Lọt thỏm giữa lòng bình yên
Mỗi dịp rảnh rỗi, tôi lại sang thăm anh, sau khi tạm biệt cái xô bồ phố thị. Chàng trai năm nào còn bay nhảy khắp chốn, nay chấp nhận về quê làm bạn với con gà, luống rau, cùng bao điều mà người đời thường cho là nhỏ nhặt.
Thỉnh thoảng tôi ngờ vực, liệu có phải cú ngã ngày đó làm anh buông bỏ những ganh đua được mất, khăn gói về quê để sống cuộc đời bình thường nơi thôn dã. Chẳng có câu trả lời nào được đưa ra. Rồi thì lâu dần, khi cũng vài ba lần va vấp, gặp lại anh bên căn nhà cấp bốn giữa rừng dã quỳ, tôi đột nhiên hiểu rằng lý do là gì đã chẳng còn quan trọng. Ít nhất thì hiện tại, anh đã chọn cho mình một khoảng trời bình yên để nương náu tâm hồn.
Nhớ cái ngày anh phá sản, dự án khởi nghiệp từng vọt lên như một con ngựa ô hăng hái chợt trở thành bức tường đè sập mọi nhiệt huyết tuổi trẻ. Bạn bè xa lánh, gia đình thất vọng, những hằng hà ánh mắt đổ dồn vào anh, khoáy sâu sự tự ti của thất bại. Anh khóa trang mạng xã hội, chặn mọi cuộc gọi hỏi han dù không phải cái nào cũng là giả tạo. Anh như bốc hơi trong vòng tròn bạn bè, và rồi cũng chẳng ai còn quan tâm mấy liệu rằng anh hiện tại đã ổn.
Tôi tình cờ bắt gặp anh trong một quán rượu nhỏ, một tháng sau đó. Nhìn anh vừa uống, vừa cười, vừa chảy nước mắt mà tôi chỉ biết thở dài. Tôi hiểu vết thương này không cần liều thuốc bên ngoài, mà cần chính bản thân anh đấu tranh mới có thể lành lặn. Không có lời khuyên nào được đưa ra từ tôi, ngoài những cái vỗ vai khe khẽ. Tôi ngồi cạnh anh thật lâu, đủ để anh cảm thấy không quá lạc lối giữa cuộc đời lạnh lùng, và cũng đủ để cảm nhận phần nào nỗi đau anh đang gánh. Ra về, anh nhìn tôi rồi cười, một nụ cười mà tới giờ này tôi vẫn chẳng hiểu hết hàm ý. Có lẽ là sự biết ơn và buông bỏ, tôi đoán thế.

Bẵng một thời gian, tôi gặp lại anh trong những bức ảnh trên trang cá nhân. Một khu vườn nhỏ, một căn nhà nhỏ, và một sự bình yên thật to. Tôi thở phào, thầm mừng cho anh vì đã tự xoa dịu được vết thương ngày trước. Chẳng ai hiểu mình bằng chính bản thân, và cũng chẳng ai thương mình như mình tự vỗ về an ủi. Khi tự chữa lành từ bên trong, thì vết thương sẽ không còn điểm sẹo xấu xí. Tôi thầm nhủ, đôi lúc một mình lại có ý nghĩa thật hay ho.
Anh gửi tôi xem mấy bức hình. Ngôi nhà cấp bốn được xây theo kiểu kiến trúc giống những năm 90, tường gạch chịu lực, khung thép và xà nhà bằng gỗ, có ba gian với nhiều cột chống phía trước. Sau này vì số thành viên tăng lên nên xây thêm cạnh đó hai tầng nhà kiểu ống có cầu thang nhỏ đặt bên ngoài sân sau, vừa thuận tiện vừa thẩm mỹ.
Qua bao mùa mưa mùa khô, anh dựng thêm hàng rào mắt lưới, thay mái ngói chống thấm và sơn lại màu áo mới. Dọc theo hàng rào quanh nhà, anh tỉ mỉ trồng những khóm dã quỳ dịu nhẹ, vừa che khuất bớt khoảng sân, vừa làm đẹp cho khu vườn tràn cây lá.
Ngôi nhà nằm cạnh trục đường nông thôn để thuận lợi cho lưu thông, cách con đường bằng mảnh vườn xanh mướt. Anh tự làm luống, bên trái trồng đủ loại rau: xà lách, hành lá, cải cúc, bên phải trồng bắp, chuối tiêu.
