Một nhà lãnh đạo ấm áp trong mắt văn nghệ sĩ
Sinh thời, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng không chỉ là một nhà lãnh đạo đầy tâm huyết mà còn là người luôn dành sự quan tâm sâu sắc đến văn hóa và các nghệ sĩ. Ông thường xuyên gặp gỡ, trò chuyện và đưa ra những chỉ đạo tận tâm, từ đó khơi dậy niềm đam mê và sáng tạo trong giới văn nghệ.
Trong bài phát biểu tại Lễ kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam vào năm 2023, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh rằng đội ngũ văn nghệ sĩ không chỉ gắn bó mật thiết với đời sống nhân dân mà còn có trách nhiệm xã hội lớn lao.
Ông đánh giá cao tài năng và lòng nhiệt huyết của các nghệ sĩ, đồng thời khẳng định rằng những đóng góp của họ là vô giá trong việc xây dựng nền văn hóa văn học nghệ thuật Việt Nam vừa tiên tiến vừa đậm đà bản sắc dân tộc. Chính những tâm tư, tình cảm và sự cống hiến của đội ngũ trí thức văn nghệ sĩ đã góp phần quan trọng vào sự ổn định chính trị và sự phát triển bền vững của đất nước.
Người lãnh đạo luôn quan tâm đến văn học nghệ thuật
Trong nỗi đau thương vô hạn trước sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, các nghệ sĩ tưởng nhớ ông với lòng kính trọng sâu sắc. Họ nhớ về ông như một nhà lãnh đạo tận tụy, người đã không ngừng thúc đẩy sự phát triển của văn hóa và nghệ thuật, để lại dấu ấn không thể phai mờ trong trái tim của mọi người.
Trong các nghệ sĩ, có một người nghệ sĩ, một người lãnh đạo trong ngành nghệ thuật không chỉ có cơ hội biểu diễn trên sân khấu các chương trình có Tổng Bí thư tham dự, mà còn được người lãnh đạo đất nước động viên, khích lệ rất nhiều trên con đường nghệ thuật của mình. Đó là NSND Thúy Mùi. Bà từng là Giám đốc Nhà hát Chèo Hà Nội, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn và Phát triển nghệ thuật truyền thống sân khấu Việt Nam và từng là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XII.
Theo NSND Thúy Mùi, chỉ có thể là một người yêu văn học nghệ thuật mới có thể quan tâm tới đời sống, hoạt động của các văn nghệ sĩ bằng cả sự thấu cảm và sâu sắc đến như vậy.
NSND Thúy Mùi là người may mắn được tiếp xúc với đồng chí Nguyễn Phú Trọng khi ông còn làm Bí thư Thành ủy Hà Nội. Vốn rất quan tâm đến sự nghiệp phát triển văn học nghệ thuật dân tộc, nên ông hay xuống thăm các đơn vị nghệ thuật, trong đó có Nhà hát Chèo Hà Nội.
NSND Thúy Mùi - Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam tâm sự: “Rất là ấn tượng khi có một lần bác về thăm Nhà hát Chèo Hà Nội. Bác rất gần gũi với các nghệ sĩ nên mọi người rất là yêu kính bác. Khi bác đến thì bác có hỏi các nghệ sĩ là có sống được bằng nghề không? Các nghệ sĩ trả lời thành thật là chúng con sống được bằng nghề. Bác rất là xúc động trước chia sẻ của văn nghệ sĩ và động viên các bạn".
Đối với giới văn nghệ sĩ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn động viên nhưng cũng là giao trọng trách. Với NSND Thúy Mùi, thì vừa vinh dự, vừa rất thiêng liêng. Sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là mất mát to lớn của đất nước nói chung và văn hóa - nghệ thuật nói riêng.
Người lãnh đạo gần gũi với nghệ sĩ
Một người nghệ sĩ nữa cũng may mắn được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhiều lần. Đó là NSND Lê Tiến Thọ - cựu Giám đốc Nhà hát Tuồng Trung ương, Cục trưởng Cục nghệ thuật biểu diễn và sau giữ chức Thứ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao & Du lịch.
Sau này, khi không còn là nhà quản lý nhà nước về văn hóa nữa, NSND Lê Tiến Thọ trở thành Chủ tịch Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam và tham gia Liên hiệp các Hội Văn hoá nghệ thuật Việt Nam. Ở cương vị nào, ông cũng có nhiều dịp được gặp Tổng Bí thư.
