Môi giới BĐS phải hoạt động qua sàn giao dịch

(HanoiTV) -Tháng 10/2022, Bộ Xây dựng sẽ trình Quốc hội dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) với đề xuất nhiều quy định mới để quản lý hoạt động môi giới nhà đất.

Theo Bộ Xây dựng, thời gian qua hoạt động của các sàn giao dịch BĐS chưa đảm bảo việc quản lý tốt các giao dịch, phòng chống rửa tiền trong lĩnh vực BĐS; hoạt động kinh doanh dịch vụ môi giới BĐS chưa được kiểm soát tốt... gây nhiễu loạn thị trường. Qua thống kê, hiện có khoảng 300.000 người tham gia vào các dịch vụ môi giới BĐS trên cả nước

Hoạt động môi giới bất động sản xuất hiện nhiều vấn đề trong thời gian qua.

Mặc dù nhiều địa phương đã vào cuộc “siết” hoạt động môi giới BĐS, thậm chí yêu cầu lực lượng công an tăng cường kiểm tra, xử lý theo quy định pháp luật tại các khu vực có dấu hiệu giá đất tăng đột biến, tình trạng chuyển mục đích sử dụng đất phức tạo, "sốt ảo"..., nhưng vẫn không xuể.

Luật Kinh doanh BĐS 2014 đến nay đã không theo kịp sự phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ của thị trường BĐS, quá trình triển khai đã nảy sinh những tồn tại, bất cập.

Đơn cử, luật đã có quy định về điều kiện, trách nhiệm đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ môi giới BĐS, nhưng chưa kiểm soát được hoạt động của các cá nhân hành nghề môi giới BĐS, khiến không ít cá nhân không phải chịu trách nhiệm, gây thiệt hại cho khách hàng. Đặc biệt, nhiều môi giới không tự giác kê khai nộp thuế theo quy định, nhưng pháp luật hiện nay lại thiếu công cụ để kiểm soát việc này, dẫn đến thất thu cho ngân sách Nhà nước.

Ngoài ra, mô hình sàn giao dịch kinh doanh BĐS đã được quy định, nhưng hoạt động còn bất cập, chưa đảm bảo việc quản lý các giao dịch BĐS, phòng chống rửa tiền trong lĩnh vực BĐS; quy định về điều kiện thành lập, hoạt động… sàn giao dịch BĐS còn tự phát, chưa hình thành được hệ thống giao dịch đồng bộ, không bảo vệ được quyền lợi người tiêu dùng.

Vì vậy, trong quá trình xây dựng dự thảo Luật Kinh doanh BĐS (sửa đổi), Bộ Xây dựng đề xuất 2 phương án quản lý hoạt động môi giới:

Phương án 1, chủ đầu tư dự án bất động sản khi bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai, công trình xây dựng hình thành trong tương lai; chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật trong dự án bất động sản phải thông qua sàn giao dịch, môi giới bất động sản.

Phương án 2, các bất động sản đủ điều kiện đưa vào kinh doanh theo quy định mà chưa có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, phải thực hiện thông qua sàn giao dịch bất động sản.

Bộ Xây dựng cũng đề xuất 2 phương án về điều kiện của tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ môi giới BĐS: Các cá nhân hoạt động môi giới BĐS phải có chứng chỉ hành nghề môi giới BĐS và phải hành nghề trong một tổ chức, sàn giao dịch môi giới BĐS; giữ nguyên quy định tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ môi giới BĐS phải thành lập doanh nghiệp và phải có ít nhất 2 người có chứng chỉ hành nghề môi giới BĐS.

Dự kiến, dự thảo Luật Kinh doanh BĐS (sửa đổi) sẽ trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu vào kỳ họp thứ 4 vào tháng 10/2022 và thông qua vào kỳ họp thứ 5 vào tháng 5/2023; có hiệu lực thi hành từ 1/1/2024.

Từ khóa:
User
Ý KIẾN

UBND TP Hà Nội đang lấy ý kiến người dân về dự thảo Quyết định Ban hành Quy định về quản lý bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố. Trong đó có quy định rõ việc giám sát khi xét duyệt đối tượng mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội.

