'Lửa' xung đột lan rộng, Nga - NATO có thể đối đầu trực diện
Thời gian gần đây, Ukraine liên tục kêu gọi các nước phương Tây dỡ bỏ hạn chế về sử dụng tên lửa tầm xa mà phương Tây cung cấp cho Ukraine để tấn công các mục tiêu sâu bên trong lãnh thổ Nga. Tuy nhiên, Nga đã đưa ra cảnh báo đanh thép rằng nếu hạn chế này được dỡ bỏ, nghĩa là NATO đang tham gia trực tiếp vào cuộc chiến với Nga.
Tại sao Ukraine muốn sử dụng tên lửa tầm xa?
Trong nhiều tháng qua, Kiev đã nhiều lần đưa ra đề nghị phương Tây dỡ bỏ hạn chế sử dụng vũ khí tầm xa tấn công vào lãnh thổ Nga. Trong bối cảnh Nga đang phản công mạnh mẽ tại vùng biên giới Kursk, Ukraine kỳ vọng rằng vũ khí tầm xa sẽ giúp ngăn chặn các bước tiến của Nga ở miền Đông Ukraine và tăng thế tấn công cho Ukraine. Tuy nhiên, Nga đã đưa ra cảnh báo đanh thép rằng nếu hạn chế này được dỡ bỏ, nghĩa là phương Tây đang tham gia trực tiếp vào cuộc chiến với Nga.
Chúng tôi nghe nói rằng chính sách tầm xa của các bạn không thay đổi, nhưng chúng tôi thấy những thay đổi trong ATACMS, Storm Shadows và Scalps, đó là sự thiếu hụt tên lửa và hợp tác. Chúng tôi cần có khả năng tầm xa này không chỉ trên lãnh thổ bị chiếm đóng của Ukraine, mà còn trên lãnh thổ Nga.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky.
Tổng thống Ukraine còn cho rằng các đồng minh không nên chỉ cho phép các cuộc tấn công sâu vào bên trong nước Nga mà còn phải cung cấp tên lửa tầm xa cho Kiev để tiến hành các cuộc tấn công như vậy.
Các tên lửa tầm xa bao gồm các hệ thống tên lửa hành trình không đối đất Storm Shadow của Anh và Pháp, hệ thống SCALP tương tự do Pháp sản xuất hoặc ATACMS, hệ thống tên lửa đất đối đất do Mỹ sản xuất. Ngoài ra còn có tên lửa hành trình tầm xa TAURUS do Đức sản xuất.
Hệ thống Storm Shadow và hệ thống ATACMS đã được Ukraine sử dụng để thực hiện các cuộc tấn công chính xác vào các cơ sở quân sự và cơ sở hạ tầng chiến lược bên trong các vùng lãnh thổ do Nga chiếm đóng - nhưng không phải trên đất Nga.
Hiện Ukraine đang đẩy mạnh các chương trình trong nước để phát triển vũ khí tầm xa, bao gồm cả máy bay không người lái (UAV) có khả năng tấn công các mục tiêu sâu bên trong lãnh thổ Nga. Tuy nhiên, các tên lửa của phương Tây sẽ có độ chính xác cao hơn và khả năng phá hủy lớn hơn nhiều.
Theo AP, Ukraine coi khả năng sử dụng tên lửa tầm xa là một bước ngoặt, cho phép quân đội nước này nhắm mục tiêu vào các căn cứ không quân, kho tiếp tế và trung tâm liên lạc của đối phương cách biên giới hàng trăm km. Vũ khí tầm xa sẽ giúp làm giảm ưu thế trên không của Nga và làm suy yếu các tuyến tiếp tế cần thiết để tiến hành các cuộc không kích hàng ngày vào Ukraine bằng máy bay không người lái, tên lửa và bom lượn, và duy trì cuộc tấn công trên bộ của quân đội vào Ukraine.
