Lính Triều Tiên có tham chiến ở Ukraine hay không?

Ngày càng có nhiều thông tin tình báo cho thấy Triều Tiên đang chuẩn bị cho một vai trò trực tiếp hơn trong cuộc xung đột của Nga ở Ukraine, một động thái có thể gây ảnh hưởng vượt xa tiền tuyến của cuộc chiến đang diễn ra ở châu Âu.

Mỹ, Ukraine và Hàn Quốc cho biết quân đội Triều Tiên đã được phái đến Nga để huấn luyện với mục đích triển khai tới Ukraine.

Nga và Triều Tiên đã phủ nhận các báo cáo, trong khi Hàn Quốc ám chỉ rằng bất kỳ hoạt động triển khai nào cũng có thể khiến nước này phải đánh giá lại mức độ hỗ trợ quân sự dành cho Ukraine.

Trong những tháng gần đây, Nga và Triều Tiên đã tăng cường quan hệ đối tác quân sự chống Mỹ và liên minh ngày càng phát triển này khiến các quan chức ở Kiev và Washington lo ngại.

Quân đội Triều Tiên có tham chiến ở Ukraine hay không?

Ngày 23/10, Nhà Trắng cho biết ít nhất 3.000 binh lính Triều Tiên đã đến miền Đông nước Nga trong tháng này và mặc dù vẫn chưa rõ họ sẽ làm gì, nhưng "khả năng rất đáng lo ngại" là họ sẽ tham gia chiến đấu chống lại quân đội Ukraine .

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã nhiều lần cảnh báo rằng quân đội Triều Tiên đang tham gia cuộc chiến của Nga. Phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh NATO tuần trước, ông cho rằng Triều Tiên "có ý định chuẩn bị 10.000 binh sĩ từ các quân chủng khác nhau của lực lượng vũ trang" để chiến đấu cùng Nga.

Tổng thống Zelensky cho biết trong bài phát biểu buổi tối ngày 22/10, Ukraine có thông tin tình báo về việc Nga "huấn luyện hai đơn vị quân đội từ Triều Tiên" bao gồm "hai lữ đoàn". Ông Zelensky cũng nói với các phóng viên rằng Ukraine đã nhìn thấy "các sĩ quan và nhân viên kỹ thuật của Triều Tiên trong các vùng lãnh thổ tạm thời bị chiếm đóng" và tin rằng Nga đang "chuẩn bị một nhóm" để tiến vào Ukraine.

Quang cảnh một tòa nhà dân cư bị hư hại ở thành phố tiền tuyến Chasiv Yar thuộc vùng Donetsk, Ukraine, vào ngày 16/10/2024.

Một nguồn tin tình báo của Ukraine trước đây cho biết một số người Triều Tiên đã làm việc với quân đội Nga, chủ yếu là để hỗ trợ về mặt kỹ thuật và trao đổi thông tin về việc sử dụng đạn dược của Triều Tiên.

Trong khi đó, cơ quan tình báo Hàn Quốc, Cục Tình báo Quốc gia (NIS), mới đây cũng đưa thông tin cho biết Triều Tiên đã đưa 1.500 binh sĩ, bao gồm cả lính đặc nhiệm, đến Nga để huấn luyện.

Những báo cáo đó dường như được củng cố hơn khi cảnh quay những người lính Triều Tiên đang nhận quân phục và thiết bị tại một bãi tập ở Viễn Đông của Nga được phát tán. Một video khác lan truyền trên mạng xã hội và được định vị địa lý cho thấy quân đội Triều tiên đã đến Bãi tập Sergeevka gần biên giới Nga với Trung Quốc.

Trong hình ảnh vệ tinh Maxar ngày 6/9, một phần của cơ sở đào tạo Sergeevka dường như phủ đầy cỏ. Đến ngày 7 /10, hình ảnh vệ tinh thứ hai cho thấy các chiến hào  mới đào và các chướng ngại vật mới xây dựng.

Các hình ảnh vệ tinh thu thập được cho thấy hàng chục binh lính đang huấn luyện với các chướng ngại vật và xe bọc thép mới xây dựng tại cùng một căn cứ quân sự của Nga. Các hình ảnh được chụp trong nhiều ngày trong hai tuần qua.

