Liên tiếp các vụ ngộ độc khí CO do sưởi than củi

Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa xảy ra rét đậm, nhiệt độ ban đêm nhiều hôm giảm sâu dưới 10 độ C. Một số gia đình trên địa bàn tỉnh sử dụng than củi, than tổ ong để sưởi ấm trong phòng ngủ, đóng kín cửa dẫn tới nhiều vụ tai nạn ngộ độc khí than. Để hạn chế tai nạn đáng tiếc xảy ra, các chuyên gia y tế khuyên người dân trong điều kiện thời tiết giá rét tuyệt đối không được sưởi than củi và đóng kín cửa trong nhà.

Trường hợp thứ nhất là anh Mai Văn H. (SN. 1971) và vợ Phan Thị H. (SN 1974), trú thôn Yên Trung, xã Hợp Lý, khi được người dân phát hiện thì anh H. đã tử vong và chị H, đang trong tình trạng nguy kịch tại căn phòng đóng kín cửa của gia đình.

Chiều 1/2, UBND xã Hợp Lý, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hoá xác nhận, trên địa bàn vừa xảy ra vụ việc nghiêm trọng khiến hai người thương vong. Cụ thể, vào khoảng 10h sáng cùng ngày, hàng xóm không thấy vợ chồng anh Mai Văn H. ra khỏi nhà nên vào gọi. Khi vào trong nhà phát hiện anh H. đã tử vong trong phòng ngủ, còn người vợ đang trong tình trạng nguy kịch . Tại hiện trường, người dân phát hiện một lò than sưởi trong phòng ngủ. Được biết, con cái của vợ chồng ông Hiệp đi làm ăn xa, chỉ có vợ chồng ông ở nhà.

Đốt than, củi trong phòng kín để sưởi ấm có thể gây ngạt khí.. Ảnh minh họa

Ông Lê Văn Nam, Chủ tịch UBND xã Hợp Lý cho biết, nguyên nhân ban đầu được xác định là ngôi nhà mới xây có phòng kín, người nhà bỏ lò than vào đốt sưởi ấm, có thể đã dẫn đến ngộ độc khí.

Trường hợp thứ hai là bà N.T.L, 71 tuổi, ở Nga Sơn, Thanh Hóa bị ngộ độc khí CO được đưa vào cấp cứu tại Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai.

Theo con trai bệnh nhân cho biết, khoảng hơn 1h sáng ngày 29/1 thấy mẹ mệt, rét run, khó thở, nên gia đình đã đốt than củi cạnh giường để sưởi ấm cho bà. Đến khoảng 7h sáng thấy mẹ nằm thở ngáy, gọi hỏi không đáp ứng nên gia đình đưa bà đến Trung tâm y tế huyện Nga Sơn cấp cứu.

Đến 16h cùng ngày, Trung tâm Chống độc (BV Bạch Mai) tiếp nhận bệnh nhân. Kết quả chụp cộng hưởng từ (MRI) sọ não cho thấy, hình ảnh theo dõi các ổ nhồi máu cấp thùy chẩm, thùy thái dương, thùy nhộng và bao trong bên phải, tụ dịch kèm dày niêm mạc hốc mũi, xoang sàng, xoang hàm và xoang trán phải - chưa loại trừ nấm xoang...

Bệnh nhân N.T.L đang điều trị tại Trung tâm chống độc, BV Bạch Mai. Ảnh: Quỳnh Mai

Theo TS.BS. Nguyễn Trung Nguyên - Giám đốc Trung tâm chống độc, BV Bạch Mai, bệnh nhân N.T.L được chẩn đoán bị ngộ độc khí CO, tổn thương não và tổn thương một số cơ quan khác, sau khi sưởi ấm bằng than củi trong phòng kín. Với các biểu hiện hôn mê sâu, nồng độ khí CO trong máu cao. Bên cạnh tổn thương não thì bệnh nhân còn bị tổn thương nhiều cơ quan, tổn thương cơ tim, tiêu cơ vân, cùng tình trạng nhiễm toan chuyển hóa.

"Tình trạng bệnh nhân bị tổn thương rất nặng, tổn thương nhiều cơ quan, nặng nhất là não. Bệnh nhân phải điều trị theo hướng cấp cứu và hồi sức trước, hiện tại tình trạng đã được cải thiện dần, đã tỉnh và tự thở được. Tiên lượng bệnh nhân có khả năng rất cao sẽ có những  biến chứng, di chứng về thần kinh và tâm thần", TS.BS. Nguyễn Trung Nguyên cho hay.