Theo Quyết định về việc điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch sử dụng đất năm 2024 huyện Phúc Thọ do Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Trọng Đông ký ban hành, huyện đã được phê duyệt 4 dự án.

Sau 11 vòng đấu giá, cuộc đấu giá 20 thửa đất ở xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức đã kết thúc vào hơn 17h chiều nay, 4/11. Trải qua hơn 8 tiếng, lô đất cao nhất được trả lên đến 103 triệu đồng/1m²; lô thấp nhất là 85,3 triệu đồng/1m² thấp hơn khá nhiều so với cuộc đấu giá tổ chức ngày 19/8 vừa qua, nhưng vẫn cao hơn mặt bằng trong khu vực.

Việc xuất hiện một số thông tin như "sắp" hay "chuẩn bị" áp thuế bất kỳ ai sở hữu bất động thứ hai là các thông tin thiếu kiểm chứng, gây hoang mang dư luận.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.

Cuộc đấu giá 20 thửa đất ở xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức đã kết thúc vào hơn 17h chiều nay (4/11) sau 11 vòng đấu.

Sáng 4/11, 20 thửa đất ở xứ đồng Lòng Khúc, xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức được đưa ra đấu giá. Đáng chú ý, sau khi tạm dừng để rà soát, giá khởi điểm các lô đất này vẫn được áp rất thấp chỉ từ 7,3 triệu đồng/m².

Giá nhà đất đang bị đẩy cao phi lý. Nhiều người thu nhập thấp không có cơ hội tiếp cận nhà ở, nhưng trên địa bàn thành phố vẫn còn nhiều dự án bất động sản bị bỏ hoang. Nghịch lý này cho thấy sự cấp thiết trong việc ban hành các cơ chế, chính sách kịp thời để tránh lãng phí tài nguyên đất đai - một nguồn lực lớn trong phát triển kinh tế xã hội.

Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh đã chỉ ra nhiều tồn tại của thị trường bất động sản (BĐS).

Sáng 3/11, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.

Phế liệu, rác thải đổ xuống ven hồ, có đoạn lấn ra tới 10m.Mặt hồ bị san lấp đến đâu, nhà tạm, lán xưởng được quây kín bằng tôn mọc lên đến đấy.

Thực tế gần 3 tháng triển khai luật mới liên quan tới bất động sản cho thấy vẫn còn nhiều thách thức trong việc nắm vững và áp dụng đúng các quy định mới.

Sở Tài chính TP. Hồ Chí Minh đang lấy ý kiến về đề xuất giảm mức tỷ lệ phần trăm tính đơn giá thuê đất trên địa bàn.

Trong kiến nghị gửi Thủ tướng mới dây, Đại học Kinh tế Quốc dân đã đề xuất nâng mức xử phạt vi phạm hành chính với các sàn giao dịch bất động sản. Đề xuất này được đưa ra khi xuất hiện sự chênh lệch lớn giữa mức phạt và lợi ích mà chủ thể kinh doanh có được từ sai phạm.

Ngày 01/11, Viện Vật liệu xây dựng Việt Nam phối hợp với Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam và Viện Hàn lâm khoa học vật liệu xây dựng Trung Quốc đã phối hợp tổ chức Hội thảo quốc tế về “Vật liệu xây dựng thế kỷ XXI”, tại Hà Nội.

Thành phố Đà Nẵng vừa có quyết định quy định về điều kiện được thuê, mua nhà ở xã hội theo hướng mở rộng thêm về đối tượng, để người dân có nhiều cơ hội tiếp cận nhà ở xã hội.

Tăng thêm nguồn cung, đặc biệt là mở rộng phân khúc nhà ở thương mại bình dân, phát triển nhà ở xã hội tiếp tục là giải pháp quan trọng góp phần bình ổn thị trường bất động sản hiện nay. Nhà ở giá rẻ, vừa túi tiền cũng tạo cơ hội để nhiều người có thêm cơ hội sở hữu nhà ở, góp phần ổn định an sinh xã hội.