Trong bối cảnh các lực lượng Nga đang phản công ồ ạt ở Kursk và đã đẩy lùi 4 cuộc tấn công của Ukraine, trong khi mùa đông đang đến gần có khả năng làm chậm bước tiến của Ukraine, khả năng không kích tầm xa sẽ trở thành ưu tiên cao hơn. Kiev muốn quay lại thế tấn công để bù đắp cho tình trạng thiếu hụt nhân lực quân sự sau 2 năm rưỡi chiến tranh và để bảo vệ cơ sở hạ tầng điện bị hư hại nặng nề của mình.
Nga phát đi cảnh báo tới NATO
Tuần trước, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và Bộ trưởng Ngoại giao Anh David Lammy đã có chuyến đi chung tới Kiev, trong đó ông Blinken đưa ra gợi ý mạnh mẽ nhất từ trước đến nay về việc Nhà Trắng sắp dỡ bỏ lệnh hạn chế Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa do phương Tây cung cấp để tấn công các mục tiêu quân sự quan trọng bên trong nước Nga.
Phản ứng trước động thái đó, Moscow đã đưa ra cảnh báo đanh thép rằng, việc phương Tây cho phép Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa trên lãnh thổ của Nga là trực tiếp bước vào cuộc chiến với Nga. Đây là lằn ranh đỏ cuối cùng mà Nga đã nhiều lần cảnh báo các nước phương Tây và Mỹ không nên vượt qua. Nếu Ukraine và đồng minh vượt qua ranh giới này, Nga sẽ có những biện pháp đáp trả thích đáng.
Ngày 13/9, Đại sứ Nga tại Liên hợp quốc Vassily Nebenzia cảnh báo, việc cho phép Ukraine phóng tên lửa vào sâu trong lãnh thổ Nga sẽ biến NATO thành “một bên trực tiếp tham gia vào hành động thù địch chống lại một cường quốc hạt nhân”.
Trước đó hôm 12/9, Tổng thống Vladimir Putin cũng tuyên bố, việc Ukraine dùng vũ khí tầm xa của phương Tây tấn công vào sâu bên trong lãnh thổ Nga đồng nghĩa với “các nước thành viên NATO, gồm Mỹ và các nước châu Âu, đang bước vào cuộc chiến với Nga”.
Điều này sẽ có nghĩa là các nước NATO, Mỹ và các nước châu Âu đang chiến đấu với Nga. Và nếu đúng như vậy, thì hãy ghi nhớ sự thay đổi trong bản chất của cuộc xung đột này, chúng tôi sẽ đưa ra quyết định phù hợp dựa trên các mối đe dọa sẽ được tạo ra cho chúng tôi.
Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Đây không phải lần đầu tiên Moscow đưa ra những cảnh báo với Mỹ và phương Tây trong gần ba năm qua, liên quan đến xung đột Ukraine. Chuyên gia tại Chatham House của Anh cho rằng, lời cảnh báo của Nga về chiến tranh Nga - NATO là nghiêm túc nhằm kìm hãm các nước phương Tây ủng hộ Ukraine.
Tổng thống Putin đưa ra lời cảnh báo đáp trả, tuy nhiên ông không nói rõ đó là biện pháp gì. Theo các nhà phân tích, Nga có nhiều lựa chọn phản ứng để đáp trả nếu Mỹ và phương Tây dỡ bỏ hạn chế cho Ukraine, cho phép Kiev tấn công sâu vào Nga. Một số nhà phân tích không loại trừ khả năng Nga sẽ có một động thái mạnh hơn nhằm răn đe phương Tây, như tiến hành thử hạt nhân.
Tuy nhiên, ông Gerhard Mangott, Chuyên gia an ninh tại Đại học Innsbruck - Áo cho rằng, kịch bản này khó xảy ra. Theo ông Mangott, ngoài khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân hoặc tấn công vào các cơ sở hạ tầng quân sự của Mỹ, Anh ở nước ngoài, Nga sẽ tấn công các máy bay không người lái và máy bay chiến đấu của Anh ở gần Nga, như trên Biển Đen, hay bắn tên lửa vào các máy bay chiến đấu F-16 mang tên lửa Storm Shadow tại các căn cứ ở Romania và Ba Lan.
Chuyên gia Mangott cũng dự đoán, Ukraine sẽ phải hứng chịu các đòn đáp trả quân sự của Nga nếu được phương Tây bật đèn xanh về vũ khí tầm xa. Tuy nhiên, ông cho rằng, Nga sẽ không tấn công lãnh thổ NATO. Ngoài ra, một phương án mà Nga có thể tính đến là đáp trả ngoại giao, như đóng cửa đại sứ quán phương Tây tại Nga và ngược lại.
Phản ứng của các bên
Lời cảnh báo đanh thép của Nga đã có những tác động nhất định đối với Mỹ và các đồng minh. Trong cuộc họp mới nhất tại Washington, Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Anh Keir Starmer cho biết, hai nước này chưa có ý định dỡ bỏ hạn chế đối với Ukraine về việc sử dụng vũ khí tầm xa do phương Tây cung cấp.
Tuy nhiên, quan chức của NATO lại ủng hộ Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga bằng vũ khí phương Tây. Điều này cho thấy vẫn có những chia rẽ trong nội bộ phương Tây về vấn đề này và làm dấy lên lo ngại xung đột Nga - Ukraine leo thang thành cuộc đụng độ trực tiếp giữa Moscow và khối NATO.
Thủ tướng Anh Keir Starmer ngày 13/9 đã đến Washington và có cuộc thảo luận với Tổng thống Mỹ Joe Biden. Trong đó, hai bên nhấn mạnh sẽ tiếp tục ủng hộ Ukraine. Tuy nhiên, Mỹ và Anh vẫn chưa đưa ra quyết định cuối cùng về việc cho phép Ukraine sử dụng vũ khí phương Tây tấn công sâu vào lãnh thổ Nga do lo ngại các cuộc tấn công như vậy có thể dẫn đến xung đột trực tiếp giữa NATO và Nga, đặc biệt là sau cảnh báo từ Điện Kremlin. Quyết định cuối cùng về Storm Shadow đã bị hoãn lại cho đến kỳ họp Đại hội đồng Liên hợp quốc vào cuối tháng này.
Người phát ngôn Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ John Kirby cho biết, sẽ không có thông báo nào về tên lửa tầm xa.
Lo ngại chủ yếu của chính quyền Tổng thống Biden là phản ứng từ phía Nga. Washington luôn e ngại việc cho phép Kiev sử dụng vũ khí Mỹ cung cấp tấn công sâu vào lãnh thổ Nga sẽ coi là hành động "tuyên chiến với Nga", mà Mỹ thì luôn muốn tránh đối đầu trực tiếp với Nga - một cường quốc vũ khí hạt nhân.
Ngoài ra, các quan chức Mỹ nhấn mạnh rằng, tên lửa ATACMS do Mỹ cung cấp quá đắt đỏ và chỉ có số lượng hạn chế nên sẽ khó tạo ra sự khác biệt. Lầu Năm Góc cho biết, Nga đã chuyển 90% máy bay phóng bom lượn - một trong những mối đe dọa hàng đầu đối với Ukraine, tới các căn cứ nằm ngoài tầm bắn của ATACMS. Điều này khiến việc để Ukraine dùng ATACMS tập kích sâu vào lãnh thổ Nga không thực sự hiệu quả.
Một mối lo ngại khác của Mỹ là việc tập trung vào các cuộc tấn công tầm xa có thể khiến Ukraine lơ là mối đe dọa trước mắt và cấp bách hơn: những bước tiến của Nga ở mặt trận Donbass, đặc biệt là cuộc tiến công về phía thành phố chiến lược Pokrovsk. Các quan chức Mỹ cho rằng việc mất thành phố này sẽ giáng một đòn mạnh đối với Ukraine.
Sau chuyến thăm của Thủ tướng Anh Keir Starmer tới Mỹ, nguồn tin từ Bộ Ngoại giao Anh cho biết, sẽ không ủng hộ việc cho Ukraine tấn công vào lãnh thổ Nga bằng vũ khí tầm xa. Trước đó, mối quan hệ của Anh và Nga đã xấu đi sau khi Cơ quan an ninh FSB của Nga hôm 12/9 cho biết đã trục xuất 6 nhà ngoại giao Anh tại Moscow với cáo buộc họ làm gián điệp và phá hoại. Điều này cho thấy phản ứng mạnh mẽ của Điện Kremlin đối với vai trò quan trọng của London trong việc giúp đỡ Ukraine.
Ngoài Mỹ và Anh, Phó Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Italia Antonio Tajani cũng tuyên bố Rome “không cho phép sử dụng các thiết bị quân sự” do Italia cung cấp “bên ngoài biên giới Ukraine."
Các thành viên của chính phủ Pháp thì lo ngại rằng cuộc xung đột ở Ukraine đang vượt khỏi tầm kiểm soát và Paris đang tìm cách tránh kịch bản này. Một quan chức Pháp cho biết trên tờ Le Monde rằng “Chúng ta phải làm mọi thứ có thể để tránh Thế chiến thứ 3. Không thể bác bỏ giả thuyết rằng Nga có thể mở rộng quy mô các hoạt động quân sự của họ".
Ông Dan Sabbagh - Biên tập viên quốc phòng và an ninh của tờ The Guardian cũng nhận định rằng: “Việc cho phép Ukraine bắn vũ khí do phương Tây sản xuất vào sâu trong lãnh thổ Nga có thể gây ra tác động chính trị đáng kể đến tiến trình của một cuộc chiến đang sa lầy, dai dẳng và tàn khốc”.
Bên cạnh các ý kiến phản đối, các quốc gia khác như Thụy Điển, Phần Lan và Canada đã bày tỏ lập trường ủng hộ Ukraine tấn công vào sâu bên trong lãnh thổ Nga, bất chấp những đe dọa của Moscow rằng hành động này sẽ kéo Mỹ và các đồng minh vào cuộc chiến tranh trực tiếp.
Theo trang Euronews, Đô đốc Rob Bauer, Chủ tịch Ủy ban Quân sự của NATO - cơ quan có thẩm quyền quân sự cao nhất của liên minh này, lập luận rằng Luật Xung đột vũ trang đã trao cho một quốc gia quyền tự vệ và quyền này không dừng lại ở biên giới của quốc gia đó.
Tuy nhiên, ông Bauer cũng cho biết các quốc gia cung cấp vũ khí cũng có quyền đặt ra những hạn chế đối với việc sử dụng vũ khí mà họ cung cấp.
Phương Tây đã nhiều lần vượt qua "lằn ranh đỏ", cho phép Kiev sử dụng vũ khí phương Tây trong xung đột Ukraine. Nhưng lần này, các nước này vẫn do dự trước đề nghị cung cấp vũ khí tầm xa và cho phép Kiev sử dụng chúng để tấn công mục tiêu sâu trong lãnh thổ Nga. Chưa biết những vũ khí này có thực sự giúp thay đổi cục diện xung đột hay không, nhưng một quyết định như vậy của Mỹ và phương Tây sẽ kéo theo nhiều rủi ro, đẩy các nước này đối đầu trực tiếp với Nga. Và chỉ một tính toán sai lầm của Kiev cũng có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng không thể lường trước.
TIN LIÊN QUAN
Ý KIẾN
Một đoàn gồm 120 binh sĩ Pháp đã rời Chad vào ngày 20/12, đánh dấu sự khởi đầu cho cuộc rút quân của Pháp khỏi một trong những thuộc địa cuối cùng mà Pháp vẫn duy trì sự hiện diện quân sự.
Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier cho biết, vào ngày 27/12 tới, ông sẽ ra quyết định liệu có giải tán quốc hội hay không.
Nhiều nhà lãnh đạo trên thế giới đã chia sẻ những nội dung trên mạng xã hội nhằm gửi lời chia buồn về vụ tấn công khủng bố kinh hoàng tại chợ Giáng sinh ở thành phố Madeburg của Đức, khiến hơn 60 người thương vong.
Ngày 20/12, Thủ tướng Canada Justin Trudeau đã công bố 12 thay đổi trong Nội các, theo đó đưa vào 8 bộ trưởng mới và chuyển đổi vị trí của 4 bộ trưởng cũ. Đây được coi là một trong những đợt cải tổ Nội các lớn nhất kể từ khi ông Trudeau lên nắm quyền cách đây 9 năm.
