Loạn số đánh đố người tìm

Câu chuyện loạn số nhà ở nhiều tuyến phố Hà Nội từ lâu đã là nỗi ám ảnh với nhiều người. Việc tìm đến đúng số nhà càng khó khăn hơn đối với những người mới "chân ướt chân ráo" ở nơi khác đến Hà Nội.

Số nhà lộn xộn gây khó khăn cho người dân

Vấn đề loạn số nhà gây ra nhiều bức xúc, khó khăn trong công tác quản lý, trong giao dịch của người dân và gây ra nhiều bất cập. Có nhà vừa mang số cũ, vừa mang số mới, có nơi lại đánh ngược với quy định theo thứ tự từ trái sang phải, chỗ thì ngược lại.

Thậm chí có gia đình tự ý gắn biển số nhà theo nhu cầu phong thủy dẫn đến tình trạng một ngôi nhà có đến hai, ba, bốn con số và một con phố có đến vài ba số nhà trùng nhau.

Đường Phạm Văn Đồng chiều từ cầu Thăng Long về Cầu Giấy số nhà chẵn - lẻ xen kẽ.

Đường Phạm Văn Đồng chiều từ cầu Thăng Long về Cầu Giấy, trụ sở Bộ Công an ở địa chỉ số 47, nhưng ngay liền kề bên cạnh, là các số nhà được đánh lộn xộn, nhảy cóc, chẵn lẻ xen kẽ, thậm chí có tình trạng một căn nhà nhưng được gắn tới hai biển số, khiến nhiều người rất khó khăn khi tìm địa chỉ theo số nhà.

Một căn nhà nhưng được gắn tới hai biển số.

Con phố Trần Hữu Tước ở phường Nam Đồng, quận Đống Đa, trên đoạn dài 700m từ Nguyễn Lương Bằng tới hồ Xã Đàn có đến hàng chục ngôi nhà trùng số, thứ tự cũng rất lộn xộn, không theo một nguyên tắc nào.

Trên con phố này, bên lẻ lại bắt đầu từ nhà số 2, tiếp đó mới đến số lẻ, có đoạn số nhà 50 lại nằm bên lẻ. Các số cũng đánh không theo thứ tự từ lớn tới bé, mà từ số bé nhảy sang số lớn, không theo một logic hay nguyên tắc nào. Nhiều gia đình từ ngõ chuyển ra mặt đường thì lấy luôn số nhà cũ cho dễ nhớ.

Trên phố Phan Kế Bính (quận Ba Đình), trước đây, tranh thủ lúc số nhà đang loạn người dân đã tự ý gắn biển số nhà theo con số mà họ cho là "đẹp", bởi vậy, có thời điểm, trên con phố này có tới ba số nhà cùng gắn biển 89. Tuy nhiên, cách đây khoảng một tháng, chính quyền địa phương đã thực hiện gắn lại số nhà trên con phố này.

Số nhà trên phố Hoàng Cầu.

Tại tuyến phố Hoàng Cầu, số nhà cũ chồng lên số nhà mới; một ngôi nhà, nhưng lại có đến 2 địa chỉ; thậm chí, có thời điểm, trên phố này có vài nhà cùng mang biển số 8. Trong khi đó, phố Yên Lãng - một tuyến phố mới, nhưng những số nhà lại có bước nhảy vọt cao.

Nguyên tắc đánh số nhà

1. Quy định về gắn biển số nhà tại đường, phố, ngõ, ngách:

- Mỗi nhà mặt đường, nhà trong ngõ, trong ngách được gắn một biển số nhà. Trường hợp một nhà có nhiều cửa ra vào từ nhiều đường, phố, ngõ, ngách khác nhau thì biển số nhà được gắn ở cửa chính. Nếu nhà có cửa chính ở tại góc hai đường, phố, ngõ, ngách thì nhà đó được đánh số và gắn biển theo đường, phố, ngõ, ngách lớn hơn.

2. Nguyên tắc đánh số nhà mặt đường và nhà trong ngõ, trong ngách:

- Đánh số nhà mặt đường và nhà trong ngõ, trong ngách được sử dụng dãy số tự nhiên (1, 2, 3..., n) với thứ tự từ số nhỏ đến số lớn theo chiều quy định: nhà bên trái lấy số lẻ (1, 3, 5, 7,...), nhà bên phải lấy số chẵn (2, 4, 6, 8,...).