NSND Lê Tiến Thọ chia sẻ: "Khi tôi còn là Thứ trưởng Bộ Ngoại giao và Du lịch, lúc bấy giờ Tổng Bí thư ở vị trí là Chủ tịch Quốc hội, luôn luôn quan tâm, động viên sâu xát, chỉ đạo rất cụ thể những công việc mà chúng tôi đã hoạt động".
Trong cuộc đời của các văn nghệ sĩ, họ có rất nhiều kỷ niệm với Tổng Bí thư. Vào năm 2012, khi tác giả Học Phi 100 tuổi, NSND Lê Tiến Thọ đã gửi văn bản cho Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch để đầu tư cho một nhà hát dựng vở kịch "Ni cô Đàm Vân".
Trong buổi biểu diễn, Tổng Bí thư đã đến xem và chụp ảnh kỷ niệm cũng như động viên với toàn thể các đạo diễn, nghệ sĩ cũng như tác giả Học Phi. Đây chính là tình cảm của một nhà lãnh đạo luôn gần gũi, quan tâm các văn nghệ sĩ trên lĩnh vực sân khấu truyền thống.
Phong cách giản dị, gần gũi, thân thiết của Tổng Bí thư đối với giới văn nghệ sĩ còn thể hiện qua những cử chỉ nhỏ như gọi tên, vỗ vai, hỏi thăm sức khỏe, ngợi khen sự cố gắng.
Chính điều đó đã tiếp thêm sức mạnh cho các nghệ sĩ vượt qua những khó khăn trong đời sống thường nhật và công việc để theo đuổi và làm tròn sứ mệnh bảo tồn, thúc đẩy các giá trị văn hoá, nghệ thuật truyền thống.
Một nhà lãnh đạo ấm áp trong mắt văn nghệ sĩ
Trong mắt nhiều văn nghệ sĩ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một người lãnh đạo gần gũi, thân thiết. Điều này để lại cho văn nghệ sĩ ấn tượng về một người lãnh đạo ấm áp.
Kể về kỷ niệm duy nhất khi gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, NSƯT Lê Chức vô cùng xúc động khi được người lãnh đạo của đất nước trân trọng giọng đọc của mình. Với giọng đọc huyền thoại này, những lời động viên của Tổng Bí thư giờ đã trở thành những ký ức không thể nào quên.
“Hãy giữ giọng và tiếng của anh cho đất nước”. Chỉ cần nghe câu nói này thôi với ai cũng cảm thấy ấm lòng. Mà hơn hết đây là lời của người lãnh đạo cao nhất của Nhà nước thì càng cảm thấy vai trò và nhiệm vụ của mình có ý nghĩa như thế nào.
Nhà lãnh đạo lỗi lạc qua âm nhạc
Trí tuệ và phẩm giá cao quý của Tổng Bí thư đã trở thành niềm cảm tác của rất nhiều nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ. Trong đó phải kể đến chiến sĩ, nhà sáng tác nhạc Nguyễn Đình Thâm (nguyên giám đốc nhà hát Trưng Vương – Đà Nẵng). Ông đã viết hai bài hát về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và vinh dự đạt giải thưởng Đào Tấn năm 2022.
Là một nhạc sĩ, chiến sĩ, cảm nhận trong nhạc sĩ Nguyễn Đình Thậm đó là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chính là người đi đầu trong công cuộc chống tham nhũng để làm sạch “những con sâu làm rầu nồi canh”. Dù rằng, cuộc chiến vẫn tiếp diễn, nhưng thời gian qua đã thực hiện rất quyết liệt, được nhân dân ủng hộ.
Mặc dù không nhắc tên Tổng Bí thư, nhưng khi cất lời, người nghe đều thấy hình ảnh của người lãnh đạo đáng kính trong đó: :
"Tuổi đã cao nhưng lửa hồng cháy mãi
Yêu quê hương với con tim nồng say
Đôi mắt tinh và nụ cười nhân hậu
Tóc bạc phơ vì trăn trở đêm ngày…"
Có một mái đầu bạc
Trong một đợt giao lưu nghệ thuật quốc tế những năm trước, Tổng đạo diễn chương trình của một nhà hát nghệ thuật quốc gia muốn đưa vào chương trình bài hát “Có một mái đầu bạc”, một bài hát rất hay, rất tự hào, xúc động về đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Bài hát cất lên, lập tức làm xao động trái tim bao người.
Thế nhưng theo nguyên tắc khi mời đồng chí Tổng Bí thư “thông qua” tiết mục, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đón nhận và biểu dương thành quả sáng tạo nghệ thuật của nhạc sĩ sáng tác và nghệ sĩ biểu diễn, nhưng với bản tính khiêm tốn, giản dị và hiền hoà của mình, ông đề nghị cứ để đấy làm kỷ niệm, chứ chưa sử dụng hay biểu diễn, dù anh em nghệ sĩ tiếc ngẩn ngơ tiết mục.
Và ít ai biết đươc đó là sáng tác của Anh hùng lao động, thầy thuốc nhân dân, Giáo sư, Bác sĩ Nguyễn Anh Trí – Giám độc Bệnh viện Huyết học Trung ương.
Trước sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, giới nghệ sĩ Việt Nam không khỏi bàng hoàng và tiếc thương. Những người nghệ sĩ, bằng trái tim và tâm hồn nghệ thuật của mình, đã dành tặng ông những lời ca, tiếng hát, và tác phẩm nghệ thuật đầy xúc động. Họ luôn nhớ về ông như một người lãnh đạo hết lòng vì nghệ thuật và văn hóa, luôn lắng nghe và động viên những sáng tạo nghệ thuật không ngừng.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã để lại một di sản quý giá, không chỉ trong lĩnh vực chính trị mà còn trong lòng mỗi nghệ sĩ Việt Nam. Những kỷ niệm, sự quan tâm và tình cảm chân thành của ông sẽ mãi mãi được lưu giữ và tỏa sáng trong từng tác phẩm nghệ thuật, từng giai điệu, từng vần thơ. Sự ra đi của ông là một mất mát lớn lao, nhưng cũng là một động lực để mỗi nghệ sĩ tiếp tục sáng tạo, cống hiến cho nền văn hóa nghệ thuật của đất nước, như một cách để tri ân và ghi nhớ công lao to lớn của một người lãnh đạo lỗi lạc.
TIN LIÊN QUAN
Ý KIẾN
Nhân dịp kỷ niệm dấu mốc lịch sử 30 năm quan hệ Mỹ - Việt Nam vào năm 2025, tại Nhà riêng Đại sứ Mỹ tại Hà Nội đã diễn ra lễ tuyên thệ của khóa tình nguyện viên mới nhất và lớn nhất của Chương trình Hòa Bình tại Việt Nam, kể từ khi chương trình bắt đầu hoạt động tại nước ta.
Sáng 18/12, Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Hữu nghị Việt Nam - Armenia lần thứ II, nhiệm kỳ 2024 -2029 đã được tổ chức tại Hà Nội.
Sáng 18/12, chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương cho biết, đây là cuộc Tổng điều tra quy mô lớn, được thực hiện trên phạm vi cả nước.
Từ 9h ngày 21/12, người dân và du khách được vào xem Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024, thay vì 13h30 theo lịch ban đầu.
Sáng 18/12, tại Hà Nội đã diễn ra phiên trọng thể Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp thanh niên (LHTN) Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2024 - 2029. Tổng Bí thư Tô Lâm, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước tới dự đại hội.
Sáng nay, 18/12, tại Hà Nội diễn ra phiên trọng thể Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2024 - 2029. Tổng Bí thư Tô Lâm, các lãnh đạo Đảng, Nhà nước tới dự đại hội.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa chủ trì phiên họp thứ 4 của Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017.
Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 diễn ra từ ngày 19 đến ngày 22/12 tại sân bay Gia Lâm (Hà Nội). Thời gian mở cửa cho nhân dân tham quan triển lãm là từ 9h ngày 21/12 cho đến 15h ngày 22/12. Người dân được miễn phí toàn bộ khi tham quan.
Trung ương chỉ cần giảm một bộ, ở dưới địa phương sẽ giảm được 63 sở. Nếu Trung ương giảm 5 bộ, tương đương địa phương giảm được hơn 300 sở. Mỗi huyện trong tỉnh lại giảm từng đó số phòng, theo cấp số nhân sẽ lên đến hàng nghìn phòng. Đó là những con số có thể định lượng ban đầu về cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy được chuyên gia, nhà nghiên cứu đưa ra trong cuộc tọa đàm “Tinh gọn bộ máy: Vừa chạy, vừa xếp hàng” do Đài Hà Nội tổ chức.
Sáng 17/12, chương trình Tổng duyệt Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 đã được diễn ra tại sân bay Gia Lâm, Hà Nội.
