Mẹt dưa cải của bà ngoại

Có một cô gái lớn lên bằng mẹt dưa cải của bà ngoại. Mẹt dưa cải ấy không chỉ gợi lên sự tần tảo, oằn gánh lo toan cả một đời người của bà mà còn gắn liền với những tháng ngày đẹp đẽ của tuổi thơ cô.

Thuở bé, mỗi khi tan học, tôi đều chạy ù ra chợ để được sớm thưởng thức những thức quà bà đã chuẩn bị sẵn, khi thì cái bánh ú, bánh bò, bọc kẹo bi hoặc ly chè đậu xanh sánh dẻo. Nhìn tôi háo hức ăn gọn những thức quà, bà mỉm cười âu yếm, xoa nhẹ đầu tôi: "Ăn nhanh chóng lớn, cháu nhé!".

Tôi háo hức thưởng thức những thức quà bà đã chuẩn bị sẵn. Ảnh minh hoạ.

Rồi bà lại tất tả bán buôn với gánh dưa cải, tôi ngồi sau sạp hàng của bà tự bày đồ chơi của mình. Đồ chơi của đứa trẻ nhà nghèo chỉ vỏn vẹn trong dăm ba món đồ hàng, vài cái lon, cái ly rỗng nhưng ấy là cả gian hàng diệu kì của tuổi thơ. Cô búp bê xinh xắn, thướt tha trong chiếc váy hồng và mái tóc hơi rối bù được tôi đặt ngồi chễm chệ phía đối diện. Đây là món quà sinh nhật khi tôi vừa tròn mười tuổi. Nhớ lại lúc đó, chiều nào đi học về, tôi cũng chạy ra trước cửa hàng đồ chơi của bà Tư trong chợ, mê mải nhìn chăm chú vào cái tủ kính trưng bày hàng chục món đồ chơi đủ sắc màu. Nổi bật trong đó, đập vào mắt tôi là cô búp bê như đang mỉm cười tươi rói. Tôi khao khát con búp bê đó nhưng không vòi vĩnh bà vì biết nhà mình còn nghèo lắm. Chẳng hay biết bà đã lặng lẽ quan sát đứa cháu nhỏ lúc nào và đã âm thầm mua tặng tôi vào đúng dịp sinh nhật. Khi lần bóc lớp gói quà màu xanh dương, nhìn thấy con búp bê, tôi vui mừng nhảy cẫng lên ôm cổ bà rối rít nói lời cám ơn. Mỗi khi tan chợ, bà lại dắt tay tôi lẫm chẫm đi trên con đường rào rạo sỏi cát trở về nhà. Tôi vừa nắm chặt tay bà, vừa căng lồng ngực hít tràn hương đồng cỏ nội, nghe thoang thoảng như hương hoàng lan thanh khiết.

Bà tất tả bán buôn với gánh dưa cải. Ảnh minh hoạ.

Bố mẹ tôi chia tay khi tôi mới 6 tuổi. Mẹ tôi gạt nước mắt bế tôi về nhà ông bà ngoại. Thời đó, làng xóm vẫn còn nhiều định kiến hẹp hòi đối với những người phụ nữ đứt gãy hôn nhân giữa đường. Mẹ tôi không chịu nổi những lời điều tiếng xung quanh nên bỏ đi buôn hàng ở xa. Dăm ba tháng mẹ về nhà một lần, mang cho tôi tấm áo mới, vài cuốn truyện tranh, vài thức quà bánh rồi lại lên đường đi biền biệt. Tuy thiếu thốn tình thương, sự gần gũi của bố mẹ nhưng tôi không rơi vào cảnh cô độc, bơ vơ như những đứa trẻ cùng hoàn cảnh. Ông bà ngoại dồn hết tình yêu thương cho tôi. Tôi cứ thế vô tư, ngây ngô tận hưởng những chắt chiu, dành dụm nhỏ nhoi của bà và lớn lên từng ngày trong trạng thái mơ hồ ngọt ngào như câu thơ trong tác phẩm Đò Lèn của Nguyễn Duy:

“Tôi đâu biết bà tôi cơ cực thế.

