Mở rộng mạng lưới truyền thanh, phục vụ nhiệm vụ tuyên truyền
Tháng 2/1955, Trạm truyền thanh Thủy Tạ chuyển về Nhà thông tin - Triển lãm ở 47 phố Tràng Tiền để tăng công suất và mở rộng đường dây thêm nhiều tuyến phố.
Năm 1955, Chính phủ Liên Xô quyết định viện trợ cho nước ta 11 hệ thống truyền thanh, trong đó hệ thống truyền thanh của Hà Nội là lớn nhất. Đầu năm 1956, chuyên gia Liên Xô đến Hà Nội thiết kế và lập kế hoạch xây dựng hệ thống truyền thanh cho Hà Nội. Sau gần một năm thi công, thành phố đã có một mạng lưới truyền thanh với cơ sở vật chất kỹ thuật hoàn chỉnh, đồng bộ.
Đến cuối năm 1956, cơ sở vật chất kỹ thuật truyền thanh đã có bước phát triển gấp 10 lần về công suất máy. Tiếng loa truyền thanh của Đài không những có ở gần khắp nội thành mà còn mở rộng tới những xã ngoại thành.
Khi sân vận động Hàng Đẫy được xây dựng xong, Đài đã mắc hệ thống đường dây và hơn chục loa công suất lớn phục vụ trang âm và hoạt động thể thao.
Trong cuộc vận động nhân dân thành phố chung sức với đồng bào miền Nam đấu tranh thống nhất đất nước, Đài đã tường thuật cuộc biểu tình tuần hành của 30 vạn nhân dân Thủ đô ngày 25/1/1959, lên án chính quyền Mỹ - Diệm giết hại 1.000 đồng bào ta tại Trại giam Phú Lợi ngày 1/12/1958. Cuộc vận động đã lấy 38 vạn chữ ký đòi thống nhất đất nước ngày 7-8/3/1959.
Cũng trong năm 1959, Đài Truyền thanh Hà Nội chính thức được thành lập theo quyết định của Uỷ ban Hành chính thành phố. Ông Trần Đình Hòe được cử làm trưởng Đài và ông Dương Hoài An được cử làm phó trưởng Đài. Việc thành lập Đài Truyền thanh Hà Nội khẳng định bước trưởng thành của Đài trong công tác thông tin tuyên truyền của thành phố.
Trong phong trào kết nghĩa Hà Nội - Huế - Sài Gòn, từ ngày 8/10/1960, Đài biểu dương những đơn vị với khẩu hiệu “Hà Nội - Huế - Sài Gòn là cây một gốc, là con một nhà” và những cuộc vận động như “Đẩy mạnh sản xuất vì đồng bào miền Nam ruột thịt”, “Ngày thứ Bảy đấu tranh thống nhất nước nhà” của Nhà máy xe lửa Gia Lâm.
Ngày 20/4/1961, tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa II đã phê chuẩn nghị quyết của Chính phủ mở rộng thành phố Hà Nội lần thứ nhất. Đài đã xây dựng các trạm đặt máy tăng âm ở các huyện và từng bước quy hoạch lại hệ thống truyền thanh. Đến cuối năm 1965, tất cả 102 xã, thị trấn ngoại thành đã có tiếng loa.
Thời kỳ 1961-1965, nhiệm vụ trọng tâm của miền Bắc và thành phố là xây dựng chủ nghĩa xã hội, thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ nhất. Đài đã bám sát nhiệm vụ tuyên truyền, mở nhiều chuyên mục bám sát hơi thở cuộc sống.
Năm 1961, trong phong trào học tập đuổi kịp và vượt các điển hình tiên tiến miền Bắc như Sóng Duyên Hải, Gió Đại Phong, Cờ Ba Nhất, Đài đã đi sâu giới thiệu kinh nghiệm của các cơ sở.