Sáng 17/12, tại Trụ sở Bộ Quốc phòng, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã chủ trì Lễ đón Trung tướng Khrenin Viktor Gennadievich Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Cộng hòa Belarus, dẫn đầu Đoàn đại biểu quân sự cấp cao Bộ Quốc phòng sang thăm chính thức Việt Nam và dự Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024, từ ngày 16-19/12. Ngay sau Lễ đón, hai bên tiến hành hội đàm.
Sáng 17/12, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp về phương án hợp nhất Bộ Xây dựng và Bộ Giao thông Vận tải.
Chiều 17/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18 "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" đã chủ trì Phiên họp thứ tư của Ban Chỉ đạo.
Sáng 17/12, Đảng ủy Công an Trung ương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả, kiểm điểm lại việc lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị năm 2024; đề ra phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu chỉ đạo.
Tư tưởng, định hướng lớn của Đảng và Tổng Bí thư Tô Lâm về kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc đã thực sự tạo sự thống nhất cao, chuyển biến sâu sắc trong cán bộ, đảng viên Thủ đô. Đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng đang được triển khai trong toàn Đảng bộ thành phố.
Ngày 17/12, tại Hà Nội, Đảng ủy Công an Trung ương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả, kiểm điểm lại việc lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị năm 2024; đề ra phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Tổng Bí thư Tô Lâm - Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương dự và phát biểu chỉ đạo.
Ngày 19/12, những hình ảnh ấn tượng về biên đội trực thăng bay sẽ tiếp tục được các phi công dày dặn kinh nghiệm của Quân chủng Phòng không - Không quân tái hiện lại trên bầu trời Thủ đô Hà Nội.
Năm 2024, công tác thi hành án dân sự đạt kết quả cao nhất từ trước đến nay, với trên 621.000 vụ việc được thi hành xong, thu được trên 117 nghìn tỷ đồng.
Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 diễn ra từ ngày 19 đến 22/12 tại sân bay Gia Lâm (Hà Nội) sẽ có sự góp mặt của nhiều khí tài quân sự như các loại tên lửa, phương tiện và vũ khí phòng không tới từ Việt Nam và nhiều nước trên thế giới.
Buổi tổng duyệt cho Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 gồm nhiều hoạt động hấp dẫn với sự tham gia của 2.000 cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam biểu diễn.
Sáng 17/12, tại Trụ sở Bộ Quốc phòng, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã chủ trì Lễ đón Trung tướng Khrenin Viktor Gennadievich, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Cộng hòa Belarus, dẫn đầu Đoàn đại biểu quân sự cấp cao Bộ quốc phòng Belarus sang thăm chính thức Việt Nam và dự Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 từ ngày 16 đến ngày 19/12. Ngay sau lễ đón, hai bên đã tiến hành hội đàm.
Sáng 17/12, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm, Uỷ viên Ban Thường vụ Đảng uỷ Công an đã dự và chỉ đạo Hội nghị Đảng uỷ Công an Trung ương năm 2024.
Dự kiến bộ máy Chính phủ còn 13 bộ, 4 cơ quan ngang bộ, giảm 5 bộ và 3 cơ quan trực thuộc Chính phủ; giảm 12/13 tổng cục và tổ chức tương đương tổng cục thuộc bộ, cơ quan ngang bộ.
Theo kế hoạch định hướng, sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp sẽ kết thúc hoạt động và chuyển 19 tập đoàn, tổng công ty về lại các bộ, ngành.
Chiều tối 16/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Muraoka Tsugumasa, Thống đốc tỉnh Yamaguchi cùng các đại biểu, đại diện các doanh nghiệp của địa phương sang thăm và dự Lễ kỷ niệm 10 năm hợp tác giữa tỉnh Yamaguchi và tỉnh Bình Dương.
Trong suốt 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành (22/12/1944 - 22/12/2024), Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng luôn tỏ rõ bản lĩnh của một đội quân cách mạng, từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, là lực lượng nòng cốt cùng toàn Đảng, toàn dân lập nên những chiến công hiển hách trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giành độc lập, tự do, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, Đài Hà Nội tổ chức chương trình Cầu Phát thanh đặc biệt mang tên: 80 năm bảo vệ, xây dựng và phát triển Thủ đô.
