Men say từ Bát Tràng

Gốm Bát Tràng yêu ở màu men tinh tế. Men lam, men trắng hay men rạn là một quá trình lao động nghệ thuật của người thợ tài hoa ghi dấu tại những sản phẩm tinh xảo. Những đôi tay hoen đất cát với màu men đã biến sản phẩm thủ công thành các tác phẩm nghệ thuật bắt nguồn từ dòng đất sét tưởng như tầm thường.

Ven theo triền đê sông Hồng đến vùng ngoại ô vào một làng nghề nhộn nhịp đã đi vào thơ ca những sản vật, những địa danh:

"Chiếu Nga Sơn, gạch Bát Tràng

Vải tơ Nam Định, lụa hàng Hà Đông"

Bát Tràng bây giờ nhộn nhịp người xe, hàng hoá, khách du lịch đến thăm. Hòa trong dòng người đó, mời bạn cùng với Thu Thủy về thăm Bát Tràng, làng nghề hơn 500 năm, nơi miền an yên những vật dụng quen thuộc, gần gũi với nền văn minh gốm sứ cha ông ta để lại đến bây giờ.

Người thợ đang trang trí hoa văn trên sản phẩm gốm Bát Tràng. Ảnh: Linh Tâm

Đến Bát Tràng ta trở về tuổi thơ nhặt nhạnh đất sét nặn hình yêu thích từ chiếc xe đến con gà, thậm chí là con người. Những cục đất sét dẻo quánh mà tụi trẻ con gửi cả ước mơ và nghệ thuật nhào nặn vào, dù thô kệch vẫn đong đầy niềm vui. Đến Bát Tràng, ngẩn ngơ với sự có mặt của vô số ký ức mà cuộc sống bề bộn, chật chội đã để quên. Những bức thư pháp trang trọng gắn trong khung, những con vật lung linh đủ màu, những câu chuyện dân gian hay đương đại cũng nằm ở đây ở các hình tượng Chí Phèo- Thị Nở, Thánh Gióng, chú Cuội chăn trâu, song ngư chầu nguyệt... chìm nổi trên các sản phẩm từ bình dân đến sang trọng đều toát lên cuộc sống đa màu sắc xung quanh ta.

Người về Bát Tràng để ngắm, người về đây mua hàng kinh doanh, sử dụng mới thấy Bát Tràng 500 năm duyên gốm sứ vẫn ngẩn ngơ những lớp người hoài cổ. Men say Bát Tràng nằm trong từng cái chén, cái bát. Đồ gốm ở đây ít hơn đồ sứ. Gốm được nung ở nhiệt độ 1.280 độ  còn đồ sứ thì trên 1.300 độ. Tương truyền rằng để có được làng nghề như hôm nay là công lao của sự đúc kết giữa dòng gốm ngàn năm văn hoá Phùng Nguyên, Gò Mun của dòng họ Nguyễn Ninh Tràng đầu tiên làm gốm chuyển từ xứ Thanh (nay là vùng Yên Mô - Ninh Bình) di cư từ đời nhà Lý đến vùng Thuận An, tìm nơi định cư ở vùng tả ngạn sông Hồng. Kỹ thuật còn được cải tiến khi học giả người làng Hứa Vĩnh Kiều đi sứ sang nước Tống, lúc quay về gặp mưa bão nên ở lại làng Khai Phong có nghề làm gốm học kỹ thuật của nước bạn trong vòng nửa tháng. Các học giả trong chuyến đi đã học cách xây lò, làm bát, trộn men và thuê 4 người thợ lành nghề từ bên ấy về nước Việt sản xuất. Lúc quay về Hứa Vĩnh Kiều thích dòng gốm men trắng, Đào Trí Tiến - Làng Phù Lãng (Quế Võ- Bắc Ninh) thích màu da lươn, Lưu Phương Tú - làng Thổ Hà (Việt Yên - Bắc Giang) thích màu đỏ và sau đó thành đặc trưng của từng làng gốm cho đến tận bây giờ.

