Mùa hoa thương nhớ

Người con gái, trong một chiều đứng lặng dưới gốc cây, cô bắt gặp những chùm hoa bưởi trắng như mây trời, như chiêm bao. Hương bưởi đưa cô về những mùa hoa thương nhớ.

Chiều nay, Hường mời bạn nghe câu chuyện của Dương Châu Giang về tình yêu mà cha mẹ cô ấy dành cho nhau.

Đó là cây bưởi sau vườn nhà cô. Cây bưởi cha trồng cho mẹ chỉ giản đơn vì mẹ thích gội đầu lá bưởi, thích mùi hương nồng nàn mỗi độ giêng hai. Mẹ nói cha trồng cây này năm mẹ về đây làm vợ, làm dâu, chỉ mấy hôm sau ngày cưới. Câu chuyện mẹ kể, cô ngỡ ngàng phút chốc rồi quên.

Ngày nhỏ, cô hay thẩn thơ dưới gốc cây nhặt những cánh bưởi trắng ngần bỏ vào chiếc túi vải xinh xinh để bên ô cửa cạnh bàn học, thỉnh thoảng lại mở túi ra, nhắm mắt hít hà.

Ảnh minh họa

Tuổi trăng tròn. Lần đầu tiên trong đời, cô thổn thức khi cậu bạn cuối xóm tặng chùm hoa bưởi đúng hôm cô trở lại trường tỉnh học. Chùm hoa trắng ngần lặng lẽ tỏa hương được gói vụng về trong tờ giấy trắng để trong giỏ xe tự lúc nào, chỉ với dòng viết vội: “Tặng bạn, mình hái trộm mẹ đó!”. Cô mỉm cười, trong lòng nở hoa

Lên đại học. Mùa hoa bưởi đầu tiên xa nhà, cô đã không còn xao xuyến nữa. Mười một bức thư cô gửi đi mà chàng trai năm ấy chẳng trả lời. Đó là mùa xuân đầu tiên trong đời, cô không còn thấy hương bưởi níu chân mình về với tháng ba. Tháng ba xưa cứ thế mà xa mãi.

Cô lấy chồng xa. Một ngày cuối tuần, cô trở về đúng độ mùa xuân. Hương lá bưởi  ngào ngạt quyện hương bồ kết, hương nhu tỏa khắp hiên nhà. Cha gội đầu cho mẹ bên thềm. Mái tóc mẹ đã vợi đi sau bao năm tháng. Mái tóc xanh chấm gót thuở xưa hớp hồn cha buổi ban đầu đã bạc đi quá nửa, rụng rơi cùng với gió sương. Cô mỉm cười rồi thoáng chốc ngậm ngùi.

Bước vào buồng mẹ, cô sững lại giây lát khi chạm vào hương bưởi. Những bông bưởi trắng ngần cắm trên chiếc cốc thủy tinh trong suốt trên ô cửa ngay đầu giường mẹ. Cô chợt hiểu, hình dung ra cảnh người đàn ông lưng đã còng, rạc gầy theo năm tháng cố với tay ngắt chùm hoa bưởi cho vợ…Cô ứa nước mắt, hạnh phúc mà xót xa. Cây bưởi sau nhà mỗi ngày một cao lên. Chỉ có tấm lưng mẹ cha là còng xuống.

Ảnh minh họa: Vietnam+

Mẹ bệnh. Thương cha vất vả, cô mang về những chai dầu gội ngoại thơm ngát nước hoa. Nhưng nó vẫn nằm nguyên ở đó. Cha cần mẫn hái lá trong vườn về, đun và gội đầu cho mẹ. Cô hiểu cha đang cố níu những ký ức thanh xuân của mẹ, những sợi tóc xanh ngát mùi hương bưởi đã khiến trái tim chàng trai tuổi hai mươi thổn thức.

Một lần về quê, sắp quần áo cho mẹ vào bệnh viện, cô thấy trong tủ đồ của mẹ một chiếc hộp gỗ đỏ như son mà mẹ vẫn thường cất những thứ quý giá. Tò mò, cô rối rít mở ra. Bên cạnh những lá thư tình của cha, những tấm thiệp cha gửi về từ Liên Xô khi ông du học, bất chợt cô nhìn thấy cả một cuộn tóc dài nằm gọn gàng, sợi đen sợi bạc đan nhau. Cô sững lại. Bàng hoàng. Giờ thì cô đã hiểu. Cha đã âm thầm nhặt từng sợi tóc bấy lâu của mẹ, gom lại, và cất vào đây. Có phải cha tiếc nhớ, muốn níu lại ngày xưa hay vì cha sợ mẹ muộn phiền, khi mái tóc dài ngày xưa của mẹ đã không còn nữa?

