Luật các Tổ chức tín dụng (sửa đổi) minh bạch hệ thống ngân hàng

Luật các Tổ chức tín dụng (sửa đổi) đã được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5 mới đây và sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7/2024. Các chuyên gia cho rằng, đây sẽ là hành lang pháp lý quan trọng góp phần giúp hệ thống hoạt động ổn định, minh bạch và tiệm cận với chuẩn quốc tế; giúp hạn chế tình trạng thao túng, tiêu cực, “sân sau”, kiểm soát rủi ro, xử lý nợ xấu...

Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) có những thay đổi chính như: giảm tỷ lệ sở hữu tại một ngân hàng; giảm hạn mức cấp tín dụng; kéo dài thời hạn nắm giữ bất động sản do xử lý nợ; quy định về quyền, lợi ích khi tham gia tái cơ cấu các ngân hàng yếu kém. Thay đổi quan trọng về việc giảm trần sở hữu tại ngân hàng được các chuyên gia kỳ vọng sẽ tăng thêm cơ hội phân bổ nguồn vốn cho nhiều doanh nghiệp hơn.

Ông Cấn Văn Lực - Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính - Tiền tệ Quốc gia cho biết: "Với Luật các TCTD về cơ bản tôi nghĩ rằng tập trung vào chuyện liên quan đến kiểm soát sở hữu chéo, kiểm soát rủi ro trong hệ thống ngân hàng, kiểm soát đặc biệt, can thiệp kịp thời. Đặc biệt có một chức mục về xử lý nợ xấu. Tôi rất mong muốn Quốc hội cho phép để giữ lại chương này".

Luật các TCTD (sửa đổi) - Minh bạch hệ thống ngân hàng

Ông Nguyễn Thường Lạng - Giảng viên cao cấp, viện Thương mại và kinh tế quốc tế cho biết: "Điều này giảm bớt ách tắt trong dòng tín dụng, đặc biệt là của ngân hàng cung cấp cho doanh nghiệp. Chính vì thế sẽ tạo động lực mới cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn dễ hơn. Điều này tôi cho là công bằng đối với các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ".

Giới chuyên môn cũng quan tâm về việc bổ sung quy định về can thiệp sớm các tổ chức tín dụng cần hỗ trợ và xử lý rủi ro rút tiền hàng loạt. Đơn cử, câu chuyện rút tiền hàng loạt tại ngân hàng SCB trong quá khứ đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về rủi ro rút tiền hàng loạt, gây ra nguy cơ rủi ro thanh khoản cho toàn hệ thống.

Luậ các TCTD (sửa đổi) tạo động lực cho các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn dễ hơn

Ông Phạm Đức Ấn - Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội cho biết: “Hệ thống ngân hàng được ví như là mạch máu của nền kinh tế, truyền tải vốn từ người gửi tiền sang những người có nhu cầu sử dụng vốn. Và như vậy, mạch máu có thông suốt, có mạnh khỏe thì nền kinh tế mới tốt được. Vì vậy sửa đổi Luật các TCTD rất cần thiết”.

GS.TS. Hoàng Văn Cường - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân chia sẻ: “Rõ ràng những điều đang băn khoăn thì về cơ bản đã thống nhất. Tín dụng là một vấn đề rất nhạy cảm, mong đợi rất lớn và còn nhiều vấn đề chúng ta mong muốn được Luật hóa nhiều hơn”.

Luật Các TCTD (sửa đổi) được kỳ vọng giúp hạn chế tình trạng thao túng, tiêu cực, “sân sau”, kiểm soát rủi ro, xử lý nợ xấu...

Bên cạnh đó, trong Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) đã bổ sung thêm quy định về can thiệp sớm các tổ chức tín dụng yếu kém cần hỗ trợ. Động thái này sẽ hỗ trợ ổn định tâm lý thị trường và người gửi tiền trước những lo ngại về rủi ro thanh khoản hệ thống trong tương lai.

Đối với quy định cấm ngân hàng bán bảo hiểm không bắt buộc với việc cung ứng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng cũng được kỳ vọng sẽ góp phần minh bạch hóa toàn hệ thống ngân hàng.

User
Ý KIẾN

Tổng thu ngân sách nhà nước tháng 5/2024 ước đạt 150,9 nghìn tỷ đồng; tổng thu ngân sách nhà nước 5 tháng đầu năm ước đạt 898,4 nghìn tỷ đồng, bằng 52,8% dự toán năm.

Pháp luật Việt Nam chưa thừa nhận tính pháp lý của tiền mã hóa hay tiền ảo, trong khi giá trị tiền ảo Việt Nam nhận về gần 91 tỷ USD trong một năm.

