Loạt vụ nổ súng đốt nóng căng thẳng Israel-Liên hợp quốc

Những ngày qua, lực lượng phòng vệ Israel nhiều lần nổ súng và tấn công vào căn cứ của lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc ở miền Nam Liban. Vụ việc đã làm cho căng giữa Israel và Liên hợp quốc ngày càng leo thang.

Điều gì đã xảy ra trong tuần qua?

Căng thẳng giữa Israel và Liên hợp quốc những ngày qua đang có dấu hiệu leo thang sau khi lực lượng phòng vệ Israel (IDF) nhiều lần nổ súng và tấn công vào căn cứ của lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc ở miền Nam Liban khiến một số binh sỹ bị thương. Các cuộc tấn công của Israel vào phái bộ gìn giữ hòa bình - vốn hoạt động tại Liban trong hơn 45 năm, đã bị cộng đồng quốc tế lên án mạnh mẽ.

Phái bộ gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc tại Liban được thành lập vào năm 1978 với mục tiêu đảm bảo ổn định và hòa bình ở khu vực biên giới phía Nam Liban. UNIFIL được giao một loạt nhiệm vụ từ việc giám sát Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) rút lui khỏi Liban vào năm 2006, đến việc hỗ trợ quân đội Liban đảm bảo khu vực phi quân sự ở miền Nam. Tuy nhiên, nhiệm vụ này ngày càng trở nên khó khăn khi trụ sở và các vị trí của UNIFIL nhiều lần bị tập kích trong những ngày qua.

UNIFIL được giao một loạt nhiệm vụ từ việc giám sát Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) rút lui khỏi Liban vào năm 2006, đến việc hỗ trợ quân đội Liban đảm bảo khu vực phi quân sự ở miền Nam.

Hôm 9/10, lực lượng phòng vệ Israel đã cố tình bắn và vô hiệu hóa một số camera giám sát của UNIFIL tại một căn cứ của Liên hợp quốc ở làng Labbouneh, biên giới Liban. Ngày 10/10, hai nhân viên của UNIFIL đã bị thương sau khi xe tăng Israel bắn và đâm vào một tháp canh trong trụ sở chính của UNIFIL.

Ngày 11/10, binh sĩ Israel một lần nữa nổ súng vào một đài quan sát tại trụ sở của UNIFIL ở khu vực Naqoura, phía Nam Liban, giáp biên giới Israel. Vụ tấn công khiến hai binh sĩ của UNIFIL bị thương. Chỉ vài giờ sau, một binh sỹ khác của lực lượng gìn giữ hòa bình đã bị bắn khi thực hiện nhiệm vụ ở Naqoura. Thậm chí, UNIFIL cho biết quân đội Israel còn bắn trúng lối vào boong-ke nơi quân nhân lực lượng gìn giữ hòa bình trú ẩn, làm hư hại các phương tiện và hệ thống liên lạc. Một phương tiện bay không người lái Israel bay vào trụ sở của UNIFIL tới lối vào boong-ke.

UNIFIL đã gọi những vi phạm này là “gây sốc”. Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres cho biết các cuộc đột kích vào lực lượng gìn giữ hòa bình “có thể cấu thành tội ác chiến tranh”, khẳng định UNIFIL và các cơ sở của lực lượng này không bao giờ được phép là mục tiêu tấn công.

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cảnh báo lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc tại Liban đang “gặp nguy hiểm”.

Trong khi đó, Israel cáo buộc lực lượng Hezbollah ở Liban hoạt động ở những khu vực gần các vị trí của UNIFIL. Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cảnh báo lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc tại Liban đang “gặp nguy hiểm”, đồng thời kêu gọi binh sỹ gìn giữ hòa bình rời vị trí đóng quân ngay lập tức.

“Israel đã nhiều lần yêu cầu UNIFIL tránh xa nguy hiểm. Chúng tôi đã nhiều lần yêu cầu họ tạm thời rời khỏi khu vực chiến sự, nằm gần biên giới của Israel với Liban. Lực lượng Hezbollah ở Liban đã sử dụng các cơ sở và vị trí của UNIFIL làm vỏ bọc trong khi tấn công các thành phố và cộng đồng của Israel.”

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu

Tuy nhiên, Liên hợp quốc khẳng định các nhân viên gìn giữ hòa bình sẽ tiếp tục đóng quân tại các vị trí ở Liban, bất chấp yêu cầu di dời của phía Israel.