Gốm Bát Tràng yêu ở màu men tinh tế. Men lam, men trắng hay men rạn là một quá trình lao động nghệ thuật của người thợ tài hoa ghi dấu tại những sản phẩm tinh xảo. Những đôi tay hoen đất cát với màu men đã biến sản phẩm thủ công thành các tác phẩm nghệ thuật bắt nguồn từ dòng đất sét tưởng như tầm thường. Màu men, độ bóng của gốm Bát Tràng cũng bình dị, khiêm tốn nhưng không kém phần lung linh, rực rỡ như tính cách người Kinh Bắc duyên dáng, nền nã luôn lôi cuốn mọi người. Gốm Bát Tràng thiên về gốm ứng dụng từ bát đĩa cốc chén đến đồ thờ cúng, đồ trang trí mỹ thuật. Tất tần tật về gốm ai cũng say cũng mê khi được chiêm ngưỡng, sử dụng.

Những sản phẩm gốm sứ ở Bát Tràng.

Những minh văn của gốm đã mê hoặc kẻ lạc lối tân đời đi vào thế giới màu sắc trang nhã, thú thưởng thức thanh tao khi nhìn bộ chén hạt mít, những bát yêu men rạn màu xanh nhạt đưa ta về với hồn cốt quê nhà với bữa cơm dưa cà mắm muối ấm cúng hương vị gia đình. Từng cặp lộc bình là những bức hoạ hoàn hảo để gìn giữ gia phong luôn hướng tới "đức, lưu, quang" kế tiếp hồn cốt họ tộc gìn giữ muôn đời. Lung linh nhất vẫn là các độc bình tái hiện cuộc sống hay cảnh sắc tiêu biểu của đất Việt: hoa sen, tùng cúc trúc mai, long ly quy phượng, sơn thuỷ, ngũ lão , bát tiên... Men gốm đã thổi hồn vật dụng để trở thành men say cho những người làm nghề và cho những kẻ khù khờ yêu nét văn hoá đậm bản sắc Việt.

Đã có nhiều làng gốm phát triển trong quá khứ, đến bây giờ vẫn tồn tại nhưng không phát triển được như gốm Tân Hạnh (Biên Hoà- Đồng Nai), gốm Chu Đậu ( Nam Sách - Hải Dương), gốm Phù Lãng (Quế Võ- Bắc Ninh), gốm Thổ Hà (Vân Hà- Việt Yên- Bắc Giang)... Riêng dòng gốm Bát Tràng đã đi vào tâm khảm, là một làng nghề đã và đang trường tồn thi gan với tuế nguyệt. Đến đây, người ta không còn thời gian để tranh biện cái nào thuộc dòng gốm, cái nào thuộc dòng sứ, màu nào thuộc trên men, dưới men hay giữa men hay kỹ thuật "nhất xương, nhì da, thứ ba dạc lò". Vấn đề này thuộc chuyên môn của các nghệ nhân với đôi tay vàng cống hiến cho đời những tác phẩm tuyệt tác. Những tác phẩm này dù người tiêu dùng đã mua hay còn ở trên kệ thì nó đã mang cả sự tâm huyết của người thợ vào đó trên tất cả các công đoạn, lúc nào cũng luôn tâm huyết thành công. Mơ ước của con người là vậy, khát khao cháy bỏng vẫn là hạnh phúc, dẫu quan niệm hạnh phúc từng người là khác nhau. Người tiêu dùng nâng niu từng chiếc cốc ngộ nghĩnh, những chiếc bát xinh xắn có thể gắn tên gia đình, cửa hàng của mình lên sản phẩm, trân quý chiêm ngưỡng những chiếc bình, bộ đồ thờ cúng tinh xảo khi đã thuộc về mình.

Gốm Bát Tràng đã níu giữ hồn tôi, thi thoảng trong giấc mơ được chìm đắm trong thế giới đồ gốm từ cổ, đến tân cổ, giả cổ, tân thời. Những tác phẩm đa dạng từ đất, dễ vỡ lại làm ta trân quý hơn khi được sờ, được chạm vào nó. Những sản phẩm từ đất đã hình thành số mệnh từ đất đa dạng như đồ gốm vùng Bát Tràng đa văn hoá xứ Kinh Bắc ngàn năm đã lên men trong tâm hồn tôi, men của nghệ thuật gốm sứ và men say Bát Tràng.

Nguyễn Thị Thu Thủy

Từ khóa:
User
Ý KIẾN

Có một cô gái dẫu chưa một lần đặt chân đến nhưng luôn đem lòng yêu mùa thu Hà Nội. Nghe có phần vô lý nhưng cảm xúc là một điều gì đó lạ lắm, không thể nào giải thích bằng lý trí.

Hà Nội đã vào thu với bao lời ước hẹn. Từng sắc màu, từng hương vị trên mỗi góc phố, mỗi con đường khi Hà Nội vào thu lại khiến cho lòng người nao nao, ngơ ngẩn nhớ về những kỷ niệm yêu thương ngày xưa cũ.

Khu tập thể số 5 Đinh Lễ từ lâu đã là điểm đến thân thuộc của bao người yêu sách. Nằm trên tầng 2 của một khu tập thể ẩn sâu trong ngõ số 5 phố Đinh Lễ, ít ai biết nhà sách Mão lại là nơi khởi phát đầu tiên để hình thành phố sách Đinh Lễ như ngày nay.

Có một người trở lại Hà Nội vào một chiều mùa hạ. Người ngồi ngắm phố mà lòng lại nhớ về những năm tháng cũ.

Liệu có phải sự trưởng thành của mỗi người dân nơi đất Việt đều gắn bó với ít nhất một dòng sông? Trong trái tim của một người, luôn có một dòng sông chở nặng phù sa, chở theo cả bao ký ức đầy thương nhớ.

Nhắc đến Hà Nội, người ta thường nhớ về phố cổ với những mái ngói xô nghiêng, mang đậm dấu tích thời gian. Phố cổ được xem là cái nôi lưu giữ những gì cổ kính, hoài niệm một thời vẫn còn vẹn nguyên những nét trầm mặc theo dòng xoáy thời gian và chính điều này đã trở thành lý do thôi thúc nhiều lữ khách đến thăm nơi đây.

Hà Nội không phải nơi tôi sinh ra, không phải nơi tôi lớn lên, cũng không phải nơi tôi lập thân, gắn bó cuộc đời. Nhưng nếu ai đó hỏi tôi rằng, có yêu Hà Nội không, tôi sẽ không ngần ngại mà gật đầu.

Những khu tập thể cũ Trung Tự, A6 Giảng Võ, Kim Liên, Nguyễn Công Trứ, Nam Đồng... được xây dựng từ những năm 50-60 của thế kỷ trước là một phần thân thương của Hà Nội, là nơi lưu giữ ký ức của nhiều thế hệ người dân Hà thành.

Phố cổ Hà Nội, nơi mà từng chút rêu phong lặng lẽ nằm lại ở những ngách nhỏ nắng không rọi tới, nơi hàng ngày vẫn chật ních những người xe qua lại mà không lưu lại chút nào dấu chân của khách bộ hành...

Cái lạnh, cái rét, cái nóng và mưa lũ đó có lẽ tôi chẳng bao giờ quên được. Nó khó quên, vì nó cứa vào da thịt mình, nó táp vào mặt mình, tê tái. Nó cũng chính là những mốc thời gian trong cuộc đời để người ta nhớ về. Nhớ về một thời gác trọ ở Thủ đô.

Hạ về, cũng là lúc những búp sen rũ bùn đứng dậy khoe sắc thắm, tỏa hương thanh khiết. Trên khắp đất nước mình ở đâu cũng có sen. Nhưng là người Hà Nội, tôi luôn yêu và tự hào về sen Hồ Tây.

Cafe Thái, quán cafe ngót trăm tuổi của Hà Nội, nơi cafe được rang thủ công bằng củi, nơi từng cốc cafe thấm đượm mùi khói...

Đó là con phố được coi là đẹp nhất Thủ đô. Phố đẹp, cổ xưa mà lãng mạn. Phố đẹp, hiện đại mà hào hoa. Phố đẹp, ồn ã mà lắng đọng. Phố đẹp, hối hả mà trầm tư.

Ngày nay, phố Tạ Hiện được mệnh danh là “con phố không ngủ của Hà Nội”. Phố đã gắn liền với cuộc sống của người Hà Nội và níu chân du khách mỗi khi họ có dịp ghé qua khu phố cổ.

Ngồi ở ban công hướng mắt ra xung quanh, ngắm nhìn nhịp sống đều đặn từng ngày, lòng tôi vẫn nao nao nhớ một góc nhỏ yên bình.

Sáng hè thành phố, người đầy mồ hôi và bẹp dí xuống giường. Có người cố ngủ nướng cũng chẳng xong. Cái nóng hầm hập xuyên qua lớp tường dày, len lỏi vào từng tế bào trên cơ thể.

Nằm trong căn nhà nhỏ trên phố Lãn Ông, hiệu thuốc y học cổ truyền Nghi Hưng Long được ra đời từ năm 1900, đến nay đã trải qua nhiều thế hệ cha truyền con nối.

Đi giữa phố phường Hà Nội trong một chiều lá bay dày, nỗi nhớ ngày xưa chênh chao ùa về...

Với tôi, đó thực sự là những vườn hoa di động trên phố, là một nét rất Hà Nội của người Hà Nội. Và đôi lúc tôi tự hỏi nếu thành phố này vắng đi những vườn hoa đó thì không biết sẽ như thế nào?

Trong ký ức của một người xa Thủ đô, Hà Nội là những hàng cây xanh mát hai bên đường, những sạp báo, những bác xích lô ngồi đợi khách. Và nỗi nhớ Hà Nội đọng lại trong một ly trà ấm nóng, phảng phất khói bay trong một chiều hoàng hôn.

Đối với những người xa Hà Nội, hương hoa sữa của mùa thu là mùi hương của tình yêu, là ký ức yêu dấu mà họ sẽ mang theo suốt cuộc đời. Người đi xa nhớ da diết mùa thu Hà Nội, bởi mùa thu gọi họ sống chậm lại để yêu thương.

Có những bức ảnh lưu lại một khoảnh khắc khiến bạn bỗng thấy phố thật gần, thật thân thiết.

Cả ngàn năm người dân nước Việt lắng nghe tiếng gà trong đêm để biết nhịp thời gian, chia tiếng gà trong đêm thành những canh gà, để rồi dựa vào đó giữ thói quen thức sớm dậy khuya, bán buôn, đồng áng. Và ngay cả những mối tình thấm đẫm nước mắt, đẫm màu lãng mạn, cũng lấy canh gà làm thời khắc hò hẹn cùng nhau.

Gần 20 tên phố Hàng của Thăng Long - Hà Nội những trăm năm xưa đã biến mất trong biến thiên thời cuộc.

Đâu đó có những góc nhỏ mơ hồ thời gian, lâu lâu lại rộn lên câu chuyện cũ. Có thể là xa xôi với những người vội bước qua không kịp để ý. Nhưng vẫn là đau đáu trong những ai còn nặng lòng trước nhịp đổi thay phố phường.

Người Việt dù đi đâu cũng chỉ muốn trở về quê hương, nhất là khi đã có tuổi. Đến lúc nằm xuống vẫn khắc khoải nỗi nhớ quê, mong được trở về lòng đất quê, bởi dường như trên quê hương, ta mới là ta...

Bây giờ bố tôi tám mươi, đời sống dễ chịu hơn trước nhiều, nhưng thỉnh thoảng lại không được vui, lại nghĩ cái điều "giá như" cho những năm cuối đời ông bà ở Hàng Mành.

Hà Nội có nhiều quán ăn mang đặc trưng ẩm thực của nhiều vùng miền. Chỉ cần bạn dạo qua những con phố có thể dễ dàng tìm thấy những món ăn nổi tiếng của mỗi địa phương.

Cơn mưa trút xuống như hờn dỗi, choàng lên mặt Hồ Gươm như tấm lụa mềm bao bọc không gian, khiến phố phường Hà Nội mang vẻ đẹp buồn nhưng quyến rũ.

Tôi cứ ngẫm nghĩ, vì sao hai tiếng Hồ Gươm và không gian của truyền thuyết về vị Hoàng Đế trả lại gươm thần khi đất nước sạch làu bóng giặc lại có sức hút lớn lao, linh thiêng và máu thịt đến vậy?

Phố ở đâu cũng có đôi điều cho ta nghe, để thấy một nỗi niềm, một day dứt, một quyến luyến nào đó từng hiện diện nơi này làm nên hồn phố.