Mối quan hệ giữa Triều Tiên và Nga như thế nào?

Nga và Triều Tiên, cả hai đều là quốc gia bị phương Tây cô lập, đã xây dựng mối quan hệ ngày càng thân thiện kể từ khi cuộc xung đột Nga -Ukraine diễn ra vào năm 2022.

Vào ngày 19 tháng 6, Tổng thống Nga Vladimir Putin và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã ký Hiệp định Đối tác Chiến lược Toàn diện song phương trong chuyến thăm Bình Nhưỡng của Putin.Hiệp ước bao gồm cam kết cả hai nước sẽ cung cấp hỗ trợ quân sự và hỗ trợ khác nếu một trong hai bên bị tấn công.

Nhiều quốc gia  đã cáo buộc Triều Tiên cung cấp vũ khí cho Nga để phục vụ  cuộc xung đột ngày càng leo thang ở Ukraine, một cáo buộc mà cả hai nước đều phủ nhận. Mặc dù đã có bằng chứng đáng kể về việc chuyển giao vũ khí như vậy.

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un và Tổng thống Nga Vladimir Putin sau khi ký thỏa thuận đối tác chiến lược toàn diện tại Bình Nhưỡng, Triều Tiên, ngày 19 tháng 6 năm 2024.

Các chuyến hàng vũ khí, bao gồm hàng ngàn tấn đạn dược, đã giúp Nga bổ sung kho dự trữ đang cạn kiệt trong cuộc xung đột leo thang với Ukraine từ lâu. Trong khi đó, Triều Tiên đang thiếu ngân sách thì đã nhận được thực phẩm và các nhu yếu phẩm khác để đổi lại. Bên cạnh đó, Triều Tiên cũng đang tìm cách phát triển chương trình vũ trụ, tên lửa và hạt nhân.

Phản ứng của các bên ra sao?

Người phát ngôn Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov đã bác bỏ cáo buộc nhân sự Triều Tiên được cử đến để giúp Nga, cho rằng cáo buộc là "một trò lừa bịp khác".

Khi được các phóng viên hỏi trực tiếp vào thứ Hai ngày 21/10 rằng liệu Nga có gửi quân đội Triều Tiên đến tham chiến ở Ukraine hay không, ông Peskov cho biết Triều Tiên là "nước láng giềng gần" và hai quốc gia đang "phát triển quan hệ trên mọi lĩnh vực". “Sự hợp tác này không nhằm mục đích chống lại các nước thứ ba”, ông nói.

Trong cuộc họp của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc hôm 21/10, Triều Tiên gọi những tuyên bố này là “những tin đồn vô căn cứ, rập khuôn”. Nhưng Hàn Quốc không coi nhẹ vấn đề này.  Vào ngày 21/10, Bộ Ngoại giao Hàn quốc đã triệu tập đại sứ Nga phản đối và kêu gọi Triều Tiên rút quân ngay lập tức và chấm dứt các hợp tác liên quan.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trong cuộc họp báo tại trụ sở NATO ở Brussels, vào ngày 17 tháng 10 năm 2024.

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hàn Quốc Kim Hong-kyun cảnh báo việc triển khai quân sự bị cáo buộc này là vi phạm các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Văn phòng An ninh Quốc gia đã tổ chức một cuộc họp khẩn cấp để thảo luận về phản ứng có thể xảy ra của Hàn Quốc.

Sau cuộc họp, ông Kim Tae-hyo, Phó giám đốc thứ nhất về an ninh quốc gia Hàn Quốc, cho biết chính phủ sẽ thực hiện "các biện pháp đối phó theo từng giai đoạn" theo "tiến độ hợp tác quân sự giữa Nga và Triều Tiên". Hiện chưa rõ các biện pháp này sẽ như thế nào, nhưng một quan chức chính phủ Hàn Quốc cho biết họ đang chuẩn bị "các biện pháp ngoại giao, kinh tế và quân sự".