Ngày 14/8/1962, Bác Hồ về thăm nhân dân xóm Quảng Khánh (khi đó thuộc xã Quảng An, huyện Từ Liêm, Hà Nội). Một tháng rưỡi sau, lần thứ hai Bác đến thăm nhân dân Quảng An vào ngày 29/9/1962. Khi đó đông đảo nhân dân xã Quảng An đã đến họp tại đình Quảng Bá để sơ kết công tác vệ sinh phòng bệnh mùa hè và làm lễ phát động phong trào vệ sinh cuối năm. Tại đây, Bác đã căn dặn với mọi người: "Con người là vốn quý nhất của xã hội, sức khỏe là vốn quý nhất của con người. Vệ là bảo vệ, sinh là sinh sống, con người muốn mạnh khỏe, sống lâu để lao động sản xuất tốt thì phải ăn, ở có vệ sinh. Muốn có vệ sinh, phải có nước sạch, muốn có nước sạch phải đào giếng, đào nhiều giếng sẽ có nhiều nước sạch”.
Sau đó, Bác tặng nhân dân Quảng An tiền lương của Bác để đào và xây một giếng nước sạch, làm kiểu mẫu để mọi người làm theo. Xúc động trước những tình cảm của Người, cán bộ nhân dân xã Quảng An đã quyết tâm thực hiện lời dạy của Bác, phát động phong trào làm giếng khơi.
Từ sự kiện ở Quảng An, Đài đã nêu cao điển hình trên và góp phần phát động thành phong trào đào giếng dùng nước sạch ở các xã ngoại thành.
Ngày 9/8/1964, sau 4 ngày không quân Mỹ đánh phá miền Bắc, lần đầu tiên Đoàn thanh niên Lao động thành phố phát động phong trào “Ba sẵn sàng” trong tầng lớp thanh niên Thủ đô. Đài đã mở chuyên mục cùng tên để phản ánh và cổ vũ phong trào. Từ Hà Nội, “Ba sẵn sàng” đã trở thành phong trào của tuổi trẻ tất cả các tỉnh, thành phố ở miền Bắc.
Trước các phong trào ngày càng sôi động và phong phú, Đài đã lần lượt mở các chuyên mục như “Tuổi trẻ Thủ đô”, “Dân quân tự vệ Thủ đô”, “Nhà máy, công trường Thủ đô” và “Ngoại thành đổi mới”. Qua thư của bạn nghe Đài gửi đến, Đài đã thực hiện các tiết mục phát thanh như “Ý kiến bạn nghe Đài”, “Trả lời bạn nghe Đài”. Các chuyên mục, tiết mục kể trên đã, làm cho các buổi phát thanh thêm phong phú, tác động của Đài ngày càng sâu rộng trong đông đảo bạn nghe Đài ở Thủ đô.
Những ngày đầu giải phóng, các phát thanh viên chính của Đài gồm Ngô Thị Tịnh, Nguyễn Ngọc Hoàn cùng các cán bộ biên tập khác như Nghiêm Thiết Dũng, Kim Quế, Bùi Hữu trực tiếp đọc trên Đài. Sau đó, Đài có thêm các phát thanh viên như Nguyễn Văn Phúc, Hoa Bích Dung, Nguyễn Thị Thìn tạo ra được một phong cách riêng trong thể hiện của Đài Hà Nội.
TIN LIÊN QUAN
Ý KIẾN
Không cần phải đợi đến Tết, món bánh chưng rán mâm mang hương vị tuổi thơ của nhiều người giờ đây có thể được thưởng thức mọi lúc, nhưng ngon nhất là trong thời tiết se lạnh của Hà Nội dịp này.
Khác biệt với những môn thể thao phải vận động mạnh, yoga nhìn nhẹ nhàng nhưng lại giúp cho người tập rèn luyện cả về "tâm-thân-trí". Điều này cũng đòi hỏi những huấn luyện viên yoga phải có kinh nghiệm nhất định.
Bãi sông Hồng dưới chân cầu Long Biên gần đây đã đổi thay. Rác thải ô nhiễm tồn đọng lâu ngày được thu dọn để cải tạo, trở thành điểm đến hấp dẫn của người dân và du khách.
Với mạng lưới phủ rộng khắp thành phố, xe buýt giờ đây là một phương tiện giao thông công cộng tiện lợi và an toàn, đặc biệt với những người lớn tuổi ở Hà Nội.