“Chúng tôi nhắc nhở Lực lượng phòng vệ Israel và tất cả các bên liên quan về nghĩa vụ của họ trong việc đảm bảo an toàn, an ninh cho nhân viên và tài sản của Liên hợp quốc, cũng như tôn trọng quyền bất khả xâm phạm của các cơ sở của Liên hợp quốc mọi lúc mọi nơi. Lực lượng gìn giữ hòa bình UNIFIL hiện diện ở miền nam Liban để hỗ trợ khôi phục sự ổn định theo nghị quyết của Hội đồng Bảo an. Bất kỳ cuộc tấn công cố ý nào vào lực lượng gìn giữ hòa bình đều là hành vi vi phạm nghiêm trọng luật nhân đạo quốc tế và nghị quyết 1701 của Hội đồng Bảo an.”

Ông Farhan Haq, Phó phát ngôn viên của Tổng thư ký Liên hợp quốc

Mặc dù UNIFIL là một phái bộ gìn giữ hòa bình, nhưng lực lượng này có thể sử dụng vũ lực trong một số trường hợp nhất định, bao gồm cả tự vệ, để bảo vệ thường dân trước mối đe dọa bạo lực sắp xảy ra và bảo vệ các cơ sở, thiết bị của Liên hợp quốc. Nhiệm vụ của UNIFIL được Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc gia hạn hàng năm theo yêu cầu của Liban. Hội đồng Bảo an gần đây đã gia hạn nhiệm vụ cho đến ngày 31/8/2025. UNIFIL hiện bao gồm hơn 10.000 nhân viên đến từ 50 quốc gia, đóng quân tại nhiều căn cứ rải rác dọc biên giới Israel - Liban.

Bạo lực nhằm vào lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc đã làm dấy lên sự phẫn nộ và làn sóng phản đối trên khắp thế giới.

Bạo lực nhằm vào lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc đã làm dấy lên sự phẫn nộ và làn sóng phản đối trên khắp thế giới. Các quan điểm cho rằng, việc một quốc gia thành viên Liên hợp quốc tấn công lực lượng gìn giữ hòa bình của tổ chức này là “chưa từng có” và không thể chấp nhận được.

Nga và Trung Quốc, hai nước thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, cũng đã bày tỏ quan ngại về diễn biến mới này, trong đó kêu gọi các bên liên quan giữ bình tĩnh và không để tình hình thêm phức tạp. Mỹ, đồng minh của Israel kêu gọi Israel hợp tác với Liên hợp quốc để tiến hành điều tra toàn diện nhằm xác định chính xác nguyên nhân của sự việc, đồng thời cảnh báo về nguy cơ xung đột vượt khỏi tầm kiểm soát nếu không có các biện pháp ngăn chặn kịp thời.

Mục tiêu thực sự của Israel sau loạt vụ tấn công UNIFIL

Đây không phải là lần đầu tiên lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc ở miền nam Liban bị Israel tấn công kể từ khi các cuộc đụng độ giữa Lực lượng phòng vệ Israel (IDF) và Hezbollah nổ ra vào tháng 10 năm ngoái. Tuy nhiên, tính chất và quy mô của vụ việc có nhiều khác biệt. Với loạt vụ tấn công gần đây nhằm vào UNIFIL, các nhà phân tích cho rằng hành động của Israel không phải là ngẫu nhiên, mà là lựa chọn có chủ ý của Tel Aviv, nhằm đạt được những lợi ích chính trị và quân sự cụ thể.

Tiến sĩ Valeria Giannotta, nhà phân tích chính trị người Italia nhận định với hãng thông tấn Anadolu (Thổ Nhĩ Kỳ) rằng cuộc tấn công của Israel vào UNIFIL không phải là “tai nạn”. Trong nhiều tuần trước đó, Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) đã thông báo ý định tiến hành các cuộc xâm nhập vào Liban và yêu cầu UNIFIL di chuyển khỏi các tiền đồn dọc khu vực biên giới giữa Israel và Liban. Tuy nhiên, Liên hợp quốc từ chối yêu cầu này, khẳng định rằng các lực lượng gìn giữ hòa bình có vai trò quan trọng trong việc duy trì ổn định và tránh leo thang căng thẳng giữa hai bên.