Một quan chức chính phủ Hàn Quốc cho biết thêm khi Triều Tiên đang trong "giai đoạn sơ bộ triển khai quân tới Nga", Hàn Quốc đang đánh giá liệu họ có tiến hành "tham gia chiến đấu thực tế" hay không. "Chúng tôi đang xây dựng các kịch bản để hiểu được những tác động tiềm tàng mà hành động của Triều Tiên và Nga có thể gây ra cho chúng tôi", một quan chức chính phủ Hàn Quốc nói.

Hàn Quốc là một trong những nhà cung cấp lớn về vũ khí, viện trợ nhân đạo và hỗ trợ tài chính cho Ukraine. Đồng thời tham gia lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga. Nhưng Hàn Quốc không trực tiếp cung cấp vũ khí cho Kiev do kiểm soát xuất khẩu vũ khí cho các quốc gia đang có chiến tranh.

Những mối lo ngại

Hàn Quốc và Triều Tiên bị chia cắt bởi một đường biên giới phi quân sự (DMZ) nhưng vẫn trong tình trạng chiến tranh. Mối quan hệ giữa hai bên đã xấu đi trong những năm gần đây với sự gia tăng gay gắt ở cả hai bên của khu phi quân sự.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin ngày 23/10 cho biết Mỹ không tin rằng quân đội Triều Tiên đã đến Ukraine, nhưng các động thái này đã gây ra mối lo ngại sâu sắc như một sự leo thang nghiêm trọng tiềm tàng. "Nó sẽ có tác động không chỉ ở châu Âu, mà còn tác động đến mọi thứ ở Ấn Độ Dương cũng như Thái Bình Dương", ông Austin nói.

Người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ, ông John Kirby cho biết nếu quân đội Triều Tiên được triển khai tới Ukraine, "Chúng tôi vẫn chưa biết liệu những binh sĩ này có tham gia chiến đấu cùng quân đội Nga hay không", nhưng "nếu những binh sĩ Triều Tiên này quyết định tham gia cuộc chiến chống lại Ukraine, họ sẽ trở thành mục tiêu quân sự hợp pháp".

Lính Triều Tiên tham chiến ở Ukraine để nhằm mục đích gì?

Bất kỳ sự can thiệp nào của Triều Tiên đều có thể là một bước ngoặt. Triều Tiên bị cô lập và trừng phạt nặng nề, nên việc Triều Tiên đóng vai trò lớn trong cuộc xung đột quốc tế ở phía bên kia thế giới là điều mà họ chưa từng làm trong nhiều thập kỷ.

Triều Tiên là một trong những quốc gia có lực lượng quân sự lớn nhất thế giới, với 1,2 triệu binh lính, nhưng nhiều binh lính lại thiếu kinh nghiệm trong chiến đấu. Nhưng các nhà phân tích cho rằng Triều Tiên sẽ được hưởng lợi rất nhiều từ việc triển khai quân đội tới Nga, bao gồm cả việc cung cấp cho lực lượng của mình kinh nghiệm chiến trường và đào tạo kỹ thuật. Thỏa thuận này cũng có thể giúp Triều Tiên có được thông tin tình báo thực tế về hoạt động vũ khí.

Binh sĩ Triều Tiên tham gia diễu binh kỷ niệm 75 năm thành lập quân đội tại Bình Nhưỡng, Triều Tiên, hồi tháng 2.2023.

“Lực lượng đặc nhiệm sẽ trở về với kinh nghiệm thực chiến, kinh nghiệm thâm nhập thực tế chống lại đối thủ chiến đấu được cảnh báo. Điều đó khiến họ trở nên nguy hiểm hơn”, ông Carl Schuster, cựu giám đốc điều hành tại Trung tâm tình báo chung của Bộ tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ, cho biết. Ông nói thêm: "Tôi nghĩ ông Kim đang cung cấp quân đội để có được nguồn lực mà ông cần nhằm duy trì chế độ, và những bài học kinh nghiệm mà ông có thể áp dụng nếu ông nghĩ rằng xung đột sắp xảy ra trên bán đảo".

Ông Chun In-bum, cựu trung tướng quân đội Hàn Quốc, cho biết người Nga sẽ "được tăng cường nhân lực, thứ mà họ đang thiếu hiện nay" và người Triều Tiên sẽ có được "tiền, công nghệ" và kinh nghiệm.

