Lan rộng thú chơi hoa thủy tiên ngày Tết

Không ai biết thú chơi hoa thủy tiên dịp Tết của người Hà Nội có từ bao giờ. Nhưng chắc chắn đây không đơn thuần là một thú chơi giải trí, mà còn thể hiện nét tính cách thanh lịch, tinh tế của người Hà Nội. Những năm gần đây, hình ảnh các bát hoa thủy tiên xuất hiện cùng không khí Tết ở nhiều nơi. Ít ai biết rằng, thú chơi này cũng đã từng trải qua những thăng trầm cùng với lịch sử của Thủ đô.

Thăng trầm thú chơi hoa thủy tiên

Trong không gian rực rỡ của mùa Xuân, phố phường trở nên náo nhiệt với xe cộ và chợ hoa Tết mở sớm, trưng bày những đóa đào tươi sáng, hoa cúc óng ả, chậu quất rực rỡ, cùng mùi thơm dễ chịu từ những đợt gió nhẹ, những làn sương mờ ảo hay nhưng cơn mưa xuân lất phấ. Tất cả tạo nên một khung đầy cảm xúc về Hà Nội, chỉ có vào dịp Tết mới thấy được.

Vào thời điểm này có lẽ đến những chợ cây, hoa tết như chợ Hàng Lược, chợ Hoàng Hoa Thám, chợ lạc Long Quân, hay Hà Đông chúng ta sẽ cảm nhận được rõ nhất không khi này. Nói về Hoa Tết của người Hà Nội, ngoài đào, quất, dơn, thược dược, violet... thì không thể thiếu thuỷ tiên..

Không ai biết thú chơi hoa thủy tiên dịp tết của người Hà Nội có từ bao giờ. Nhưng chắc chắn đây không đơn thuần là một thú chơi giải trí, mà còn thể hiện nét tính cách thanh lịch, tinh tế của người Hà Nội trong việc sắp xếp bàn thờ tổ tiên, trang trí không gian gia đình trong những ngày Tết.

Những năm gần đây, hình ảnh các bát hoa thủy tiên xuất hiện cùng không khí tết ở nhiều nơi. Ít ai biết rằng, thú chơi này cũng đã từng trải qua những thăng trầm cùng với lịch sử của Thủ đô.

Những năm gần đây, hình ảnh các bát hoa thủy tiên xuất hiện cùng không khí tết ở nhiều nơi

Không biết lối chơi hoa thuỷ tiên vào mỗi dịp Tết của người Tràng An xuất hiện từ bao giờ nhưng từ năm 1920, tại Hà Nội, truyền thống tổ chức cuộc thi hoa thủy tiên tại đền Bạch Mã - Hàng Buồm vào mỗi dịp Tết đã trở thành một sự kiện nổi bật. Những bình hoa nào giành chiến thắng, còn được đưa lên kiệu trước quanh đường phố để người Hà Nội được chiêm ngưỡng. Điều này cho thấy được vị trí quan trọng của thú chơi này trong đời sống văn hóa và tinh thần của người Hà Nội xưa.

Nhưng rồi những năm 1962, thú chơi hoa thủy tiên của người Hà Nội mất đi. Có người tài liệu cho rằng là do ảnh hưởng của chiến tranh. Dù vậy, trong ký ức của cụ Nguyễn Phú Cường, người được những người chơi hoa thủy tiên ở Hà Nội yêu mến gọi là "tổ nghề thời hiện đại", hình ảnh hoa thủy tiên ngày xưa chưa bao giờ phai nhạt.

Với nhiều người cao tuổi ở Hà Nội, tìm lại và khám phá được thú chơi xưa của tiền nhân là một niềm hạnh phúc lớn

Từ nhân duyên ấy, cụ Cường đã tự mày mò tìm lại cách gọt củ thủy tiên ngày xưa của các cụ. Sau 7 năm gặp không ít khó khăn, cụ có nhân duyên được gặp một cụ ông trước mình hai hế hệ là Việt kiều Mỹ. Đây cũng là dấu mốc đánh dấu cho việc quay lại và lan tỏa thú chơi hoa thủy tiên ở Hà Nội sau nhiều năm vắng bóng.

