Linh hoạt trong giáo dục địa phương
Hiện nay, hầu hết các địa phương, trong đó có Hà Nội đang vướng ở khâu phát hành tài liệu Giáo dục địa phương một cách chính thống theo quy định của pháp luật, để trong thư viện và trong các tiết học, học sinh có thể tương tác trực tiếp. Đài Hà Nội đã có cuộc trao đổi với ông Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Tiểu học - Bộ Giáo dục và Đào tạo về vấn đề này.
Phóng viên: Thời gian qua, các nhà trường đã triển khai giảng dạy môn Giáo dục địa phương theo lộ trình đổi mới chương trình. Ông đánh giá kết quả triển khai ở Hà Nội như thế nào?
Ông Thái Văn Tài - Vụ trưởng Vụ Tiểu học - Bộ Giáo dục và Đào tạo: Trên địa bàn Hà Nội, chúng tôi đánh giá rất cao các nghiệp vụ được UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo các sở, ngành cùng với Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức thẩm định, phê duyệt tài liệu khá kịp thời. Chất lượng của tài liệu thì phong phú và có cấu trúc chặt chẽ, dễ thực hiện. Các nhà trường được tập huấn và giáo viên chủ động hơn trong quá trình tổ chức dạy học và dần dần đưa nội dung giáo dục địa phương trở thành một nội dung giúp cho các em thêm yêu quê hương, yêu chính mảnh đất của mình, để từ đó các em có thêm tình yêu đất nước".
Phóng viên: Qua tìm hiểu của phóng viên, dù có tích cực, linh hoạt trong giảng dạy môn học này, nhưng nhiều giáo viên vẫn gặp khó vì thiếu tài liệu. Ông nhìn nhận những vướng mắc, hạn chế này ra sao?
Ông Thái Văn Tài - Vụ trưởng Vụ Tiểu học - Bộ Giáo dục và Đào tạo: Thẩm quyền của địa phương là xác định nội dung và mảng kiến thức để đưa vào. Đối với giáo dục tiểu học có nhiệm vụ tích hợp trong các môn học, tìm cơ hội tuỳ vào mạch kiến thức yêu cầu cần đạt của từng môn học, đưa nội dung giáo dục địa phương vào để các học sinh được trải nghiệm chính văn hoá, nét đẹp của địa phương mình, từ đó thêm yêu chính nơi mình sinh ra và lớn lên. Đối với bậc trung học cơ sở và trung học phổ thông, giáo viên có nhiệm vụ cung cấp cho các em thế mạnh về địa phương, về kinh tế - xã hội, từ đó giúp các em có định hướng nghề nghiệp ngay chính trên quê hương của mình.
Hiện nay, nhiều nhà trường cố gắng vượt qua khó khăn ban đầu và đưa giáo dục địa phương phát huy hiệu quả. Qua hội thi cấp trường, cấp sở và các hoạt động giáo dục chuyên môn, chúng tôi thấy các giáo viên đã bắt đầu đưa nội dung giáo dục địa phương như một phần môn học của mình. Chúng tôi tin rằng trong thời gian tới, đặc biệt là Hà Nội sẽ làm tốt việc này.
Phóng viên: Bộ Giáo dục và Đào tạo có hướng dẫn, chỉ đạo, phương án như thế nào cho môn Giáo dục địa phương trong thời gian tới?