- Chiều đánh số nhà:

  • Chiều đánh số nhà được thực hiện theo hướng từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây, từ Đông Bắc sang Tây Nam, từ Đông Nam sang Tây Bắc;
  • Trường hợp ngõ chỉ có một đầu thông ra đường, phố thì lấy chiều đánh số được thực hiện từ nhà đầu ngõ sát với đường, phố đến nhà cuối ngõ;
  • Trường hợp ngách chỉ có một đầu thông ra ngõ thì chiều đánh số được thực hiện từ nhà đầu ngách sát với ngõ đến nhà cuối ngách;
  • Đối với ngõ hoặc ngách chưa có tên thì chiều đánh số được áp dụng theo nguyên tắc nêu trên và tên ngõ hoặc ngách được lấy theo số nhà mặt đường nằm kề ngay trước đầu ngõ hoặc ngách đó.
User
Ý KIẾN

Tiếp nối ký ức hào hùng của hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, Hà Nội là Thủ đô của lương tri và phẩm giá con người, sáng ngời tình yêu đất nước, truyền thống nhân văn và trân trọng hoà bình.

Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội năm 2024 - một sự kiện thường niên đã trở thành thương hiệu của du lịch Hà Nội đã được tổ chức, nhằm lan tỏa những giá trị lịch sử, văn hóa, bản sắc dân tộc nói chung và vẻ đẹp rất đỗi đặc trưng của Hà Nội nói riêng thông qua hình ảnh tà áo dài duyên dáng Việt Nam.

Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước) đã tổ chức giới thiệu “Tài liệu lưu trữ quốc gia Tiếp quản Thủ đô”.

Hình ảnh đoàn quân hùng dũng qua các cửa ô tiến về giải phóng Thủ đô cách đây 70 năm được tái hiện hào hùng trong chương trình " Ngày hội Văn hóa vì hòa bình" đã chạm vào cảm xúc của người dân Thủ đô và công chúng cả nước.

Với vị trí, vai trò là trung tâm hành chính quốc gia, trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ...Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố Hà Nội đã và đang nỗ lực, quyết tâm thực hiện và hoàn thành sứ mệnh của Thủ đô với “Tầm vóc mới - Vị thế mới”... đây là lời của Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh trong bài phát biểu tại buổi lễ “Ngày hội văn hóa vì Hòa bình" diễn ra vào sáng 6/10, tại Hà Nội.

Màn biểu diễn thực cảnh quy mô lớn mang tên “Hà Nội - Ngày trở về chiến thắng”, tái hiện hình ảnh đoàn quân tiến về Giải phóng Thủ đô ngày 10/10/1954 đã được diễn ra hào hùng, đầy cảm xúc tại khu vực hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội. Những hình ảnh không chỉ gợi nhớ thời khắc lịch sử hào hùng của Thủ đô mà còn khơi dậy lòng tự hào dân tộc, khát vọng hòa bình trong tâm thức mỗi người.

Sáng 6/10, UBND thành phố Hà Nội tổ chức chương trình "Ngày hội Văn hóa vì hòa bình" tại khu vực hồ Hoàn Kiếm - biểu tượng văn hóa lịch sử của Thủ đô. Trong phần mở đầu, buổi lễ chào cờ đầu tiên tại Hà Nội vào ngày 10/10/1954, sau khi Thủ đô được giải phóng đã được tái hiện.

Sáng nay (6/10), chương trình "Ngày hội Văn hóa vì hòa bình" đang diễn tại khu vực Hồ Hoàn Kiếm nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) và 25 năm Hà Nội được UNESCO trao danh hiệu "Thành phố vì hòa bình" (16/7/1999 - 16/7/2024).

Sáng 6/10, UBND thành phố Hà Nội tổ chức chương trình "Ngày hội Văn hóa vì hòa bình" tại khu vực hồ Hoàn Kiếm - biểu tượng văn hóa lịch sử của Thủ đô.

Sau 3 tháng đi vào vận hành (tính từ ngày 28/6 đến nay), ứng dụng Công dân Thủ đô số - iHanoi đã có trên 1,1 triệu tài khoản của người dân; hơn 9 triệu lượt người truy cập ứng dụng.

Lên ý tưởng và xây dựng, phát triển trong 5 tháng, "Hà Nội - Chạm miền ký ức" với không gian về toa tàu ký ức, khoảng sân ký ức hay phiên chợ ký ức đã mang lại cảm xúc “chạm” vào Hà Nội xưa với những hoài niệm "thời tem phiếu" làm say lòng người dân và du khách mỗi dịp Hà Nội vào thu.

Nằm trong chuỗi hoạt động chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, kỷ niệm 25 năm Hà Nội đón nhận danh hiệu “Thành phố Vì hòa bình”, từ 7 giờ đến 10 giờ sáng nay (6/10), thành phố Hà Nội tổ chức chương trình “Ngày hội Văn hóa vì hòa bình”.