Với loạt vụ tấn công gần đây nhằm vào UNIFIL, các nhà phân tích cho rằng hành động của Israel không phải là ngẫu nhiên, mà là lựa chọn có chủ ý của Tel Aviv, nhằm đạt được những lợi ích chính trị và quân sự cụ thể.

Trong bối cảnh đó, Tiến sĩ Valeria Giannotta cho rằng các cuộc tấn công của Israel dường như có tính toán trước và được xem như một thông điệp cảnh báo tới UNIFIL, đặc biệt là các lực lượng quốc tế đang hiện diện ở khu vực. Việc tấn công vào các căn cứ của lực lượng gìn giữ hòa bình là một dấu hiệu cho thấy Israel không hài lòng với sự can thiệp của Liên hợp quốc và muốn tăng cường quyền kiểm soát tại các khu vực chiến lược gần biên giới Liban.

“Chúng tôi không chiến đấu với người dân Liban. Chúng tôi đang chiến đấu với lực lượng Hezbollah do Iran hậu thuẫn. Đã đến lúc Liên hợp quốc đưa UNIFIL ra khỏi các thành trì của Hezbollah và ra khỏi các khu vực chiến sự. Việc Liên hợp quốc từ chối sơ tán lực lượng gìn giữ hòa bình ở Liban khiến họ trở thành con tin trong tay Hezbollah.”

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu

Theo Tiến sĩ Valeria Giannotta, việc Israel tấn công UNIFIL có thể được lý giải như một phần trong chiến lược của nước này nhằm đạt được những mục tiêu chính trị và quân sự lớn hơn. Israel từ lâu đã xem các cơ quan của Liên hợp quốc đặc biệt là UNIFIL, như một trở ngại trong việc thực hiện các hoạt động quân sự tại khu vực. Chính phủ Israel, dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Benjamin Netanyahu, không che giấu tham vọng mở rộng ảnh hưởng và tăng cường sự kiểm soát đối với các vùng lãnh thổ giáp ranh với Liban và Palestine.

Trước những rủi ro nghiêm trọng mà lực lượng gìn giữ hòa bình ở Liban đang phải đối mặt, Liên hợp quốc đã cắt giảm 25% lực lượng tại các vị trí bị ảnh hưởng nhiều nhất.

Bên cạnh đó, Israel cũng thể hiện thái độ không hài lòng với Liên hợp quốc, biểu hiện qua việc thường xuyên chỉ trích và yêu cầu đóng cửa các tổ chức liên quan như Cơ quan Cứu trợ và Hỗ trợ người tị nạn Palestine (UNRWA). Những hành động này cho thấy Israel coi sự hiện diện của các tổ chức quốc tế là một yếu tố cản trở khả năng thực hiện các kế hoạch quân sự của mình.

“Các hoạt động của Cơ quan Cứu trợ và Hỗ trợ người tị nạn Palestine (UNRWA) là một phần không thể thiếu trong phản ứng nhân đạo quốc tế. Không thể cô lập một cơ quan của Liên hợp quốc khỏi các cơ quan khác. Việc Israel vận động thông qua các dự luật hạn chế hoạt động của UNRWA tại vùng lãnh thổ Palestine bị chiếm đóng sẽ hoàn toàn trái ngược với Hiến chương Liên hợp quốc.”

Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres

Trước những rủi ro nghiêm trọng mà lực lượng gìn giữ hòa bình ở Liban đang phải đối mặt, Liên hợp quốc đã cắt giảm 25% lực lượng tại các vị trí bị ảnh hưởng nhiều nhất. Ngoài ra, 300 binh sỹ gìn giữ hòa bình ở các vị trí tiền tuyến đã được tạm thời điều chuyển đến các căn cứ lớn hơn.

Tuy nhiên, các nhà quan sát cho rằng, đây chỉ là giải pháp tình thế. Về lâu dài, bất kỳ cuộc tấn công có chủ ý nào nhằm vào lực lượng gìn giữ hòa bình đều cần phải chấm dứt, vì nó vi phạm nghiêm trọng luật nhân đạo quốc tế và các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Mặt khác, hành động bạo lực của Israel nhằm vào UNIFIL còn có nguy cơ tạo ra những tiền lệ nguy hiểm đối với hoạt động của các lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc ở nhiều nơi trên thế giới trong tương lai.