Các bác sỹ khuyến cáo người dân tuyệt đối không đốt củi để sưởi ấm hoặc nấu nướng trong không gian kín vì phản ứng đốt cháy trong điều kiện thiếu oxy, sẽ hình thành CO ngày càng nhiều. Khi hít phải CO sẽ nhanh chóng ngấm vào máu và “cướp” mất oxy trong máu, làm nạn nhân đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, thấy yếu, buồn nôn và đau ngực.Hít phải lượng lớn khí CO có thể bất tỉnh và tử vong rất nhanh, đặc biệt ở phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ, người già mắc bệnh tim, phổi mãn tính. 40% số người bị ngạt khí CO để lại các di chứng như giảm trí nhớ, giảm tập trung, cơ mặt liệt, vận động bất thường, đi đứng khó khăn, tay chân cứng và run, liệt nửa người…Để hạn chế tai nạn đáng tiếc xảy ra từ việc sử dụng các biện pháp sưởi ấm không đúng cách, các chuyên gia y tế khuyên người dân trong điều kiện thời tiết lạnh rét mùa đông tuyệt đối không được sưởi than củi và đóng kín cửa trong nhà./.

(Tổng hợp)

User
Ý KIẾN

Cứ đến mùa thi, số trẻ đến khám, nhập viện với những vấn đề liên quan rối loạn tâm thần đều tăng từ 30-40%.

Trong tuần (từ ngày 17 đến 24/5), trên địa bàn thành phố ghi nhận 23 ca mắc sốt xuất huyết (giảm 18 ca so với tuần trước đó) và không có ổ dịch mới.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo các công ty thuốc lá vẫn đang tích cực nhắm mục tiêu vào giới trẻ thông qua mạng xã hội, các sự kiện thể thao, âm nhạc và các sản phẩm mới có hương vị, nhằm lôi kéo thế hệ trẻ sử dụng nicotine.

Bộ Y tế đã ban hành hàng loạt các Thông tư đã được xây dựng để đảm bảo phù hợp với thực tiễn và các quy định pháp luật về đấu thầu nhằm tháo gỡ vướng mắc đấu thầu vật tư y tế,

Liên quan đến vụ cháy nhà trọ trên phố Trung Kính, phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, chiều 24/5, ba bệnh nhân nặng đã được đưa đến bệnh viện Bạch Mai để tiếp tục điều trị.

Cục Quản lý Dược công bố cấp mới và gia hạn gần 100 vaccine, sinh phẩm y tế, thuốc biệt dược gốc và thuốc có chứng minh tương đương sinh học để phục vụ nhu cầu đấu thầu, khám chữa bệnh và phòng chống dịch.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội vừa cập nhật về tình hình dịch bệnh tại thành phố từ ngày 10 - 17/5.

Không để xảy ra ngộ độc thực phẩm như thời gian qua, bởi từ đầu năm đến nay cả nước đã ghi nhận 36 vụ ngộ độc thực phẩm. Đó là thông tin mà Bộ Y tế đưa ra trong buổi họp trực tuyến toàn quốc tăng cường công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm diễn ra sáng 21/5.

Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành thông báo gửi các đơn vị y tế về việc triển khai thực hiện thanh toán phí, lệ phí không dùng tiền mặt tại bộ phận một cửa.

Một trong những mặt trái của cuộc sống hiện đại là các vấn đề về sức khỏe tâm thần có xu hướng ngày càng gia tăng do con người phải chịu nhiều áp lực về học tập, công việc và các mối quan hệ xã hội. Chán ăn tâm thần và ăn vô độ tâm thần cũng là hệ quả của tình trạng căng thẳng, lo âu, trầm cảm, nhưng lại ít được quan tâm. Đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào về vấn đề này ở nước ta.

Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 07/2024 quy định về đấu thầu thuốc tại cơ sở y tế công lập.

Đột quỵ, nhồi máu cơ tim ở người trẻ tuổi tại Việt Nam có xu hướng gia tăng. Đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu hiện nay.

