Mô hình 9+ cánh cửa cho học sinh trượt lớp 10 THPT công lập

Trong những ngày này, học sinh của nhiều tỉnh, thành phố đang tham gia vào kỳ thi chuyển cấp vào lớp 10, một kỳ thi căng thẳng bởi số trường công lập thì ít trong khi thí sinh lại nhiều. Nhận thức được độ khó của kỳ thi và cũng để phù hợp sở trường, nhiều học sinh đã lựa chọn mô hình 9+.

Năm học 2024 - 2025, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội giao tổng chỉ tiêu tuyển sinh cho 119 trường THPT công lập là 81.200 học sinh. Với số lượng gần 106.000 học sinh đăng ký tham dự kỳ thi, sẽ có gần 25.000 học sinh không trúng tuyển lớp 10 các trường THPT công lập. Như vậy, nếu thi trượt công lập, các học sinh sẽ tiếp tục chặng đường học tập như thế nào, đây là mối quan tâm của nhiều gia đình ở Hà Nội khi có con tham dự kỳ thi này.

Theo Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Trần Thế Cương, trên địa bàn thành phố hiện có nhiều loại hình trường phù hợp với năng lực, nguyện vọng học tập của học sinh. Năm học 2024 - 2025, ngoài hệ thống các trường THPT công lập, Hà Nội còn có hơn 100 trường tư thục, 29 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và gần 50 cơ sở giáo dục nghề nghiệp có tuyển học sinh lớp 10.

Bảo đảm chỗ học cho 100% học sinh tốt nghiệp THCS là chủ trương được thành phố duy trì nhiều năm nay. Ảnh: Tuổi Trẻ.

Bảo đảm chỗ học cho 100% học sinh tốt nghiệp THCS là chủ trương được thành phố duy trì nhiều năm nay. Ngành giáo dục Hà Nội đã và đang tích cực tham mưu với thành phố triển khai nhiều giải pháp quyết liệt hơn để mở rộng quy mô, mạng lưới trường học, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu học tập của học sinh Thủ đô.

Cùng với Hà Nội, trong những ngày này, học sinh của nhiều tỉnh, thành phố đang tham gia vào kỳ thi chuyển cấp vào lớp 10. Đây được đánh giá là kỳ thi căng thẳng không kém kỳ thi THPT quốc gia bởi số trường công lập thì ít trong khi thí sinh lại nhiều. Để tránh căng thẳng và lựa chọn phù hợp sở trường, nhiều học sinh đã lựa chọn mô hình 9+. Đây là mô hình đào tạo song song giữa học nghề và học chương trình phổ thông. Thực tế có những học sinh khá vẫn lựa chọn học 9+ cho thấy công tác phân luồng, hướng nghiệp cho học sinh THCS đã dần phát huy hiệu quả.

Có thể trước đây, phần lớn cha mẹ vẫn quan niệm rằng hết cấp 2 thì phải lên cấp 3 rồi vào đại học, tạo tiền đề cho quá trình phát triển nghề nghiệp sau này. Thế nhưng, vài năm trở lại đây, việc phân luồng học sinh cũng dần rõ nét, đặc biệt là chương trình đào tạo nghề hệ 9+.

Những năm gần đây, để thu hút thí sinh lựa chọn học nghề chương trình 9+, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp xây dựng chương trình đào tạo phù hợp với mong muốn đa dạng của người học và nhu cầu sử dụng lao động của thị trường việc làm. Đơn cử như tại Trường Cao đẳng Công nghệ và Thương mại Hà Nội, ngoài danh mục ngành nghề đào tạo đa dạng, trong đó có những nghề thị trường đang khan hiếm nguồn nhân lực như công nghệ thông tin, du lịch - lữ hành, nhà trường còn khẳng định chắc chắn “nói không với thất nghiệp”. Tương tự, Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội cam kết 100% học viên tốt nghiệp đạt chuẩn kỹ năng nghề quốc gia sẽ có việc làm với mức thu nhập từ 7 - 15 triệu đồng/tháng.

Vài năm trở lại đây, việc phân luồng học sinh cũng dần rõ nét, đặc biệt là chương trình đào tạo nghề hệ 9+. Ảnh: VOV.