Với nhiều người cao tuổi ở Hà Nội, tìm lại và khám phá được thú chơi xưa của tiền nhân là một niềm hạnh phúc lớn. Và để duy trì, phát triển được nét văn hóa thanh lịch của ngày tết của người Tràng An xưa, dù đã ở tuổi xưa nay hiếm.

Người ta thường nói, người già tìm đến thú chơi hoa thủy tiên để tìm lại ký ức, còn người trẻ thì khám phá bí ẩn. Có lẽ vì thế mà thú chơi này đang dần phục hưng giữa thời hiện đại, những tinh túy, hồn cốt, lịch lãm, tao nhã trong thú chơi hoa thủy tiên vốn là văn hóa đặc sắc, góp phần làm nên chất thanh lịch rất riêng của người Tràng An cũng nhờ thế được lưu giữ, tiếp nối.

Lan rộng thú chơi hoa thủy tiên ngày Tết

Hà Nội từ bao đời nay đã hội tụ những tinh hoa, hồn cốt của Thăng Long ngàn năm văn hiến. Trong đó, chơi hoa thủy tiên mỗi dịp Tết đến xuân về đã trở thành nét văn hóa đặc sắc trong lối sống thanh lịch của người Hà thành. Khoảng những năm 1920, Hà Nội từng tổ chức thi hoa thủy tiên ở đền Bạch Mã - Hàng Buồm mỗi dịp Tết. Cụm hoa nào đoạt giải, được cả sắc hương lẫn dáng thế sẽ được đưa lên kiệu rước trên phố Hà Nội cho bàn dân chiêm ngưỡng, tôn vinh. Nhưng sau đó có một thời gian dài thú chơi này mất đi. Đến những năm 1996 mới bắt đầu thấy quay trở lại.

Thú chơi hoa thủy tiên giờ đây được lan rộng ra nhiều tỉnh thành

Hình ảnh các ông các bà đã ở tuổi xưa nay hiếm vẫn miệt mài ngồi gọt và kể chuyện về hoa thủy tiên khiến nhiều người rất xúc động và thêm yêu loài hoa này. Đặc biệt là câu chuyện của cụ ông Nguyễn Phú Cường.

Không chỉ ở Hà Nội đâu là ở các tỉnh thành khác, những người chơi hoa thủy tiên đều biết và rất mến phục cụ. Chính tình yêu hoa thủy tiên, yêu văn hóa Tràng An của cụ và những thế hệ đi trước là suối nguồn để nét văn hóa thanh tao này của Hà Nội được phục hưng và lan tỏa,

Có một căn nhà nhỏ nằm ở trong ngõ 90 trên phố Kim Mã Thượng được gọi là "Ngôi nhà Thủy Tiên". Bởi đây là nơi hội tụ của nhưng người yêu và chơi hoa thủy tiên của Hà Nội.

Cụ Nguyễn Phú Cường không nhớ mình đã hướng dẫn cho bao nhiêu người chơi hoa thủy tiên. Những ngày áp tết, ngày nào cụ cũng bận rộn với những thế hệ học trò đến đàm đạo. Điển hình như bạn Quang Linh say mê hoa thủy tiên và được học cụ Cường từ lúc mới 20 tuổi. Nhưng hiện nay cũng được coi là một tay tỉa cứng và có nhiều bát hoa đẹp.