"Mô, tạng là một trong những món quà quý giá nhất mà một người có thể trao tặng cho người khác" - đó là thông điệp được Thủ tướng Chính phủ đưa ra tại Lễ phát động “Đăng ký hiến tặng mô, tạng cứu người - cho đi là còn mãi” tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan vừa có thư kêu gọi cán bộ, nhân viên ngành y tế tham gia đăng ký hiến mô, tạng cứu người, thực hiện lời phát động của Thủ tướng Chính phủ.

Công đoàn ngành Y tế Hà Nội phối hợp với Bệnh viện đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội vừa khám sức khỏe sinh sản, tầm soát phát hiện ung thư sớm, phát thuốc miễn phí đợt 1 cho 100 đoàn viên, người lao động nữ có hoàn cảnh khó khăn đến từ các công ty, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trực thuộc ngành Y tế Hà Nội.

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa cấp phép cho vaccine sốt xuất huyết (SXH) do Công ty Takeda (Nhật Bản) sản xuất có tên là Qdenga. Đây là vaccine SXH đầu tiên được cấp phép tại Việt Nam.

Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế, vừa ban hành các quyết định công bố gia hạn giấy đăng ký lưu hành thuốc và nguyên liệu làm thuốc đối với gần 130 loại sản phẩm.

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, tuần qua thành phố ghi nhận 41 ca mắc sốt xuất huyết, tăng 16 ca so với tuần trước.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết bệnh tim mạch là nguyên nhân dẫn đến 40% số ca tử vong ở châu Âu, tương đương với 10.000 ca tử vong/ngày.

"Huyết áp trên 140/90, đừng “lười” hỏi bác sĩ" - đó là thông điệp được đưa ra tại lễ phát động chương trình Tháng 5 kiểm soát huyết áp, sinh hoạt khoa học, những cập nhật quan trọng về tăng huyết áp do Bệnh viện Đa khoa Đức Giang vừa tổ chức.

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã phê duyệt các vaccine ngừa sốt xuất huyết, zona thần kinh và phế cầu 23 từ ngày 15/5.

Bộ Y tế vừa có Công văn số 2461gửi các sở y tế, Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur về hướng dẫn tiêm vaccine Covid-19.

Ngày 15/5, thông tin từ Sở Y tế Vĩnh Phúc cho biết, sức khoẻ của các công nhân Công ty trách nhiệm hữu hạn Shinwon Ebenezer Việt Nam nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm đã cơ bản ổn định, không có bệnh nhân nặng. Tình hình vẫn trong tầm kiểm soát của ngành y tế địa phương.

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Công điện về tăng cường quản lý thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, trong đó, chỉ đạo Bộ Y tế nghiên cứu, đề xuất biện pháp quản lý.

Từ năm nay, Bộ Y tế sẽ tiến hành mua vaccine cho các đối tượng trong chương trình tiêm chủng mở rộng và phân bổ cho các tỉnh, thành phố theo nhu cầu.

Ngày 13/5, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã tiếp Tiến sĩ Saia Ma’u Piukala, Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khu vực Tây Thái Bình Dương.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM cho biết, trong tuần qua, TP.HCM ghi nhận 339 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng (tăng 12% so với trung bình 4 tuần trước).

Việt Nam là nước ASEAN duy nhất thực hiện ghép tạng trên 1.000 ca/năm, trong đó tạng từ người hiến chết não chiếm 6%, tạng hiến từ người sống 94%.

Theo tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần (từ ngày 3 đến 10/5), thành phố ghi nhận 25 trường hợp mắc sốt xuất huyết, tăng 13 trường hợp so với tuần trước đó.

Một bệnh nhân nam 22 tuổi, ở thị xã Sơn Tây, Hà Nội khởi phát bệnh với triệu chứng đau rát họng, ăn uống kém kèm sốt, có cơn rét run. Bệnh nhân được đưa đến bệnh viện trong tình trạng sốt cao 39 độ, co giật toàn thân, lơ mơ, cứng gáy... và được các bác sỹ chuẩn đoán là mắc não mô cầu.

Người đã tiêm vaccine Covid-19 AstraZeneca không cần xét nghiệm đông máu do nguy cơ gây huyết khối và giảm tiểu cầu chỉ xuất hiện trong 3-42 ngày sau tiêm. Đây là khuyến cáo mà Bộ Y tế vừa đưa ra.

