Lợn bản về xuôi | Con đường doanh nhân | 05/10/2023
Với mục tiêu: làm cầu nối để giúp những bà con dân tộc Mường Khương có nguồn thu nhập ổn định; người tiêu dùng cũng có thêm nguồn thực phẩm ngon, sạch, chị Cao Thị Hòa đã từ bỏ công việc của một công chức nhà nước để về vùng cao mở doanh nghiệp. Cải biến những thói quen của người dân tộc, hướng dẫn họ cùng tham gia sản xuất một cách chuyên nghiệp là con đường chưa bao giờ dễ dàng.
TIN LIÊN QUAN
CEO 'lội ruộng' | Con đường doanh nhân | 03/08/2023
CEO Lê: ‘Tôi liều khi lao vào quạt công nghiệp’| Con đường doanh nhân | 10/08/2023
Chắp cánh thương hiệu Việt | Con đường doanh nhân | 24/08/2023
Chuyện của ông chủ với 2.300 phòng trọ | Con đường doanh nhân | 31/08/2023
Giấc mơ xe đạp Việt| Con đường doanh nhân| 07/9/2023
Ý KIẾN
Ứng dụng triệt để vi sinh, theo đuổi con đường sản xuất sạch là hành trình không mấy dễ dàng đối với Nguyễn Anh Tuân, chàng trai vốn được đào tạo về chuyên ngành Thương mại điện tử và truyền thông. Quyết tâm khởi nghiệp từ cam Cao Phong, loại trái cây có tiếng của Bắc Bộ đã biến Tuân từ một người chuyên phân phối sản phẩm vi sinh thành “nông dân” thực thụ. Vita Garden đã đón những mùa quả ngọt, con đường sản xuất sạch mà anh theo đuổi cũng mở ra triển vọng mới.
Là con gái của làng nghề thủ công truyền thống mây tre đan Vạn Phúc, Thanh Trì, Hà Nội, nghề đan đã ngấm vào trong máu chị Nguyễn Thị Thanh Hương từ nhỏ. Lấy chồng ở xứ sở Phù Tang, may mắn có được thành công sau lần muốn thử giúp người bạn Nhật Bản làm một đơn hàng túi đan bằng sợi nhựa, chị Hương đã quyết tâm theo nghề truyền thống. “Muốn thử” đã mở ra cho chị Hương, người sáng lập Shonan Việt Nam và nhiều người dân làng nghề một hướng phát triển mới, tiềm năng.
Hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phát triển công nghệ cao và tự động hoá công nghệ thông minh quản lý và vận hành toà nhà, Chủ tịch HĐQT kiêm CEO Công ty CP Tập đoàn Song Nam Nguyễn Mạnh Tùng cùng các cộng sự giờ đây tham vọng kiến tạo mô hình xã hội số trên nền tảng IoT.
Du lịch Tây Bắc (Tây Bắc Travel) là một trong những doanh nghiệp lữ hành hàng đầu chuyên khai thác các tour gắn với khu vực miền núi phía Bắc - một địa bàn đặc sắc về điểm đến và văn hóa của du lịch Việt Nam. Với anh Nguyễn Văn Tùng - CEO của Du lịch Tây Bắc, điều thôi thúc không chỉ là làm du lịch, làm kinh tế, mà còn là trách nhiệm xã hội với quê hương.
Cách đây gần 10 năm, chị Phạm Thị Thúy An đã ấp ủ và cùng cộng sự mày mò, nghiên cứu các loại đồ uống sử dụng nguyên liệu từ yến mạch. Sau 7 năm, chị đã quyết định mở chuỗi bán hàng vào đúng thời điểm thị trường đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid. Với lối tư duy ngược, chị Thúy An cho rằng, khi thị trường đang biến động và sắp xếp lại theo một trật tự mới sẽ có rất nhiều cơ hội được nhen nhóm.
Thành lập doanh nghiệp từ năm 2008 nhưng sau 12 năm bị mất doanh nghiệp vào tay người khác. Gây dựng lại từ đầu với doanh nghiệp mới, thương hiệu mới, khai phá thị trường mới… song anh Nguyễn Văn Khải, Giám đốc Công ty THNH K’sun, vẫn luôn thấy mình may mắn. Mỗi vấp ngã lại thêm một lần kinh nghiệm, để trưởng thành và vững vàng hơn.