Tôi hay lan man mơ ước Thủ đô, đất nước mình sẽ có thêm nhiều công viên quốc gia, có những cánh rừng nhỏ trong thành phố. Tôi mơ Hà Nội sẽ có thêm nhiều cây xanh, để được sống cùng thiên nhiên, để thiên nhiên chữa lành những phiền muộn, nhọc nhằn…

Trong gia đình, cha mẹ luôn là người giúp con cái hình thành nhân cách, truyền động lực sống và tính tự tin cho các con bằng chính những lời nói và việc làm của mình.

Có một người con gái miền Nam làm dâu miền Bắc. Sau nhiều năm, khi đã quen nếp sinh hoạt trong gia đình chồng, cô thầm cảm ơn cha mẹ chồng, những người đã giữ gìn nếp sống của người Hà Nội đến tận bây giờ, để những tính cách tốt đẹp ấy vẫn được truyền lại cho thế hệ sau.

Hà Nội, "thành phố ngàn hoa", nổi tiếng với vẻ đẹp của những đầm sen rộng lớn, nơi du khách có thể chìm đắm trong khung cảnh thơ mộng và lưu giữ những bức ảnh tuyệt đẹp. Dưới đây là 5 gợi ý về các đầm sen đẹp nhất Hà Nội mà bạn không nên bỏ lỡ:

Có một người con tha hương, trong một sớm mùa đông bỗng thấy nhớ mẹ, nhớ quê, nhớ kỷ niệm ấm áp tuổi thơ…. nhưng không tìm lại được dư vị của ngày xưa.

Nhà quê vẫn đón người như những miền bao dung. Và có thế nào thì đất đai vẫn mềm mại với những bàn chân xưa kia từng chạy nhảy trên mình nó.

Ai cũng có quê hương, đó là nơi nỗi nhớ trở về. Có một người con gái cứ mỗi lần nghe âm thanh, nhìn ngắm cảnh vật nào đó nơi phố phường ồn ã lại bỗng nhớ quê tha thiết.

Hà Nội toàn ký ức ngẩn ngơ, để vết loang như mùa đông gợi nhớ, để thu qua đông tới, để nồng nàn nỗi nhớ, Hà Nội ơi...

Một ngày, có người con gái nhớ Sơn Tây và hình ảnh "đôi mắt người Sơn Tây" năm xưa theo người lính lãng tử Quang Dũng vào trận chiến. Sơn Tây cứ mãi làm cô băn khoăn, muốn đặt chân tới đó để về một làng quê xa mà gần trong tim.

Người con gái miền Nam làm dâu Hà Nội, lần đầu về nhà chồng, cô được mẹ đãi món bún thang khiến cô nhớ mãi...

Gốm Bát Tràng yêu ở màu men tinh tế. Men lam, men trắng hay men rạn là một quá trình lao động nghệ thuật của người thợ tài hoa ghi dấu tại những sản phẩm tinh xảo. Những đôi tay hoen đất cát với màu men đã biến sản phẩm thủ công thành các tác phẩm nghệ thuật bắt nguồn từ dòng đất sét tưởng như tầm thường.

Chiều đông, có một người con gái nơi Hà Nội thấp thỏm lo cho cha mình. Ở quê xa ấy, cha sẽ một mình trong khu vườn, giữa căm căm gió bấc.

Trong ký ức của tôi nhớ mãi một khung cảnh giữa trời xanh biếc, đám đông người lớn trẻ con tập trung lại cùng đứng dưới tán cây đưa tay đón cánh ngọc kỳ lân rơi để mong sẽ có cuộc sống hạnh phúc và bình an.

Mỗi lần đến Hà Nội, có một cô gái dù không sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, nhưng vẫn luôn cảm thấy ấm áp, thân quen và gần gũi như về với chính quê hương mình.

Những cơn mưa bụi như giục giã hoa xoan bung tràn sắc tím. Sắc tím của hoa làm hồn tôi mê đắm. Tôi yêu hoa xoan hay tôi yêu màu tím mỏng nhẹ. Tôi yêu hoa xoan hay thương đời hoa ngắn ngủi.