Lãnh đạo Hà Nội đồng loạt đi kiểm tra công tác khắc phục hậu quả bão số 3

Ngay từ sáng sớm 8/9, lãnh đạo Thành uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cùng các sở ngành đã đồng loạt đi xuống các địa bàn để kiểm tra tình hình khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra nhằm sớm ổn định sản xuất và đời sống của nhân dân.

Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ Bùi Thị Minh Hoài đi kiểm tra ở huyện Thanh Oai; Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch UBND TP Trần Sỹ Thanh đi kiểm tra ở quận Hoàn Kiếm; Phó Bí thư, Chủ tịch HĐND thành phố  Nguyễn Ngọc Tuấn đi kiểm tra ở Thường Tín; Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Mạnh Quyền đi kiểm tra ở Chương Mỹ; Phó Chủ tịch UBND TP Hà Minh Hải đi kiểm tra ở Thanh Xuân; Phó Chủ tịch UBND thành phố Lê Hồng Sơn đi kiểm tra ở Hà Đông; Phó Chủ tịch Vũ Thu Hà đi kiểm tra ở Long Biên…

Bí thư Thành uỷ Bùi Thị Minh Hoài đi kiểm tra công tác khắc phục hậu quả của cơn bão số 3.

Trong công tác phòng chống bão số 3 vừa qua, Ban Thường vụ Thành ủy đã họp chỉ đạo, UBND thành phố chủ động triển khai các biện pháp theo chỉ đạo của Trung ương, Chính phủ, phân công rõ người, rõ việc và đề cao vai trò lãnh đạo của cấp ủy Đảng, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu.

Quán triệt tinh thần chỉ đạo trong Điện của Thường trực Thành ủy, Ban Cán sự đảng UBND thành phố, các quận, huyện, thị ủy, các cấp ủy, tổ chức Đảng đã chỉ đạo huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, kịp thời thực hiện tốt các biện pháp cấp bách, cần thiết. Nhờ sự chủ động tích cực và chung sức, đồng lòng của cả thành phố, nên dù bão số 3 quét qua Hà Nội với cường độ mạnh nhất trong khoảng 30 năm qua, nhưng thành phố đã giảm thiểu được thiệt hại về các mặt.

Đi kiểm tra thực tế công tác khắc phục hậu quả bão số 3 ở quận Bắc Từ Liêm, huyện Thanh Oai..., Bí thư Thành ủy Bùi Thị Minh Hoài yêu cầu địa phương tập trung khắc phục hậu quả của bão ở những địa bàn, hộ dân bị thiệt hại nặng, nhất là các gia đình, cơ sở bị đổ sập nhà ở, công trình xây dựng. Đồng thời duy trì lực lượng và phương tiện sẵn sàng xử lý các vấn đề phát sinh, nhất là tiêu thoát nước khi xảy ra mưa lớn, bảo đảm an toàn đê điều, hồ đập...

Bí thư Thành ủy giao các cấp ủy Đảng chỉ đạo hệ thống chính trị nắm bắt từng địa bàn dân cư, kịp thời hỗ trợ gia đình chính sách, hộ nghèo, có hoàn cảnh khó khăn, người già neo đơn, ốm yếu bị ảnh hưởng do bão. “Kịp thời cung cấp lương thực, thực phẩm khi cần thiết không để ai bị đói, bị rét, thiếu thốn thuốc men, chữa bệnh”, Bí thư Thành ủy nói và yêu cầu các cấp ngành duy trì tinh thần trách nhiệm ở mức cao nhất, nhanh chóng giúp người dân ổn định cuộc sống sau bão.

Cây cổ thụ bên vườn hoa Lý Thái Tổ - một trong hàng ngàn cây xanh bị gãy đổ do ảnh hưởng của bão số 3. Thực hiện chỉ đạo của Lãnh đạo Thành phố, ngay từ đêm qua, lực lượng chức năng đã tiến hành các biện pháp xử lý, khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra để đảm bảo giao thông thông suốt trong ngày 8/9.