Nói về những người làm du lịch của Hà Nội, phải kể tới ông Phùng Quang Thắng. Một người sinh ra để làm du lịch, luôn trăn trở để sáng tạo những sản phẩm du lịch mới. Cho đến nay, nhiều sản phẩm du lịch mà ông tham gia lên tý tưởng và thực hiện đã trở nên rất quen thuộc với du lịch Thủ đô. Trải qua nhiều vị trí công tác khác nhau, nhưng tất cả đều gắn với đam mê tìm tòi và sáng tạo nên những sản phẩm du lịch, dường như với ông Phùng Quang Thắng, hành trình đó là vô tận.
“Biến sự khiếm khuyết thành hoàn hảo, sống như những gì vốn có để khẳng định bản thân mình”, đó là tâm niệm của anh Phạm Việt Hoài và các cộng sự khi gây dựng KymViet. Hơn 10 năm gia nhập thị trường, trải bao khó khăn, sóng gió, nhưng người thuyền trưởng của KymViet vẫn vững tay chèo cùng anh em, cộng sự viết nên “Câu chuyện từ những mảnh ghép”.
Tốt nghiệp kiến trúc tại Anh, kinh nghiệm 8 năm làm việc cho một công ty quốc tế có trụ sở tại London, kiến trúc sư Nguyễn Phúc Minh quyết định trở về Việt Nam khởi nghiệp và đã cùng một số người bạn sáng lập Công ty Kiến trúc MPN & Partners.
Trong hơn 20 năm gây dựng doanh nghiệp, anh Trần Quốc Toản, Giám đốc Công ty TNHH Cửa Đỏ không ít lần muốn từ bỏ. Song có nhiều điều khiến anh tiếp tục hành trình. Đến nay, doanh nghiệp của anh đã trở thành đơn vị xuất khẩu lớn trong làng nghề Duyên Thái, góp phần không nhỏ trong việc gia tăng giá trị cho sản phẩm sơn mài Việt.
Tháng 8/2024, có một triển lãm tranh mang tên "Mạch di sản" được tổ chức tại Hà Nội. Đó là một triển lãm đặc biệt, khi các bức tranh dân gian quen thuộc của các dòng tranh Hàng Trống, Đông Hồ, Kim Hoàng được tái tạo trên cơ sở kỹ thuật tranh sơn mài và tranh sơn khắc, mang đến đời sống mới cho hội họa dân gian.
Mấy chục năm gắn bó với lĩnh vực sản xuất kinh doanh sản phẩm thủ công mỹ nghệ, vượt qua không ít thăng trầm, chị Vũ Thị Cẩm Tú - Giám đốc Công ty TNHH An Đô đã chứng tỏ khả năng chèo lái doanh nghiệp bằng sự nhanh nhạy, quyết đoán, linh hoạt và mềm dẻo.
Với hơn 60 năm hình thành và phát triển, Bóng đèn phích nước Rạng Đông đã trở thành thương hiệu quen thuộc với thị trường và người tiêu dùng nội địa. Từ một doanh nghiệp sản xuất truyền thống tập trung vào sản phẩm dân dụng là bóng đèn và phích nước, Rạng Đông đã sớm nhận ra cần thích nghi với xu hướng thay đổi nhanh chóng của nền kinh tế thời đại 4.0.
Tiếp cận với các lĩnh vực viễn thông, truyền dẫn từ thuở đầu, cho đến nay, ông Trần Văn Nam, Tổng giám đốc Vision Tech JSC và doanh nghiệp của mình tự hào là một trong những đơn vị cung cấp các thiết bị ắc quy lớn nhất cho ngành này, đối tác của các tên tuổi lớn như Viettel, VNPT…
Bà Dương Thị Hạnh Chi - nhà sáng lập của Công ty Hà Chi Official đã kết hợp giữa giá trị truyền thống và hiện đại, khai thác những đặc tính quý của cây trà hoa vàng, tạo nên những sản phẩm đa dạng, phù hợp với xu hướng của thị trường và nhu cầu của người tiêu dùng.