Tôi trong suốt giữa hai bờ hư – thực/ giữa bà tôi và tiên, phật, thánh, thần”.

Nhớ vào đợt Tết năm ấy, nhà tôi đặc biệt khó khăn. Ba mươi chạm ngõ rồi mà vẫn chưa sắm sửa gì cả. Tôi đứng ngoài sân nóng ruột đợi bà trở về. Đợi đến khi chạng vạng tối, bà xuất hiện với cái thúng đội đầu và mẹt dưa cải quen thuộc, chúng đè nặng làm bóng bà tôi càng thêm nhỏ bé liêu xiêu trong khoảnh khắc ngày tàn u ám. Tôi háo hức chạy ra đón bà. Bà lấy từ trong thúng ra gói mứt hạt sen còn nóng hổi, thơm ngào ngạt đưa cho tôi. Lại vẫn xoa đầu tôi, trìu mến: "Ăn nhanh chóng lớn, cháu nhé!" Mãi mãi về sau này, tôi vẫn khó tìm lại trong đời mùi vị của gói mứt sen nào thơm ngon như thế. Lẫn trong vị nồng đượm của hạt sen vừa ngào đường chín tới, tôi vẫn ngửi thấy hương hoàng lan thanh khiết đến ngây ngất.

Ông bà ngoại dồn hết tình yêu thương cho tôi. Ảnh minh hoạ.

Tôi chưa bao giờ cảm thấy mặc cảm hay tự ti cho hoàn cảnh của mình. Trong suốt quãng đời thơ ấu, bà tôi với tấm lòng bao dung, nhẫn nại, hi sinh đến vô ngần đã thay mẹ chăm lo cho tôi một cuộc sống vật chất đủ đầy nhất có thể. Hay tựa hồ trong vô thức trẻ thơ, tôi mơ hồ đã coi bà là người mẹ dưỡng dục nên mình.

Tôi từng bị cô giáo dạy tiểu học cho 0 điểm với lời phê lạc đề chỉ vì cuối bài văn tả về người mẹ, tôi đã ghi: "Người luôn chăm sóc, yêu thương em nhất trong nhà là bà ngoại của em". Đó là kỉ niệm đau và buồn khiến tôi nhớ mãi. Chính vì thế, sau này, khi đã trở thành một cô giáo dạy Văn, tôi luôn tâm niệm phải đọc thật kĩ bài văn của học sinh mình, biết đâu đằng sau đó là cả một câu chuyện khác cần được cảm thông, chia sẻ. Tôi nhớ, ngày nhận giấy báo đỗ đại học, bà tôi rơm rớm nước mắt vì vui mừng. Bà ngoại lại vẫn xoa đầu tôi, hiền từ nói: "Cố lên cháu nhé!" Để tôi được yên tâm học hành, mẹt dưa cải của bà ngày thêm kẽo kẹt trĩu nặng.

Tôi mong chờ những ngày được nghỉ để bước chân tôi khẩn trương hơn, hối hả hơn trở về với ông bà. Ảnh minh hoạ.

Cô bé con như cánh chim non ngày nào giờ đây đã trưởng thành. Tôi đã có những bước tiến trên đường đời. Tôi đã trở thành một cô gái mạnh mẽ, độc lập như bà vẫn hằng mong muốn. Sống bên người bà nhân hậu, tôi tự nhiên cũng giàu lòng trắc ẩn với mọi người xung quanh. Lắm lúc, cuộc đời xô đẩy khiến tôi chùn gối, mỏi mệt thì bước chân tôi lại trở về trên con đường quê rào rạo sỏi đá, tiến thêm vài bước nữa thôi là tới ngôi nhà màu xanh rêu phong với cánh cổng luôn mở rộng đón tôi. Và tất nhiên, đằng sau cánh cổng đó, có một hương hoàng lan thanh khiết, dịu dàng luôn chờ đợi tôi để xoa dịu, vỗ về, như thuở tôi còn bé bỏng.

Bà tôi giờ cũng đã 79 mùa xuân rồi. Tóc bà đã bạc phơ lấp lánh, lưng bà đã còng hẳn xuống, duy chỉ đôi mắt bà vẫn còn tinh anh, chứa đựng cả bầu trời thấu hiểu, khoan dung. Tôi mong chờ những ngày được nghỉ để bước chân tôi khẩn trương hơn, hối hả hơn trở về với ông bà. Tôi tha thiết ước nguyện được đón thật nhiều những mùa xuân - hạ - thu - đông bên bà tôi. Tôi muốn nói với bà rằng: "Bà ơi, cháu yêu bà!".

User
Ý KIẾN

Có những hố sâu hoẳm ngăn cách tôi và bạn tưởng chẳng thể nào vượt qua. Nhưng không, chúng ta vẫn ở bên nhau một cách lặng lẽ vì những kỷ niệm ngày xanh vẫn ngập tràn trong tim.

Mùa hè thường làm người ta nhớ đến bởi cái nắng nhưng tôi lại có hảo cảm với những cơn mưa. Sau những ngày dài làm cho lồng ngực ta co ngót trong cái nóng, mùa hè sẽ chọn một ngày đẹp trời để xoa dịu ta bằng một trận mưa.

Không phải phật tử cũng không là con chiên, tôi như kẻ dở dở ương ương với gót chân lem lấm bụi trần. Ấy vậy mà tôi lại muốn nghe tiếng chuông ngân vang trong chiều đến lạ. Nào ai thúc giục? Nào ai hối hả? Chỉ giản đơn thôi, tiếng chuông đưa tôi về với bình yên.

Có một người con gái đi giữa phố phường Hà Nội trong một chiều lá bay dày để nỗi nhớ ngày xưa chênh chao ùa về!

Cụm từ chữa lành có thể bạn đã nghe và đọc rất nhiều ở khắp các trang mạng hay cả những câu nói hằng ngày. Với tôi, thật sự đã có thời gian loay hoay mãi để tìm cách chữa lành.

Có một loại lá, khi được chế biến thành món ăn, lúc ban đầu, ta cảm nhận vị đắng nhẹ, nhưng càng nhai kĩ càng thấy vị ngọt bùi của lá. Không biết đó có phải là một sự hồi đáp thử thách lòng người của một loài cây, hay lá muốn gửi gắm một thông điệp: Có đắng cay mới thấy ngọt bùi?

Sáng hè thành phố, người đầy mồ hôi và bẹp dí xuống giường. Có người cố ngủ nướng cũng chẳng xong. Cái nóng hầm hập xuyên qua lớp tường dày, len lỏi vào từng tế bào trên cơ thể.

Có một cô gái đến Hà Nội hai lần nhưng lần nào cũng vội. Vội đến nỗi chưa kịp đi cho hết chiều dài niềm thương thì đã phải chia tay. Nhưng chính trong sự vội vã đó cô nhận ra những chân tình, lại như khơi lên trong cô một nỗi mong ước...

Mưa đã tạnh từ lâu, ngọn nến thơm trên bàn chuyển động khẽ khàng theo từng luồng khí mơn man trong căn phòng mở toang ô cửa.

Có một cô gái từng mua một cuốn sách với tựa đề “Mình phải sống như biển rộng sông dài”. Nội dung trong sách đã nằm lại đâu đó trong góc khuất của ký ức, chỉ có tiêu đề cứ khiến cô phải suy nghĩ mãi bởi lẽ, người với người, quả thực tồn tại như những dòng chảy giao nhau.

Dọc bờ sông Lũy hiền hoà có ngôi làng nhỏ ẩn mình giữa những luống thanh long thắm đỏ. Nơi đó có nếp nhà của ngoại. Gian nhà nhỏ đầy ắp tình thương, luôn có món ngon ngoại dành phần cho con, cho cháu.

Những chiều mưa nhưng lòng người vẫn khô ráo, không còn đau đáu những nỗi ướt xưa... Tôi vẫn luôn tự hỏi cần bao nhiêu hạnh phúc thì con người cảm thấy bình yên?