Đến thời điểm này, những thiệt hại cụ thể do cơn bão được xem là lớn nhất Thái Bình Dương trong năm nay gây ra chưa thể thống kê đầy đủ. Tuy nhiên, những hình ảnh phóng viên Đài Hà Nội ghi nhận trên khắp các đường phố Hà Nội sáng nay cho thấy sức tàn phá khủng khiếp của cơn bão.

Đêm qua khi bão đổ bộ vào Hà Nội, với sức gió mạnh nhất cấp 10, giật cấp 12, hàng loạt cây xanh trên nhiều tuyến phố của Thủ đô đã bị quật đổ, nằm ngổn ngang, chắn đường khiến việc đi lại của người dân gặp rất nhiều khó khăn. Từ sáng sớm nay, các đơn vị chức năng của Hà Nội cũng đã toả đi các con đường, ngõ phố thu dọn các cây xanh bị gẫy đổ.

"Ưu tiên số một là các sở, ngành phối hợp cùng với các quận, huyện phải khắc phục hệ thống giao thông trong ngày hôm nay để sớm ổn định cuộc sống và sản xuất của người dân. Với vấn đề cây xanh, có những cây hàng trăm tuổi, cố gắng có những giải pháp để giữ lại. Điện lực thành phố cần sớm có giải pháp để vận hành các trạm bơm phục vụ cho tiêu, thoát nước", Chủ tịch UBND TP Trần Sỹ Thanh đưa ra chỉ đạo này khi đi kiểm tra ở quận Hoàn Kiếm.

Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh đi kiểm tra ở quận Hoàn Kiếm.

Tại các điểm kiểm tra, các lãnh đạo thành phố lưu ý chính quyền địa phương cùng lực lượng chức năng trước hết khẩn trương giải toả các điểm ách tắc để đảm bảo giao thông thông suốt trên các tuyến đường khi trong đêm qua trên toàn địa bàn thành phố có hàng ngày cây xanh, cột điện bị đổ gây khó khăn đi lại cho người dân.

Tiếp đến là khắc phục các sự cố để khôi phục sản xuất, ổn định đời sống của nhân dân, đồng thời động viên, thăm hỏi các gia đình bị thiệt hại nặng do cơn bão gây ra.

Lãnh đạo thành phố cũng biểu dương các sở, ngành đã phối hợp tốt với các quận, huyện, cùng công tác truyền thông nhanh chóng, kịp thời nên đã góp phần  giảm thiểu thiệt hại do bão số 3 gây ra.

Cơn bão số 3 đã để lại hậu quả hết sức nặng nề dù các cấp, các ngành của thành phố Hà Nội đã chủ động các biện pháp chống, ứng phó từ rất sớm, chuẩn bị  mọi biện pháp, mọi kịch bản và huy động mọi lực lượng vào cuộc. Tính đến thời điểm này, tổng hợp báo cáo nhanh từ các ban ngành, quận huyện, cơn bão số 3 trên địa bàn TP. Hà Nội đã khiến 3 người tử vong và 8 người bị thương. Cụ thể, 3 người tử vong ở các quận Cầu Giấy, Hoàng Mai; 8 người bị thương ở các quận Hoàn Kiếm, Cầu Giấy, Hà Đông, Hoàng Mai, và Đông Anh.

Ngoài hàng chục ngàn cây xanh bị đổ, bão số 3 cũng làm tốc mái nhiều ngôi nhà, làm gẫy đổ, hư hỏng hàng ngàn hecta lúa ở các huyện ngoại thành. Một số nơi xảy ra sự cố mất diện nên trạm bơm không hoạt động được đã gây ngập úng cục bộ.

User
Ý KIẾN

Chiều 19/9, tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết các cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam đang tính đến phương án sơ tán công dân khỏi khu vực nguy hiểm.

Một vụ tai nạn giao thông do hai xe khách tông nhau đã xảy ra vào khoảng 0h15 sáng 19/9 trên tuyến cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết đoạn qua huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận. Hậu quả của vụ va chạm này là hai hành khách trên xe đã tử vong.