Kem là món ăn được rất ưa chuộng trong mùa hè nóng nực. Và đối với nhiều người, khi nhắc đến ẩm thực Hà Nội cũng không thể bỏ qua món kem. Với nhu cầu hiện tại của thị trường, các loại kem được sản xuất công nghiệp hiện rất đa dạng để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
Covid được ví như cơn bão có sức tàn phá khủng khiếp đối với doanh nghiệp và nền kinh tế. Việc chèo lái, đưa doanh nghiệp vượt qua sóng gió đòi hỏi sự ứng biến linh hoạt của các doanh nhân. Câu chuyện từ Vinatex, doanh nghiệp nòng cốt của ngành dệt may cho thấy bản lĩnh của những người đứng mũi chịu sào.
Với tinh thần chạm vào di sản trên hành trình khám phá Việt Nam, sau vừa đúng 100 năm, ông Phạm Hà - Chủ tịch kiêm CEO của Lux Group đã đóng mới Du thuyền Di sản mang tên Bình Chuẩn. Từ kiểu dáng đến tên gọi đều được dựa trên thiết kế và ký ức kiêu hãnh từ con tàu sắt Việt Nam đầu tiên trong lịch sử của doanh nhân Bạch Thái Bưởi - người được mệnh danh là Vua tàu thủy Việt Nam đầu thế kỷ 20.
Tiếp quản doanh nghiệp chuyên về sản xuất các sản phẩm từ bèo tây, cói, chị Nguyễn Thị Bích Nga, Giám đốc kinh doanh Công ty TNHH Ngọc Sơn Handicraft và cộng sự quyết tâm gây dựng thương hiệu riêng và xuất khẩu trực tiếp, bên cạnh làm gia công cho các đơn vị xuất khẩu lớn.
Vốn là dân văn phòng nhưng với tình yêu thực phẩm sạch, chị Đỗ Ngọc Trâm - giám đốc Công ty Organic Green nut đã quyết định khởi nghiệp bằng dự án sản xuất các sản phẩm từ đậu tương có nguồn gốc thuần Việt, không biến đổi gen.
Từ một đơn vị chuyên nhập khẩu và phân phối máy tính, ông Lại Hoàng Dương đã gây dựng doanh nghiệp theo hướng sản xuất lắp ráp với mong muốn tạo ra sản phẩm máy tính “make in Việt Nam”. Thương hiệu “Thánh Gióng” được xây dựng như một mục tiêu khẳng định sự kiên trì, bền bỉ để đưa trí tuệ, sáng tạo của người Việt từ sơ khai, non trẻ trong lĩnh vực này vươn lên với “sức mạnh Phù Đổng”.
Sau 18 năm, Công ty Cổ phần Diligo Holdings của ông Vũ Đức Sỹ gây dựng bằng sự “Tử tế từ tâm” đã trở thành đối tác tin cậy của nhiều sàn thương mại điện tử hàng đầu thế giới và xuất khẩu sản phẩm đi các thị trường khó tính như Nhật, Mỹ, Hàn Quốc…
Dám từ bỏ công việc ổn định để bắt đầu một ngã rẽ mới mà biết trước là rất nhiều khó khăn, vất vả, chị Phạm Thị Kiều Oanh - Giám đốc Công ty cổ phần Sinh thái ruộng rươi (Rueco - JSC) đã trở thành người tiên phong phát triển mô hình nông nghiệp sinh thái cộng sinh lúa - rươi tại Việt Nam.
Kinh nghiệm 10 năm ngồi phòng Lab và những trăn trở về những đề tài khoa học hữu ích không được đưa vào ứng dụng đã thôi thúc Thạc sỹ Trần Thị Hương Giang - Nhà sáng lập kiêm Phó Giám đốc Công ty cổ phần dược phẩm Gena Tech bắt đầu hành trình khởi nghiệp ở tuổi 28.
Tạo dựng được thương hiệu trong ngành may mặc sau nhiều thăng trầm, chị Hương Nguyễn quyết định dấn thân vào lĩnh vực thiết kế áo dài. Nữ doanh nhân đã có những thành quả ban đầu.
Theo ước tính của Hiệp hội Gia vị Thế giới, Việt Nam đang có sản lượng quế đứng thứ ba, sản lượng hồi đứng thứ nhì thế giới. Đây là cơ hội rất lớn cho người nông dân và các doanh nghiệp để quế hồi Việt Nam được tỏa hương .