Đài Hà Nội được xếp hạng là cơ quan báo chí chuyển đối số xuất sắc, đồng thời được nhận Bằng khen của Ban Tuyên giáo Trung ương vì thành tích xuất sắc trong thông tin tuyên truyền, thực hiện nhiệm vụ chính trị năm 2024.
Ngày 16/12, các Đảng bộ, Chi bộ trong Đảng bộ thành phố Hà Nội đã triển khai đợt sinh hoạt chính trị “Nghiên cứu, quán triệt, tuyên truyền tư tưởng chỉ đạo, định hướng lớn của Đảng và đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm về Kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”.
Trong khuôn khổ Chương trình giao lưu "Cảnh sát biển Việt Nam và những người bạn" lần thứ hai, chiều 16/12, tại Thủ đô Hà Nội đã diễn ra Hội nghị Công tác Cảnh sát biển Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 8, nhằm thúc đẩy hợp tác thực thi pháp luật trên biển trong khu vực giữa hai lực lượng.
Sáng 16/12, tại Hà Nội, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác tổ chức xây dựng Đảng năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 và trực tuyến tới các điểm cầu trên cả nước. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị.
Nhận lời mời của Bộ trưởng Ngoại giao Lào Thongsavanh Phomvihane và thực hiện Thỏa thuận hợp tác giữa Bộ Ngoại giao Việt Nam và Bộ Ngoại giao Lào, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn thăm Lào và đồng chủ trì Tham vấn Chính trị lần thứ 11 cấp Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam – Lào từ ngày 16-18/12/2024.
Sáng 16/12, trực tiếp tại Hà Nội và trực tuyến tới các điểm cầu trên cả nước, Ban Tổ chức Trung ương đã tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác tổ chức xây dựng Đảng năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam lần thứ hai, năm 2024 sẽ khai mạc ngày 19/12 tại sân bay Gia Lâm, Hà Nội. Triển lãm lần này có chủ đề "Việt Nam - hòa bình - hợp tác và phát triển".
Để chuẩn bị cho Lễ khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế tại Việt Nam năm 2024, những ngày này, lực lượng phi công tiêm kích tại Trung đoàn 927 đang tích cực tổ chức huấn luyện, hợp luyện, sơ duyệt để mang đến một màn trình diễn hoành tráng, mãn nhãn.
Sáng 16/12, tại Hà Nội, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác tổ chức xây dựng Đảng năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 và trực tuyến tới các điểm cầu trên cả nước.
Sáng 16/12, tại Hà Nội, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác tổ chức xây dựng Đảng năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 và trực tuyến tới các điểm cầu trên cả nước.
Theo chỉ đạo của Bộ Chính trị và Tổng Bí thư Tô Lâm, ngay trong tháng 12, các bộ, ngành phải hoàn thành đề án sắp xếp, tinh gọn bộ máy, mục tiêu chung là hoàn thành và báo cáo Trung ương Phương án sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị trong quý I/2025.
Kỷ niệm 70 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh về ở và làm việc tại Phủ Chủ tịch (1954-2024), sáng nay 15/12, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đến dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại nhà 67, Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Phủ Chủ tịch.
Kỷ niệm 70 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh về ở và làm việc tại Phủ Chủ tịch (1954 – 2024), sáng nay (15/12), Tổng Bí thư Tô Lâm đã đến dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, tại nhà 67, Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Phủ Chủ tịch.
Sáng 14/12, Hội thảo khoa học cấp quốc gia với chủ đề “Quân đội nhân dân Việt Nam - Truyền thống hào hùng, sự nghiệp vẻ vang, lực lượng nòng cốt xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh” đã được tổ chức.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã giao các nhiệm vụ chung và các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể với các bộ, ngành, địa phương, tại Phiên họp thứ nhất, Ban Chỉ đạo phát triển công nghiệp bán dẫn.
Sáng 14/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn chủ trì phiên họp lần thứ nhất của Ban Chỉ đạo.
Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, sáng 14/12, tại Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tổ chức Lễ báo công dâng Bác.
Ngày 14/12, Bộ Quốc phòng tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia với chủ đề “Quân đội Nhân dân Việt Nam - truyền thống hào hùng, sự nghiệp vẻ vang, lực lượng nòng cốt xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh”.
Trong hai tuần vừa qua, Bộ Xây dựng đã khẩn trương, tích cực làm việc với Bộ Giao thông Vận tải để xây dựng đề án hợp nhất hai Bộ.
Sáng 14/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn chủ trì phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo.
0