Báo cáo của Bộ Xây dựng cho thấy, trong quý III, lượng hàng tồn kho chung cư, nhà ở riêng lẻ, đất nền lên gần 26.000 sản phẩm.

Hội Môi giới bất động sản khẳng định những hành vi gây nhiễu loạn thông tin thị trường chỉ đến từ cá nhân một số môi giới tự do, không có chứng chỉ hành nghề và năng lực yếu kém.

Nhiều căn nhà phố tại Hà Nội hiện đang được rao bán gần 1 tỷ đồng/m².Mặc dù giá rao bán đang ở mức rất cao, vẫn chưa có dữ liệu về lượng giao dịch thực tế phân khúc nhà phố tại Hà Nội.

Để thị trường bất động sản trở lại minh bạch thì thuế là một công cụ nhưng nếu áp dụng cần lộ trình rõ ràng, phù hợp. Điều này rõ ràng cần thời gian và sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Để kiểm soát giá nhà đất, hạn chế đầu cơ, nhiễu loạn thị trường thì việc lập lại trật tự trong hoạt động môi giới sẽ là việc cần phải làm ngay.

Báo cáo về nhà ở và thị trường bất động sản của Bộ Xây dựng tiếp tục ghi nhận sự tăng giá bất động sản tại một số địa phương, nhất là tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh. Nguyên nhân chính do đầu cơ “thổi giá”.

Vấn đề đánh thuế với bất động sản đã được Bộ Xây dựng tiếp tục đặt ra. Nhưng đề xuất này chỉ áp dụng với nhà - đất thứ 2 và nhà - đất bỏ hoang, không sử dụng, vào thời điểm phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam và phù hợp với thông lệ quốc tế.

Cục Thuế TP.HCM đã triển khai việc tính tiền sử dụng đất theo bảng giá đất mới ở TP.HCM kể từ ngày 31/10.

Theo Sở xây dựng Hà Nội, thành phố có khoảng hơn 400 dự án nhà ở gặp vướng mắc, chậm tiến độ.

Đánh giá về công tác tổ chức đấu giá đất thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, việc đấu giá đất tại một số địa phương có tình trạng chênh lệch rất lớn giữa giá khởi điểm và giá trúng đấu giá, có dấu hiệu đầu cơ, thổi giá.

Trong dự thảo sửa đổi, bổ sung Luật Đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất thêm quy định chấm dứt hoạt động các dự án chậm tiến độ, không triển khai dự án trong nhiều năm, gây lãng phí đất đai.

UBND Thành phố Hồ Chí Minh vừa ban hành quyết định cấm chủ đầu tư dự án bất động sản, dự án đầu tư xây dựng nhà ở phân lô bán nền, ngoại trừ dự án có mục tiêu tái định cư bằng nền đất tại khu vực ngoại thành.

Bộ Xây dựng đã công bố thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản quý III năm 2024. Trước việc giá nhà đất tăng đột biến và bất hợp lý, gây hoang mang dư luận trong thời gian qua, Bộ đã chỉ ra một số nguyên nhân dẫn đến thực trạng này.

Mặc dù đã được sử dụng từ 4 đến 8 năm nhưng nhiều căn chung cư chưa được cấp sổ hồng ở Hà Nội đang bị đẩy giá cao phi lý khiến nhiều người hoang mang.

Chỉ sau gần 15 năm hoạt động, nhiều tòa nhà tại khu tái định cư Nam Trung Yên đã xuống cấp nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cuộc sống của cư dân sinh sống tại khu vực này.

Trao đổi những vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm về thị trường bất động sản, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã chỉ ra những tồn tại, yếu kém trong quản lý liên quan đến nhà ở, đất đai, trong đó có thực trạng "thổi giá" bất động sản.

Tại Thành phố Hồ Chí Minh, tranh thủ trước khi bảng giá đất điều chỉnh có hiệu lực ngày 31/10, nhiều người đi nộp hồ sơ liên quan đến đất đai để hưởng mức thuế phí thấp.