Một đối tượng đã lái xe đâm vào đám đông ở chợ Giáng sinh Magdeburg, miền đông nước Đức, khiến ít nhất 2 người thiệt mạng và 60 người bị thương. Các quan chức địa phương xác nhận đây là một vụ tấn công khủng bố.
Bộ Chỉ huy trung tâm Mỹ ở Trung Đông ngày 20/12 thông báo đã tiêu diệt một thủ lĩnh của Tổ chức nhà nước Hồi giáo (IS) trong một cuộc không kích ở Syria.
Ngày 20/12, một xe ô tô đã lao vào một khu chợ Giáng sinh ngoài trời đông đúc ở thành phố Magdeburg, miền Đông nước Đức, khiến ít nhất 2 người thiệt mạng và hơn 60 người khác bị thương. Chính quyền địa phương gọi đây là một vụ tấn công khủng bố.
Công ty khởi nghiệp Energy Miner của Bavaria (Đức) đã phát triển một công nghệ tiên tiến nhằm khai thác thủy điện theo cách mới mà không cần xây đập hoặc đổ bê tông. Công ty này đang mong muốn hướng đến một cuộc cách mạng về thủy điện.
Từ một vườn thú, BuinZoo tại thủ đô Santiago (Chile) đã bắt đầu quá trình chuyển đổi thành công viên sinh thái, hướng đến mục tiêu bảo tồn toàn bộ hệ sinh thái.
Tháng 1/2025, Bỉ sẽ trở thành quốc gia đầu tiên thuộc EU cấm bán thuốc lá điện tử dùng một lần, nhằm ngăn chặn tình trạng trẻ em lạm dụng thuốc lá điện tử, đồng thời giảm thiểu tác động tiêu cực của thuốc lá điện tử đối với môi trường.
Tổng thống Nga Vladimir Putin mới đây khẳng định, Nga đã đạt được các mục tiêu của mình tại Syria, bác bỏ những tuyên bố cho rằng sự sụp đổ của chính quyền cựu Tổng thống Bashar al-Assad sẽ làm yếu đi sức mạnh của Nga.
Dự báo từ nhà sản xuất máy bay châu Âu Airbus cho biết, thị trường dịch vụ hàng không dân dụng của Trung Quốc sẽ trở nên lớn nhất thế giới trong vòng hai thập kỷ tới, với giá trị thị trường gần gấp ba lần so với hiện tại.
Tổng thống Joe Biden vừa đặt ra mục tiêu đầy tham vọng: giảm khí thải nhà kính của Mỹ hơn 60% vào năm 2035, trong nỗ lực bảo vệ di sản chống biến đổi khí hậu của mình.
Theo một tuyên bố từ quân đội Iraq, nước này đã gửi gần 2.000 binh lính Syria trở về quê hương vào ngày 19/12, sau khi họ tìm kiếm nơi trú ẩn tại Iraq trong cuộc tấn công của các lực lượng đối lập nhằm lật đổ cựu Tổng thống Bashar al-Assad vào đầu tháng này.
Ủy ban châu Âu (EC) khẳng định sẵn sàng thảo luận với chính quyền của ông Donald Trump về việc làm sâu sắc hơn mối quan hệ hợp tác giữa hai bên, đặc biệt trong lĩnh vực năng lượng.
Hơn 10 năm sau khi một trong những bí ẩn hàng không lớn nhất thế giới xảy ra, ngày 20/12, Bộ trưởng Giao thông Malaysia tuyên bố, quốc gia này sẽ tiếp tục tìm kiếm máy bay MH370 mất tích của Malaysia Airlines.
Thủ tướng Anh Keir Starmer thuộc đảng Lao động, sau khi giành chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử hồi tháng 7 đã đưa ra một chương trình nghị sự nhiều tham vọng cả về đối nội và đối ngoại, nhằm đưa nước Anh thoát khỏi tình trạng hỗn loạn và trì trệ dưới thời chính phủ đảng Bảo thủ, thúc đẩy nền kinh tế của Anh tăng trưởng trở lại. Tuy nhiên, sau hơn 5 tháng nhậm chức, kết quả thực hiện vẫn chưa được như kỳ vọng.