Mối quan hệ Israel - Liên hợp quốc chạm đáy

Loạt vụ tấn công mới nhất nhằm vào phái bộ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tại Liban diễn ra trong bối cảnh quan hệ giữa Israel và Liên hợp quốc căng thẳng suốt hàng chục năm qua, và đặc biệt xấu đi kể từ khi Tel Aviv tiến hành chiến dịch quân sự ở dải Gaza.

Trong một động thái chưa từng có, Bộ Ngoại giao Israel hồi đầu tháng này thậm chí còn ngạo mạn cấm Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres nhập cảnh, với tuyên bố người đứng đầu tổ chức đa phương lớn nhất thế giới này là nhân vật không được hoan nghênh ở Israel, bất chấp sự phản đối của hàng trăm quốc gia, cho thấy quan hệ giữa hai bên đã “chạm đáy” lịch sử.

Hôm 2/10, ngoại trưởng Israel – ông Israel Katz – tuyên bố Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres “không được chào đón” tại Israel, đồng thời cáo buộc Tổng thư ký “ủng hộ” các lực lượng Hamas, Hezbollah và Houthi do Iran hậu thuẫn.

Loạt vụ tấn công mới nhất nhằm vào phái bộ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tại Liban diễn ra trong bối cảnh quan hệ giữa Israel và Liên hợp quốc căng thẳng suốt hàng chục năm qua.

Phản ứng trước động thái của Israel, trong một lá thư chung, hơn 100 nước thành viên Liên hợp quốc nhấn mạnh “sự ủng hộ và tin tưởng hoàn toàn vào Tổng thư ký Guterres và công việc của ông”. Các nước này cho rằng, quyết định của bộ ngoại giao Israel về việc cấm ông Guterres nhập cảnh Israel đã gây tổn hại đến “khả năng thực hiện nhiệm vụ” của Tổng thư ký Liên hợp quốc và “có thể làm chậm trễ hơn nữa” những nỗ lực chấm dứt thù địch ở khu vực Trung Đông.

Theo chính trị gia người Palestine Mustafa Barghouti, đây chỉ là một trong số nhiều diễn biến căng thẳng giữ Israel với tổng thư ký Guterres nói riêng, và Liên hợp quốc nói chung những năm qua, cho thấy sự ngạo mạn và hành động liều lĩnh của nhà nước Do Thái dường như không có giới hạn. Hồi năm ngoái, Tổng thư ký Guterres đã khiến Israel phản ứng gay gắt khi ông nói rằng cuộc tấn công của Hamas vào ngày 7/10/2023 không tự nhiên mà xảy ra và đã nhiều lần lên án quân đội Israel giết hại dân thường ở Gaza.

Có chung quan điểm, ông Trita Parsi, phó chủ tịch điều hành tại Viện quản lý nhà nước Quincy có trụ sở tại Washington, Mỹ, bày tỏ lo ngại, tuyên bố của Bộ ngoại giao Israel có thể khiến Tel Aviv bị cô lập hơn nữa trên trường quốc tế.

Bất chấp những nỗ lực và sự quan tâm của cộng đồng quốc tế, điểm nóng Trung Đông cho đến nay vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, thậm chí có nguy cơ lan rộng và kéo thêm nhiều bên tham gia.

Về phía Israel, Tel Aviv cho rằng Liên hợp quốc “đã trở thành công cụ” của một số quốc gia thành viên bất bình với Israel vì nước này kiểm soát các vùng lãnh thổ của người Palestine. Khi phát biểu tại Đại hội đồng LHQ ở New York hồi tháng 9, Thủ tướng Netanyahu thậm chí mô tả cơ quan này là “nơi tràn ngập bài Do Thái”.

Không một xung đột hay cuộc khủng hoảng nào mà Liên hợp quốc phải ra nhiều nghị quyết như với Israel và các vùng lãnh thổ Palestine. Theo thống kê của tổ chức phi chính phủ UN Watch, Đại hội đồng Liên hợp quốc trong giai đoạn 2015 - 2022 thông qua 140 nghị quyết chỉ trích Israel xây dựng khu định cư và sáp nhập cao nguyên Golan.