Có một người con gái chầm chậm bước trên bờ cát trắng mịn. Gió mơn man thổi tung mái tóc, như bàn tay cha âu yếm vỗ về và nỗi nhớ cha trào dâng trong lòng cô.

Thời ấu thơi,Tết Đoan Ngọ với tôi là bao mong ngóng, chộn rộn. Cái mong ngóng, chộn rộn có lẽ chỉ xếp sau ngày Tết Nguyên đán.

Một Tết Đoan Ngọ nữa lại về. Có người đã kịp trở về để ùa vào vòng tay của cha mẹ, của những người thân. Có người thì vẫn còn đang mải mê nơi phương trời xa, chỉ có thể ngóng về quê hương với bao niềm thương nỗi nhớ.

Ai rồi cũng yêu khi ta bắt đầu có những rung động đầu đời. Có tình yêu làm bạn thăng hoa trong cuộc sống. Có tình yêu chỉ mang lại cho bạn đau khổ, thân bại danh liệt. Nhưng dù thế nào, thì ta vẫn luôn trân trọng khoảnh khắc đã từng yêu.

Trên thế gian có hàng trăm cách định nghĩa về tình yêu, nhưng về cơ bản lại không thể có được một định nghĩa rõ ràng và cụ thể.

Mỗi người trong chúng ta, giữa rất nhiều những hỷ nộ ái ố của cuộc sống đầy hối hả, tất bật và đua tranh này, ai cũng cần có một điểm tựa bình an cho mình. Có đôi khi, ta chính là điểm tựa bình an cho một người khác, hoặc ai đó lại đang là điểm tựa bình an cho chính ta.

Rót đầy ly nước ấm từ chiếc bình giữ nhiệt, tôi mở toang cánh cửa sổ bên hông nhà, một buổi sớm mai trong lành, ríu rít tiếng chim hoà với âm thanh khe khẽ phát ra từ các ngôi nhà gần bên. Ngày mới lại bắt đầu.

Vậy là một tháng 5 nữa đã trôi qua thế nhưng có một cô gái vẫn luôn thấy trong lòng mình có chút ganh tỵ với tháng 5 bởi lẽ nó còn có Ngày của Mẹ, còn cô đã không còn mẹ từ lâu. Sắc nắng hè đưa cô trở về với những ký ức ngày còn mẹ cùng nỗi nhớ mênh mang vô bờ bến.

Mùa hạ đã tới mang theo những chùm phượng vỹ rực đỏ, những cánh bằng lăng tím ngát và biết bao cảm xúc dưới mái trường.

Có một cô gái lớn lên bằng mẹt dưa cải của bà ngoại. Mẹt dưa cải ấy không chỉ gợi lên sự tần tảo, oằn gánh lo toan cả một đời người của bà mà còn gắn liền với những tháng ngày đẹp đẽ của tuổi thơ cô.

Trong một buổi trưa mùa hạ mướt xanh khi cơn mưa rào chợt đến, có một người mẹ trẻ đã tìm thấy lại chính mình trong những kí ức và xúc cảm ấu thơ sau một thời gian dài bận rộn với công việc, bận rộn với những lo âu, muộn phiền.

Mỗi lần bước đi trên con đường nhuộm màu cam cháy như ngọn lửa đang tàn dần, tôi lại tưởng tượng đến cảnh Trái đất xảy ra một vụ nổ lớn hơn cả Big Bang và tự hỏi “liệu mình sẽ nói gì nếu ngày mai Trái đất ngừng quay?”.

Tháng 5 về, màu đỏ của phượng đã phủ kín cả những khoảng trời. Trong câu chuyện của các cô, cậu học trò đã len lỏi nỗi buồn chia xa và những trang lưu bút trao vội.

Trong ký ức tuổi thơ của một cô gái trẻ, chái bếp của ngoại là nơi đẹp đẽ nhất, ấm áp nhất và là nơi mà cô được ăn nhiều món ngon nhất trên đời.

Trong nắng mới của một ngày đầu hè, có một người bỗng da diết nhớ cái màu xanh biếc, xanh đến mát dịu cả không gian của cây duối - một loài cây gần như đã vắng bóng và chỉ còn lại trong kí ức của một thời.

Con đường của những người bắt đầu sự nghiệp tự do cũng giống như khi bước trong sương mù. Dày đặc, âm u và lạnh giá. Nhưng sương rồi cũng sẽ tan và ngày nào đó nắng sẽ ngập tràn. Bạn sẽ làm được nếu có đủ quyết tâm và lòng tự tin.

Trong nhịp sống gấp gáp và xô bồ với những mỏi mệt của chuỗi ngày quay cuồng với bận rộn, có một người con gái bỗng thấy thương nhớ về người mẹ của mình. Để nương tựa vào những kỷ niệm và sống lại những ngày còn mẹ, được mẹ yêu thương như thuở nào. Chiều nay, Hường mời bạn nghe những dòng cảm xúc của Diệu Hiền.

Trên con đường đời sẽ có những khúc cua và những ngã rẽ. Đôi khi ta chọn đi hướng đó không phải vì ta mà chỉ vì một ai hay một điều gì đó. Mỗi một sự chọn lựa là một sự đánh đổi, mà không ai biết được những điều ở phía trước có được như mình mong muốn hay không.

Trong ký ức của tôi nhớ mãi một khung cảnh giữa trời xanh biếc, đám đông người lớn trẻ con tập trung lại cùng đứng dưới tán cây đưa tay đón cánh ngọc kỳ lân rơi. Bởi chúng tôi đều tâm niệm ai hứng được hoa rơi trên tay sẽ có cuộc sống hạnh phúc và bình an.

Tiếng còi tàu đã trở thành một phần trong cuộc sống hằng ngày của gia đình tôi. Với má, tiếng còi tàu thay cho chiếc đồng hồ để má biết tới giờ cơm nước cho ba, gọi bọn nhỏ đến trường hay đến giờ ra vườn cuốc cỏ. Còn với ba, khi tàu dừng lại ở sân ga cũng là lúc ba tranh thủ đưa những bó củi khô lên toa tàu. Và những tiếng còi tàu ấy đã theo suốt những năm tháng tuổi thơ tôi.

Hà Nội không phải nơi sinh ra cũng chẳng phải nơi lớn lên. Nhưng mỗi lần đến Hà Nội, có một cô gái luôn cảm thấy ấm áp, thân quen và gần gũi như về với chính quê hương mình. Chiều nay, Hường mời bạn nghe những dòng cảm xúc của Thu Phương.

Cùng trải qua chìm nổi trong đời có người an nhiên, có người ai thán. Thước đo hạnh phúc chẳng là của chung khiến ta cứ đau đáu một câu hỏi, phải đi bao xa ta mới chạm tới hạnh phúc? Chiều nay, Hường mời bạn nghe những dòng cảm xúc của Thùy Linh.

Hoa muống biển - một loài hoa bình dị vẫn âm thầm kể một chuyện tình chung thủy. Một loài hoa có sức sống thật mãnh liệt dù cho cát bỏng vẫn xanh màu lá, dù biển lắm khi mặn chát vẫn tím màu hoa.

Mỗi loài hoa ở Hà Nội có nét đặc trưng riêng biệt cho từng mùa. Khi ta bắt gặp vẻ đẹp tinh khiết của hoa loa kèn, cũng chính là khoảnh khắc viên gạch tiếp nối giữa mùa xuân qua mùa hạ để xây đắp nên những cảm xúc xốn xang trong lòng. Không đa sắc màu như hoa cúc, cũng chẳng ngát hương thơm nồng như hoa hồng. Màu trắng tinh khôi của những bó hoa loa kèn như một điểm nhấn riêng biệt cho ta cảm giác an nhiên đến lạ thường.

Người ta bảo tạo hóa luôn công bằng, thiếu hụt điều này thì sẽ được bù đắp điều kia. Hàng bằng lăng ở hai bên đường mỗi ngày tôi qua lại đã minh chứng điều đó. Và cũng chẳng vì thiếu hương mà bằng lăng không làm cho hồn tôi xao xuyến. Những ngày này tôi ước có một cái máy ảnh thật xịn để có thể thu lại tất cả nét yêu kiều của bằng lăng. Mùa bằng lăng nở, tôi thường chạy xe trên những con phố rợp tím bằng lăng để nghe bao nhung nhớ ngập tràn. Và tôi nhớ anh.