Và sợi tóc cuối cùng trên đầu mẹ cũng rơi xuống. Cô mua cho mẹ chiếc mũ vải để mẹ đội, ôm lấy mẹ rồi giơ điện thoại ra soi: “Mẹ đội chiếc mũ này xinh lắm!”. Mẹ cười mà nước mắt dâng lên. Cô hiểu điều cả nhà cố giấu mẹ bấy lâu đã chẳng thể giấu được nữa.

Cha vẫn ngồi bên giường mẹ, tay khẽ chà những vỏ bưởi vàng ươm lên mái đầu đã chẳng còn lấy một sợi thương sợi nhớ. Cô ứa nước mắt, định ngăn cha lại mà không thể mở lời. Ông vẫn làm việc đó như một thói quen cố hữu, cần mẫn, miệt mài. Cô chỉ biết nhìn cha nhói buốt.

Ảnh minh họa

Chỉ độ vài tháng sau, những sợi đen, sợi trắng đã mọc ra trên mái đầu trống trơn của mẹ. Chúng cứ dài thêm trong sự ngỡ ngàng của anh em cô, trong niềm hạnh phúc không sao giấu nổi của cha. Cô hiểu cha vui đến nhường nào, cô tưởng tượng ra cảnh người đàn ông trầm mặc gom nhặt từng sợi tóc rơi trên gối, trên sàn nhà, ngoài bậu cửa. Cha đã cẩn thận cột lại, chải nó mượt mà mỗi ngày trước khi cuộn gọn gàng trong hộp gỗ - Chiếc hộp cha tặng riêng cho mẹ trước khi sang Liên Xô học, đựng những kỉ vật thiêng liêng giữa hai người.

Tháng ba, hoa bưởi vẫn đưa hương ngạt ngào nơi đầu giường mẹ, thầm thì bên gối, bên chiếc cốc thủy tinh trong suốt tựa pha lê. Cô nhắm mắt hít căng lồng ngực mình, thắt lòng nghĩ đến những mùa sau./.

User
Ý KIẾN

Mẹ tôi không nghiện trầu cau nhưng mẹ vẫn trồng một giàn trầu xanh mơn mởn. Mẹ bảo nhà có giàn trầu mới ấm áp. Nhưng tôi hiểu mẹ đã gửi gắm vào đó biết bao nhiêu ân tình và cả nỗi nhớ về ngoại khôn nguôi.

Sống nhẩn nha giữa đời vội vã có thể chưa từng dễ dàng với chúng ta. Nhưng khi bước đi dưới những tán lá xanh xào xạc theo con gió, dưới bầu trời một màu ngăn ngắt xa xôi, tôi cảm giác hồn mình như cánh bồ công anh mảnh khảnh tự do bay mãi, chẳng nghĩ ngợi gì. Có những ngày như thế, những khoảnh khắc như thế. Chỉ cần im lặng hít thở thôi cũng đủ hạnh phúc.

Hà Nội với tôi là những thương nhớ đầu tiên từ hồi tôi đi thi đại học. Hà Nội đã lấy đi của tôi bao nhiêu nước mắt và còn là giấc mơ mà tôi chẳng thể chạm vào. Hà Nội là nhưng kỷ niệm của tôi khi biết người thương nhập viện, là khoảnh khắc thót tim khi đưa con ra cấp cứu viện nhi, là khoảnh khắc cháy lòng khi cha bệnh trọng. Và là khoảnh khắc đi chơi về muộn, thấy những người dân lầm lũi ngủ ngon lành nơi gầm cầu, trong lòng cống...

Trải qua các cuộc chiến tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước và bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, đất nước ta đã sản sinh ra những thế hệ thanh niên đại diện cho mỗi giai đoạn lịch sử của đất nước. Như thế hệ làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu"; thế hệ một thời hoa đỏ 'xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước'; thế hệ 'sống bám đá đánh giặc, chết hóa đá bất tử' trong chiến tranh bảo vệ biên giới...

Con đường ngày xưa chúng tôi đi học, lòng đường bé tin hin bằng hai gang bàn tay người lớn, thêm sỏi đá mấp mô ngáng bánh xe đạp không thương tiếc. Bữa nào vừa nhấn bàn đạp mải miết, vừa ngúc ngoắc đầu nói chuyện là gặp hòn đá xóc nảy người, chiếc cặp nhẹ tênh có khi giật mình rơi khỏi giỏ xe cà tàng. Con đường “huyền thoại” ấy chưa đi vào thơ ca nhạc họa của văn nghệ sĩ bao giờ nhưng nó đi vào ký ức tuổi thơ của chúng tôi cho tới tận hôm nay.

Phố bắt đầu ngày mới bằng những sắc hoa thuỳ mị trong chợ hoa Quảng Bá. Đường Âu Cơ tươi xinh màu sắc trong tia nắng dịu nhẹ chưa vương mùi bụi khói. Tâm thức anh chợt lạc về câu chuyện em nói với anh ngày xưa khi anh cùng em ngang qua đoạn đường này.

Thấm thoắt, ngoại tôi đã về miền mây trắng đoàn tụ với ông bà tổ tiên được mười sáu năm rồi. Từ ngày ngoại mất, số lần tôi theo mẹ về quê chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Mỗi năm tới ngày giỗ ngoại, tuy không nói ra nhưng tôi cảm nhận được nỗi buồn nghẹn lại trong lồng ngực mẹ nếu năm đó mẹ không thể sắp xếp về quê thắp cho ngoại nén hương.

Thuở bé, mỗi lần được nằm gối đầu lên đùi mẹ, lắng tai nghe những giai điệu trong trẻo mà sâu lắng từ những câu hát ầu ơ quen thuộc, lòng tôi mỗi lúc ấy đều cảm thấy dễ chịu và ấm áp lạ thường. Sau này, khi năm tháng trôi đi, bôn ba trên khắp các nẻo đường xuôi ngược, hễ vô tình được nghe thấy thứ âm thanh giản dị và thân thương ấy, thì những ký ức tuổi thơ trong tôi lại nối tiếp theo tiếng hát tìm về.

Chiến tranh đã lùi vào dĩ vãng. Trên những mảnh đất bom đạn ngày xưa, cỏ đã tô xanh màu máu đỏ. Màu xanh của hòa bình. Cỏ đã đắp da thịt lên vết thương chiến tranh, cỏ đã sống xanh hộ phần người. Nếu có một lần đến thăm nơi đó, xin đừng giẫm chân lên cỏ bởi mỗi một ngọn cỏ là một mặt trời, dưới mỗi ngọn cỏ là một trái tim đỏ thắm.

Tháng Tư, buổi sáng còn vương chút lành lạnh. Một đóa bằng lăng lặng lẽ xòe nở như ngọn đèn tím ở góc sân trường, dịu dàng quá đỗi. Tôi chợt sững người đứng lặng cuối hành lang… Loài hoa tím phơn phớt này, bao giờ cũng dễ khiến lòng người rưng rưng cảm xúc.

"Lòng người đôi khi như suối cạn/Chỉ còn sỏi đá trơ ra". Chẳng nhớ tôi đã đi dọc con suối cạn sau nhà bao nhiêu lần. Mỗi lần đi, lại một lần suy tư về con suối mà mình chưa biết tuổi.

Đã vài lần trong vội vã dòng đời đầy biến động, cảm thấy ngột ngạt giữa những gánh nặng mưu sinh, tôi mong muốn tìm đến chốn bình yên để nương náu. Những lần mệt nhoài ấy, tôi thường chạy xe ra ngoại ô thành phố để ghé thăm ngôi chùa làng cổ kính thân quen. Ngôi chùa có cổng tam quan nhuốm màu rêu phong, ở nơi đó có gốc cây Bồ đề đã già đứng sừng sững ngay cổng chùa.

Chúng ta đã đi qua bốn mùa như thời gian đi qua màu lá. Bốn mùa như lá, bốn mùa như cây. Bốn mùa nối chúng ta gắn bó với cuộc đời, còn lá nối chúng ta với một tình yêu thiên nhiên tha thiết.

Tình yêu đẹp nhất và trong sáng nhất đó là tình cảm học trò. Thứ tình cảm thi vị và đẹp như trăng 16. Chiều nay, Hường kể bạn nghe câu chuyện của Ngọc Trâm về một tình yêu đầu đời đẹp lung linh.

Nếu có ai hỏi thanh âm nào neo lại trong tôi khi xa Việt Nam, thì khắc khoải nhất chính là những lời rao. Những lời rao dung dị nhớ thương ấy cất lên từ chất giọng của một bà người Bắc, một chị miền Trung hay có khi của một anh miền Nam. Lời rao như len lỏi cả vào trong giấc ngủ, ngang qua những giấc mơ chập chờn nhớ thương.

Lướt trên mạng nhìn thấy tấm ảnh cơm nấu nồi gang, chiếc đũa cả đang đặt một bên, bếp củi rừng rực lửa, khiến tôi chợt nhớ tới ngày xưa.

Tháng tư về. Có đôi khi giữa những ngày gió nhè nhẹ và nắng vàng tươi dìu dịu, người ta lại được sống trong cái se lạnh bất chợt như thể vẫn còn đang ở giữa mùa xuân. Đêm tháng tư với cơn mưa rào đầu hạ. Lũ ếch đồng xôn xao tìm bạn tình và cất tiếng gọi nhau trong những khóm khoai nước, khóm chuối ngoài bờ ao hay trên cánh đồng. Đó cũng là lúc hương dạ lan ngọt ngào, nưng nức lan đi trong gió.

Khúc giao mùa tháng Tư ở Hà Nội đâu chỉ có hoa loa kèn, mà còn có một chút gợi thu với cái dịu mát xen với chút nắng ngẫu hứng của thời tiết. Tháng Tư về, xà cừ và sấu đều thay lá. Thư thái dạo bước trên những thảm lá rơi kín vỉa hè quen thuộc ta ngỡ như đang đi giữa một cánh đồng vàng.

Một ngày cuối tuần mát rượi, tôi thức dậy cùng bình minh và thong thả tập yoga đón chào ngày mới. Tôi thích không gian mát lành của buổi sớm mai chỉ có mình đối diện với không gian của riêng mình. Cuối tuần tôi thích nấn ná quét dọn ngoài ngõ thật lâu để có dịp chào hỏi những cô dì hàng xóm đi chợ ngang qua con hẻm nhỏ. Với tôi một ngày thật sự dễ thương với những khoảnh khắc nhỏ.

'Vẻ đẹp không nằm ở đôi má hồng của người thiếu nữ, mà ở trong mắt kẻ si tình'. Bố - anh giáo làng ngày trước, thường trêu thế mỗi khi thấy mẹ trang điểm, đánh phấn. Mẹ sẽ ngại ngùng lườm chồng qua tấm gương gắn trên tủ đồ rồi lẩm bẩm câu gì đó thật nhỏ. Cặp vợ chồng đặc nết thôn quê chẳng có nổi một tấm hình cưới cứ lặng lẽ thương nhau bằng cái tình chân chất như thế.

Mẹ đã cầm tay dạy tôi gieo xuống mảnh vườn gai góc nơi đáy lòng một hạt giống. Để bốn mùa luân chuyển, mưa nắng thay phiên, hạt giống ấy nảy mầm nở thành đóa hoa mang tên 'dịu dàng'.

Gia đình chồng tôi thường kể nhau nghe câu chuyện về ông tiến sĩ trời Tây bán bánh nuôi vợ con suốt mười hai năm trời. Nhân vật chính trong câu chuyện không ai xa lạ mà chính là bố chồng tôi.

Tháng Tư có thể coi là dấu gạch nối giữa hai mùa Xuân – Hạ. Mùa xao xuyến của đất trời với những nỗi niềm gợi nhớ gợi thương, lặng ngắm những khoảnh khắc trôi qua mà cứ khe khẽ ngân nga những bài ca ngày cũ. Tháng Tư cũng là lúc đất trời bừng tỉnh trong sắc nắng tinh khôi, trở nên tươi mới và rạng rỡ hơn trước vẻ đẹp của những mùa hoa khiến cho lòng người thổn thức và say đắm.

Tối nay khu phố tôi mất điện. Ngôi nhà chìm trong ánh sáng tù mù của cây đèn sạc. Tôi chợt nhớ những ngày mất điện ở quê nhà. Nhớ ngọn đèn đom đóm tỏa ra ánh sáng mỏng manh huyền ảo trong đêm thanh vắng.

Thật may mắn nếu khi cần học hỏi điều gì, bạn chìa tay ra sẽ gặp những người sẵn lòng giúp đỡ. Để bạn thấy lòng tốt luôn hiện hữu. Để bạn tin cuộc sống không chỉ có cơm áo gạo tiền mà còn có niềm vui, trân trọng cảm xúc bản thân. Để bạn tin khi biết mình đang chông chênh sẽ có một bờ vai, một cái ôm ấm áp vỗ về và mọi thứ sẽ ổn.

Mùa hạ với những cơn mưa ào ạt, gắn liền với những cảm xúc bất chợt của những lần gặp gỡ. Những cuộc chia tay để lại dấu ấn về những khoảnh khắc khó phai trong cuộc đời tôi và bạn. Và cũng không ít lần nó tạo nên những cung bậc cảm xúc khác nhau của mỗi người với những nỗi niềm riêng biệt.

“Hòn đá lăn trên đồi, hòn đá rớt xuống cành mai...” Nghĩ đến đá, người ta thường gán cho nó ý niệm về sự bất động và vô tri. Có lẽ đó chỉ là vẻ ngoài. Vì mỗi sự vật trong mênh mông vũ trụ này đều có ý nghĩa riêng và linh hồn của nó. Khi phát hiện ra linh hồn của những vật tưởng như vô tri ấy, chúng ta sẽ cảm thấy bao điều kỳ diệu.

Có một người trong mỗi lần xa quê đều rất nhớ thương hương vị quê nhà qua từng món ăn đậm đà, dân dã. Nỗi nhớ nhiều tới mức mà mỗi khi có dịp trở về, cô chỉ muốn chạy ngay về nhà để được ăn những món ăn quen thuộc đó. Những món mà khi ở xứ người, cô chỉ biết hít hà nhung nhớ.

Cậu em gửi cho tôi hình mẹ già đang xay bột, khiến cả một trời thương nhớ ùa về. Tôi nhớ mẹ. Mẹ tôi làm bánh mùng ba tháng ba.

Chuyện ở làng quê có nhiều cái lạ với một nhà văn già sống ở thành phố. Nhiều phong tục, tập quán được gìn giữ hàng bao đời nay mà các nhà văn hóa thường gọi là bản sắc dân tộc. Nó đáng quý và gắn bó đời sống cộng đồng thành một khối gọi là làng.

Bồng bềnh trăng. Bồng bềnh gió. Bồng bềnh mây. Tôi men theo trăng. Men theo gió. Men theo mây. Men theo tháp cổ về với một vùng ký ức xa xôi. Chiều nay, mời bạn cùng Hường và Chu Minh về thăm Tháp Đôi của Quy Nhơn- Bình Định và hồi tưởng một thời vương quốc Champa.

Có một cô gái liên tưởng những sóng gió cuộc đời chẳng khác nào cơn mưa giông bất thần trên biển, rất cần một chiếc neo để giữ lòng mình trở về với bình yên. Và cô ấy kể cho Hường một câu chuyện mà chính cô ấy đã trải qua. Chiều nay để Hường kể bạn nghe những dòng tự sự của Kim Loan.

Giật mình tỉnh giấc giữa canh khuya, có tiếng con chim cuốc văng vẳng dội vào không gian vắng lặng, lọt qua thính giác xâm chiếm tâm hồn tôi. Thanh âm da diết ấy khuấy động khiến trong tôi khắc khoải bao nỗi niềm mà không sao nối tiếp giấc mơ còn dang dở.

Hẳn ai cũng mong muốn có được một tình yêu nồng cháy, khắc cốt ghi tâm. Tình yêu đó sẽ tràn đầy những lãng mạn của buổi đầu gặp gỡ, đong đầy những dấu yêu qua từng tháng năm. Trong tình yêu đó ta yêu người, người yêu ta. Và người tri kỷ ấy sẽ bên ta mãi mãi không rời.

Nhà văn - nhà báo Trần Mai Hạnh vừa ra đi vào một buổi chiều đầu tháng tư khi vừa đặt chân đến Sài Gòn, trong chuyến trở về chiến trường xưa.

Đã từng có một thời điện thoại bàn là một điều gì đó rất xa xỉ và kỳ diệu. Ở cách xa nhau hàng ngàn kilomet vẫn nghe được tiếng nói của nhau. Không cần phải đợi hàng tháng trời mới nhận được một lá thư, mới biết được tin tức của người thân. Đấy là chưa kể không may có những lá thư còn bị vòng vèo thất lạc. Cỗ máy be bé, kỳ diệu đó đã đưa mọi người đến gần nhau hơn và xung quanh nó cũng có những câu chuyện khiến người ta cười ra nước mắt…

Có người mơ hoài về tự do nhưng lại tự khóa cánh cửa lồng giam hãm tâm hồn mình trong đó. Ngoài kia là mây gió. Ngoài kia cũng là vô vàn nỗi sợ. Chỉ đến khi trái tim nhỏ đủ can đảm mới có thể mạnh dạn mà bay đi. Bay khỏi chiếc lồng vô hình gông xích những bước chân. Bay về phía chân trời xa xăm đang chờ đợi. Ngoài kia là gió giông và cũng là muôn vầng mây ấm.

Vậy là tháng tư đã về. Vào một ngày tháng tư năm đó có một cô gái đến với Hà Nội, và cô xa Hà Nội cũng vào một ngày tháng tư. Người xa khuất, tháng năm như nước chảy qua cầu chỉ còn ký ức là ở lại. Hà Nội và tháng tư không biết tự bao giờ đã để lại trong trái tim cô một nỗi nhớ sâu đậm khó phai.

Tháng Ba đã đi tới những ngày cuối của tháng Ba. Chẳng hiểu vì sao sắp chia tay tháng Ba, lòng tôi cứ thấy xốn xang. Có phải vì tháng Ba ủ lửa trong lòng tôi rất nhiều niềm thương nỗi nhớ?

Bạn đã một lần đến Kon Tum? Nếu chưa, nói như lớp trẻ bây giờ, hãy nhấc ba lô lên và đi! Nếu đã một lần đến, thì thêm một lần nữa, một lần nữa... Sau mỗi chuyến đi trở về, sẽ có bao nhiêu là kỷ niệm, là nỗi nhớ, nỗi nhớ Kon Tum... Rồi một phút giây nào đó, ta phải thốt lên: Ôi, Kon Tum nỗi nhớ như rừng...

Có một người con gái miền Nam, biết tới món bánh giò của Hà Nội qua lời kể của ba. Cái dẻo bùi của bột gạo, cái beo béo đặc trưng của bánh giò, chỉ đơn giản vậy nhưng lại khiến người ta nhớ mãi. Và giờ cô ấy đã hiểu sao ngày xưa ba mình lại ưa món bánh giò đến vậy.

Người con gái, trong một chiều đứng lặng dưới gốc cây, cô bắt gặp những chùm hoa bưởi trắng như mây trời, như chiêm bao. Hương bưởi đưa cô về những mùa hoa thương nhớ.

Có một món ăn dân dã, chân chất nhưng lại đi cùng một người từ Bắc vào Nam. Nó mộc mạc mà đậm đà như tình quê, tình người. Đó là món lạc rang hay gọi theo người miền Nam là món đậu phộng rang.

Có những căn nhà dù không hoàn hảo, không hẳn là hình mẫu lý tưởng mà ta từng mong muốn. Nhưng chúng ta vẫn trân trọng, yêu thương và mong muốn trở về. Chẳng vì lý do gì khác, chỉ bởi đó là nhà.

Có những chiều, tôi đứng ngắm mặt trời đỏ rực gác trên đám mây sẫm đen. Màu của nó khiến người ta liên tưởng đến thời điểm lửa cháy lớn nhất để rồi tàn lụi trong khoảnh khắc con người đang hân hoan vui sướng. Có người gọi đó là “màu của sự tàn lụi”. Nhưng tôi chưa bao giờ tin có sự tàn lụi nào đẹp như thế. Cho đến một ngày, tôi chợt nhận ra những bí ẩn rực rỡ của sự lụi tàn.

Không hồng dịu như đào phai hay mộc mạc như tam giác mạch, không rực rỡ như đỗ quyên cũng không vàng tươi như dã quỳ phố núi. Có một loài hoa nở trắng núi trắng rừng mỗi độ tháng Ba về đó là hoa ban. Ban trắng là linh hồn của Tây Bắc. Hoa ban đã đi vào đời sống văn hóa - tâm linh bao đời nay của người dân nơi đây, nhất là cộng đồng người Thái.