Dịch bệnh ho gà bùng phát mạnh ở Anh trong 4 tháng đầu năm, Cơ quan An ninh Y tế Vương quốc Anh (UKHSA) ghi nhận 5 trẻ tử vong.

Nếu không ngăn chặn kịp thời, sẽ có các thế hệ bị thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng hủy hoại sức khỏe tinh thần và thể chất. Hiện đã có 40 quốc gia và vùng lãnh thổ cấm hoàn toàn các sản phẩm thuốc lá điện tử, trong đó có 5 nước thuộc ASEAN.

Việt Nam hiện có khoảng 13 triệu người mang gien bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia), trẻ sinh ra mắc bệnh sẽ phải gắn với truyền máu suốt đời. Tuy nhiên, đây lại là căn bệnh có thể tầm soát và sàng lọc trước sinh, sau sinh. Chủ đề "Ngày Thalassemia thế giới 8/5" năm nay mang thông điệp là tăng cường, phổ cập thông tin và tiếp cận dịch vụ về bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia để góp phần nâng cao chất lượng giống nòi Việt.

Thời tiết nắng nóng khiến nguy cơ ngộ độc thực phẩm tăng cao. Vụ việc trên 500 người phải nhập viện vì nghi ngộ độc sau khi ăn bánh mỳ thịt tại tỉnh Đồng Nai, cũng như 10 người ngộ độc thực phẩm tiết canh dê tại tỉnh Thái Bình vừa được cấp cứu tại Bệnh viện Bạch Mai là hồi chuông cảnh báo về công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm tại địa phương.

Đối tượng chính sách xã hội đã được hỗ trợ 100% mức đóng bảo hiểm y tế (BHYT), người thuộc hộ gia đình cận nghèo tham gia BHYT được hỗ trợ 70%; người thuộc hộ gia đình nông, lâm, ngư và diêm nghiệp có mức sống trung bình được hỗ trợ tối thiểu 30%.

Thalassemia là bệnh chưa thể chữa khỏi. Nhưng có thể tiến hành các biện pháp phòng bệnh, để hạn chế tỷ lệ trẻ sinh ra mắc bệnh và mang gen bệnh, từ đó giảm gánh nặng cho gia đình, xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống, giống nòi.

AstraZeneca cho biết, họ đã bắt đầu thu hồi vaccine ngừa COVID-19 trên toàn thế giới, do thị trường hiện có nhiều lại vaccine COVID-19 cập nhật dựa theo các biến thể mới, dẫn đến dư thừa và nhu cầu về vaccine của AstraZeneca đã giảm.

Theo Viện Vệ sinh Dịch tế Trung ương, tại Việt Nam, vắc xin Covid-19 do hãng AstraZeneca sản xuất đã được sử dụng hết từ tháng 7/2023.

Liên quan vụ ngộ độc thực phẩm ở Đồng Nai, Sở Y tế Đồng Nai xác nhận kết quả xét nghiệm cho thấy đa số các mẫu thực phẩm ở cửa hàng bánh mỳ này có vi khuẩn Salmonella.

10 người phải nhập viện và trong đó có một trường hợp tử vong cấp cứu tại Bệnh viện Bạch Mai ngay sau khi ăn món tiết canh dê của bữa cỗ cưới tại thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình.

Nối tiếp thành công của những ca ghép gan từ người cho chết não, ngày 7/5, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết, lần đầu tiên đã thực hiện thành công ca ghép gan đối với bệnh nhân suy gan tối cấp, suy thận, đang điều trị hồi sức.

1.224 trường hợp nhập viện do sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng. Đây là con số đáng chú ý theo số liệu tổng hợp của Bộ Y tế trong năm 2023. So với cùng kỳ năm trước đó, số ca nhập viện tăng đáng kể.

Theo tin từ Sở Y tế Hà Nội, trong tuần trước, số ca mắc ho gà, tay chân miệng tại Thủ đô giảm mạnh.

Đại diện Bộ Y tế cho biết người dân đã từng tiêm vaccine Covid-19 của hãng dược AstraZeneca cách đây 2-3 năm không nên hoang mang, lo lắng, bởi vaccine chỉ có tác dụng trong vòng 1 năm.

Nhằm tăng cường công tác phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần, Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo Sở Y tế, và các đơn vị liên quan tổ chức triển khai hiệu quả kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần.