Mùa Tết trong tôi

Có khi nào khi trời đất chập chùng mưa bụi. Những ngọn gió lạnh len lỏi vào xống áo, cây cỏ bỗng nảy chồi non, loang loáng sắc đào hoa xuống phố, thoang thoảng hương mùi già, bạn mới giật mình tự hỏi: Mùa Tết đã đến rồi ư?

Tản văn của Nguyễn Hùng Sơn

Lứa chúng tôi đầu hai thứ tóc, lăn lóc cuộc đời chộn rộn mưu sinh, mê mải làm ăn để lo gánh gia đình. Rồi bất chợt mùa sang, tự thấy mình hư hao nhiều, đến nỗi cái mùa Tết về mà cũng không còn nhiều háo hức. Dù đất trời cỏ cây vẫn thế, chỉ có lòng người đổi khác sang trang. Dù thế, nhìn đám trẻ con vẫn tung tăng đòi ba mẹ sắm cái này cái nọ, đi chỗ này chỗ kia, lấy lý do là “sắp đến Tết rồi”, mà bần thần nhớ, bần thần nghĩ, ừ nhỉ, chúng có khác gì mình ngày xưa đâu. Các cụ có câu “vui ba tháng hè - no ba ngày Tết”. Xưa cuộc sống khó khăn, áo mặc còn vá chằng vá đụp, quần đi học may tích kê, cơm độn ngô khoai sắn, miếng ăn cái mặc còn thiếu, ấy thế nhưng hễ đến Tết là mọi cái nghèo khó trốn đi đâu mất, mọi thứ khang trang sạch đẹp, nhà cửa gọn gàng, bếp lửa reo vui trong nồi bánh chưng xanh.

Bữa cơm cúng tất niên có bát canh măng, có khoanh giò, có thịt thà rau củ, có sự thơm thảo hiếu đễ của con cháu dành cho tiên tổ. Nhà có cành đào cây quất treo tòng teng chữ Phúc Lộc Thọ và giấy trang kim, có gói trà ngon để dành từ “trong năm” giờ mới khui ra để mời đón khách đến chơi, chúc nhau những điều may mắn. Chai rượu màu, quà lao động tiên tiến cuối năm, thắp hương cúng xong là rót ra làm vài ly cho ấm bụng.

Đêm giao thừa, bánh pháo đã sẵn sàng từ hồi nào ở giữa sân, để đúng nguyên đán tân xuân là khai hỏa, tạch tạch tạch đùng. Tiếng pháo nổ mang theo niềm tin vào năm mới sẽ xóa đi mọi nỗi buồn hay xui xẻo của năm cũ, để hòa nhập vào niềm vui của đất trời thời khắc tân niên.

Mùng một Tết, lũ chúng tôi ai cũng có một bộ quần áo mới, sạch sẽ thơm tho, tươm tất đi quanh trong xóm. Cái bãi cát đầu làng mọi hôm cũ kỹ già nua đơn điệu, nơi tụ tập chơi chung, hôm nay trông cũng mới mẻ đẹp đẽ làm sao. Cỏ non mơn mởn, sương sớm đầu cành, chúng tôi nhìn nhau, đứa nào đứa nấy đều xinh tươi khác hẳn ngày thường. Đó là vì chúng tôi đang ở trong mùa Tết, cái mùa ngất ngây mơ ước suốt cả năm. Cứ Tết vừa qua thì đã lại mong đến Tết, vì đó là cái đích đợi chờ của bao nhiêu lời hứa.

Mẹ ơi, mua cho con cái quần mới nhé? Ừ, cố gắng học tốt rồi để đến Tết mẹ mua. Lớn rồi, mặc quần tích kê đi học, cũng ngại ngùng xấu hổ, mẹ thương con mà cuộc sống thời buổi khó khăn, cũng đành chịu vậy. Có nhiều lời hứa không thành, mà sau này lớn rồi mới hiểu, nhìn con buồn phụng phịu mà lòng mẹ đau, đau lắm, nước mắt mẹ chảy mà nào con có hay. Để giờ mẹ già rồi, con nhớ chuyện xưa, sống mũi thấy cay cay, nước mắt con cũng vòng quanh chỉ còn niềm thương mẹ.

Ba ngày Tết là ba ngày được ăn no vì toàn món ngon mà ngày thường không có, được vui chơi thỏa thích, được lì xì mừng tuổi, được mẹ dẫn ra đình thắp hương cho Thành Hoàng, lên chùa lễ Phật cầu an, rồi lòng vòng đi chúc Tết họ hàng bà con trong xóm. Ai cũng hớn hở tươi vui, thường trực trên môi là những nụ cười, hình như, ai cũng muốn nâng niu từng khoảnh khắc của ba ngày Tết, vì sự quý giá của Tết. Có lẽ vì lòng người mong nhớ Tết, nên Tết lâu đến mà nhanh đi, Cảm giác giống như xem một bộ phim hay, thời gian trôi rất nhanh, vèo cái đã hết Tết. Lũ trẻ lại thẫn thờ, vừa ngồi soạn bài vở mai đi học, vừa đếm mấy đồng lì xì tính toán gửi mẹ mua gì, vừa mong làm sao nhanh đến Tết.

Mùa Tết bây giờ sau chừng ấy năm, phong vị cũng có nhiều thay đổi. Không còn tiếng pháo, mâm cơm ít đồ ăn nhiều mỡ, nhiều đạm, ít cả bánh chưng xanh. Không còn háo hức về quê để thăm thú họ hàng mà dành thời gian quý báu này cho những chuyến du lịch để xả hơi sau một năm làm lụng vất vả. Ngày Tết vẫn qua rất nhanh nhưng cái ý nghĩa hồn nhiên tươi mới của mùa Tết đã phần nào vơi rụng. Tiếc lắm, nhưng biết sao được vì cuộc sống có những quy luật rất khắc nghiệt.

Như đám trẻ con tôi chúng nào đâu có biết rằng ba mẹ chúng đã từng có một tuổi thơ với ăm ắp niềm vui trong mùa Tết, dù khi đó cuộc sống nghèo khó hơn bây giờ. Liệu có phải, khi đủ đầy về vật chất, thì lại thành thiếu hụt về tinh thần, như mùa Tết sắp về, sao lòng cứ dửng dưng? Không, nhất định không thể như vậy được. Quá khứ là lịch sử, là cái cầu nối đến hiện tại, là những giá trị văn hóa lấp lánh không thể phai mờ.

Tôi tự hứa với lòng mình, mùa Tết này, tôi sẽ đưa các con tôi về thăm quê để cho chúng được thấy lại một phần nào cái Tết xưa vẫn đâu đó thấp thoáng sau lũy tre làng vi vút, bên cánh đồng sương sớm, cạnh cái bờ đê cỏ dại có đám bò thong thả lúc hoàng hôn. Ở đó vẫn còn có mẹ tôi, tảo tần hôm sớm, vẫn đón chờ tôi trong mỏi mòn năm tháng, trong câu chuyện hỏi han vẫn luôn kết thúc bằng câu hỏi: Tết này con có về không?

Hà Nội, 20/01/2024

Tết xưa của người Hà Nội mang nét rất riêng, đặc trưng mà ai đã từng trải qua đều khó có thể nào quên.

Tết với nhiều người Hà Nội xưa đôi khi đơn giản là cành đào thắm, hộp mứt thập cẩm, hương thơm của nước lá mùi già hay cảnh cả nhà quây quần gói bánh chưng, háo hức đón giao thừa trong tiếng pháo nổ đì đùng...

Tết xưa trong ký ức của người Hà Nội là cảnh tinh mơ xếp hàng ở cửa hàng mậu dịch để mua vài hộp mứt tết, miếng bóng bì, lạng măng khô. Là trong cái se lạnh ngày đông, mọi người hối hả, háo hức đi chọn cho gia đình một cành hoa.

Tết xưa đơn sơ là thế nhưng thân thương, ấm áp vô cùng. Những bận rộn, lo lắng, nôn nao, ngóng chờ cho giây phút đoàn viên, đoàn tụ gia đìnhh, dòng tộc.