Ông Thái Văn Tài - Vụ trưởng Vụ Tiểu học - Bộ Giáo dục và Đào tạo: Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã ban hành các văn bản hướng dẫn, liệt kê các khung pháp lý, căn cứ pháp lý để các địa phương vận dụng, dựa vào tình hình thực tế để triển khai thực hiện khâu phát hành. Đây là việc cần địa phương phải tăng cường thực hiện tốt trong thời gian tới. Trong phân công kế hoạch giáo dục của nhà trường, chúng ta phải chọn ra nhóm giáo viên môn gần để tập huấn kỹ càng trước. Sau đó, chúng ta lan toả sang đội ngũ của mình, tránh trường hợp phân công một giáo viên có chuyên môn xa quá, tạo nên áp lực cho giáo viên. Về phía Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong thời gian tới sẽ tăng cường khảo sát, kiểm tra các địa phương để thúc đẩy, tăng cường khâu quản lý, đặc biệt khâu phát hành tài liệu giáo dục; đồng thời tăng cường tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực giáo viên để làm tốt hơn công tác giáo dục địa phương.
Liên quan đến vấn đề này, một số ý kiến cho rằng, Bộ và các sở cần có những định hướng phù hợp cho môn Giáo dục địa phương nhằm phát huy hiệu quả cho môn học mà không gây ra xáo trộn khi phân công giảng dạy, sắp xếp thời khoá biểu thực hiện chương trình học. Bộ cũng nên có chủ trương ban hành cho các sở triển khai tập huấn, bồi dưỡng nội dung Giáo dục cho địa phương và phân công một giáo viên giảng dạy môn học này.
TIN LIÊN QUAN
Ý KIẾN
Ngày 24/2, UBND thành phố Hà Nội ban hành kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông năm học 2025 - 2026. Kỳ thi năm nay sẽ diễn ra vào ngày 7 và 8/6/2025.
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho biết, trong tuần này, Hà Nội sẽ công bố kế hoạch tuyển sinh đầu cấp và môn thi thứ ba trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2025-2026.
Thực hiện Thông tư số 30/2024/TT-BGDĐT do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, tại kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2025-2026, Hà Nội sẽ không nhân hệ số 2 với các môn thi Toán, Ngữ văn như các kỳ thi tuyển sinh trước đây.
Ngày 24/2, theo thông báo của Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQG Hà Nội), nhà trường mở cổng đăng ký thi đánh giá năng lực năm 2025.
Điểm xét tuyển, trúng tuyển của các phương thức, tổ hợp môn phải được quy đổi tương đương về một thang điểm chung. Đây là quy định hoàn toàn mới của quy chế tuyển sinh đại học 2025.
Tại Phiên họp thứ 42 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đề xuất “Trao quyền tuyển dụng và sử dụng nhà giáo cho chính ngành giáo dục” được kỳ vọng có thể trở thành bước ngoặt, giúp tháo gỡ vướng mắc trong quản lý nhân sự giáo viên.
Sáng nay, 23/2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Đại học Quốc gia TP.HCM (27/01/1995 – 27/1/2025).
Sáng nay, 23/2, lần đầu tiên diễn ra Ngày hội “Tự tin vào lớp 10” năm học 2025 - 2026 tại Hà Nội, do Báo Tuổi Trẻ chủ trì, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cùng Trường THPT chuyên Chu Văn An phối hợp tổ chức.
Cuộc đua vào lớp 10 THPT công lập năm học này tại Hà Nội dự báo sẽ vẫn tiếp tục áp lực, khốc liệt, khi dự kiến tỷ lệ tuyển sinh của các trường không tăng.
6 tỉnh, thành thí điểm hoặc dự kiến cho học sinh nghỉ thứ Bảy, để học sinh có thêm thời gian nghỉ ngơi, tự học, vui chơi. Trước đó, hàng loạt trường học ở các tỉnh khác đã thực hiện việc này.
Những ngày gần đây, tại bộ phận Một cửa của văn phòng UBND các quận trên địa bàn thành phố Hà Nội ghi nhận số lượng hồ sơ đăng ký kinh doanh trong lĩnh vực giáo dục, dạy thêm tăng đột biến.
Dự kiến cuối tháng 2/2025, TP.HCM sẽ ban hành quy định về dạy thêm, học thêm áp dụng trên địa bàn và đưa vào sử dụng cổng thông tin điện tử về nội dung này.