Nhờ có góc sân và mảnh vườn ấy nên tiếng ồn ào xe cộ hay bụi bặm ngoài đường được ngăn bớt, khiến tổ ấm nhỏ thêm phần bình an, tĩnh lặng.

Anh thường thích đặt mấy cái ghế nhựa ra ngoài sân gạch, ngồi nhâm nhi ly cà phê phin tự pha, rồi ngắm hoa cỏ quanh nhà do chính tay mình chăm sóc, miệng thì thầm câu hát vu vơ. Nhìn anh thư thái với những điều bình dị thường nhật, tôi bất giác mỉm cười, cũng học theo, đắm mình trong không gian tĩnh lặng.
Ngôi nhà này hẳn là có công năng chữa lành những thương tổn từ những bon chen, ganh đua, mệt nhọc. Có lẽ vì vậy mà nhiều người hay gọi ngôi nhà là mái ấm.
Có lẽ quyết định về quê là một lựa chọn cần nhiều sự dũng cảm, với những người như anh. Và cũng có lẽ, đó là quyết định đúng đắn khi anh đủ khả năng làm được những điều mình thích.
Chẳng hiểu sao, nhìn anh, tôi chợt nhớ tới câu rap trong một bài hát: "Nếu mà mệt quá giữa thành phố sống chồng lên nhau. Cùng lắm thì mình về quê, mình nuôi cá và trồng thêm rau". Ngôi nhà của anh đã làm tôi hiểu rằng, chỉ cần mình đủ năng lực và trách nhiệm với cuộc sống, thì dù ở nơi nào, lựa chọn ra sao, miễn bản thân thấy vui vẻ, thì mọi thứ đều sẽ trở nên dễ dàng.
Tôi thường nhớ tới nụ cười thư thái của anh khi tự tay chăm chút mái ấm nhỏ. Để rồi mỗi lúc tim trào lên những muộn phiền cơm áo, tôi lại bất giác nhớ về chốn thân quen nơi làng quê ấy, khẽ ước ao cũng có ngày được sở hữu một ngôi nhà nằm lọt thỏm giữa lòng bình yên, tắm tưới hồn mình bằng những màu xanh hy vọng, như thế.
TIN LIÊN QUAN
Ý KIẾN
Vào những ngày giữa tháng Ba, mùa xuân ấm áp khẽ khàng làm sáng bừng sắc đỏ rực rỡ của hoa gạo ở ven sông. Ở một nơi xa, có một người con lại thao thức nhớ sắc hoa gạo quê nhà.
Tháng Ba về, khi thời tiết ở Hà Nội dần trở nên ấm áp hơn, có người thường ra phố, tìm mua ít quả nhót từ gánh hàng của các chị bán rong trên phố. Dẫu không thích ăn chua nhưng chỉ cần nhìn thấy mấy quả nhót chín ứng đỏ như đôi má trẻ thơ khi gió xuân tràn về, lòng cô không khỏi nôn nao nỗi nhớ quê hương.
Trong những giận dỗi ngơ ngẩn của trẻ con, những suy bì hiếu thắng ngây ngô của tuổi trẻ, những giọt nước mắt tủi hờn uất ức của tuổi trưởng thành, cô ấy luôn có cha bên cạnh. Người như ngọn hải đăng soi đường chỉ lối cho cô giữa đêm tối mịt mùng.
Hạ chuẩn bị về trong nắng ấm. Chắc vì được gọi là Tháng thanh niên nên thời tiết lúc nào cũng rực rỡ. Năm nay, xuân còn dùng dằng chưa đi, nên cái nắng tháng Ba cũng nhẹ nhàng hơn, dịu dàng hơn…
Tháng Ba trở về, khe khẽ trong những cơn gió cuối xuân, rực rỡ trong sắc đỏ hoa gạo trải dài bên triền đê và thấm đẫm trong những cơn mưa phùn lất phất - thứ mưa mà người ta vẫn bảo là dành riêng cho hoài niệm. Tháng Ba - cũng là mùa hoa của tuổi trẻ.
Mùa xuân gõ cửa thành phố bằng những làn gió mát lành, bằng ánh nắng đầu ngày trải nhẹ trên những mái ngói rêu phong, bằng sắc xanh dịu dàng của những vòm cây vừa thay áo mới. Sáng nay, có người không vội vã lao vào công việc như mọi khi. Một cảm giác lạ len lỏi trong lòng như thể có điều gì đó đang chờ đợi cô phía ngoài ô cửa sổ.