Các nhà phân tích cho biết lực lượng được triển khai sẽ là lực lượng “tinh nhuệ” đặc biệt chứ không phải là quân đội thông thường.

User
Ý KIẾN

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã chỉ định bà Pam Bondi, cựu Tổng chưởng lý bang Florida làm lãnh đạo Bộ Tư pháp thay thế ứng cử viên Matt Gaetz vừa rút lui.

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng Moscow có quyền tấn công cơ sở quân sự của các quốc gia cho phép sử dụng vũ khí của họ nhắm vào lãnh thổ Nga.

Trái với phản ứng gay gắt của chính giới Israel cùng nhiều quốc gia đồng minh, nhiều quốc gia khu vực đã yêu cầu các bên nghiêm túc tuân thủ lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu do Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) ban hành.

Ngay sau khi Tòa Hình sự Quốc tế (ICC) ban bố lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant với cáo buộc phạm tội ác chiến tranh, tội ác chống lại loài người ở dải Gaza, giới chức Israel đã lập tức lên tiếng phản đối và chỉ trích gay gắt động thái của ICC.

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã xuất hiện trong một video, tuyên bố Moscow đã tấn công một cơ sở quân sự của Ukraine bằng tên lửa đạn đạo liên lục địa siêu vượt âm tầm trung.

Ứng viên cho vị trí Bộ trưởng Tư pháp Mỹ, cựu Hạ nghị sỹ Matt Gaetz tuyên bố rút lui khỏi đề cử của Tổng thống đắc cử Donald Trump.

Ngày 21/11, Công ty vũ trụ tư nhân SpaceX của tỷ phú Mỹ Elon Musk đã phóng thêm 24 vệ tinh internet Starlink lên quỹ đạo.

Trong thời gian rất ngắn, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã liên tiếp có những quyết sách làm thay đổi căn bản mức độ và phạm vi Mỹ can dự gián tiếp vào cuộc chiến giữa Nga và Ukraine.

Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 21/11 xác nhận quân đội Nga đã bắn một tên lửa đạn đạo liên lục địa tầm trung mới vào Ukraine, để đáp trả việc Kiev sử dụng tên lửa do Mỹ và Anh sản xuất trong các cuộc tấn công vào các mục tiêu ở Nga trong tuần này.

Chính phủ Australia vừa đưa ra dự luật mới, phạt lên đến 50 triệu đô la Australia (khoảng 32,5 triệu USD) nếu các nền tảng mạng xã hội không có biện pháp ngăn chặn trẻ dưới 16 tuổi truy cập vào nền tảng của họ.

Thủ lĩnh phong trào Hezbollah tại Liban, ông Naim Qassem cho biết lực lượng này sẽ không chấp nhận bất kỳ lệnh ngừng bắn nào vi phạm chủ quyền của Liban, trong khi Israel yêu cầu được tự do hành động chống lại phong trào này trong trường hợp đạt được thỏa thuận.

Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba cho biết ông sẽ theo đuổi quan hệ hợp tác với Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump nhằm làm sâu sắc thêm liên minh song phương lâu đời, không chỉ vì lợi ích của hai quốc gia mà còn cho toàn bộ khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Ngày 21/11, Thủ tướng Israel, ông Benjamin Netanyahu đã lên án quyết định của Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) ban hành lệnh bắt giữ ông và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant với cáo buộc tội ác chiến tranh ở Gaza, cho rằng đây là quyết định "chống Do Thái".

Lực lượng không quân Ukraine vừa xác nhận Nga đã phóng một tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) từ vùng Astrakhan miền Nam nước này, nhắm vào thành phố Dnipro của Ukraine.

Cựu hạ nghị sĩ bang Florida Matt Gaetz hôm 21/11 thông báo rút khỏi đề cử bộ trưởng Tư pháp do Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đưa ra.

Chính quyền Nhà nước Palestine đã từ chối mọi kế hoạch của Israel về việc thiết lập vùng đệm ở phía Bắc Dải Gaza để phân phối viện trợ.