Những kỉ niệm về Tết Hà Nội xưa đã trở thành một phần ký ức không bao giờ phai màu trong tâm trí những người Hà Nội đã đi qua thời gian.

Không khí ngày giáp Tết luôn khiến chúng ta nhớ về những kỷ niệm xưa. Và những ký ức ấy đã được nhiều người trải lòng để lưu giữ những kỷ niệm đẹp và cũng là để nhắc nhớ các thế hệ sau cùng gìn giữ những giá trị,nét đẹp văn hóa Tết truyền thống của Người Hà Nội.

---

Còn kỷ niệm về Tết Hà Nội của bạn thế nào, hãy cùng chia với Hanoionline trong chuyên mục Ký ức Tết Hà Nội xưa bằng cách gửi bài viết về địa chỉ email ttnoidungso@daihanoi.vn hoặc tài khoản Zalo 0865.116.699.

User
Ý KIẾN

Hoa ngâu - loài hoa đặc biệt bởi chẳng có cánh mà hoa cứ tròn như hạt, như nụ. Bởi vậy mà các cụ cao niên thường gọi là nụ ngâu, chứ không gọi là hoa ngâu. Những bông hoa nhỏ xíu và chúm chím như nụ cười duyên của nàng thôn nữ.

Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, làng Gạ (phường Phú Thượng, quận Tây Hồ) đã được phù sa của sông Hồng bồi đắp, bởi vậy, lúa nếp làng Gạ rất thơm, nấu xôi đặc biệt ngon. Nhắc đến xôi Phú Thượng là nhắc đến một chất xôi ngon, dẻo, hòa quyện với đỗ lạc và đến nay, làng nghề này vẫn giữ được nghề làm xôi truyền thống.

Nhiều vị khách phương xa mới đến Hà Nội đôi ba lần có lẽ sẽ khó để nhận ra giữa không gian ồn ào, tấp nập của Hà Nội hiện đại ngày nay vẫn còn tồn tại những thú vui tao nhã của người Hà Thành. Một trong số đó là nghệ thuật tỉa hoa đu đủ chẻ cánh truyền thống của người Hà Nội.

Nếu như người Sài Gòn có thú vui bình dân là uống cafe bệt, thì người Hà Nội có trà đá vỉa hè. Không cầu kỳ trong cách pha chế, không kén chọn khách uống, trà đá vỉa hè thân thiện, bình dị mà giản đơn.

Những làn gió nhẹ từ đâu thoang thoảng, liu riu như hơi thở của ban mai, đang phả vào vạn vật một chút mong manh mùa mới, vừa đủ cái se sắt để cảm nhận rằng trời đã sang mùa.

Trong tiết trời thu Hà Nội, một bát xôi chè là món quà tuyệt vời mà phố cổ Hà Nộidành tặng cho những tâm hồn lữ khách. Xôi chè không chỉ là món ăn, mà còn là một phần ký ức, là sợi dây kết nối giữa thực tại và quá khứ.

Giữa cuộc sống hiện đại, nghệ sĩ Mai Tuyết Hoa, người học trò xuất sắc của cố nghệ nhân hát xẩm Hà Thị Cầu, miệt mài gìn giữ nghệ thuật hát xẩm và đưa xẩm Hà Thành tới gần hơn với người Hà Nội.

Tháng Mười về, mùa đông rồi cũng sẽ về, sự thay đổi tưởng như chỉ là quy luật ấy lại cho ta những khoảnh khắc xao lòng và lưu luyến với thu, khi mà đâu đó hương hoa sữa dịu dàng miên man trong gió, khi mà ngoài kia những con phố nhỏ thoáng bóng dáng ai đang nâng niu hít hà hương cốm hoặc trầm tư bên ly cà phê trong sương mai.