Từ ngày 1/10 tới, ngành đường sắt sẽ bắt đầu mở bán vé tập thể tàu Tết 2025 nhằm phục vụ sớm nhu cầu về quê của người lao động, học sinh, sinh viên.

Tại dự thảo Nghị định quy định về hoạt động vận tải đường bộ, Bộ GTVT đã đề xuất sửa một số quy định về niên hạn sử dụng đối với từng loại xe ô tô kinh doanh vận tải.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã kiến nghị Chính phủ chấp thuận đề xuất của UBND TP Hà Nội về dự án đầu tư tuyến đường sắt đô thị số 3, đoạn ga Hà Nội - Hoàng Mai.

Vào lúc 16h30 ngày hôm nay 19/9, một vụ cháy đã xảy ra tại một xưởng giấy tại số 51 đường Quang Tiến, Nam Từ Liêm. Rất may không có người bị nạn.

Ngày 19/9, Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Bình Đoàn Ngọc Lâm đã ký công điện về việc di dời người dân đến nơi an toàn để ứng phó với bão số 4 và mưa lớn.

Chiều nay (19/9), tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng đã cung cấp thông tin về công tác phối hợp với các nước để bảo hộ ngư dân trước cơn bão số 4 Soulik.

Ông Lương Hoài Nam vừa bị tạm hoãn xuất cảnh chỉ vì là người đại diện công ty đang nợ thuế - Bamboo Airways. Nhiều ý kiến cho rằng, cách xử lý trong trường hợp này của cơ quan Thuế “cứng nhắc” vì có thể ảnh hưởng đến hoạt động cũng như nỗ lực trả nợ thuế của doanh nghiệp.

Quá trình khám xét nhà của cựu Bí thư Bến Tre Lê Đức Thọ, Bộ Công an đã phát hiện và thu giữ nhiều tài sản, đồ vật của bị can này, trong đó có 97 miếng vàng nguyên khối và bộ sưu tập 13 đồng hồ hàng hiệu, 134 sổ tiết kiệm.

Trong vòng 24 giờ qua, từ 14 giờ ngày 18/9 đến 14 giờ ngày 19/9, các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi và Kon Tum đã hứng chịu mưa lớn với lượng mưa lên tới hàng trăm mm, gây nguy cơ ngập lụt diện rộng và nguy hiểm do lũ quét, sạt lở đất.

Chung tay với đồng bào cả nước khắc phục hậu quả nặng nề sau thiên tai, sáng nay 19/9, Phòng Cảnh sát giao thông - Công an thành phố Hà Nội đã tổ chức Lễ phát động ủng hộ đồng bào các tỉnh bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra.

Hà Nội sẽ trích từ Quỹ Cứu trợ Thành phố số tiền 30 tỷ đồng để hỗ trợ nhân dân 12 tỉnh phía Bắc khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra.

Ngày 18/9, cán bộ, chiến sĩ tàu Cảnh sát Biển SB 6001, Vùng Cảnh sát Biển 2 đã tổ chức cứu hộ, lai dắt tàu cá cùng 12 thuyền viên về bờ an toàn.

Lúc 14 giờ 30 ngày 19/9, Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn Quốc gia cho biết, bão số 4 đã đổ bộ vào đất liền các tỉnh Quảng Bình - Quảng Trị. Sau khi vào đất liền, bão số 4 suy yếu nhanh chóng thành áp thấp nhiệt đới.

Theo dự báo, từ chiều 19/9, bão số 4 sẽ đổ bộ vào khu vực các tỉnh từ Quảng Bình - Thừa Thiên Huế với sức gió giật cấp 10. Hiện tại, Quảng Bình và Quảng trị đang mưa to, có khả năng gây ngập úng, sạt lở đất. Gió lớn quật đổ nhiều cây xanh trên các tuyến đường.

Vào lúc 14h ngày 18/9, tâm bão Soulik (báo số 4) đã đi vào khu vực giữa Quảng Bình và Quảng Trị với sức gió mạnh nhất đạt 74 km/h (cấp 8), gây mưa lớn và cô lập một số khu vực.

Ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết, trưa 19/9, bão số 4 đang nằm trên biển tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị với cường độ cấp 8, cấp 9. Từ 13-15 giờ hôm nay, 19/9 bão số 4 đi vào đất liền Quảng Bình và Quảng Trị; vùng gần tâm bão đi qua có thể có gió cấp 8, cấp 10.

Ngày 19/9, phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội - Công an tỉnh Bình Dương cho biết, đơn vị đã phối hợp Công an TP. Thủ Dầu Một bắt quả tang và tạm giữ 04 đối tượng có hành vi mua bán, vận chuyển trái phép số lượng lớn pháo hoa nổ.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự Khóa họp 79 Đại hội đồng Liên hợp quốc, sau đó sẽ thăm cấp Nhà nước tới Cuba từ ngày 21-27/9/2024.

Dự án Cung Thiếu nhi mới của Hà Nội đã và đang hoàn thiện sau gần 3 năm thi công, với tổng mức đầu tư hơn 1.300 tỉ đồng. Khi đi vào hoạt động, nơi đây sẽ trở thành điểm đến lý tưởng cho việc học tập, vui chơi của thanh thiếu niên Thủ đô là môi trường phát triển cho các tài năng tương lai của Thành phố.

Nhà máy điện rác Seraphin - nhà máy điện rác thứ hai của Thủ đô Hà Nội sẽ được đưa vào vận hành thử nghiệm từ tháng 12 năm nay.

Giờ cao điểm sáng 19/9 đã xảy ra tình trạng ùn ứ giao thông nghiêm trọng trên đường gom Đại lộ Thăng Long hướng từ Hòa Lạc về trung tâm, tại km 6+200 đoạn trước khu đô thị Vinsmart City. Nguyên nhân là do thi công sửa chữa đường ống nước sông Đà.

Trước diễn biến bão số 4, nguy cơ mưa lũ trên diện rộng và sạt lở đất đá, ngoài lực lượng nòng cốt là Quân đội, Biên phòng và Công an, tỉnh Quảng Bình đã kích hoạt đội xung kích phòng, chống thiên tai với hơn 12.000 người tại 151 xã, phường, thị trấn.

TAND TP. HCM xác định trong giai đoạn 2 của vụ án Vạn Thịnh Phát, có 35.824 bị hại; 534 tổ chức, cá nhân là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan - những con số rất lớn trong lịch sử tố tụng của Việt Nam.

Khoảng 4 giờ sáng 19/9, cầu Ngòi Móng (đoạn km 0+250), trên đường tỉnh 445, phường Kỳ Sơn đi xã Hợp Thành, thành phố Hòa Bình đã bị lún và sập, hiện không có thiệt hại về người.

Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, tại Quảng Ngãi đã có mưa lớn trên diện rộng. Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi đã ký công điện khẩn yêu cầu các sở, ngành, chính quyền địa phương tập trung biện pháp khẩn ứng phó với áp thấp nhiệt đới, đặc biệt là tình trạng mưa lớn gây ngập úng, sạt lở đất, lũ quét.

Ngày 18/9/2024, Công an tỉnh Lào Cai đã đấu tranh, triệt phá thành công chuyên án, bắt giữ 4 đối tượng có hành vi án mua bán người xuyên quốc gia.

Ngày 19/9, bà Nguyễn Phương Hằng, Tổng Giám đốc Công ty Đại Nam đã ra tù sau khi được Hội đồng xét duyệt giảm án đồng ý cho giảm toàn bộ thời gian còn lại của mức án.

Vào 10 giờ sáng nay, bão số 4 di chuyển với vận tốc 20-25km/h, tâm bão nằm trên vùng biển ven bờ từ Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế.

Ngày 19/9, TAND TP. HCM mở phiên tòa xét xử sơ thẩm giai đoạn 2 đại án Vạn Thịnh Phát. Ở phiên tòa này, bị cáo Trương Mỹ Lan cùng 33 đồng phạm hầu tòa với 3 tội danh.