Tỷ phú Ấn Độ Gautam Adani, Chủ tịch Tập đoàn Adani vừa bị truy tố tại New York, Mỹ với cáo buộc âm mưu hối lộ và gian lận trị giá hàng tỷ USD. Đáng chú ý, tỷ phú Gautam Adani hiện là người giàu thứ 2 tại Ấn Độ và giàu thứ 22 tại châu Á, với tổng tài sản gần 70 tỷ USD.

Tờ Moskovsky Komsomolets của Nga dẫn thông tin từ ấn phẩm “Chính trị đất nước” đưa tin sáng 21/11, Nga đã phóng một tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) từ vùng Astrakhan, miền Nam nước này nhắm vào thành phố Dnipro của Ukraine.

Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) vừa bế mạc tại thành phố Rio de Janeiro (Brazil). Một trong những nội dung thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận tại Hội nghị thượng đỉnh G20 lần này chính là vấn đề chống đói nghèo và bất bình đẳng.

Ngày 21/11, một nhóm vũ trang đã nã súng vào một số xe chở khách tại phía Tây Bắc Pakistan, khiến ít nhất 50 người thiệt mạng và 29 người bị thương.

Lễ hội Du lịch Quốc tế Sahara lần thứ sáu đã được tổ chức tại vùng sa mạc của Algeria, với hơn 400 đơn vị tham gia. Sự kiện kéo dài 4 ngày bao gồm nhiều hoạt động biểu diễn văn hóa dân gian và là một trong những sáng kiến nhằm quảng bá du lịch ở Algeria.

Động thái của Tòa án Hình sự quốc tế ICC khiến Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu có nguy cơ bị giam giữ nếu ông đi đến một số quốc gia khác.

Lực lượng không quân Ukraine cho biết Nga đã phóng một tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) từ vùng Astrakhan miền Nam nước này nhắm vào thành phố Dnipro của Ukraine. Đây là lần đầu tiên Nga sử dụng một tên lửa có tầm bắn xa và mạnh như vậy trong cuộc xung đột ở Ukraine.

Một chàng trai người Ai Cập đã trở thành người nổi tiếng trên mạng xã hội, thu hút hơn 750.000 người theo dõi trên Instagram khi anh thực hiện hành trình đường bộ dài hơn chu vi trái đất từ Ai Cập tới Nhật Bản trong vòng 274 ngày.

Mỹ đã công bố gói viện trợ an ninh mới trị giá 275 triệu USD cho Ukraine, trong bối cảnh cuộc xung đột ở Ukraine đã vượt qua mốc 1.000 ngày và được dự báo sẽ còn kéo dài.

Lực lượng không quân Ukraine thông báo Nga đã phóng một tên lửa đạn đạo liên lục địa vào Ukraine hôm thứ Năm. Đây là lần đầu tiên trong cuộc chiến, Nga sử dụng một loại vũ khí mạnh mẽ, có khả năng hạt nhân với tầm bắn hàng nghìn km.

Nvidia vừa công bố kết quả kinh doanh quý 3 ấn tượng và kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh khi nhu cầu chip AI vẫn còn rất cao.

Ukraine cáo buộc Nga tập kích thành phố Dnipro bằng loạt vũ khí, trong đó có tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, nhấn mạnh không có thiệt hại đáng kể. Tên lửa này có khả năng mang đầu đạn hạt nhân đi xa hàng nghìn km.

Hội đồng thành phố Los Angeles (Mỹ) đã thông qua một sắc lệnh nhằm bảo vệ quyền lợi của người nhập cư, trong đó cấm sử dụng các nguồn lực và nhân sự của thành phố để thực hiện các biện pháp thi hành luật nhập cư của chính quyền liên bang.

Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) đưa tin, nước này và Nga đã ký nghị định thư về mở rộng hợp tác kinh tế, trong bối cảnh Moscow và Bình Nhưỡng đang thúc đẩy quan hệ đối tác song phương, bao gồm cả hợp tác quân sự.

Phát biểu tại Hội nghị COP29 đang diễn ra tại Thủ đô Baku của Azerbaijan, Tổng thư ký Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) - ông Haitham Al-Ghais đã nêu bật vai trò quan trọng của dầu mỏ và khí đốt tự nhiên; đồng thời nhấn mạnh các cuộc đàm phán về sự nóng lên toàn cầu nên tập trung vào vấn đề cắt giảm khí thải, chứ không phải việc lựa chọn nguồn năng lượng.