Công an thành phố Hà Nội đã huy động hàng trăm cán bộ, chiến sĩ cảnh sát giao thông, cảnh sát cơ động và Công an quận Hoàn Kiếm tham gia đảm bảo an ninh, an toàn giao thông cho sự kiện 'Ngày hội Văn hóa vì hòa bình'.

Sau cải tạo, vườn hoa Nguyễn Trãi (Hà Đông) đã trở nên xanh mát và tiện ích. Các hạng mục chiếu sáng, ghế ngồi và thiết bị luyện tập thể dục, thể thao được bổ sung, lắp đặt mới.

Những ngày đầu tháng 10, phố phường Hà Nội nơi nào cũng được trang hoàng rực rỡ cờ hoa và tươi thắm bởi sắc màu với vẻ đẹp của những tà áo dài truyền thống xuất hiện trong Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024.

Sáng 5/10, hàng nghìn người tập trung quanh khu vực phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm để thực hiện tập duyệt cho “Ngày hội Văn hóa vì hòa bình” kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô và 25 năm Hà Nội được UNESCO trao danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”.

Nằm trong chuỗi hoạt động kỉ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954- 10/10/2024), Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội lần thứ 3 vừa được diễn ra vào tối 4/9 tại quảng trường Đoan Môn - Trung tâm bảo tồn di sản Hoàng Thành Thăng Long.

Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội cùng các đơn vị chức năng sẽ triển khai lực lượng sẵn sàng bảo đảm an toàn giao thông, an ninh trật tự, phân luồng giao thông phục vụ chương trình "Ngày hội Văn hóa vì hòa bình".

Sáng 5/10, tuổi trẻ quận Hoàng Mai tổ chức “Festival Thanh niên năm 2024”, với sự tham gia của hơn 500 bạn trẻ.

Sáng 5/10, tại khu vực bờ hồ Hoàn Kiếm đã diễn ra buổi tổng duyệt chương trình "Ngày hội Văn hóa vì hòa bình", kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô và 25 năm Hà Nội được UNESCO trao danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”.

Sáng 5/10, huyện Thanh Trì đã trang trọng tổ chức kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng huyện Thanh Trì (06/10/1954 - 06/10/2024) và đón bằng công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

Hội chợ mùa Thu Hoàng Mai 2024 đã khai mạc vào tối 4/10 tại khu vực hồ Đền Lừ (phường Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội) với nhiều hoạt động hấp dẫn.

Sáng 5/10, đoàn đại biểu thành phố Hà Nội do Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến làm trưởng đoàn đã dâng hương tưởng nhớ nguyên Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, nguyên Chủ tịch Ủy ban Quân chính Hà Nội Trung tướng Vương Thừa Vũ, tại nhà riêng ở thôn Vĩnh Ninh, xã Vĩnh Quỳnh, huyện Thanh Trì.

Sáng nay, 5/10, dự án đường nối Nguyễn Văn Cừ - Ngọc Thụy thuộc quận Long Biên, dài 1,5km, vốn 1.200 tỷ đồng chính thức thông xe.

Ban Dân vận Thành ủy và quận Hoàng Mai vừa tổ chức Lễ gắn biển công trình 'Dân vận khéo' và công trình cấp quận chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô đối với Trường Mầm non Họa Mi và dự án Xây dựng đồng bộ hạ tầng cây xanh đường giao thông tại phường Hoàng Liệt.

HĐND quận Hoàng Mai vừa tổ chức Kỳ họp thứ 13 (Kỳ họp chuyên đề) xem xét, quyết định các nội dung thuộc thẩm quyền, trong đó có nội dung bầu Chủ tịch HĐND quận.

Sau thời gian chuẩn bị kỹ lưỡng và công phu, sáng 5/10, hơn 8.000 người đại diện cho các tầng lớp nhân dân Thủ đô đã tập trung cho buổi tổng duyệt Lễ khai mạc "Ngày hội Văn hóa vì hòa bình".

100 em học sinh lứa tuổi tiểu học và THCS đang sinh sống, học tập trên địa bàn Hà Nội, cùng học sinh trường Phổ thông thuộc đại sứ quán Liên bang Nga tại Việt Nam đã thể hiện tình yêu Hà Nội và Mátxcơva qua những nét vẽ. Yêu hội hoạ, yêu nơi mình đang sinh sống và học tập, một Hà Nội bình yên, năng động và giàu bản sắc đã hiện lên qua những bức vẽ hồn nhiên, trong trẻo của các em.