Cách nhau một dải đê, những người sinh ra và lớn lên trên vùng đất cao ráo nơi trung tâm Hà Nội có lẽ sẽ chẳng mấy khi được chứng kiến cái uy thế dữ dằn và mãnh liệt của sông Hồng một thuở không tĩnh lặng.
Lúc còn ấu thơ, có hai chị em thường thơ thẩn dạo chơi quanh những cánh đồng lộng gió, nơi có những cây xoan thẳng chạy dài trồng đều tăm tắp ven đê. Mỗi tháng Ba về, những cánh đồng như một bầu trời đầy mây tím biếc, bồng bềnh trôi trong những giấc mơ tuổi thơ.
Xã hội càng phát triển nhanh chóng, con người càng nên biết cách sống chậm. Câu nói đó mới nghe tưởng như nghịch lý nhưng càng ngẫm càng thấy có lý. Người biết cách sống chậm hẳn sẽ có được niềm hạnh phúc đích thực, vững bền!
Có một người khi nghe một câu nói giản đơn của nhân vật trong phim "Đi đến nơi có gió" bỗng nhận ra rằng an tĩnh sẽ chữa lành tâm hồn…
Như có một sợi dây kết nối nào đó giữa những người chung dòng máu với nhau, có một người em gái luôn tin anh Hai đang ở bên cạnh mình bằng cách này hay cách khác. Anh ở trong tâm trí cô, dùng sức mạnh vô hình bảo vệ cô em gái nhỏ.
Có một người, cũng như bao người mẹ khác, luôn khao khát một mái ấm bình yên cho các con mình. Nhưng cuộc sống không phải lúc nào cũng diễn ra như ta mong muốn.
Những sáng mai thức giấc giữa vô vàn tiếng chim, có người chợt nhận ra thành phố nơi cô sống là một thành phố hiền lành, không chỉ dành cho con người mà còn dành cho chim muông hoa cỏ.
Có những điều trong đời, dù muốn hay không, người ta vẫn bị đặt trong một chiếc khung vô hình. Chiếc khung ấy mang tên định kiến. Định kiến giống như một tấm gương mờ, phản chiếu những hình ảnh lệch lạc và bóp méo mọi điều vốn dĩ thật giản đơn.
Phụ nữ hiện đại có rất nhiều mối quan tâm. Khi còn trẻ, họ tràn đầy nhiệt huyết, mục tiêu phấn đấu cho công danh sự nghiệp. Nhưng khi đã lập gia đình rồi, những lo toan đã ít nhiều chi phối họ, khiến họ luôn trăn trở làm sao để lựa chọn giữa sự nghiệp và gia đình?
Cuộc sống giống như một con đường dài, nơi mỗi bước chân ta đi qua đều mang theo những dấu vết của niềm vui, nỗi buồn và cả những vấp ngã. Không ai trong chúng ta bước đi mà không một lần trượt ngã. Nhưng điều kỳ diệu nhất của con người chính là khả năng đứng dậy từ những lần đó, mạnh mẽ hơn, kiên cường hơn.
Hà Nội tháng Ba, những ngày giao mùa khi trời còn vương chút se lạnh nhưng đã bắt đầu lẫn trong đó cái ấm áp dịu dàng của mùa xuân. Trong không gian ấy, có một loài hoa không thơm nhưng lại khiến lòng người xao xuyến, khiến ai từng gặp cũng phải dừng chân ngước nhìn - đó là hoa gạo.
Những ngày vừa qua, vụ việc TikToker Phạm Thoại và mẹ bé Bắp công khai sao kê tiền từ thiện đang gây xôn xao dư luận. Ở vai trò là một người mẹ có con đang độ tuổi với bé Bắp, nhiều người cảm thấy thương xót cho bé khi phải chịu đựng những cơn đau do căn bệnh hiểm nghèo giày vò, lại vô tình trở thành trung tâm của biết bao bàn luận và tấn công trên mạng xã hội.
Tỉnh thức giữa ảo mộng không chỉ là hành trình tỉnh giấc sau cơn mê dài, mà còn là cuộc hành trình nhìn lại bản thân giữa thực tại đầy những lối đi mờ mịt và hoa lệ.