Nghệ nhân Trần Thị Ngọc Lan, chủ cơ sở sản xuất lụa Lan Sơn, đã giành nhiều giải về thiết kế mẫu mã cho chuyên ngành lụa. Chị cũng là người có nhiều đóng góp trong việc khôi phục những mẫu hoa văn cổ của lụa Vạn Phúc. Gần 20 năm làm nghề với không ít khó khăn song chưa một lần chị nghĩ đến từ bỏ. Chị Lan cũng là một trong những người “dệt nên thương hiệu” lụa cao cấp Vạn Phúc.
Luật sư Hà Công Tâm, chủ công ty luật Onekey and Patner (Đoàn luật sư TP Hà Nội) điều hành doanh nghiệp trong một lĩnh vực khá đặc thù: tư vấn luật. 15 năm dẫn dắt doanh nghiệp là một chặng đường nhiều khó khăn, vất vả nhưng cũng đầy trải nghiệm thú vị.
Công ty cổ phần Công nghệ VConnex - doanh nghiệp Sao Khuê có ba năm liên tiếp được vinh danh là Nền tảng công nghệ tiên phong, nhiều năm liền đạt giải thưởng Make in Việt Nam, giải thưởng Nền tảng Nhà thông minh Việt xuất sắc nhất, top 1 hàng Việt Nam được người dùng yêu thích, top 10 Doanh nghiệp Công nghệ số xuất sắc của Việt Nam. Sau đây là câu chuyện của CEO Nguyễn Đức Quý, sẽ kể về hành trình khởi nghiệp đầy thú vị của bản thân, chèo lái VConnex từ một doanh nghiệp rất nhỏ, trở thành một công ty công nghệ hàng đầu tại Việt Nam hiện nay.
Là người thuộc thế hệ trẻ của làng nghề, anh Phùng Minh Hợp có điều kiện thuận lợi là được định hướng sẵn bằng nghề truyền thống của gia đình, dòng tộc. Tuy nhiên, đây cũng là áp lực đối với những người trẻ như anh: lựa chọn con đường nào để có thể khẳng định mình, sáng tạo ra sao để có thể tiếp tục phát triển nghề lên những nấc thang mới. Khát vọng, suy nghĩ, trăn trở… và đầy ắp những thách thức phải đối diện khi không theo lối mòn xưa cũ.
Từng bị cụt vốn, phá sản vì miến, phải tìm đường ra nước ngoài xuất khẩu lao động suốt 18 năm, nhưng cũng chính sợi miến Làng So đã đưa anh Dương Đình Khôi trở về quê hương với quyết tâm khôi phục và phát triển nghề truyền thống của cha ông lên một tầm cao mới. Sau 6 năm bền bỉ gây dựng, anh là người đầu tiên của làng nghề đưa sản phẩm miến So 'xuất ngoại'.
CEO Nguyễn Thị Khuyên, Giám đốc Công ty TNHH Nasaki, đã tìm thấy con đường lập nghiệp ở quê hương Yên Bái, tạo nên những sản phẩm ngói màu không nung thân thiện với môi trường, có mặt tại nhiều dự án lớn trong cả nước. Người xưa có câu 'khô như ngói' - nhưng với nữ doanh nhân Nguyễn Thị Khuyên - những sắc ngói màu trở nên mặn mà, ẩn chứa vẻ đẹp của ý chí vươn lên.
Hơn 50 lao động từ huyện vùng cao xa xôi Bắc Hà được tạo sinh kế mới khi trở thành công nhân của Công ty cổ phần gốm sứ Hoàng Sa Việt Nam. Câu chuyện đào tạo những người lao động vốn không có chút kiến thức nào về nghề, những khó khăn, những trải nghiệm… là hành trình thú vị của nghệ nhân, doanh nhân Phùng Văn Hoàn.