Lần đầu bước chân lên Hà Nội, có người đã tự hỏi: Không biết thành phố này có gì để người ta bám trụ nhiều đến thế? Xô bồ, khói bụi, ồn ào, đắt đỏ… dường như thành phố quá chật để ta có thể nới rộng tâm hồn. Rồi một ngày nào đó, nỗi lo vật chất sẽ cuốn đi mọi rung cảm tinh thần. Thủ đô liệu có phải chỉ dành cho những ai nhiều tiền, lắm của?

Sáng sớm nay có cơn gió đổi chiều thật đẹp. Là gió heo may. Gió heo may đã về loang trong tim ai đó từng vệt nhớ, nhớ niềm vui tươi mới của tuổi thơ trong ngày khai trường xa xưa.

Sớm nay bỗng có người thấy tâm hồn sao khác lạ, cứ lâng lâng một cảm giác yên lành. Ngập ngừng cảm nhận bước chân xa của mùa gần tới. Thấp thoáng trên phố, chị hàng cốm đi qua để lại tiếng rao nghe rất đỗi quen thuộc. Không biết có thu thì mới có cốm hay chính hương cốm gọi thu về cho Hà Nội.

Không biết tự bao giờ, khi nhắc tới mùa thu Hà Nội người ta nghĩ ngay tới một loài hoa với một mùi hương thật nồng nàn và rất đặc trưng - hoa sữa. Hoa sữa dường như đã trở thành một nét đẹp rất riêng của Hà Nội mà hiếm nơi nào có được.

Tháng 10 về rồi, hoa sữa đã thức dậy sau một năm dài chờ đợi, thu Hà Nội thực sự là đây. Những con phố đêm về lắng đọng trong sương và mùi thơm đã mãi là một phần của thành phố cổ kính.

Nếu Hà Nội của ban ngày là một thành phố năng động với sự hối hả, vội vã và xô bồ thì khi màn đêm buông xuống, các con phố lại gần như được trở về với những gì vốn có, tĩnh lặng, trầm mặc và cổ kính.

Lang thang phố bây giờ khó thư thả lắm. Đường mở ra, nhưng người đông, xe nhiều quá. Thèm được thấy học trò các lứa tuổi cắp sách đi bộ trên hè tới trường, đi bộ giẫm lên những hạt cây cơm nguội lách tách...

Hoa sữa, với thời thiếu nữ của tôi và bạn bè cùng trang lứa, nó chỉ là hình ảnh tưởng tượng ở trong nhạc và thơ. Đó là loài hoa giăng giăng cả miền tưởng tượng.

Có một cô gái dẫu chưa một lần đặt chân đến nhưng luôn đem lòng yêu mùa thu Hà Nội. Nghe có phần vô lý nhưng cảm xúc là một điều gì đó lạ lắm, không thể nào giải thích bằng lý trí.

Hà Nội đã vào thu với bao lời ước hẹn. Từng sắc màu, từng hương vị trên mỗi góc phố, mỗi con đường khi Hà Nội vào thu lại khiến cho lòng người nao nao, ngơ ngẩn nhớ về những kỷ niệm yêu thương ngày xưa cũ.

Khu tập thể số 5 Đinh Lễ từ lâu đã là điểm đến thân thuộc của bao người yêu sách. Nằm trên tầng 2 của một khu tập thể ẩn sâu trong ngõ số 5 phố Đinh Lễ, ít ai biết nhà sách Mão lại là nơi khởi phát đầu tiên để hình thành phố sách Đinh Lễ như ngày nay.

Có một người trở lại Hà Nội vào một chiều mùa hạ. Người ngồi ngắm phố mà lòng lại nhớ về những năm tháng cũ.

Liệu có phải sự trưởng thành của mỗi người dân nơi đất Việt đều gắn bó với ít nhất một dòng sông? Trong trái tim của một người, luôn có một dòng sông chở nặng phù sa, chở theo cả bao ký ức đầy thương nhớ.

Tôi được sinh ra trong một chiều mùa đông Hà Nội, thuộc thế hệ con cái cán bộ người miền Nam tập kết năm 1954. Theo ba má về quê hương nội ngoại ở Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1975, tôi vẫn luôn dành một góc trái tim mình cho ký ức tuổi thơ Hà Nội.