Trong năm 2023, Đại hội đồng cũng thông qua 15 nghị quyết lên án Israel, gấp đôi số nghị quyết về các vấn đề khác. Tuy nhiên, bất chấp những nỗ lực và sự quan tâm của cộng đồng quốc tế, điểm nóng Trung Đông cho đến nay vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, thậm chí có nguy cơ lan rộng và kéo thêm nhiều bên tham gia.

Đã đến lúc các bên liên quan và cộng đồng quốc tế cần phải nỗ lực hợp tác thiết thực bằng các cam kết có ý nghĩa và bền vững để nhanh chóng chấm dứt bạo lực, tìm kiếm giải pháp ngoại giao hiệu quả. Điều này dù sẽ cần rất nhiều thời gian và thiện chí, nhưng hoàn toàn đáng để tất cả các bên cùng nỗ lực vì một vùng đất Trung Đông hòa bình và ổn định.

User
Ý KIẾN

Sau lần đầu tiên bị mất điện và khôi phục được một phần, Cuba tiếp tục bị mất điện toàn quốc lần thứ hai trong hai ngày.

Theo Bộ Tài chính Mỹ, năm tài chính 2024 đánh dấu mức thâm hụt cao thứ ba trong lịch sử “Xứ cờ hoa", chỉ sau hai năm 2021 và 2020 trong khi trả lãi cho nợ công tăng gần 30%.

Tính đến chiều 19/10, 9 người đã thiệt mạng trong một vụ cháy nhà xảy ra ở thành phố Hoài Nam, tỉnh An Huy, miền Đông Trung Quốc. Nguyên nhân của vụ tai nạn đang được điều tra.

Ngày 18/10, 5 người thiệt mạng và 2 trẻ em bị thương trong một vụ xả súng ở tỉnh Eastern Cape của Nam Phi. Nạn nhân là thành viên trong một gia đình.

Theo Viện Nghiên cứu kinh tế năng lượng và phân tích tài chính (IEEFA), lượng nhập khẩu LNG từ Nga vào EU đã tăng 18% trong nửa đầu năm 2024 so với cùng kỳ năm 2023.

Những cơn mưa lớn kéo dài trong vài ngày qua đã gây ngập lụt tại miền Nam nước Pháp. Đợt lũ lụt này được cho là do tàn dư của bão nhiệt đới Kirk đổ bộ vào Tây Âu trước đó không lâu.

Bộ trưởng Lục quân Mỹ Christine Wormuth ngày 19/10 đã xác nhận hệ thống phòng không Patriot ở Ukraine là do kíp trắc thủ của Mỹ điều khiển.

San hô bị tẩy trắng trên toàn cầu bắt đầu vào năm ngoái là đợt lớn nhất từng được ghi nhận. Diện tích rạn san hô bị ảnh hưởng tiếp tục gia tăng trong thời gian gần đây.

Bộ Quốc phòng Nga ngày 19/10 cho biết quân đội Nga đã kiểm soát khu định cư Zoryanoye tại Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DPR).

Ngày 19/10, Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7) lần đầu tiên đã khai mạc tại thành phố Naples, miền Nam Italy trong bối cảnh căng thẳng leo thang ở Trung Đông và cuộc xung đột tại Ukraine vẫn đang tiếp diễn.

Ngày 19/10, Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã có cuộc hội đàm với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan tại Istanbul.

Ngày 19/10, lực lượng Hezbollah đã bắn hàng chục quả rocket vào các khu vực ở biên giới miền Bắc Israel, khiến nhiều tòa nhà bị hư hại và một người thiệt mạng.

Thâm hụt thương mại của Nhật Bản trong nửa đầu tài khóa 2024 đã tăng 14,4% so với cùng kỳ năm trước, đạt 3.110 tỷ yen (20,8 tỷ USD), trong bối cảnh đồng yen yếu làm tăng chi phí nhập khẩu.

Những ngày qua, lực lượng phòng vệ Israel nhiều lần nổ súng và tấn công vào căn cứ của lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc ở miền Nam Liban. Vụ việc đã làm cho căng giữa Israel và Liên hợp quốc ngày càng leo thang.

Các nhà lãnh đạo nhóm Bộ tứ gồm Mỹ, Anh, Đức và Pháp ngày 18/10 đã nhóm họp thượng đỉnh tại Đức. Các bên nhất trí duy trì sự ủng hộ Ukraine và kêu gọi ngừng bắn ở Trung Đông.

Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ngày 18/10 đã cam kết phát triển các tiêu chuẩn chung cho trang thiết bị quân sự, nhằm nâng cao khả năng tương thích và phối hợp tác chiến giữa 32 quốc gia thành viên.

Sáng 19/10, một máy bay không người lái (UAV) của lực lượng Hezbollah ở Liban đã vượt qua lưới phòng không Israel và tấn công vào Tư dinh của Thủ tướng Israel nằm sâu trong lãnh thổ nước này.

Việc Israel hạ sát thủ lĩnh Hamas Yahya Sinwar có thể được Tổng thống Mỹ Joe Biden sử dụng làm lý do để gây sức ép buộc Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu chấm dứt cuộc chiến ở Dải Gaza. Tuy nhiên, trong những tháng cuối nhiệm kỳ, ông Biden có thể không có đủ trọng lượng để nhà lãnh đạo Israel khuất phục và hành động theo ý mình.

Ứng cử viên Tổng thống Mỹ của đảng Cộng hòa, ông Donald Trump, đang dẫn trước đối thủ đảng Dân chủ, bà Kamala Harris, ở cả 7 bang chiến địa nhưng với khoảng cách không đáng kể.

Liên đoàn bán lẻ quốc gia Mỹ (NRF) mới đây dự báo người tiêu dùng tại nước này sẽ chi gần 1.000 tỷ USD trong dịp nghỉ lễ mùa Đông năm nay, tăng nhẹ so với năm 2023.

Sau một năm kể từ khi xung đột giữa Israel và Hamas bùng nổ, hầu hết người dân tại Gaza đang phải đối mặt với tình trạng nghèo đói nghiêm trọng, nền kinh tế bị tàn phá và tỷ lệ thất nghiệp gia tăng đáng kể.

Sáng nay, 19/10, một người đàn ông đã ném một số vật giống như bom xăng trước trụ sở đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền ở khu vực Nagatacho, Chiyoda, Tokyo (Nhật Bản). Sau đó, người này đã lái xe tông vào hàng rào trước Văn phòng Thủ tướng cách đó không xa và bị bắt giữ tại chỗ.

Bộ Quốc phòng Nga thông báo, ngày 18/10, nước này và Ukraine đã trao đổi tổng cộng 190 tù binh với 95 người mỗi bên, theo thỏa thuận được hoàn tất thông qua vai trò trung gian của Các Tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất (UAE).

Trong cuộc họp báo chung sau cuộc gặp với người đồng cấp Liban Najib Mikati, Thủ tướng Italy Giorgia Meloni tuyên bố, chuyến thăm của bà truyền tải thông điệp bày tỏ sự đoàn kết và ủng hộ người dân Liban đang phải gánh chịu hậu quả của cuộc xung đột giữa lực lượng Hezbollah và Israel.

Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Triều Tiên ngày 18/10 ra tuyên bố khẳng định, nước này đã tìm thấy những mảnh vỡ từ một thiết bị bay không người lái (UAV) quân sự bị rơi của Hàn Quốc.

Quân đội Israel ngày 18/10 cho biết đã điều thêm một đơn vị tới phía Bắc Gaza để hỗ trợ các lực lượng đang hoạt động tại đây. Chiến dịch mới nhất của Israel tại phía Bắc Gaza bắt đầu từ đầu tháng này đã khiến hàng trăm người Palestine thiệt mạng.

Đối với nhiều người dân ở Gaza, việc thủ lĩnh Hamas Yahya Sinwar cố gắng đánh trả một máy bay không người lái của Israel bằng cây gậy của mình là “cách những anh hùng chết”. Đối với những người khác, đó là một minh chứng cho các thế hệ tương lai về tinh thần kháng chiến của người Palestine.

Người phát ngôn Lầu Năm Góc, Thiếu tướng Patrick Ryder cho biết, không có bằng chứng nào cho thấy sự hiện diện của người ngoài hành tinh trên Trái đất.

Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) cho biết đã ghi nhận 20 quả rocket được khai hỏa từ lãnh thổ Liban vào khu vực Safed phía Bắc Israel. Một số rocket trong số đó đã bị đánh chặn, những quả còn lại rơi xuống khu vực trống trải và không gây thương vong.

Ngày 18/10, NATO đã khởi động 5 sáng kiến đa quốc gia nhằm tăng cường khả năng phòng thủ cho các nước đồng minh.