Tại Việt Nam, tỷ lệ lao động qua đào tạo được cấp bằng, chứng chỉ mới chỉ đạt 21%. Như vậy, cơ hội việc làm cho học sinh hệ 9+ sau khi ra trường là không nhỏ. Từ thực tế đào tạo tại nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp cho thấy, sau khi tốt nghiệp hệ 9+, khoảng 50% học sinh tiếp tục học liên thông lên cao để có tay nghề vững vàng, cơ hội việc làm rộng mở; khoảng 10 - 20% học sinh thi vào các trường cao đẳng, đại học. Số còn lại tham gia thị trường lao động. Những con số này là minh chứng rõ nhất để khẳng định hiệu quả của chương trình 9+.

Ông Phạm Vũ Quốc Bình, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cho rằng công tác tư vấn sớm cho học sinh phổ thông là điều rất cần thiết và phải làm rất khoa học và bài bản. Quan trọng nhất của hướng nghiệp là các em đánh giá được khả năng của mình và có hướng đi phù hợp nhất.

Dưới góc độ quản lý về giáo dục nghề nghiệp, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội Bạch Liên Hương cho hay, đối tượng học nghề theo chương trình 9+ vừa được ưu tiên tuyển sinh, quan tâm bảo đảm chất lượng đào tạo, vừa được hỗ trợ về học phí trong suốt quá trình học tập. Phụ huynh, học sinh có thể yên tâm lựa chọn chương trình 9+ làm con đường lập thân, lập nghiệp cho lao động trẻ.

Mô hình 9+ đang được ngành giáo dục và lao động ngày càng chú trọng đầu tư để đáp ứng nhu cầu phân luồng giáo dục khi học sinh học hết bậc THCS, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Và thực tế, đã cho thấy sự thành công hay không lại không nằm ở bậc học mà nằm ở năng lực của chính mỗi học sinh.

User
Ý KIẾN

Hàng ngày, các nhà trường trên địa bàn thành phố Hà Nội phục vụ trung bình gần 1 triệu học sinh ăn bán trú. Việc đảm bảo bữa ăn học đường giúp học sinh có đủ sức khỏe học tập, tạo điều kiện phát triển thể lực và thể chất là vô cùng quan trọng.

Sau nhiều ngày chịu ảnh hưởng của bão Yagi và hoàn lưu sau bão, đến nay, trên 2.900 trường học các cấp tại Hà Nội, đạt 100% đã tổ chức cho học sinh đến trường.

Chiều 26/9, tại Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam, Đại sứ Hà Vĩ đã trao “Học bổng Đại sứ Trung Quốc” năm 2024 cho 225 học sinh đến từ 34 trường Tiểu học và THCS thuộc các tỉnh miền Bắc Việt Nam.

Tại trường Tiểu học Vạn Bảo, quận Hà Đông, Hà Nội, Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các đơn vị liên quan vừa phát động chương trình trao tặng hơn 1,7 triệu mũ bảo hiểm cho học sinh lớp 1 toàn quốc trong năm học 2024 - 2025.

UBND tỉnh Lào Cai vừa ban hành Văn bản 5318/UBND-VX về việc nghiên cứu, tham mưu không thu học phí trong thời hạn nhất định đối với học sinh thuộc vùng bị ảnh hưởng của bão số 3.

UBND quận Nam Từ Liêm thông báo tuyển dụng 19 hiệu phó và 243 viên chức giáo dục vào làm việc tại các cơ sở giáo dục công lập trực thuộc quận.

Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, hiện thành phố Hà Nội còn 20 trường chưa thể tổ chức dạy học trực tiếp do còn nằm trong vùng ngập lụt sau hoàn lưu của cơn bão số 3.

Tạp chí Quản lý và Kinh tế Quốc tế của Trường Đại học Ngoại thương vừa gia nhập Hệ thống chỉ mục trích dẫn Đông Nam Á (ACI).

Sáng 23/9, tại Trường Tiểu học Nghĩa Dũng, Phòng GD&ĐT quận Ba Đình tổ chức trao quà hỗ trợ học sinh ở phường Phúc Xá có hoàn cảnh khó khăn, chịu ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.

Từ ngày 22/9, tỉnh Hà Tĩnh đã ghi nhận mưa vừa đến mưa to, gây ngập úng cục bộ tại nhiều địa phương khiến hàng nghìn học sinh ở các huyện Hương Sơn, Đức Thọ và Hương Khê phải tạm nghỉ học để đảm bảo an toàn.