UBND huyện Thường Tín vừa tổ chức cưỡng chế thu hồi đất đối với 34 hộ gia đình tại thôn Hạ Thái, xã Duyên Thái để thực hiện dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật đấu giá quyền sử dụng đất ở trên địa bàn.

Quốc hội vừa dành phần lớn thời gian để thảo luận việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023 vào ngày 28/10.

Hà Nội là một trong những địa phương có nhu cầu về nhà ở xã hội lớn nhất cả nước. Những khó khăn vướng mắc mà các đại biểu Quốc hội chỉ ra cũng là những khó khăn mà Hà Nội đang gặp phải trong quá trình phát triển nhà ở xã hội.

Thị trường bất động sản hiện nay đang trong tình trạng nhiễu loạn: loạn giá, loạn thông tin, khiến người dân cảm thấy hoang mang vì không biết đâu là thật, đâu là ảo. Và chính những yếu tố này khiến cho thị trường ngày càng bất ổn, không còn phát triển lành mạnh. Do vậy, điều cần thiết lúc này là xử lý những đối tượng gây nhiễu loạn thị trường bất động sản.

UBND Thành phố Hà Nội vừa quyết định điều chỉnh hình thức sử dụng đất đối với diện tích hơn 367,8 nghìn m² đất đã cho Công ty cổ phần Tập đoàn T&T thuê để xây dựng hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp Nam Phúc Thọ - giai đoạn 1.

Thảo luận về Báo cáo kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023”, nhiều đại biểu Quốc hội cũng chỉ ra các hạn chế trong phát triển nhà ở xã hội như chưa bố trí được ngân sách; chính sách ưu đãi có nhưng khó khả thi trong thực tế, tiếp cận vốn ưu đãi khó khăn, thủ tục đầu tư xây dự án xây dựng nhà ở xã hội còn phức tạp, kéo dài.

Tại Dự thảo Quyết định về việc ban hành khung giá cho thuê nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng không sử dụng vốn đầu tư công, nguồn tài chính công đoàn trên địa bàn thành phố, thành phố Hà Nội đã đề xuất khung giá thuê nhà ở xã hội đối với từng loại chiều cao công trình. Trong đó, mức giá thuê cao nhất là 198.000đồng/m2/tháng.

Sáng 28/10, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo của Đoàn giám sát của Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023.

Đại biểu Tạ Văn Hạ - Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam cho rằng, thực tế thị trường bất động sản tăng giá cao, đột ngột, bên cạnh vướng về thể chế, chính sách, còn có dấu hiệu lũng đoạn, thao túng và thổi giá, tạo ra bong bóng bất động sản của một nhóm lợi ích.

Để kiểm soát giá bất động sản, đại biểu Hoàng Văn Cường - Đoàn ĐBQH TP. Hà Nội đề xuất: yêu cầu người tham gia đấu giá phải chứng minh được khả năng tài chính để mua tài sản, nhằm loại bỏ những người chỉ đấu giá để bán lại.

Liên quan đến giá bất động sản tại một số thành phố lớn tăng cao trong thời gian qua, đại biểu Nguyễn Thị Thủy - Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Kạn cho rằng, giá nhà đất tại một số thành phố lớn tăng rất cao thời gian qua, nhất là Hà Nội và TP.HCM đã khiến cho thị trường bất động sản vừa mới phục hồi thì lại xuất hiện những dấu hiệu bất ổn. Cử tri lo lắng trước các hiện tượng thổi giá, tạo sóng, gây nhiễu loạn thông tin thị trường.

Thực hiện Luật đất đai 2024 và Nghị định số 102 của Chính phủ, Hà Nội đã có công văn hướng dẫn về thủ tục gia hạn sử dụng đất, bảo đảm mọi tổ chức, cá nhân sử dụng đất nắm rõ và thực hiện đúng quy định.

Thuế bất động sản tiếp tục là chủ đề “nóng” sau đề xuất của Bộ Xây dựng gửi Văn phòng Chính phủ báo cáo tình hình giá bất động sản. Bộ Tài chính đồng tình với đề xuất đánh thuế người có nhiều bất động sản để tránh đầu cơ, đảm bảo thị trường phát triển minh bạch, ổn định.