Giá vàng thế giới hôm nay bắt đầu hạ, hiện được Kitco niêm yết ở ngưỡng 2.344,7 USD/ounce.

Ngân hàng Nhà nước cho dừng đấu thầu vàng miếng và đang hướng tới một giải pháp thay thế hình thức này sau ngày 3/6 để ổn định thị trường vàng.

Việt Nam hiện có khoảng 21 triệu người sở hữu các loại tiền ảo, nhưng tại nước ta tiền ảo không được coi là tiền tệ, không phải phương tiện thanh toán hợp pháp được Nhà nước công nhận.

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa có quyết định đưa 9 mã cổ phiếu vào diện đình chỉ giao dịch kể từ ngày 3/6, và 9 mã vào diện hạn chế giao dịch kể từ ngày 29/5.

Thêm hàng loạt ngân hàng tăng lãi suất huy động, trong đó có ngân hàng tăng mạnh từ 1,1%/năm, lên mức 5,2%/năm từ hôm nay (27/5).

Liên quan tới công tác phát hiện, ngăn ngừa và xử lý tình trạng sở hữu chéo cũng như sở hữu có tính chất thao túng, chi phối trong các ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết đang gặp nhiều khó khăn.

Giá vàng SJC hôm nay tiếp tục giảm mạnh, hiện tại neo ở mức 89,5 triệu đồng/lượng, giảm 900.000 đồng/lượng so với phiên trước đó.

Với mục tiêu bình ổn thị trường vàng, từ 22/4 đến nay, đã có 9 phiên đấu thầu được NHNN tổ chức, trong đó có hơn 1,8 tấn vàng được cung ứng ra thị trường.

Giá vàng hôm nay 26/5 trên thị trường thế giới chốt tuần giảm mạnh sau khi đạt mốc lịch sử cao nhất từ trước đến nay. Trong khi đó, giá vàng SJC trong nước ổn định ở mốc 89,5 triệu đồng.

Thị trường chứng khoán trải qua tuần giao dịch khá tiêu cực khi đà tăng bị chững lại bởi áp lực chốt lời ngắn hạn.

Giám đốc tài chính Brian West của Boeing cho biết dòng tiền tự do cả năm của Boeing dự kiến sẽ âm, đảo ngược so với triển vọng tạo ra dòng tiền dương ở mức thấp một chữ số được đưa ra vào tháng Ba.

Giá vàng trong nước sáng sớm nay tiếp tục giảm với mức giảm cao nhất là 300.000 đồng, đưa vàng trong nước về gần 89 triệu đồng/lượng.

Giá vàng các thương hiệu trong nước giảm mạnh với mức giảm cao nhất trên 1 triệu đồng đưa giá về dưới 90 triệu đồng/lượng.

Tỷ giá USD các ngân hàng thương mại được phép giao dịch dao động trong khoảng 23.045-25.471 VND/USD. Từ đầu năm 2024 đến nay, VND đã mất giá khoảng 4,4%.

Trong nước, giá vàng các thương hiệu đồng loạt tăng, phổ biến ở mức hơn 90 triệu đồng/lượng.

Giá vàng các thương hiệu trong nước sáng nay (22/5) 'quay đầu' giảm mạnh với mức giảm cao nhất là 600.000 đồng/lượng.

Văn phòng Chính phủ vừa phát đi văn bản thông báo kết luận của Thủ tướng tại cuộc họp về chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ, thị trường vàng, tỷ giá, lãi suất và huy động vốn cho đầu tư phát triển.

Giá vàng các thương hiệu trong nước sáng nay tăng mạnh, với vàng SJC chạm mốc 91 triệu đồng/lượng.

Ngân hàng TMCP Phát triển TP HCM (HDBank) vừa thông báo áp dụng biểu lãi suất huy động mới từ hôm nay 20/5. Cụ thể, ngân hàng này đồng loạt tăng lãi suất huy động ở các kỳ hạn 1–18 tháng thêm 0,3%/năm.

Giá vàng chốt phiên chiều qua không tăng so với phiên giao dịch ngày hôm trước nhưng vẫn ở ngưỡng cao.

Theo Quy định hiện nay của Chính phủ, hàng nhập khẩu dưới 1 triệu đồng gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh trên sàn thương mại điện tử được miễn thuế nhập khẩu, thuế VAT đầu vào. Hiện nay, giá trị các mặt hàng nhập khẩu qua các sàn thương mại điện tử đã lên tới hàng tỉ USD mỗi tháng. Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội đã đề nghị nghiên cứu thu thuế VAT hàng hóa giá trị nhỏ qua thương mại điện tử để có thêm nguồn thu.

Sau chuỗi ngày ổn định, giá vàng các thương hiệu trong nước bất ngờ tăng trở lại với mức tăng cao nhất là 600.000 đồng/lượng.