Trong nhiều ý kiến trao đổi tại Hội nghị của Thường trực Chính phủ làm việc với các doanh nghiệp về giải pháp góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước, đại diện Tập đoàn TH đã gây chú ý với đề xuất xây dựng Luật Dinh dưỡng học đường, nhằm giúp cải thiện sức khỏe, tầm vóc thế hệ trẻ nói riêng và người Việt nói chung.

Ngày 21/9, tại Hà Nội, Tổ chức Khoa học Gặp gỡ Việt Nam và Quỹ Vallet tổ chức kỷ niệm 25 năm học bổng Vallet được trao cho các học sinh, sinh viên Việt Nam.

Theo báo cáo của Sở GD-ĐT TP.HCM, hiện nay 100% trường mầm non và phổ thông trên địa bàn TP.HCM đã bố trí nhân viên phụ trách công tác y tế trường học.

Thành phố Hà Nội sẽ xây dựng phương án hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, diện hộ nghèo, cận nghèo, vùng sâu, vùng xa.

Cơn bão số 3 đi qua đã hậu quả nặng nề với ngành Giáo dục với tổng thiệt hại về cơ sở vật chất và thiết bị dạy học gần 1.300 tỷ đồng, hư hỏng hơn 41.500 bộ sách giáo khoa.

Theo thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, tính đến hết ngày 20/9, trên địa bàn Thành phố có thêm 5 trường học đón học sinh trở lại học trực tiếp.

Sau hơn một tuần xảy ra trận lũ quét kinh hoàng tại thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai, Trường Tiểu học và THCS số 1 Phúc Khánh đã đón học sinh quay trở lại trường học tập, trong đó có 107 em ở Làng Nủ.

Tính đến ngày 19/9, toàn thành phố Hà Nội còn 26 trường chưa thể đón học sinh đến trường học tập trực tiếp.

Trước những thiệt hại do bão số 3, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có công văn gửi các Sở Giáo dục và Đào tạo về việc tổ chức dạy học đối với các trường thiệt hại do bão lũ, yêu cầu các trường thực hiện các giải pháp dạy học linh hoạt, không gây áp lực, quá tải cho giáo viên và học sinh.

Bộ GD&ĐT đã có công văn gửi các cơ sở giáo dục đại học, các trường cao đẳng sư phạm thực thiện các biện pháp hỗ trợ đối với sinh viên bị thiệt hại do bão số 3 gây ra. Ngay trong ngày hôm nay, nhiều hoạt động cụ thể đã được các trường học triển khai.

Sáng nay (18/9), Hội thảo "Giải pháp dinh dưỡng phát triển chiều cao học đường" đã được tổ chức nhằm đưa ra vai trò của dinh dưỡng đối với sự phát triển chiều cao của trẻ.

Hoàn lưu bão số 3 đã gây ảnh hưởng lớn đến ngành giáo dục, trong đó có 65 trường bị ngập lụt và sạt lở với tổng thiệt hại lên tới 57 tỷ đồng. Sau bão, với sự giúp sức của cả hệ thống chính trị, đến nay chỉ còn 5 trường và một điểm trường chưa thể cho học sinh đi học.

Tính đến hết ngày 17/9, toàn thành phố Hà Nội còn 59 trường chưa thể đón học sinh đi học trực tiếp trở lại, giảm 2 trường so với ngày 16/9.

Bộ GD&ĐT vừa có văn bản gửi các cơ sở giáo dục đại học, các trường cao đẳng sư phạm về việc thực hiện các biện pháp hỗ trợ đối với sinh viên bị thiệt hại sau cơn bão số 3.

Việc trang bị kỹ năng quản lý cảm xúc, quản trị bản thân là rất quan trọng, giúp học sinh duy trì sự cân bằng tinh thần và sức khỏe tâm lý để phát triển toàn diện.

Bộ Giáo dục & Đào tạo cho biết, hiện có 17 trường học thuộc tỉnh Lào Cai và Yên Bái không thể khôi phục, 99 trường chưa thể đón học sinh trở lại sau bão lũ.