Hơn 40ha trồng đào ở Nhật Tân, làng đào nổi tiếng của Hà Nội, gần như bị cơn bão số 3 (Yagi) phá hủy hoàn toàn.
Vùng đất bãi trồng hoa dưới chân cầu Long Biên (phường Phúc Xá, quận Ba Đình) đang vào thời điểm đẹp nhất trong năm. Mỗi luống hoa ở đây không chỉ kể câu chuyện về sắc màu của thiên nhiên mà còn là câu chuyện về tình yêu và sự gắn bó của mỗi con người đang sống ở Hà Nội.
Phố sách 19/12 từ lâu đã trở thành địa chỉ quen thuộc với những người mê đọc sách. Con phố xinh xắn làm phong phú thêm đời sống tinh thần cho những người sống, học tập và làm việc ở Hà Nội, nhất là vào các ngày cuối tuần.
Không chỉ là một món ăn quen thuộc, trong tâm thức của nhiều người Hà Nội, tào phớ còn là món ăn gợi nhớ về một miền kí ức. Trong tiết trời đầu đông se lạnh này, đối với không ít người, được thưởng thức một bát tào phớ đúng hương vị Hà Nội dường như là một cái thú không gì có thể tuyệt vời hơn.
Đến với làng Trát Cầu, xã Tiền Phong, huyện Thường Tín, nơi được mệnh danh là thủ phủ của chăn, ga, gối, đệm, ai cũng dễ dàng cảm nhận nhịp sống hối hả và sôi động ở nơi đây khi thời tiết giao mùa.
Sự quyến rũ của Hồ Gươm trong từng khoảnh khắc đã trở thành cảm hứng cho biết bao nghệ sĩ. Trong số đó có nhà báo Hà Hồng, nguyên Trưởng ban Khoa Giáo của Báo Nhân dân, đồng thời là Chủ nhiệm Câu lạc bộ Nhiếp ảnh Báo Nhân dân, một người con Hà Tĩnh nhưng sinh ra và lớn lên tại Hà Nội.
Trong thời đại của công nghệ số, vẫn còn đó những con người yêu một thứ nghệ thuật hoài cổ. Họ là những người đam mê chụp ảnh phim, đặc biệt là những chiếc máy ảnh khổ lớn.
Với mục tiêu thay đổi diện mạo của Thủ đô, thời gian qua thành phố đã đẩy mạnh công tác chỉnh trang đô thị và cải tạo cảnh quan môi trường, mang đến cho người dân một không gian sống chất lượng.
Dọc ngang những tên phố cùng nét đặc trưng riêng biệt đã tạo nên sức hấp dẫn của phố cổ Hà Nội. Hàng Cá là một trong những con phố đã góp phần tạo nên bức tranh nhộn nhịp và đa sắc đó.
Sau khi chịu ảnh hưởng nặng nề của cơn bão số 3 vừa qua, hoa giấy ở làng nghề Phù Đổng, huyện Gia Lâm, đã khoe sắc trở lại. Thời điểm này, người trồng hoa đang tất bận chuẩn bị cho Lễ hội 'Sắc hoa trên miền di sản' được tổ chức thường niên vào tháng 11 hàng năm.
Cũng là quán ăn giống như những cửa hàng khác, thế nhưng quán ăn trong bệnh viện được kiểm soát chất lượng bởi khoa Dinh dưỡng nên việc ăn uống của những người ra vào viện an toàn hơn.
Mỗi khi chiều buông nắng, nếu có dịp đến ngã ba sông Hồng - sông Đuống, bạn sẽ được chứng kiến khung cảnh thiên nhiên thơ mộng.
Dù công việc khá vất vả, nhưng xưởng làm dao kéo của người thợ Hòe Thị (quận Nam Từ Liêm) vẫn luôn đỏ lửa lò mỗi ngày để đáp ứng nhu cầu của người dân Hà Nội.