Tổ chức phi chính phủ ActionAid quốc tế tại Việt Nam vừa có buổi làm việc với huyện Sóc Sơn, Hà Nội để hỗ trợ huyện khắc phục hậu quả sau bão số 3.

Sáng 19/9, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã cho học sinh nghỉ học để ứng phó với bão số 4 dự kiến đổ bộ vào đất liền khu vực miền Trung.

Tại huyện đảo Cồn Cỏ vào lúc 9h31, sức gió cực đại đạt 25,5 m/s (cấp 10). Dự báo vào 13 giờ ngày 19/9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 17,3 độ Vĩ Bắc; 107,4 độ Kinh Đông, trên vùng biển ven bờ từ Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế.

Qua kiểm tra, các tổ công tác đã ghi nhận nhiều cơ sở trường học trên địa bàn huyện Thanh Oai vẫn tồn tại các vi phạm, gây tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ. Các tổ công tác đã yêu cầu các trường nhanh chóng khắc phục, đảm bảo an toàn PCCC.

Ngày 19/9, Cảng hàng không Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình) cho biết, Cục Hàng không Việt Nam có quyết định tạm ngừng khai thác máy bay tại sân bay Đồng Hới (Quảng Bình) từ 15 giờ đến 22 giờ ngày 19/9 do thời tiết xấu vượt tiêu chuẩn khai thác.

Do mưa lớn nên mực nước ở một số sông suối tại địa bàn tỉnh Quảng Bình dâng cao gây ngập và khiến giao thông bị chia cắt cục bộ.

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành công văn về việc khắc phục 30 công trình chưa được nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy đã đưa vào hoạt động trên địa bàn.

Để tạo điều kiện cho các địa phương bị ảnh hưởng bởi bão số 3 tập trung khắc phục hậu quả, Kiểm toán Nhà nước đã điều chỉnh kế hoạch và phương án kiểm toán.

Theo báo cáo của Cục cứu hộ cứu nạn, Bộ tổng Tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam, để ứng phó với bão số 4, Bộ Quốc phòng đã huy động hơn 305.000 người.

Nghị quyết số 143 của Chính phủ yêu cầu thực hiện các chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế; xem xét miễn, giảm lãi vay cho các đối tượng chịu ảnh hưởng sau bão số 3.

Sáng 19/9, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4 và dự báo ảnh hưởng trực tiếp đến tỉnh Quảng Bình gây mưa lớn, nguy cơ ngập lụt và sạt lở đất đá. Tỉnh Quảng Bình yêu cầu các đơn vị, địa phương theo sát diễn biến của bão và tình hình mưa lũ, kịp thời ứng phó với các tình huống xảy ra.

Bão số 4 đang di chuyền vào vùng biển khu vực miền Trung. Đảo Cồn Cỏ - một huyện đảo tiền tiêu nằm cách thị trấn Cửa Việt (Quảng Trị) 17 hải lý bắt đầu có gió giật cấp 8. Tất cả khách du lịch tại Cồn Cỏ đã vào bờ an toàn.

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, sáng sớm nay (19/9), áp thấp nhiệt đới trên khu vực phía Đông Bắc quần đảo Hoàng Sa đã mạnh lên thành bão, cơn bão số 4 năm 2024. Bão số 4 có khả năng gây ra mưa cường suất lớn (>150mm/6 giờ) ở khu vực từ Quảng Trị - Đà Nẵng.

Sáng nay (19/9), TAND TP. HCM bắt đầu đưa vụ án Trương Mỹ Lan và 33 đồng phạm ra xét xử (giai đoạn 2). So với giai đoạn đầu, các cáo buộc phạm tội mới trong giai đoạn này phơi bày những thủ đoạn tinh vi hơn của các bị cáo và tính chất đặc biệt phức tạp của vụ án.

Theo báo cáo Khảo sát Chính phủ điện tử 2024 mà Liên hợp quốc mới phát hành, năm nay Việt Nam đã tăng 15 bậc về chỉ số Chính phủ điện tử - EGDI, đứng thứ 71/193.