Sáng 22/2, Đảng bộ trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ XV, nhiệm kỳ 2025-2030.
Tại huyện đảo Trường Sa, dù khó khăn còn nhiều nhưng công tác giáo dục luôn được quan tâm để “ươm mầm” cho thế hệ tương lai của đất nước.
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành quyết định thành lập đoàn kiểm tra việc thực hiện quy định về dạy thêm, học thêm.
Theo thống kê của Trung tâm Khảo thí và Đánh giá chất lượng đào tạo – Đại học Quốc gia TP.HCM, sau 30 ngày mở cổng đăng ký đợt đầu tiên, đã có hơn 130.000 thí sinh đăng ký dự thi đánh giá năng lực năm 2025.
Hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam, Tòa án nhân dân các cấp đã phối hợp cùng nhiều trường học để tổ chức phiên tòa giả định.
Để từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học, việc nâng cao chất lượng dạy môn học này đang là thách thức không nhỏ.
Tại Hà Nội, nhiều trường học từ lâu đã kiểm soát chặt chẽ việc dạy thêm, học thêm và tổ chức các lớp phụ đạo miễn phí cho học sinh có nhu cầu.
“Tháng tự học ngoại ngữ” đã góp phần thu hẹp khoảng cách chất lượng dạy, học ngoại ngữ giữa khu vực nội và ngoại thành tại Hà Nội.
Sáng 20/2, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức Hội nghị kích hoạt "Tháng tự học ngoại ngữ" năm 2025 theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến, với sự tham gia của hơn 7.000 thầy, cô giáo và nhiều học sinh ở hơn 500 điểm cầu.
“Mục tiêu đảm bảo chất lượng và có một kỳ thi an toàn không có gì thay đổi”, đây là chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn tại cuộc họp về công tác chuẩn bị cho Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2025 diễn ra chiều 19/2.
Phòng GD&ĐT quận Ba Đình, Hà Nội, vừa tổ chức khóa bồi dưỡng, tập huấn ứng dụng AI trong quản lý, dạy và học năm 2025, với sự tham gia của hơn 200 đại diện các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở.
Triển khai thực hiện Nghị quyết số 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, là cơ hội lớn cho ngành giáo dục để phát triển đột phá. PGS.TS Hoàng Minh Sơn - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo trò chuyện cùng phóng viên Đài Hà Nội về nội dung này.
Năm 2025, nhiều trường đại học đặt ra các mục tiêu lớn để hướng tới thực hiện hiệu quả Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị.
Nghị quyết 57-NQ/TƯ về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đặt ra nhiều yêu cầu, trách nhiệm mới với cả hệ thống chính trị, đặc biệt là các trường đại học, cao đẳng.
Phụ huynh có thể phải đón con ở bậc tiểu học tan học vào lúc 15h30, là vấn đề nhận được sự quan tâm của dư luận. Liệu giải pháp của các nhà trường là gì?
Sáng 17/2, trường THCS Cầu Giấy (Hà Nội) đã tổ chức chương trình giao lưu toạ đàm với chủ đề "Chinh phục trường chuyên - Hành trang toả sáng".
Đã có 35 địa phương trên cả nước công bố môn thứ 3 trong kỳ thi vào lớp 10 đầu tiên theo Chương trình GDPT 2018. Hầu hết các địa phương đều lựa chọn tiếng Anh là môn thi thứ 3 trong kỳ thi vào lớp 10 THPT 2025. Ngoại trừ Hà Giang chọn Lịch sử - Địa lý; Vĩnh Phúc chọn bài thi tổ hợp.
Bỏ hẳn xét tuyển sớm, chỉ xét tuyển thẳng theo quy chế, tổ hợp xét tuyển,… là những điểm mới đáng chú trong quy chế tuyển sinh đại học 2025, sắp được Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD-ĐT) ban hành trong tháng Hai.
