đồng minh về kế hoạch phóng tên lửa tầm trung của Nga.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đang cân nhắc thay đổi ban lãnh đạo của Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI) bằng cách sa thải giám đốc hiện tại và đưa một cựu đặc vụ giàu kinh nghiệm và trung thành với chương trình Đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại (MAGA) của ông vào vị trí đứng đầu cơ quan này.
Ngày 22/11, một người đàn ông đã tử vong và một người khác phải nhập viện sau khi một chiếc trực thăng rơi ở một vùng xa xôi của Australia.
Sau khi Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) quyết định ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant ngày 21/11 với cáo buộc phạm tội ác chiến tranh, hàng loạt các quan chức Mỹ đã có những phản ứng trái chiều trước vấn đề này.
Tân Hoa xã hôm 21/11 đưa tin, Cục địa chất tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc xác nhận một mỏ vàng khổng lồ với trữ lượng ước tính hơn 1.000 tấn đã được phát hiện ở miền nam Trung Quốc.
Đảng Dân chủ Xã hội trung tả (SPD) của Đức xác nhận sẽ đề cử ông Olaf Scholz làm ứng cử viên thủ tướng vào ngày 25/11 tới.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã chỉ định bà Pam Bondi, cựu Tổng chưởng lý bang Florida làm lãnh đạo Bộ Tư pháp thay thế ứng cử viên Matt Gaetz vừa rút lui.
Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng Moscow có quyền tấn công cơ sở quân sự của các quốc gia cho phép sử dụng vũ khí của họ nhắm vào lãnh thổ Nga.
Trái với phản ứng gay gắt của chính giới Israel cùng nhiều quốc gia đồng minh, nhiều quốc gia khu vực đã yêu cầu các bên nghiêm túc tuân thủ lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu do Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) ban hành.
Ngay sau khi Tòa Hình sự Quốc tế (ICC) ban bố lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant với cáo buộc phạm tội ác chiến tranh, tội ác chống lại loài người ở dải Gaza, giới chức Israel đã lập tức lên tiếng phản đối và chỉ trích gay gắt động thái của ICC.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã xuất hiện trong một video, tuyên bố Moscow đã tấn công một cơ sở quân sự của Ukraine bằng tên lửa đạn đạo liên lục địa siêu vượt âm tầm trung.
Thủ tướng Liban Najib Mikati cho biết quân đội nước này đang chuẩn bị tăng cường sự hiện diện quân sự ở miền Nam Liban, trong bối cảnh xung đột giữa Phong trào Hồi giáo Hezbollah và Israel chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
Ứng viên cho vị trí Bộ trưởng Tư pháp Mỹ, cựu Hạ nghị sỹ Matt Gaetz tuyên bố rút lui khỏi đề cử của Tổng thống đắc cử Donald Trump.
Ngày 21/11, Công ty vũ trụ tư nhân SpaceX của tỷ phú Mỹ Elon Musk đã phóng thêm 24 vệ tinh internet Starlink lên quỹ đạo.
Trong thời gian rất ngắn, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã liên tiếp có những quyết sách làm thay đổi căn bản mức độ và phạm vi Mỹ can dự gián tiếp vào cuộc chiến giữa Nga và Ukraine.
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 21/11 xác nhận quân đội Nga đã bắn một tên lửa đạn đạo liên lục địa tầm trung mới vào Ukraine, để đáp trả việc Kiev sử dụng tên lửa do Mỹ và Anh sản xuất trong các cuộc tấn công vào các mục tiêu ở Nga trong tuần này.
Chính phủ Australia vừa đưa ra dự luật mới, phạt lên đến 50 triệu đô la Australia (khoảng 32,5 triệu USD) nếu các nền tảng mạng xã hội không có biện pháp ngăn chặn trẻ dưới 16 tuổi truy cập vào nền tảng của họ.
Thủ lĩnh phong trào Hezbollah tại Liban, ông Naim Qassem cho biết lực lượng này sẽ không chấp nhận bất kỳ lệnh ngừng bắn nào vi phạm chủ quyền của Liban, trong khi Israel yêu cầu được tự do hành động chống lại phong trào này trong trường hợp đạt được thỏa thuận.
Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba cho biết ông sẽ theo đuổi quan hệ hợp tác với Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump nhằm làm sâu sắc thêm liên minh song phương lâu đời, không chỉ vì lợi ích của hai quốc gia mà còn cho toàn bộ khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Ngày 21/11, Thủ tướng Israel, ông Benjamin Netanyahu đã lên án quyết định của Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) ban hành lệnh bắt giữ ông và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant với cáo buộc tội ác chiến tranh ở Gaza, cho rằng đây là quyết định "chống Do Thái".
Lực lượng không quân Ukraine vừa xác nhận Nga đã phóng một tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) từ vùng Astrakhan miền Nam nước này, nhắm vào thành phố Dnipro của Ukraine.
Cựu hạ nghị sĩ bang Florida Matt Gaetz hôm 21/11 thông báo rút khỏi đề cử bộ trưởng Tư pháp do Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đưa ra.