Tháng Ba, mùa xuân đã rải nắng nhẹ trên từng kẽ lá, từng ngọn cỏ non. Những ngày này, đất trời dịu dàng đến lạ, nhưng trong lòng mỗi người con lại đầy những cảm xúc khó gọi tên, bởi tháng Ba luôn gắn liền với hình bóng của mẹ.
Có một nơi mà chúng ta có thể vay mãi, vay hoài mà chẳng bao giờ bị đòi lại - đó là vòng tay mẹ. Có một người cho đi tất cả mà không cần hoàn trả - đó là mẹ.
Thi thoảng, mẹ lại nắm bàn tay của cô con gái rồi ấp lấy trong bàn tay mình. Những ngón tay xương gầy, mu bàn tay gân guốc, bao trọn đôi tay cô mảnh dài. Mẹ đăm chiêu ngắm nghía, rồi lại vuốt ve, rồi lại nắn nhẹ. Đây là bàn tay khéo léo, chăm chỉ. Bàn tay của cô có thể được gọi bằng bất cứ cái tên nào nhưng quyết không thể là bàn tay số khổ, giống như bàn tay mẹ.
Những ngày dịu dàng của mùa xuân, có người thường giữ thói quen đi loanh quanh các góc phố nhỏ ở Hà Nội. Thi thoảng, tản bộ cạnh chiếc xe chở đầy ắp hoa bưởi trắng ngần của các cô bán hàng, rồi ngẩn ngơ trong vài khoảnh khắc. Ký ức về một thời tuổi thơ gắn liền với hương hoa bưởi thơm ngát, bất chợt quay trở lại trong tâm trí.
Có những ngày muốn rời xa những bộn bề của cuộc sống, tìm đến một góc nhỏ yên tĩnh để tái tạo năng lượng. Và hôm ấy, một cô gái quyết định ghé lại một quán cắt tóc - nơi đã từng để lại trong cô ấn tượng khó quên từ lần đầu bước vào.
Hương xuân vẫn còn bảng lảng trong tiết trời se lạnh. Mới đó mà đã qua những ngày đôn đáo ngược xuôi mong ngóng Tết về, giờ đây không khí của người người, nhà nhà bỗng trở nên trầm lắng lại.
Không biết tự lúc nào câu Ví, Giặm được sinh ra và nó được hoài thai từ đâu: từ hồn người, từ đất, hay từ mưa giông, nắng hạ?, mà sao nó ngọt ngào đến thế, ru vỗ hồn người đến thế.
Tháng Hai về, nhẹ nhàng như một cơn gió xuân lướt qua phố cũ, mang theo đợt gió mùa còn sót lại của mùa đông và những tia nắng mong manh đầu mùa.
Bất ngờ gặp hoa ban nở vạt dài trên phố phường Hà Nội, có người đã rất ngỡ ngàng, tưởng như mình đang lạc vào núi rừng miền Tây Bắc.
Tháng Hai, đất trời như gần nhau hơn bởi những màn mưa bụi mơn man, bởi hương bưởi hương xoan dịu dàng, thoang thoảng. Tháng Hai đối với một người có niềm mong chờ háo hức rất riêng, ấy là được cùng mẹ đi dự hội làng.
Người ta vẫn thường bảo bệnh từ miệng mà vào. Vậy nên, ăn uống cũng là một trong những cách để phòng trị bệnh. Bởi thế mà trong vườn nhà, thậm chí xung quanh nhà, có người thường tận dụng trồng nhiều loại rau cỏ, vốn là thảo dược, vừa để có không gian xanh vừa có được những đồ ăn, thức uống tốt cho sức khỏe.
Mưa phùn là một thứ mưa kỳ lạ. Nó không ào ạt như những cơn mưa rào mùa hạ, cũng không rả rích buồn bã như mưa ngâu hay thoáng qua như mưa bóng mây. Lặng lẽ và mỏng manh, những hạt nước nhỏ li ti rơi xuống tựa hơi thở của đất trời, len lỏi vào từng kẽ lá, từng góc phố, chậm rãi thấm vào lòng người, dịu dàng, trầm tư.
Ra Giêng, cái náo nức rộn ràng của mấy ngày Tết đã lắng xuống thật sâu. Nhường chỗ cho những khoảng dịu êm trong tâm thức để ta chiêm nghiệm vẻ đẹp xuân thì của tháng Giêng.