Bộ Quốc phòng Nga thông báo tấn công loạt mục tiêu ở thủ đô Kiev để đáp trả vụ Ukraine phóng tên lửa ATACMS và Storm Shadow vào tỉnh Rostov của Nga
Một dự luật chi tiêu của đảng Cộng hòa được Tổng thống đắc cử Donald Trump ủng hộ đã không được Hạ viện Mỹ thông qua vào ngày 19/12, khiến Chính phủ Mỹ đối mặt khả năng đóng cửa một phần.
Tân Thủ tướng Pháp Francois Bayrou cho biết sẽ công bố nội các mới trước kỳ nghỉ Lễ Giáng sinh và khẳng định ưu tiên hàng đầu là thông qua Dự luật ngân sách năm 2025.
Tòa án ở thủ đô Moscow của Nga thông báo Ahamd Kurbanov, nghi phạm trong vụ nổ khiến một trung tướng quân đội Nga thiệt mạng, đã bị buộc tội có hành động khủng bố.
Khi cuộc chiến Nga - Ukraine chuẩn bị bước sang năm thứ 4, nhóm của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đưa ra ba kịch bản để giải quyết cuộc xung đột khi ông chuẩn bị trở lại Nhà Trắng.
Lầu Năm Góc vào ngày 19/12 tiết lộ, Mỹ đã tăng gấp đôi số lượng binh sĩ của mình ở Syria để chống lại nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, đồng thời thừa nhận rằng, số quân bổ sung đã ở đó trong nhiều tháng hoặc thậm chí hơn một năm.
Nhà Trắng ngày 19/12 cho biết, Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ đến Rome từ ngày 9-12/1 tới để gặp Giáo hoàng Francis, Thủ tướng Italy Giorgia Meloni và Tổng thống Sergio Mattarella. Chuyến đi sẽ diễn ra ngay trước khi nhiệm kỳ của ông Biden kết thúc vào ngày 20/1/2025.
Theo thông báo trên trang web của tòa án Moscow, nghi phạm sát hại Tướng Igor Kirillov phải đối mặt với cáo buộc thực hiện hành vi khủng bố dẫn đến tử vong. Tòa án ở Moscow đã ra phán quyết vào ngày 19/12, tạm giam nghi phạm trong hai tháng trước khi xét xử.
Phát biểu với báo giới ngày 19/12, Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres cho rằng, các cuộc không kích của Israel là sự vi phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Syria và phải ngừng ngay lập tức.
Chính phủ lâm thời Syria đang nỗ lực thúc đẩy cải cách kinh tế sâu rộng nhằm ổn định đất nước sau nhiều năm nội chiến.
Ngày 19/12, phát biểu trên truyền hình, người phát ngôn của Houthi, ông Yahya Sarea tuyên bố, lực lượng này đã sẵn sàng cho một cuộc chiến kéo dài với Israel.
Australia vừa ký thỏa thuận an ninh mới trị giá 190 triệu AUD với quần đảo Solomon để hỗ trợ nước này mở rộng và tăng cường năng lực cho lực lượng cảnh sát. Thỏa thuận này cũng sẽ giúp Solomon giảm sự phụ thuộc vào các đối tác bên ngoài khu vực.
Dự luật chi tiêu của Đảng Cộng hòa được Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump ủng hộ đã không được thông qua tại Hạ viện ngày hôm qua (19/12), khiến chính phủ Mỹ có nguy cơ cao bị đóng cửa.
Phát biểu sau Hội nghị thượng đỉnh EU, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Antonio Costa cho biết, Liên minh châu Âu (EU) sẽ cung cấp thêm 30 tỷ Euro hỗ trợ tài chính cho Ukraine vào năm 2025.
Washington đã cung cấp khoảng 100 tỷ USD viện trợ tài chính và hỗ trợ quân sự cho Kiev kể từ khi xung đột Nga - Ukraine leo thang vào năm 2022 và phần lớn số tiền này được chi bên trong nước Mỹ cho sản xuất quốc phòng.