Cụ Nguyễn Phú Cường cũng không nhớ mình đã hướng dẫn cho biết bao nhiêu người chơi hoa thủy tiên

Đáng mừng ở chỗ, thú chơi này giờ đây được lan rộng ra nhiều tỉnh thành, đặc biệt khu vực Tây Nguyên nơi có nhiều người Hà Nội vào làm kinh tế mới. Cái hay của thú chơi này là mỗi người chơi có quan niệm, triết lý cà cảm nhận riêng về hoa, tạo động lực và điều kiện để người chơi mày mò, nghiền ngẫm, tìm hiểu và sáng tạo, vì thế ngày càng nhiều trường phái, cách chơi thủy tiên mới được hình thành.

Thủy tiên nở 30 Tết - niềm vui và sự may mắn

Điều thú vị và cuốn hút nhất ở thủy tiên là ở sự ảo diệu thiên biến vạn hóa của nó. Sự ảo diệu ấy cho phép người chơi có thể sáng tạo tùy biến linh hoạt để tạo ra những hình dáng, thế hoa vô cùng phong phú, khiến mỗi bát hoa luôn là một tác phẩm độc nhất vô nhị.

Cùng với những kiến thức về sinh vật học, triết học, Nho giáo, trong quá trình tạo tác, chăm sóc, thưởng lãm, người chơi hoa một cách sâu sắc sẽ tìm thấy được ở thú chơi những vấn đề triết lý nhân sinh sâu sắc, đơn giản nhất như là tính kiên trì, sự linh hoạt, hay chiêm nghiệm về cách đối nhân xử thế.

Hoa thủy tiên là một trong những loài hoa đặc biệt, vì người chơi có thể thưởng thức vẻ đẹp của cả rễ, hoa và lá

Hoa thủy tiên là một trong những loài hoa đặc biệt, vì người chơi có thể thưởng thức vẻ đẹp của cả rễ, hoa và lá. Thủy tiên còn có hương thơm thoảng mà mát dịu, không loài hoa nào có được

Theo quan niệm ngày xưa, nếu hoa thủy tiên nở đúng chiều 30 Tết trước lễ cúng tất niên hoặc vào giao thừa thì được cho là một điều vô cùng tốt lành. Tuy nhiên, có những người chơi hoa thủy tiên đến của chục năm, nhưng cũng có được khoảnh khắc này vài lần lần.

Theo những người chơi hoa thủy tiên kinh nghiệm, thời tiết càng lạnh thì hoa lại càng đẹp. Nhưng người chăm cây hoa lại thêm nhiều phần vất vả. Có lẽ vì sự vất vả ấy, mà với những người chơi hoa thủy tiên, có được chậu hoa nở vào đúng thời khắc đất trời chuyển giao giữa năm cũ và năm mới là một món quà linh thiêng. Như chị Trần Hương Thảo (Hà Nội) đã chơi hoa thủy tiên được 7 năm nay, trong đó có hai lần may mắn chị chăm được chậu hoa nở vào đúng tối 30 tết.

User
Ý KIẾN

Dấu ấn Di sản công nghiệp là chuyên đề đang gây sự chú ý cho du khách khi đến thăm Bảo tàng Hà Nội những ngày này.

Trong chuyến thăm tới các địa điểm được xem là biểu tượng cho quan hệ Việt - Pháp, Đại sứ Pháp tại Việt Nam, ông Olivier Brochet đã tới thăm Cầu Long Biên và Đại học Dược Hà Nội. Đây là hai trong số nhiều công trình kiến trúc Pháp cổ được xây dựng từ những năm đầu thế kỷ 20.

Hà Nội sẽ tổ chức bắn pháo hoa tại 5 điểm dịp Tết Dương lịch năm 2025 và 30 điểm dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 .

Sáng 20/12, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam, Bảo tàng Hồ Chí Minh đã phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam khai mạc Triển lãm "Xứng danh Bộ đội Cụ Hồ".

Cung Thanh niên Hà Nội vừa phối hợp nền tảng số mở YooLife tổ chức chương trình giao lưu nghệ thuật “Tự hào Việt Nam” với chủ đề “Hát mãi khúc quân hành” và ra mắt dự án mô phỏng hành trình chiến đấu và trưởng thành của QĐND Việt Nam bằng công nghệ thực tế ảo.

Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (QĐNDVN), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, Thư viện Quốc gia Việt Nam tổ chức triển lãm tư liệu "Quân đội anh hùng, Quốc phòng vững mạnh".

Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch đã tổ chức khai mạc triển lãm “Dòng cảm xúc từ Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch”, nhân dịp kỷ niệm 70 năm Bác về sống và làm việc tại Phủ Chủ tịch.

Di chỉ Vườn Chuối là di chỉ khảo cổ được phát hiện vào năm 1969, trải rộng trên diện tích khoảng 1,2ha thuộc địa bàn thôn Lai Xá, xã Kim Chung, Hoài Đức, Hà Nội. Mới đây, khi Viện Khảo cổ học công bố kết quả cuộc khai quật mới nhất, hàng loạt những phát hiện khảo cổ mới về thời kỳ tiền sử của dân tộc ta cách đây 3.500-4.000 năm đã một lần nữa khẳng định giá trị đặc biệt quý hiếm của di chỉ này.

Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Hà Nội vừa tổ chức lễ trao Giải thưởng Văn học nghệ thuật Thủ đô năm 2024 và Liên hoan nghệ thuật giới thiệu tác phẩm đoạt giải.

Ký ức về thời chiến tranh luôn in sâu trong tâm trí của những người lính. Đó là những kỷ niệm khó phai mờ, vừa đau thương lại vừa đẹp đẽ. Cuốn sách mới nhất của tác giả Phạm Việt Tiến ra mắt bạn đọc trong quý III năm 2024, tiểu thuyết “Mưa ở lưng chừng đồi” là những trang văn lãng mạn về một thời chưa xa, đau thương mất mát nhưng không hề bi luỵ.

Với chủ đề “Mê Linh rực rỡ sắc hoa”, Festival Hoa Mê Linh lần thứ hai năm 2024 sẽ được tổ chức trong bốn ngày, từ ngày 26/12 đến hết ngày 29/12/2024 tại Quảng trường Trung tâm hành chính huyện Mê Linh, Hà Nội.

Báo Quân đội nhân dân vừa tổ chức lễ trao giải cuộc thi ảnh “Chân dung người chiến sĩ” cho 31 tác phẩm ảnh và bộ ảnh của các tác giả xuất sắc.

Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của nhà thơ, nhạc sĩ Đặng Đình Hưng, nhà xuất bản Hội Nhà văn ra mắt cuốn sách "Di Cảo" và trưng bày một số trang thủ bút của ông tại Hà Nội.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức bình chọn 10 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu biểu năm 2024 với sự tham dự của gần 70 nhà báo theo dõi lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình đến từ hơn 50 cơ quan báo chí Trung ương và địa phương.

Đại sứ quán Liên minh châu Âu tại Việt Nam phối hợp cùng Đại sứ quán Cộng hòa Séc và Hội cựu sinh viên châu Âu tại Việt Nam tổ chức Hội chợ Giáng sinh EU 2024 tại Hà Nội.

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Hà Nội phối hợp với Hội hữu nghị Việt Nam - Cuba thành phố Hà Nội và Đại sứ quán các nước Mỹ Latinh tại Việt Nam tổ chức đêm nhạc Mỹ Latinh lần thứ XII vào tối 15/12.

Đại tá, nhiếp ảnh gia Trần Hồng vừa phối hợp cùng UBND phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm khai mạc Triển lãm nhiếp ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Từ 1/1/2025, Hà Nội sẽ chính thức thu phí tham quan tại các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh và bảo tàng trên địa bàn thành phố, các mức thu phí dao động từ 20.000 đồng đến 50.000 đồng/lượt.

Sự tươi mới và trong trẻo của tranh màu nước đã cuốn hút được người yêu nghệ thuật. Hiện nay, ngoài Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, nhiều câu lạc bộ tranh màu nước ở các tỉnh, thành mới được thành lập, tạo sân chơi cho các hoạ sĩ yêu tranh màu nước.