Hoa ngâu - loài hoa đặc biệt bởi chẳng có cánh mà hoa cứ tròn như hạt, như nụ. Bởi vậy mà các cụ cao niên thường gọi là nụ ngâu, chứ không gọi là hoa ngâu. Những bông hoa nhỏ xíu và chúm chím như nụ cười duyên của nàng thôn nữ.
Thời tiết Hà Nội những ngày này rất thích hợp để những ai có sở thích câu cá thoả mãn niềm đam mê của mình.
Nhật Tân từ lâu đã nổi tiếng với nghề trồng đào. Có nhiều di tích lịch sử cùng cảnh quan hấp dẫn, nơi đây đã được công nhân là khu du lịch cấp thành phố.
Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, làng Gạ (phường Phú Thượng, quận Tây Hồ) đã được phù sa của sông Hồng bồi đắp, bởi vậy, lúa nếp làng Gạ rất thơm, nấu xôi đặc biệt ngon. Nhắc đến xôi Phú Thượng là nhắc đến một chất xôi ngon, dẻo, hòa quyện với đỗ lạc và đến nay, làng nghề này vẫn giữ được nghề làm xôi truyền thống.
Giữa nhịp sống hối hả của Hà Nội, người ta vẫn có thể tìm thấy niềm vui trong không gian yên bình, giữa sự náo nhiệt của thành phố. Dù là người trẻ hay người già, dù bất kể lý do nào thì việc tìm đến với hội họa không chỉ giúp thỏa mãn niềm đam mê mà còn là cách để mỗi người tìm thấy sự cân bằng trong cuộc sống.
Trong làn gió thu se lạnh, hoa như một nét chấm phá đầy duyên dáng của Hà Nội, làm say lòng du khách và cả những người đã gắn bó của cuộc đời với Thủ đô.
Ẩn trong những bụi cây, mép nước bên bờ sông Hồng, hay trên những tán cây trong lòng thành phố…những loài chim tìm về sinh sống tạo ra những cảnh quan sinh động cho đô thị. Nhưng chính khi đó cũng thể hiện cách con người đô thị đang ứng xử với tự nhiên.
"Xuống phố 4" - triển lãm tiếp theo trong seri "Xuống phố" đã chính thức khai mạc, đánh dấu sự trở lại của họa sĩ Phạm Bình Chương.
Sau những giờ học tập, làm việc căng thẳng, bận rộn, mỗi người sẽ chọn cho mình một môn thể thao để tập luyện và nâng cao sức khỏe hàng ngày. Và võ chính là môn thể thao được nhiều người trẻ ở Hà Nội yêu thích và tìm đến.
Nhiều vị khách phương xa mới đến Hà Nội đôi ba lần có lẽ sẽ khó để nhận ra giữa không gian ồn ào, tấp nập của Hà Nội hiện đại ngày nay vẫn còn tồn tại những thú vui tao nhã của người Hà Thành. Một trong số đó là nghệ thuật tỉa hoa đu đủ chẻ cánh truyền thống của người Hà Nội.
Tiếng rao "rươi..." bao năm qua đã trở thành âm thanh quen thuộc với những người dân phố cổ, báo hiệu một mùa rươi đã lại về với người Hà Nội.
Mặc dù còn tồn tại những vấn đề như không gian hạn chế hay an toàn vệ sinh thực phẩm, ẩm thực đường phố vẫn giữ được sức hút mạnh mẽ, tạo nên dấu ấn độc đáo của Thủ đô.
Nếu như người Sài Gòn có thú vui bình dân là uống cafe bệt, thì người Hà Nội có trà đá vỉa hè. Không cầu kỳ trong cách pha chế, không kén chọn khách uống, trà đá vỉa hè thân thiện, bình dị mà giản đơn.
Con phố Gầm Cầu Hà Nội giờ đây có phần yên ắng hơn, nhưng cũng mang đến sự gần gũi và ấm áp trong một không gian đặc biệt giữa lòng Thủ đô sôi động và náo nhiệt.
Nằm giữa hai hồ nước lớn nổi tiếng là hồ Tây và hồ Trúc Bạch, đường Thanh Niên từ lâu được biết đến như một trong những con đường đẹp nhất Thủ đô.
Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam được xây dựng từ năm 1966, với diện tích gần 5000m2. Tòa nhà là một tác phẩm tổng hòa của kiến trúc cổ điển và hiện đại, kết hợp độc đáo giữa phong cách châu Âu với kiến trúc đình làng Việt Nam.
Thủ đô ngàn năm văn hiến luôn giữ một vị trí đặc biệt trong trái tim của người dân Việt Nam, nhất là người dân Hà Nội. Mỗi người chọn cho mình một cách thể hiện khác nhau. Có những người họa sĩ đã dành cả đời mình để lan tỏa tình yêu Hà Nội.
Ăn phở xào phố Hàng Buồm là cách để nhiều người tận hưởng tiết trời lạnh của Thủ đô thêm phần trọn vẹn hơn.
Dự án nghệ thuật công cộng ga Long Biên hoàn thành sau 2 tháng triển khai, cảnh quan khu vực đã hoàn toàn đổi khác với cụm tác phẩm nghệ thuật công cộng đa dạng như tranh 3D, sắp đặt điêu khắc và ánh sáng.
Tiếp nối thành công của lễ hội năm 2023, Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 diễn ra trong 3 ngày, ngày 29, 30/11 và 01/12, tại Công viên Thống Nhất, phố Trần Nhân Tông, phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng.
Những làn gió nhẹ từ đâu thoang thoảng, liu riu như hơi thở của ban mai, đang phả vào vạn vật một chút mong manh mùa mới, vừa đủ cái se sắt để cảm nhận rằng trời đã sang mùa.
Cứ 7 giờ tối mỗi ngày, tiếng trống học bài lại vang lên qua Đài truyền thanh xã Vật Lai, huyện Ba Vì, nhắc nhở các em nhỏ tự giác ngồi vào bàn học.
Giữa cái se lạnh buổi sớm của Hà Nội, ca khúc “Nỗi nhớ mùa đông” của nhạc sĩ Phú Quang vang lên bỗng cho ta cảm giác như mùa đông đang tới gõ cửa từng nhà. Khi gió se sắt lùa trên những mái ngói phong rêu, ngồi ở quán quen nơi góc phố, ủ trong tay một thức quà ấm nóng, gợi ký ức mùa xưa... Dường như mùa đông đã về...
Những bãi cỏ lau ven đê và cánh đồng hoa cúc vàng nở rộ ngay dưới chân cầu Long Biên đang là những điểm check-in không thể bỏ qua vào những ngày cuối thu này.
Dưới bàn tay của những nghệ nhân "Vua dép lốp", đôi dép cao su Bác Hồ ngày nay đã có sức sống riêng, mang đậm bản sắc văn hóa đặc trưng của người Việt trong mắt bạn bè quốc tế. Thương hiệu "Vua dép lốp" được biết đến bởi nghệ nhân Phạm Quang Xuân, người đã gắn bó với công việc tái tạo đôi dép Bác Hồ hơn 60 năm qua.
Thời tiết se lạnh dần chuyển mùa, không có gì tuyệt vời hơn khi được dạo quanh phố cổ Hà Nội, thưởng thức ẩm thực trong các con ngõ nhỏ với những quán hàng là địa chỉ quen thuộc của người sành ăn.
Giữa lòng Hà Nội nhộn nhịp có không ít những trò giải trí cuối tuần dành cho giới trẻ, một trong số đó là đua xe Go Kart - một trải nghiệm tốc độ trên đường đua an toàn mang lại những điều bất ngờ cho người đam mê tốc độ.
Hoạt động văn hóa văn nghệ từ các khu dân cư ngày càng phát triển sôi nổi đã đem đến cho người dân đời sống tinh thần phong phú, góp phần xây dựng nếp sống văn minh và củng cố tinh thần đoàn kết, gắn bó cộng đồng dân cư trong xã hội hiện đại.
Vào mỗi buổi sáng, sữa đậu đã trở thành lựa chọn hàng đầu của người Hà Nội bởi sự bổ dưỡng và thơm ngon.
0