Từ những cánh đồng làng, tôi lon ton lên thành phố để tìm chỗ tá túc. Nơi này đông đúc và hoa lệ, nhưng gánh nặng gạo tiền hình như đang cuốn những kẻ tứ xứ không còn thời gian để xây dựng quan hệ với ai đó xa lạ. Những căn phòng trọ luôn đóng cửa. Đôi khi, người hàng xóm đã ốm nặng vài tuần cũng chẳng ai biết tới để hỏi han. Cái bận cứ dùng dằng ôm ghì lấy vai họ. Tới nỗi họ còn chẳng kịp rảnh rỗi cho một lời quan tâm đến nhau.

Thành phố hình như không ngủ. Tiếng ồn ào từ phía chợ bắt đầu lúc hai, ba giờ sáng. Tôi nằm im trong phòng trọ lắng nghe tiếng gà gáy, những con gà chắc cũng mang từ quê lên chưa quen được với môi trường đêm lúc nào cũng rực rỡ ánh đèn.

Bỗng một sớm mai thức giấc, hương dẻ ngọt ngào đã chờ sẵn trên khung cửa sổ màu xám tro cùng chú mèo mun khoanh tròn say sưa bên chồng sách đêm qua tôi đọc còn dang dở. Hương hoa chực chờ cánh cửa vừa hé là vội vàng len vào xâm chiếm cả căn phòng. Căn phòng tôi ngập tràn hương hoa dẻ, ngập tràn tháng tư mang chớm hạ khẽ khàng...

Làm việc thời gian tự do mang cho tôi nhiều trải nghiệm, từ việc sắp xếp thời gian cho công việc, cho gia đình và bản thân. Phải thật khéo léo nếu không rất dễ bị chìm đắm trong những bộn bề mà không có thời gian riêng cho chính mình.

Chiều mưa, hương ngọc lan bên hiên nhà cứ lặng thầm quyến rũ. Bản nhạc Trịnh văng vẳng đâu đây cùng tiếng mưa "nghe mưa nơi này lại nhớ mưa xa...".

Hoa lưu ly (forget me not) - một loài hoa tím nhỏ thủy chung, suốt đời ôm thương nhớ về mối tình vô vọng. Loài hoa tím ấy như tượng trưng cho một cuộc tình tàn phai rồi hồi sinh, hồi sinh rồi lại phai tàn từ kiếp này qua kiếp khác mặc cho trong đời ai nhớ ai quên.

Dường như hầu hết ở các làng quê Việt bây giờ, cùng với những thiết chế văn hóa được xây dựng khang trang, phục vụ đời sống văn hóa tinh thần của người dân, thì cổng làng gắn với tên làng đã tạo nên nét riêng dáng dấp của một làng lưu dấu trong tâm khảm mỗi người. Những tên gọi của làng thường hàm chứa nhiều tầng ý nghĩa nhân văn sâu xa, mang cả ước vọng khát khao của cha ông một thuở lập làng với sự bình an, ấm no đầy đủ. Vì thế, danh xưng những tên làng cứ lưu mãi qua từng thế hệ…

Hà Nội đón tôi đương vào khoảnh khắc giao mùa. Gánh hoa loa kèn trắng tinh khôi tỏa mùi hương dịu nhẹ giao hòa trong làn gió nhè nhẹ khiến tâm hồn đa cảm thêm khắc khoải giao cảm với đời, để mênh mang thương nhớ hương vị cà phê Giảng - thức uống trở thành một phần thân thương, một phần văn hóa của Hà Nội phố.

Mẹ tôi không nghiện trầu cau nhưng mẹ vẫn trồng một giàn trầu xanh mơn mởn. Mẹ bảo nhà có giàn trầu mới ấm áp. Nhưng tôi hiểu mẹ đã gửi gắm vào đó biết bao nhiêu ân tình và cả nỗi nhớ về ngoại khôn nguôi.