Chỉ số giá tiêu dùng CPI tháng 9 của Nhật Bản đã cho thấy đà hạ nhiệt sau khi có xu hướng tăng trong các tháng trước.

Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 18/10 đã lên tiếng ủng hộ khôi phục định dạng “Bộ tứ Trung Đông” gồm Mỹ, Liên minh châu Âu, Liên hợp quốc và Nga để giải quyết xung đột Palestine - Israel và cho rằng có thể mở rộng mô hình này.

Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 18/10 đã có cuộc gặp với lãnh đạo các cơ quan báo chí từ các quốc gia BRICS tại Moscow, trước thềm Hội nghị Thượng đỉnh BRICS diễn ra tại Kazan từ ngày 22-24/10.

Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) mới đây cho biết, hàng triệu người dân trên khắp miền Nam châu Phi đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng lương thực tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ, đồng thời cảnh báo khả năng cung cấp cứu trợ của tổ chức này có nguy cơ bị hạn chế do thiếu hụt ngân sách.

CEO của Tesla, tỷ phú Elon Musk bắt đầu chiến dịch vận động tranh cử kéo dài 5 đêm cho ứng viên đảng Cộng hòa Donald Trump tại Pennsylvania.

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã thị sát Ban chỉ huy Quân đoàn 2 của Quân đội Nhân dân Triều Tiên. Sau khi nghe báo cáo, ông đã kiểm tra mức độ sẵn sàng chiến đấu của lực lượng quân đội tại đây.

Tháng trước, chính phủ liên bang Australia đã công bố rằng họ có kế hoạch cấm thanh thiếu niên sử dụng mạng xã hội. Đây được coi là một hành động tiên phong của quốc gia này nếu kế hoạch được triển khai thành công.

Mới đây, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đề xuất với các đối tác BRICS sử dụng tiền kỹ thuật số trong các hoạt động đầu tư. Ông nhấn mạnh đây có thể là một bước tiến trong quá trình phát triển của các nước Nam toàn cầu.

Trong quý III vừa qua, nền kinh tế Trung Quốc đã ghi nhận mức tăng trưởng chậm nhất kể từ đầu năm 2023, làm dấy lên những lo ngại về khả năng phục hồi của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Hơn một năm sau cuộc tấn công của Hamas vào Israel, ngày 17/10, quân đội Israel thông báo thủ lĩnh Hamas Yahya Sinwar đã thiệt mạng.

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã tới Thủ đô Berlin của Đức trong chuyến thăm kéo dài một ngày để thảo luận với các nhà lãnh đạo Đức, Pháp, Anh về tình hình Ukraine, trong bối cảnh Kiev đang thúc giục các đồng minh phương Tây có những hành động dứt khoát để sớm chấm dứt xung đột.

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Anh David Lammy đến Trung Quốc mới đây đánh dấu lần thứ hai trong vòng sáu năm, một nhà ngoại giao hàng đầu của Anh đến Bắc Kinh, nhấn mạnh nỗ lực của Chính phủ Anh nhằm thiết lập lại mối quan hệ với Trung Quốc bất chấp những khác biệt trong quá khứ.

Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva bày tỏ sự lạc quan về tương lai của Mỹ tại IMF và Ngân hàng Thế giới trước cuộc bầu cử sẽ diễn ra vào ngày 5/11 tới.

Sau sự việc Israel hạ sát thủ lĩnh cấp cao nhất của Hamas, ông Yahya Sinwar, các nhà lãnh đạo phương Tây, trong đó có Mỹ và EU cho rằng đây là cơ hội để chấm dứt xung đột đã kéo dài hơn một năm qua ở Gaza.

Ngày 18/10, Nga cho biết sắp bao vây thành phố Kurakhove thuộc Donestk. Trong khi đó, phía Ukraine cho biết, tổng cộng có 210 cuộc giao tranh đã xảy ra trong ngày qua tại Ukraine, chủ yếu ở mặt trận Kurakhove và Pokrovsk.

Kết quả cuộc điều tra của nhóm vận động Global Witness công bố cho thấy, các mạng xã hội TikTok và Facebook đã duyệt những quảng cáo chứa tin sai, tin giả về cuộc bầu cử Mỹ chỉ vài tuần trước khi cuộc bỏ phiếu chính thức bắt đầu.