Ngày 17/12/2024 đánh dấu mốc 30 năm vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới. Vẻ đẹp kỳ vĩ của vịnh Hạ Long, một trong những điểm đến hấp dẫn nhất hành tinh, vẫn luôn là niềm tự hào của Việt Nam nói chung, của tỉnh Quảng Ninh nói riêng.

Không gian "Đêm Trúc Bạch" tại đảo Ngọc, quận Ba Đình, Hà Nội, đã mang lại trải nghiệm độc đáo cho du khách tham quan. Dù là người Việt Nam hay khách du lịch nước ngoài, bức tranh êm ả về một thời bao cấp khó khăn đã chạm đến cảm xúc của từng tâm hồn.

Vừa qua, những tác phẩm đa phương tiện từ cuộc thi "Happy Việt Nam - Việt Nam hạnh phúc" do Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức, đã cho thấy hiệu quả tích cực trong hành trình đưa hình ảnh Việt Nam đến gần hơn với bạn bè quốc tế.

Trong bất cứ bức ảnh xưa cũ nào về Hà Nội, cũng thấp thoáng có bóng cây cột điện đinh tán màu đen. Trong ký ức của nhiều người Hà Nội, những cây cột điện như người bạn thân thuộc gắn bó suốt một thời thơ ấu, cũng là nơi không ít mối tình chớm nở chọn làm nơi hẹn hò. Cột điện đinh tán hiện diện dần trở thành “mảnh hồn đô thị”.

Hôm nay 15/12 là ngày thành lập Hiệp hội UNESCO Hà Nội. 30 năm qua ghi dấu hành trình góp phần gìn giữ và lan toả sản văn hóa Thủ đô của 37 câu lạc bộ, trung tâm, đoàn nghệ thuật, hơn 1.500 hội viên trực thuộc Hiệp hội UNESCO Hà Nội.

Hiện nay, cả nước có hơn 40.000 di tích và khoảng gần 70.000 di sản văn hóa phi vật thể, trong đó có: 34 di sản đã được UNESCO ghi danh. Việt Nam được đánh giá là nước thành viên “hình mẫu” tham gia các Công ước của tổ chức UNESCO.

Những ngày qua, nhà sản xuất phim “Công tử Bạc Liêu” đã tổ chức Triển lãm mỹ thuật "Once Upon A Time In Indochine", trưng bày hàng loạt phục trang, đạo cụ tinh xảo từng xuất hiện trong bộ phim.

Tọa đàm "Như thể ai đó mù đang ngắm trăng" diễn ra tại Viện Goethe Hà Nội đã đưa khán giả là người khiếm thị bước vào thế giới văn chương đặc biệt, cảm nhận thi ca bằng giác quan phi thị giác.

Từ thành công sau 4 mùa tổ chức Lễ hội thiết kế sáng tạo, Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo Hà Nội đã chính thức được thành lập nhằm thực hiện những cam kết, sáng kiến của thành phố khi gia nhập Mạng lưới các Thành phố Sáng tạo của UNESCO.

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức Triển lãm “Quân đội anh hùng - Quốc phòng vững mạnh”.

Sáng 13/12, tại Nhà Thái học Trung tâm hoạt động khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Sở VH-TT Hà Nội, Cục Văn hóa cơ sở - Bộ VH-TT&DL đã tổ chức Hội nghị “Triển khai các giải pháp thực hiện tuyên truyền về hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và xây dựng tiêu chí người Hà Nội thanh lịch, văn minh”.

Festival hoa Mê Linh lần thứ hai năm 2024, với chủ đề "Mê Linh rực rỡ sắc hoa" sẽ được tổ chức tại Quảng trường trung tâm hành chính huyện Mê Linh. Đó là kế hoạch vừa được Thường trực Huyện ủy Mê Linh thông qua.