Khan hiểm nguồn vàng nguyên liệu, giá vàng trong nước lại liên tục tăng mạnh, có những thời điểm một doanh nghiệp kinh doanh vàng trang sức phải chấp nhận không có lãi, thậm chí chịu lỗ để bình ổn giá sản phẩm.

Giá vàng thế giới tiếp đà tăng và đánh dấu tuần tăng thứ 2 liên tiếp. Giá vàng trong nước duy trì ổn định quanh 90 triệu đồng/lượng.

Sau chuỗi ngày tăng - giảm với biên độ lớn, giá vàng các thương hiệu trong nước ổn định quanh 90 triệu đồng/lượng.

Giá vàng chiều qua ghi nhận mức tăng của vàng SJC sau phiên giảm ngày trước đó. Mức tăng dao động từ 700 nghìn đồng đến 1,5 triệu đồng/lượng.

Gần đây, giá vàng miếng liên tục biến động với các đỉnh giá mới và có dấu hiệu khó kiểm soát. Chuyên gia nhận định nếu tình trạng này cứ kéo dài sẽ tác động xấu đến nền kinh tế.

Ngược chiều với diễn biến trên thị trường vàng thế giới, giá vàng các thương hiệu trong nước tiếp đà giảm về quanh mốc 89 triệu đồng/lượng.

Kết thúc quý I/2024, nợ xấu tại các ngân hàng đồng loạt tăng lên. Nguyên nhân là do tác động từ bên ngoài cùng những khó khăn nội tại ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Giá vàng các thương hiệu trong nước hôm nay vẫn neo ở mức cao, giao dịch quanh mốc 90 triệu đồng/lượng bán ra.

Sau chuỗi ngày tăng “phi mã”, giá vàng các thương hiệu trong nước bất ngờ đảo chiều “lao dốc” với mức giảm cao nhất hơn 2 triệu đồng.

Cùng chiều với diễn biến trên thị trường vàng thế giới, giá vàng các thương hiệu trong nước tiếp tục được điều chỉnh tăng mạnh, chạm mốc 92,4 triệu đồng/lượng.

Sau khi tăng mạnh vào sáng qua (9/5), chiều cùng ngày, giá vàng tiếp tục tăng 1,8 triệu đồng/lượng so với hôm trước, vượt 89 triệu đồng.

Hôm nay (9/5), Ngân hàng Nhà nước niêm yết tỷ giá trung tâm ở mức 24.265 VND, tăng 16 đồng so với phiên trước. Các ngân hàng thương mại đồng loạt tăng giá bán USD sát mức trần quy định và ngấp nghé mức đỉnh đã được thiết lập ngày 23/4.

Tính đến trưa ngày 9/5, giá vàng SJC tiếp tục lập đỉnh mới, đã vượt mốc 88 triệu đồng/ lượng bán ra.

Giá vàng các thương hiệu trong nước hôm nay được điều chỉnh nhẹ và duy trì quanh mức 87 triệu đồng/lượng.

Ngày 8/5, sự kiện "Chuyển đổi số ngành ngân hàng năm 2024" với chủ đề "Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số" được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức.

Sau thời gian dài hạ lãi suất, tháng qua, gần 20 ngân hàng đã nâng lãi suất tiền gửi. Động thái tăng lãi suất của nhiều ngân hàng đang là tâm điểm đáng chú ý trên thị trường tiền tệ và điều đặc biệt là làn sóng này đang lan rộng ra nhiều ngân hàng chứ không chỉ ở một vài ngân hàng.

Sau khi tăng mạnh sáng qua, tới cuối giờ chiều cùng ngày, giá vàng SJC lại lập đỉnh mốc mới là 87,5 triệu đồng/lượng, cao nhất từ trước đến nay.

Vàng SJC hôm nay ở đỉnh cao kỷ lục 86 triệu đồng/lượng, vàng thế giới dự báo tuần biến động bất ngờ.

Giá vàng trong nước hôm nay tiếp tục neo ở mức cao. Vàng SJC tiến sát mốc kỷ lục 86 triệu đồng/lượng.

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng SJC vào ngày 3/5 với mức giá tham chiếu là 82,9 triệu đồng/lượng, nhưng phiên đấu thầu tiếp tục bị hủy lần thứ 3. Những nguyên nhân nào khiến các phiên đấu thầu vàng liên tục thất bại?

Giá vàng miếng tăng đột biến ở hầu hết các thương hiệu vàng, với mức tăng cao nhất gần 900.000 đồng/lượng, tiến sát gần 86 triệu đồng/lượng bán ra.

Hôm nay, các thương hiệu vàng trong nước biến động trái chiều, vẫn đang duy trì quanh 85 triệu đồng/lượng.