Với nỗ lực của các nhà đồng sáng lập và sự chung sức đồng lòng của tập thể cán bộ nhân viên, những giải thưởng như: Sao Khuê, sao Vàng Đất Việt, Doanh nghiệp Trẻ Hà Nội tiêu biểu... là những phần thưởng đáng tự hào cho VietED. Không chỉ dừng ở đó, giấc mơ vươn ra biển lớn đang dần trong tầm tay khi VietED đã có cơ hội tham gia rất nhiều các Hội nghị, Diễn đàn tầm cỡ khu vực và thế giới. Không chỉ có vậy, có những Công ty tại thung lũng Silicon đã sử dụng sản phẩm của VietED trong đào tạo trực tuyến... Và giấc mơ mang trí tuệ Việt ra thế giới thật sự đã không còn xa.
Xuất thân từ nhà giáo, nhưng sau biến cố về sức khỏe, bà Phượng cảm nhận được hiệu quả của các cây dược liệu và đã quyết định gắn bó, bảo tồn, gìn giữ phát triển với các cây dược liệu Việt. Trải qua bao thăng trầm, bà Phượng và và Công ty VietRap đã thành công với việc bảo tồn nhân giống, trồng thương phẩm các cây dược liệu quý, đặc trưng của Việt Nam. Đồng thời, chế biến nâng cao giá trị cho cây dược liệu Việt, xuất khẩu ra Thế giới.
Đôi dép cao su, đôi dép của lịch sử đang tiếp tục khẳng định sức sống trong xã hội hiện đại. Hơn ba vạn đôi dép cao su thủ công đã theo chân khách hàng chu du khắp thế giới. Hành trình thú vị của những đôi dép 'made in Viet Nam' đang được Nguyễn Tiến Cường, người kế thừa thương hiệu 'Vua dép lốp', viết tiếp bằng nhiều dự định.
Với giấc mơ tạo ra những loại hạt hữu cơ đạt tiêu chuẩn quốc tế, anh Lại Ngọc Thanh cùng các cộng sự đã quyết định lựa chọn vùng núi cao để phát triển các vùng nguyên liệu hữu cơ bền vững. Cao Bằng, vùng núi có độ cao hơn 1000m so với mực nước biển, có nhiệt độ trung bình thấp hơn so với các vùng đồng bằng từ 5-7 độ C, là nơi có biên độ nhiệt giữa ngày và đêm cao, góp phần cho sự sinh trưởng của cây có sự khác biệt, đã được anh Thanh lựa chọn để phát triển để tạo nên hương vị tinh khiết và đặc trưng cho các loại hạt trồng.
Ở tuổi 35, Hoàng Mạnh Trung đã có một doanh nghiệp cung cấp giải pháp tự động hóa, nhà máy thông minh, hệ thống quản lý tối ưu cho các doanh nghiệp sản xuất ô tô, điện tử, công nghiệp phụ trợ. 9 năm khởi nghiệp và 8 năm hoạt động của công ty Fumee Tech đã tạo cho anh một vị thế vững chắc, là đối tác tin cậy của những nhà thầu hàng đầu Hàn Quốc, Nhật Bản, tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Mục tiêu của anh là góp sức định hình diện mạo công nghệ, kỹ thuật của Việt Nam, xây dựng tương lai cơ khí Việt Nam theo hướng cơ khí tự động hóa, nhà máy thông minh.
Dệt vải để làm thời trang từ sợi chuối, đan lát đồ thủ công mỹ nghệ, nội thất cũng từ sợi chuối. Khát vọng làm giầu cho doanh nghiệp, tạo sinh kế cho nhiều nông dân từ loại cây vô cùng phổ biến này ở Việt Nam đang được anh Bùi Khánh Dũng - Chủ tịch Công ty Cổ phần Musa Pacta dần hiện thực hóa. Hàng chục tỷ đồng, rất nhiều công sức, trí tuệ đã được anh Dũng và các cộng sự đầu tư cho sợi tơ chuối bé nhỏ. Anh cũng là chủ sở hữu bằng độc quyền sáng chế thiết bị xử lý thân cây chuối.
Chị Nguyễn Thị Thùy, Giám đốc điều hành Công ty cổ phần Dịch vụ và Thương mại Nhuận Phát, là thế hệ điều hành thứ hai của một doanh nghiệp top đầu trong lĩnh vực vệ sinh công nghiệp có hơn 21 năm phát triển với hơn 300 nhân sự. Từ những công việc đơn giản nhất, chị đã kinh qua nhiều vị trí trong công ty, và được giao trọng trách Giám đốc điều hành. Tầm nhìn và những kinh nghiệm trong lĩnh vực vệ sinh công nghiệp đã giúp chị tạo nên những bước chuyển đổi mạnh mẽ, thúc đẩy Nhuận Phát trở thành một doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực đặc thù này.