Ngoài việc tạo ra các không gian văn hóa mới góp phần bảo tồn, quảng bá văn hóa truyền thống, nghệ thuật, ẩm thực, thì du lịch đêm đã trở thành nền tảng để phát triển kinh tế ban đêm dựa trên nguồn lực của di tích lịch sử, di sản văn hóa của Thủ đô ngàn năm văn hiến.

Chiều 12/12, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với Thành ủy Hà Nội và Báo Nhân Dân tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Di sản văn hóa, văn nghệ của Nguyễn Đình Thi cho hôm nay” nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông.

Hội thảo “Di sản văn hóa, văn nghệ của Nguyễn Đình Thi cho hôm nay” nhằm nhìn nhận, đánh giá và tôn vinh những đóng góp to lớn của nhà văn, nhà thơ, nhà soạn kịch, nhà lý luận, phê bình và nhà lãnh đạo văn nghệ Nguyễn Đình Thi đối với văn hóa và văn học, nghệ thuật nước nhà.

Sáng 12/12, Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hoả Lò tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt", nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Việc xây dựng các chuẩn mực và tiêu chí người Hà Nội thanh lịch, văn minh không chỉ nhằm nâng cao đời sống văn hóa của nhân dân Thủ đô, mà còn là giải pháp quan trọng để thúc đẩy sự đoàn kết, đồng thuận xã hội và phát triển bền vững.

Vietnam Town - phố Việt Nam đầu tiên trên thế giới được xây dựng tại tỉnh Udon Thani, Thái Lan vào tháng 12 năm ngoái. Tròn một năm từ khi khai trương, phố Việt Nam đã trở thành một trong những địa điểm thu hút du khách Việt Nam và bạn bè quốc tế khi đến Thái Lan.

Tối ngày 11/12, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Lễ Khai mạc triển lãm và công bố giải thưởng Cuộc thi ảnh, video "Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam năm 2024".

Tròn 1 năm thành lập, CLB văn hóa áo dài Việt Nam đã tổ chức Lễ báo công dâng Bác tại Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. 38 nhà thiết kế áo dài từ mọi miền Tổ quốc đã dâng hương, tỏ lòng thành kính trước anh linh Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Tối 11/12, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông long trọng tổ chức Lễ Khai mạc triển lãm và công bố giải thưởng cuộc thi ảnh, video "Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam năm 2024".

Tại Hà Nội, Đại sứ Nhà nước Palestine tại Việt Nam, ông Saadi Salama, Trưởng Đoàn Ngoại giao tại Việt Nam, đã chủ trì tiệc chiêu đãi, giao lưu giữa Đại sứ các nước của đoàn ngoại giao. Tham dự sự kiện có hơn 50 Đại sứ và Trưởng các cơ quan ngoại giao tại Hà Nội.

Trình diễn thực cảnh tương tác - hình thức nghệ thuật sân khấu mới mẻ đang mang đến một cách tiếp cận độc đáo để khám phá lịch sử và văn hóa Thủ đô. Thay vì chỉ xem, khán giả được hòa mình vào câu chuyện, trực tiếp tham gia vào không gian và nhịp sống của quá khứ được tái hiện.

Tại Bảo tàng Hà Nội, vào tối 10/12, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội tổ chức tổng kết Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 và ra mắt Trung tâm Điều phối các hoạt động sáng tạo Hà Nội.

Tối 10/12, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã tổ chức tổng kết Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 tại Bảo tàng Hà Nội và ra mắt Trung tâm Điều phối các hoạt động sáng tạo Hà Nội.

Nhiều cổ vật được tìm thấy ở Huế được đưa đến TP. HCM và trưng bày triển lãm tại Bảo tàng thành phố.

Sáng 9/12, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với quận Hoàn Kiếm tổ chức Hội thảo khoa học: “Đầu tư và tài trợ cho văn hoá: Kinh nghiệm quốc tế và bài học gợi mở cho Việt Nam”. Phó Chủ tịch UBND thành phố Lê Hồng Sơn dự.