Dù thiệt hại nặng nề do bão, lũ nhưng nhiều trường ở Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên,... đang nỗ lực vượt qua mất mát, khó khăn để đón học sinh trở lại trường từ hôm nay 16/9.

Là địa phương ghi nhận nhiều học sinh tử vong nhất trong các tỉnh phía Bắc bị thiệt hại bởi đợt bão lũ vừa qua, Lao Cãi cùng là tỉnh có nhiều trường học bị phá hủy, hư hỏng nặng nề nhất. Dù ngành giáo dục Lao Cai đã khẩn trương, tích cực khắc phục, sửa chữa, dọn dẹp nhưng hiện vẫn có tới 77 trường học tại đây chưa thể đón học sinh, khôi phục việc dạy và học trở lại.

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tổ chức Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2024, được tổ chức từ ngày 1-7/10/2024, với chủ đề “Phát triển văn hóa đọc thúc đẩy học tập suốt đời”.

Khi nước bắt đầu rút ở quận Hoàn Kiếm, công tác khắc phục hậu quả, dọn dẹp vệ sinh trường lớp đang được diễn ra khẩn trương để chuẩn bị đón các em học sinh trở lại trường học.

UBND TP Hà Nội đề xuất mức thu học phí được xây dựng trên cơ sở định mức chi phí do cơ sở giáo dục xây dựng và ban hành; mức thu với hình thức học trực tuyến (online) bằng 75% học phí theo hình thức học trực tiếp.

Sáng 11/9, tại lễ khai giảng năm học mới 2024-2025, trường Đại học Thương mại đã phát động trong toàn trường ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão lũ.

Bộ GD&ĐT vừa có văn bản yêu cầu các đơn vị làm sách giáo khoa chủ động nắm bắt tình hình sách hư hại do bão lũ để kịp thời in ấn bổ sung.

30 trường học vẫn chưa đảm bảo an toàn để tổ chức dạy học trở lại do chưa khắc phục xong sự cố của bão số 3.

Trưa 8/9, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội ban hành văn bản gửi tới tất cả cơ sở giáo dục về việc cho học sinh đi học trở lại từ ngày mai (9/9) đối với trường đủ điều kiện đảm bảo an toàn.

Hà Nội và 9 tỉnh, thành khác sẽ cho học sinh nghỉ học ngày 7/9 để tránh siêu bão Yagi, một số nơi đã nghỉ từ ngày 6/9.

Cùng với Lễ khai giảng được tổ chức trang trọng, ngắn gọn, nhiều trường ở Hà Nội đã triển khai “Thông điệp Xanh”, góp phần giáo dục học sinh về ý thức bảo vệ môi trường.

Sáng 5/9, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến dự lễ khai giảng năm học 2024-2025 tại Trường THPT Phan Đình Phùng, quận Ba Đình.

Sáng 5/9, hòa chung trong bầu không khí của cả nước, thầy cô giáo và học sinh trường PTCS Xã Đàn (Hà Nội) đã cùng nhau dự lễ khai giảng năm học mới.

Hơn 2.500 học sinh Trường THPT Việt Đức đã tham dự Lễ khai giảng năm học mới. Năm nay, trường đón hơn 800 em học sinh khối 10 - thế hệ thứ 69 của nhà trường.

Sáng 5/9, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi đã đến dự lễ khánh thánh và khai giảng năm học mới tại trường THCS Bình Trị Đông B, P. Bình Trị Đông B, Q. Bình Tân.

Sáng 5/9, Trường THCS Trưng Vương (quận Hoàn Kiếm) đã long trọng tổ chức Lễ khai giảng năm học mới 2024-2025.

Sáng 5/9, Phó Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn đã dự lễ khai giảng năm học mới với thầy và trò trường Tiểu học Chu Văn An, quận Tây Hồ.

Sáng 5/9, hòa chung không khí vui tươi mở đầu năm học mới 2024-2025, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đã dự lễ khai giảng cùng thầy, trò Trường THCS Giảng Võ.

Sáng 5/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khai giảng với thầy trò Trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu, Hà Nội.

Sáng 5/9, Phó Bí thư Thành uỷ Hà Nội Nguyễn Văn Phong đã tới dự lễ khai giảng năm học mới tại Trường THPT Minh Quang, huyện Ba Vì.