Chính quyền Nhà nước Palestine đã từ chối mọi kế hoạch của Israel về việc thiết lập vùng đệm ở phía Bắc Dải Gaza để phân phối viện trợ.
Tỷ phú Ấn Độ Gautam Adani, Chủ tịch Tập đoàn Adani vừa bị truy tố tại New York, Mỹ với cáo buộc âm mưu hối lộ và gian lận trị giá hàng tỷ USD. Đáng chú ý, tỷ phú Gautam Adani hiện là người giàu thứ 2 tại Ấn Độ và giàu thứ 22 tại châu Á, với tổng tài sản gần 70 tỷ USD.
Tờ Moskovsky Komsomolets của Nga dẫn thông tin từ ấn phẩm “Chính trị đất nước” đưa tin sáng 21/11, Nga đã phóng một tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) từ vùng Astrakhan, miền Nam nước này nhắm vào thành phố Dnipro của Ukraine.
Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) vừa bế mạc tại thành phố Rio de Janeiro (Brazil). Một trong những nội dung thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận tại Hội nghị thượng đỉnh G20 lần này chính là vấn đề chống đói nghèo và bất bình đẳng.
Ngày 21/11, một nhóm vũ trang đã nã súng vào một số xe chở khách tại phía Tây Bắc Pakistan, khiến ít nhất 50 người thiệt mạng và 29 người bị thương.
Lễ hội Du lịch Quốc tế Sahara lần thứ sáu đã được tổ chức tại vùng sa mạc của Algeria, với hơn 400 đơn vị tham gia. Sự kiện kéo dài 4 ngày bao gồm nhiều hoạt động biểu diễn văn hóa dân gian và là một trong những sáng kiến nhằm quảng bá du lịch ở Algeria.
Động thái của Tòa án Hình sự quốc tế ICC khiến Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu có nguy cơ bị giam giữ nếu ông đi đến một số quốc gia khác.
Lực lượng không quân Ukraine cho biết Nga đã phóng một tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) từ vùng Astrakhan miền Nam nước này nhắm vào thành phố Dnipro của Ukraine. Đây là lần đầu tiên Nga sử dụng một tên lửa có tầm bắn xa và mạnh như vậy trong cuộc xung đột ở Ukraine.
Một chàng trai người Ai Cập đã trở thành người nổi tiếng trên mạng xã hội, thu hút hơn 750.000 người theo dõi trên Instagram khi anh thực hiện hành trình đường bộ dài hơn chu vi trái đất từ Ai Cập tới Nhật Bản trong vòng 274 ngày.
Mỹ đã công bố gói viện trợ an ninh mới trị giá 275 triệu USD cho Ukraine, trong bối cảnh cuộc xung đột ở Ukraine đã vượt qua mốc 1.000 ngày và được dự báo sẽ còn kéo dài.
Lực lượng không quân Ukraine thông báo Nga đã phóng một tên lửa đạn đạo liên lục địa vào Ukraine hôm thứ Năm. Đây là lần đầu tiên trong cuộc chiến, Nga sử dụng một loại vũ khí mạnh mẽ, có khả năng hạt nhân với tầm bắn hàng nghìn km.
Nvidia vừa công bố kết quả kinh doanh quý 3 ấn tượng và kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh khi nhu cầu chip AI vẫn còn rất cao.
Ukraine cáo buộc Nga tập kích thành phố Dnipro bằng loạt vũ khí, trong đó có tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, nhấn mạnh không có thiệt hại đáng kể. Tên lửa này có khả năng mang đầu đạn hạt nhân đi xa hàng nghìn km.
Hội đồng thành phố Los Angeles (Mỹ) đã thông qua một sắc lệnh nhằm bảo vệ quyền lợi của người nhập cư, trong đó cấm sử dụng các nguồn lực và nhân sự của thành phố để thực hiện các biện pháp thi hành luật nhập cư của chính quyền liên bang.
Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) đưa tin, nước này và Nga đã ký nghị định thư về mở rộng hợp tác kinh tế, trong bối cảnh Moscow và Bình Nhưỡng đang thúc đẩy quan hệ đối tác song phương, bao gồm cả hợp tác quân sự.
Phát biểu tại Hội nghị COP29 đang diễn ra tại Thủ đô Baku của Azerbaijan, Tổng thư ký Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) - ông Haitham Al-Ghais đã nêu bật vai trò quan trọng của dầu mỏ và khí đốt tự nhiên; đồng thời nhấn mạnh các cuộc đàm phán về sự nóng lên toàn cầu nên tập trung vào vấn đề cắt giảm khí thải, chứ không phải việc lựa chọn nguồn năng lượng.
Hãng thông tấn SANA của Syria đưa tin, ngày 20/11, Israel đã tiến hành không kích vào thành phố lịch sử Palmyra của Syria, khiến 36 người thiệt mạng và hơn 50 người khác bị thương. Đây là một trong các cuộc tập kích gây thương vong lớn nhất tại Syria trong những tháng qua.
0