Nhà Trắng ngày 19/12 cho biết, Tổng thống Mỹ ông Joe Biden sẽ tới Rome vào tháng 1/2025 để gặp Giáo hoàng Francis và Thủ tướng Italy Giorgia Meloni. Chuyến đi sẽ diễn ra ngay trước khi nhiệm kỳ của ông Biden kết thúc.
Ngày 20/12, hãng thông tấn Yonhap đưa tin, Cảnh sát Hàn Quốc đã điều tra riêng Thủ tướng Han Duck-soo về lệnh thiết quân luật do Tổng thống Yoon Suk Yeol ban hành.
NATO và EU đều tổ chức gặp cấp cao của liên minh vào dịp cuối năm 2024. Đối với cả hai liên minh, trong năm 2024 đều ít có tin vui trong khi đó lại vướng bận nhiều rắc rối, mà những rắc rối đó trong năm tới vẫn khó có thể giải quyết được.
Các nghị sỹ Cộng hòa tại Hạ viện Mỹ ngày 19/12 đã đạt được một thỏa thuận thay thế hay còn gọi là kế hoạch B, nhằm ngăn chặn nguy cơ đóng cửa chính phủ trước hạn chót vào đêm ngày 20/12 (theo giờ Mỹ).
Ngày 19/12, Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác kinh tế D-8 lần thứ 10 đã diễn ra tại thủ đô Cairo của Ai Cập, quy tụ 8 quốc gia đang phát triển gồm Ai Cập, Bangladesh, Indonesia, Iran, Malaysia, Nigeria, Pakistan và Thổ Nhĩ Kỳ.
Bộ Quốc phòng Mỹ xác nhận nước này đang có 2.000 binh sĩ tại Syria, cao hơn nhiều so với con số 900 được công bố trước đó.
Một người đàn ông Hàn Quốc trúng vé số cào 1 tỷ won (khoảng 19 tỷ đồng) nên phấn khích giục đồng nghiệp mua thêm tấm nữa, người đồng nghiệp nghe theo và trúng luôn giải thưởng tương tự.
Trong bối cảnh cuộc xung đột quân sự tại Ukraine vẫn đang diễn biến căng thẳng, các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) đã tái khẳng định cam kết mạnh mẽ của khối nhằm giúp Ukraine ổn định.
Thủ tướng Hungary Viktor Orban cho biết ông sẵn sàng gặp Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu đang diễn ra tại Brussels để thảo luận về đề xuất ngừng bắn vào dịp Giáng sinh giữa Ukraine và Nga.
“Tìm ra cách để cùng nhau sống trong hòa bình trên toàn thế giới” - đây là thông điệp ý nghĩa mà ông già Noel Santa Claus vừa gửi đi từ ngôi nhà ở Phần Lan, khi ông cùng những chú tuần lộc đang tất bận chuẩn bị để bắt đầu hành trình vòng quanh thế giới phát quà Giáng sinh cho các em nhỏ.
Quyền Tổng thống Hàn Quốc Han Duck Soo đã phủ quyết 6 dự luật do phe đối lập chiếm đa số ghế trong Quốc hội thông qua, giữa lúc chính phủ đang cần đến sự hợp tác với các đảng phái chính trị.
Một bia đá khắc Mười Điều Răn nổi tiếng trong Kinh Thánh đã được bán với giá 5 triệu USD, vượt xa mức kỳ vọng của nhà đấu giá Sotheby's, dù có nhiều nghi vấn xung quanh tính xác thực của bia đá này.
Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius cho biết nước này đang xem xét tăng quy mô lực lượng vũ trang lên 230.000 người, trong bối cảnh Đức và các nước thành viên khác trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tìm cách tăng cường khả năng phòng thủ trước các thách thức địa chính trị hiện nay.
Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Mark Rutte cho biết, liên minh quân sự này đã thành lập một Bộ chỉ huy quân sự, đặt trụ sở ở Đức để điều phối các hoạt động viện trợ vũ khí cho Ukraine.
0