Hãng thông tấn SANA của Syria đưa tin, ngày 20/11, Israel đã tiến hành không kích vào thành phố lịch sử Palmyra của Syria, khiến 36 người thiệt mạng và hơn 50 người khác bị thương. Đây là một trong các cuộc tập kích gây thương vong lớn nhất tại Syria trong những tháng qua.

Một cơn bão mạnh được đánh giá như là “bão bom” đã đổ bộ vào khu vực Bờ Tây nước Mỹ, khiến ít nhất hai người thiệt mạng, gây mất điện trên diện rộng và làm gián đoạn giao thông nghiêm trọng.

Liên hợp quốc thông báo hơn 50 nước đã ký vào tuyên bố nhằm phát triển du lịch thân thiện với môi trường trên toàn cầu. Đây được coi là thành tựu lớn đạt được tại Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước chung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) tại Azerbaijan.

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã chọn luật sư Matthew Whitaker làm Đại sứ Mỹ tại Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Trung Quốc và Brazil đã nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước lên mức xây dựng một cộng đồng Trung Quốc - Brazil chia sẻ tương lai, vì một thế giới công bằng hơn và một hành tinh bền vững hơn.

Mỹ hôm qua tiếp tục phủ quyết nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc kêu gọi một thỏa thuận ngừng bắn ngay lập tức ở Gaza. Đây là lần thứ tư Mỹ phủ quyết một nghị quyết như vậy kể từ khi cuộc xung đột ở Gaza bắt đầu từ tháng 10 năm ngoái.

Sau khi Đại sứ quán Mỹ ở thủ đô Kiev của Ukraine tạm thời đóng cửa, ba nước Italia, Tây Ban Nha và Hy Lạp đã có động thái tương tự, do lo ngại về khả năng Nga có thể tiến hành một cuộc không kích vào Kiev và toàn bộ Ukraine.

Trong cuộc gặp Tổng thống Mỹ Joe Biden bên lề cuộc gặp cấp cao của Diễn đàn APEC ở thủ đô Lima, Peru, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đưa ra bốn tiêu chí được hình tượng hoá thành bốn lằn ranh đỏ trong mối quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ.

Cơ quan an ninh Liên bang Nga (FSB) ngày 20/11 cho biết đã bắt giữ một công dân Đức bị tình nghi hoạt động khủng bố và buôn bán thuốc nổ, đồng thời cáo buộc người này đã cho nổ đường ống tại một trạm phân phối khí đốt.

Ngày 20/11, tại Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) diễn ra ở Baku (Azerbaijan), 25 quốc gia đã cam kết không xây dựng thêm nhà máy điện than nếu không có biện pháp kiểm soát khí thải.

Iraq đã tổ chức lễ khánh thành 5 bến tàu đầu tiên thuộc cảng Grand Faw trên bán đảo Al-Faw, miền Nam nước này.

Theo Bloomberg, quân đội Ukraine đã phóng các tên lửa Storm Shadow do Anh cung cấp vào khu vực Kursk và khu vực Krasnodar của Nga.

Ngày 20/11, Bộ Quốc phòng Nga thông báo lực lượng trung đoàn tác chiến đặc biệt đã giành quyền kiểm soát khu định cư Ilyinka tại tỉnh Donetsk của Ukraine.

Ngày 20/11, Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Jean-Noel Barrot cho biết những nỗ lực trung gian do Mỹ dẫn đầu nhằm thúc đẩy một thỏa thuận ngừng bắn giữa Israel và lực lượng Hezbollah tại Liban có thể tạo cơ hội cho một lệnh dừng giao tranh lâu dài.

Ngày 20/11, ban lãnh đạo Cơ quan Năng lượng nguyên tử của Liên hợp quốc (IAEA) đã bắt đầu nhóm họp. Dự kiến, cơ quan này sẽ thông qua một nghị quyết chống Iran, cho dù nước này đã đưa ra những đề xuất thiện chí.