Người trong ngành gọi doanh nhân Ngô Đức Phương là 'tiến sĩ mê rừng', bởi phần lớn thời gian anh gắn bó với các vùng rừng núi trên khắp cả nước để tìm kiếm, nghiên cứu và bảo tồn các loại dược liệu quý của Việt Nam. Mấy chục năm trong nghề, chứng kiến kho báu dược liệu của người Việt ngày càng bị mai một, thậm chí có nhiều cây thuốc quý bị khai thác đến mức tận diệt, vị 'tiến sĩ mê rừng' này luôn ấp ủ quyết tâm khôi phục, gìn giữ 'kho báu' đó. Anh hiện là viện trưởng Viện thuốc Nam và giám đốc chuyên môn tại công ty cổ phần Chân Dược.
2023 là một năm đầy sóng gió đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu. Thị trường biến động, kim ngạch giảm sút, phí logistic tăng đột biến… Chèo lái, đưa doanh nghiệp vượt qua sóng gió này đòi hỏi sự ứng biến linh hoạt của các doanh nhân. Câu chuyện từ Hapro, một đơn vị lớn trong lĩnh vực xuất nhập khẩu của Hà Nội cho thấy bản lĩnh của những người 'đứng mũi chịu sào'.
Tham gia thị trường vốn có sự cạnh tranh gay gắt, không dễ để tồn tại, chị Dương Thị Trang - Giám đốc Công ty TNHH Yến Sành đã chọn minh bạch hóa quy trình sản xuất, chế biến là lối đi riêng cho doanh nghiệp của mình. Mô hình trải nghiệm trực tiếp các công đoạn chế biến lần đầu được áp dụng tại thị trường Hà Nội đã tạo dựng được niềm tin nơi khách hàng. Sau 5 năm bước chân vào lĩnh vực mới với không ít thăng trầm, chị đã từng bước đưa doanh nghiệp nhỏ bé của mình phát triển.
Hẳn trong chúng ta, ai cũng biết đến ngôi làng Việt cổ đầu tiên được xếp hạng di tích quốc gia - làng cổ Đường Lâm - một biểu tượng văn hóa của xứ Đoài. Và với những người đã từng đến với Đường Lâm, hẳn mọi người đều đã từng ghé thăm không gian sáng tạo của Đoài Creative, thưởng thức bữa cơm quê tại quán ăn mang tên 'Bếp làng', và thậm chí không ít người đã ngủ lại một đêm tại những homestay mang phong cách cổ của 'Bếp làng'. Người đã tạo nên những sản phẩm du lịch độc đáo đậm chất văn hóa Đường Lâm ấy chính là kiến trúc sư - doanh nhân Khuất Văn Thắng - người sáng lập Đoài Creative và Bếp làng.
Họa sĩ, nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát nổi tiếng với nghệ thuật sơn mài đương đại. Những bộ tác phẩm độc đáo, đặc sắc thuyết phục được cả người trong nghề và khách hàng trong nước, nước ngoài. Song 'cơm áo không đùa với khách thơ', chỉ làm nghệ thuật thôi thì không thể duy trì được nghề. Với nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát, đó là câu chuyện phải làm sao để cân bằng được cả lợi ích về kinh tế với phát triển nghệ thuật.
Trải qua nhiều lĩnh vực kinh doanh, chị Trịnh Kim Thư, Tổng Giám đốc Công ty CP Trà xạ đen MD Queens đã quyết định gắn bó và phát triển các loại thảo mộc Việt. Sau nhiều thăng trầm giống như bao người khởi nghiệp khác, với sự cố gắng nỗ lực không ngừng của bản thân, chị đã thành công với sản phẩm trà xạ đen MD Queens. Không dừng lại ở đó, hiện chị và các cộng sự đang tiếp tục nghiên cứu, chuẩn bị cho ra mắt thêm các sản phẩm từ thảo mộc tự nhiên.
0