Trong dòng chảy hối hả của cuộc sống, giữa vô vàn tiếng ồn của động cơ, khói bụi phố phường và muôn ngàn hương vị của cuộc sống hiện đại, có một người vẫn mãi thương nhớ về cái cay nồng của vị gừng ngày xuân và những kỷ niệm không thể mờ phai.
Hà Nội ba mươi sáu phố phường, nói lớn, đi một ngày có khi đã nhẵn những cảnh điểm nổi bật; mà nói bé, vỏn vẹn gần ba mươi năm ký ức thôi mà có người lần hoài chưa hết…
Có cô gái gọi chạy bộ là trang mới của đời mình, bởi vì từ ngày dấn thân vào hành trình đầu tư cho sức khỏe, cô trở thành cô gái khác biệt, năng động và trẻ trung, sống với phiên bản hoàn toàn mới.
Mùa xuân đặc biệt bởi có Giêng Hai. Hết Tết, vẫn còn Giêng Hai dịu dàng neo vào hồn người những nhớ nhung, vương vấn.
Nếu ký ức hữu hình, nó hẳn giòn tan như quả cà pháo muối nén, chua dịu vị trái sấu bánh tẻ, thơm bùi những hạt cốm làng Vòng. Đó là hương sắc Hà Nội ướp ủ trong những thức quà phương xa, là mùi vị nỗi nhớ lên men nở ra cả một trời kỷ niệm.
Có một cô gái vì sợ đời mình sẽ có nhiều cay đắng nên cố tập tránh xa những đắng cay đời thường bằng cách tập ăn những món đồ ngọt. Nhưng vị ngọt đó vẫn không thể làm dịu đi những chông chênh trong lòng. Thế rồi, thời gian dần trôi, cô phát hiện ra, mình lại thích ăn món ngải đắng tự khi nào…
Ngày trẻ khi lựa chọn công việc, có người chưa bao giờ nghĩ mình có thể yêu gốm đến hai mươi năm như vậy. Ấy vậy mà khi nhìn lại chặng hành trình, người ấy thật ngạc nhiên khi nhận ra sự gắn bó ở môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất sét, thạch cao, củi, gốm và rất nhiều con người mộc mạc.
Có người đem sửa chiếc xe máy quen thuộc - người bạn đồng hành lặng lẽ qua bao nẻo đường, từ những con phố tấp nập đến những lối mòn yên ả, hay đôi lúc là những cung đường bụi bặm, gập ghềnh. Mỗi vòng bánh xe lăn qua như khắc ghi một câu chuyện riêng của thời gian.
Những ngày qua, mưa phùn mờ mờ đất trời, mưa giăng mắc trên những lùm nhãn, những cây xoan, những cây cúc tần bên giậu, quấn quýt mờ mịt cả những dây tầm gửi màu vàng cam buông từng chùm như mái tóc búp bê của em bé. Một màu trắng đục, mờ mờ bảng lảng trong không trung, chẳng ra mây cũng chẳng ra mưa, cứ âm ẩm như mùa đông chứ không phải tháng Giêng đang hiện hữu.
Người ta ví nỗi nhớ như những sợi tơ trời mỏng mảnh nhưng bền bỉ, dẻo dai. Chỉ thời gian mới đủ quyền năng làm nhạt dần sợi nhớ. Khi sợi nhớ chuyển màu trong veo, một cơn gió nhẹ sẽ thổi chúng bay đi mất.
Có những chuyện không dễ dàng để ta chia sẻ với ai, cho đến một ngày hiểu ra, ta đã đủ bình thản để mỉm cười nhắc tới.
Tôi chưa bao giờ mong đợi quá nhiều vào ngày 14/2. Không phải vì tôi không tin vào sự lãng mạn mà vì tôi nghĩ rằng tình yêu không cần một ngày cụ thể để rực rỡ.
Trong thơ Xuân Diệu có câu: “Tháng Giêng ngon như một cặp môi gần”, có lẽ ông cũng thầm ngụ ý rằng, tháng Giêng đẹp như một nàng thiếu nữ. Có người yêu tháng Giêng qua những nhành lộc biếc, khi nắng ấm trở về óng ánh búp non tơ.
Trong cái rét lạnh giá của mùa đông còn vương vấn lại, ta gặp những hạt mưa bé nhỏ gieo vào lòng mùa xuân mà thổn thức, bâng khuâng. Người ta gọi đó là mưa phùn hay lấy mùa mà đặt tên cho nó là mưa xuân.
0