Công ty Cổ phần Bảo tàng cầu Long Biên, Hội Quy hoạch và Phát triển đô thị Việt Nam, Hội Liên lạc người Việt Nam ở nước ngoài và Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I đã phối hợp tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách “Cầu Long Biên - cây cầu huyền thoại”, do Nhà xuất bản Mỹ thuật ấn hành, nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.

Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, tối 4/10, Công an TP.Hà Nội tổ chức Chương trình chính luận nghệ thuật “Ký ức tháng Mười - Khát vọng vì Thủ đô bình yên”. Tới dự chương trình có Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh.

Sở Tư pháp Hà Nội đã phối hợp với các đơn vị tổ chức lấy ý kiến về việc xây dựng dự thảo Nghị quyết Hội đồng nhân dân thành phố áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước trên địa bàn thành phố Hà Nội theo Luật Thủ đô 2024.

Gala Doanh nhân Thăng Long kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô và 20 năm Ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10 đã được Hội Doanh nghiệp thành phố Hà Nội (HBA) tổ chức vào tối 4/10.

Ngày 4/10, đoàn lãnh đạo thành phố Hà Nội do Trung tướng Nguyễn Quốc Duyệt, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội làm trưởng đoàn đã đến thăm, tặng quà gia đình chính sách tiêu biểu tại huyện Ba Vì và thị xã Sơn Tây.

Hà Nội sẽ lắp đặt hàng nghìn trụ chữa cháy, bổ sung đường ống cấp nước để giúp việc chữa cháy được nhanh hơn ở ngõ bé, hẻm sâu mà xe phòng cháy chữa cháy không thể tiếp cận.

Chiều 4/10, thành phố Hà Nội đã tổ chức sơ duyệt chương trình 'Ngày hội văn hóa vì hòa bình' tại khu vực phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm.

Triển lãm “Thành tựu kinh tế, văn hóa, xã hội của Thủ đô 70 năm xây dựng và phát triển” không chỉ đánh dấu chặng đường đầy tự hào, mà còn là dịp nhìn lại lịch sử hào hùng, tôn vinh thành tựu phát triển Hà Nội đã đạt được.

Sáng 4/10, Kỳ họp thứ 18 (kỳ họp chuyên đề) của HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI chính thức khai mạc. Kỳ họp xem xét, quyết nghị 20 nội dung, gồm 5 nội dung quy phạm pháp luật, 15 nội dung chuyên đề.

Ngày mai, 5/10, UBND quận Long Biên sẽ tổ chức thông xe và gắn biển công trình chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày giải phóng Thủ đô cho tuyến đường nối Nguyễn Văn Cừ - Ngọc Thụy dài 1,5km.

Sau 5 tháng phát động và tổ chức cuộc thi Tìm kiếm ý tưởng, giải pháp cải cách hành chính trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024, Ban Giám khảo vòng sơ loại cuộc thi đã thống nhất lựa chọn danh sách các bài dự thi vào vòng chung khảo và xếp giải.

Sáng 4/10, Triển lãm “Thành tựu kinh tế, văn hoá, xã hội của thành phố Hà Nội 70 năm xây dựng và phát triển” đã chính thức được khai mạc tại Bảo tàng Hà Nội.

Tại Kỳ họp thứ 18, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua nghị quyết Hỗ trợ phát triển sản xuất cây vụ đông góp phần khắc phục hậu quả bão số 3 trên địa bàn thành phố năm 2024.

Sáng nay 4/10, Hà Nội tổ chức lễ gắn biển công trình và thông xe dự án cầu vượt tại nút giao An Dương - đường Thanh Niên và Dự án đầu tư, cải tạo nâng cấp tuyến đường Xuân Diệu (quận Tây Hồ).

Gần tới ngày kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô, xung quanh hồ Hoàn Kiếm đã được trang trí cờ, hoa rực rỡ, cùng nhiều banner, biểu tượng... thu hút người dân tới chụp ảnh, check-in.

Tính đến hết tháng 8/2024, thành phố Hà Nội có 92.463 người tham gia BHXH tự nguyện, đạt 2,46% lực lượng lao động trong độ tuổi.

Tại kỳ họp chuyên đề sáng 4/10, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua quy định giá dịch vụ giáo dục để thực hiện thí điểm đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông sử dụng ngân sách Nhà nước của thành phố Hà Nội.

Chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô, một bức tranh panorama dài 12m, cao 3,5m đang được 60 họa sĩ của Hà Nội gấp rút hoàn thành. Tác phẩm này hứa hẹn sẽ là một công trình ý nghĩa hướng về ngày lễ trọng đại của Thủ đô Hà Nội.