Với hệ thống giáo dục hiện đại, chất lượng cao cùng các chương trình học bổng hấp dẫn, Hàn Quốc đã và đang trở thành một điểm đến lý tưởng cho các bạn trẻ có khát vọng tiếp thu tri thức và trải nghiệm văn hóa quốc tế. Những trải nghiệm đa chiều tại Hàn Quốc giúp sinh viên Việt Nam trưởng thành hơn trong học tập, có cơ hội trải nghiệm văn hóa bản địa, từ đó xây dựng nền tảng vững chắc cho tương lai sự nghiệp.
Ứng dụng Blockchain và AI trong giáo dục là cơ hội để thay đổi cách thức giảng dạy, học tập và quản lý dữ liệu học sinh. Công nghệ không chỉ tối ưu hóa quá trình giảng dạy mà còn giúp các cơ sở giáo dục nâng cao tính minh bạch và hiệu quả trong quản lý.
Năm 2025, các đại học không còn được xét tuyển sớm và cộng ưu tiên không quá 10% tổng điểm xét tuyển, đây là quy chế sẽ được Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố trong tháng này.
Sau hơn 1 tháng Hà Nội phát động “Tháng tự học ngoại ngữ”, đã có hơn 600.000/900.000 học sinh bậc THCS và THPT của thành phố Hà Nội đăng ký tham gia phong trào.
Nhận thấy tác dụng của việc viết chữ và trình bày bài đẹp, Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, đã tổ chức Hội thi viết chữ đẹp dành cho giáo viên tiểu học năm học 2024-2025.
Đến ngày 16/2, ít nhất 34 tỉnh, thành đã công bố hoặc dự kiến môn thi thứ 3 vào lớp 10 năm 2025.
Sau nhiều năm chờ đợi, Luật Nhà giáo đã được đưa ra thảo luận, với nhiều nội dung liên quan đến chính sách và chế độ đãi ngộ cho giáo viên, thu hút nhân lực cho ngành giáo dục.
Giáo viên mầm non là những người đặt nền móng đầu tiên cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Làm việc vất vả nhưng thu nhập của giáo viên mầm non rất thấp, vì vậy họ cần được quan tâm và đãi ngộ tương xứng hơn.
Năm 2025, phương án tuyển sinh của các trường đại học có nhiều điểm mới. Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến thay đổi một số điều trong quy chế tuyển sinh.
Hà Nội đã có hơn 590 nghìn trong tổng số 900 nghìn học sinh bậc THCS và THPT của thành phố đăng ký tham gia phong trào "Tháng tự học ngoại ngữ".
Năm 2025, các trường đại học không còn được xét tuyển sớm, đồng thời cộng ưu tiên không quá 10% tổng điểm xét tuyển.
Người Hà Nội luôn coi trọng việc học, nhưng học tốt nhất là khi không áp lực. Khi trường học nâng cao chất lượng, khi mỗi giáo viên dạy thật tốt ngay trên lớp, việc học thêm sẽ không còn là gánh nặng.
Giao mùa là thời điểm cúm mùa bùng phát mạnh, đặc biệt trong môi trường trường học. Các nhà trường trên địa bàn Hà Nội đã triển khai nhiều biện pháp để bảo vệ sức khỏe học sinh, ngăn chặn dịch bệnh lây lan.
Những năm qua, nhiều trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội đã tổ chức các hoạt động giáo dục trải nghiệm cho học sinh góp phần làm đẹp cảnh quan chung, đồng thời tạo thói quen tốt, nâng cao trách nhiệm của thế hệ trẻ với môi trường.
Dù Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa công bố đề án tuyển sinh đại học 2025, nhưng hiện nay, nhiều trường đại học đã chốt phương án tuyển sinh.
Bộ Quốc phòng vừa ban hành Quyết định số 491 về việc giao nhiệm vụ đào tạo hệ dân sự cho một số cơ sở giáo dục trong Quân đội.
0