Nhắc đến Hà Nội, người ta thường nhớ về phố cổ với những mái ngói xô nghiêng, mang đậm dấu tích thời gian. Phố cổ được xem là cái nôi lưu giữ những gì cổ kính, hoài niệm một thời vẫn còn vẹn nguyên những nét trầm mặc theo dòng xoáy thời gian và chính điều này đã trở thành lý do thôi thúc nhiều lữ khách đến thăm nơi đây.

Hà Nội không phải nơi tôi sinh ra, không phải nơi tôi lớn lên, cũng không phải nơi tôi lập thân, gắn bó cuộc đời. Nhưng nếu ai đó hỏi tôi rằng, có yêu Hà Nội không, tôi sẽ không ngần ngại mà gật đầu.

Những khu tập thể cũ Trung Tự, A6 Giảng Võ, Kim Liên, Nguyễn Công Trứ, Nam Đồng... được xây dựng từ những năm 50-60 của thế kỷ trước là một phần thân thương của Hà Nội, là nơi lưu giữ ký ức của nhiều thế hệ người dân Hà thành.

Phố cổ Hà Nội, nơi mà từng chút rêu phong lặng lẽ nằm lại ở những ngách nhỏ nắng không rọi tới, nơi hàng ngày vẫn chật ních những người xe qua lại mà không lưu lại chút nào dấu chân của khách bộ hành...

Cái lạnh, cái rét, cái nóng và mưa lũ đó có lẽ tôi chẳng bao giờ quên được. Nó khó quên, vì nó cứa vào da thịt mình, nó táp vào mặt mình, tê tái. Nó cũng chính là những mốc thời gian trong cuộc đời để người ta nhớ về. Nhớ về một thời gác trọ ở Thủ đô.

Hạ về, cũng là lúc những búp sen rũ bùn đứng dậy khoe sắc thắm, tỏa hương thanh khiết. Trên khắp đất nước mình ở đâu cũng có sen. Nhưng là người Hà Nội, tôi luôn yêu và tự hào về sen Hồ Tây.

Cafe Thái, quán cafe ngót trăm tuổi của Hà Nội, nơi cafe được rang thủ công bằng củi, nơi từng cốc cafe thấm đượm mùi khói...

Đó là con phố được coi là đẹp nhất Thủ đô. Phố đẹp, cổ xưa mà lãng mạn. Phố đẹp, hiện đại mà hào hoa. Phố đẹp, ồn ã mà lắng đọng. Phố đẹp, hối hả mà trầm tư.

Ngày nay, phố Tạ Hiện được mệnh danh là “con phố không ngủ của Hà Nội”. Phố đã gắn liền với cuộc sống của người Hà Nội và níu chân du khách mỗi khi họ có dịp ghé qua khu phố cổ.

Ngồi ở ban công hướng mắt ra xung quanh, ngắm nhìn nhịp sống đều đặn từng ngày, lòng tôi vẫn nao nao nhớ một góc nhỏ yên bình.

Sáng hè thành phố, người đầy mồ hôi và bẹp dí xuống giường. Có người cố ngủ nướng cũng chẳng xong. Cái nóng hầm hập xuyên qua lớp tường dày, len lỏi vào từng tế bào trên cơ thể.

Nằm trong căn nhà nhỏ trên phố Lãn Ông, hiệu thuốc y học cổ truyền Nghi Hưng Long được ra đời từ năm 1900, đến nay đã trải qua nhiều thế hệ cha truyền con nối.

Đi giữa phố phường Hà Nội trong một chiều lá bay dày, nỗi nhớ ngày xưa chênh chao ùa về...

Với tôi, đó thực sự là những vườn hoa di động trên phố, là một nét rất Hà Nội của người Hà Nội. Và đôi lúc tôi tự hỏi nếu thành phố này vắng đi những vườn hoa đó thì không biết sẽ như thế nào?

Trong ký ức của một người xa Thủ đô, Hà Nội là những hàng cây xanh mát hai bên đường, những sạp báo, những bác xích lô ngồi đợi khách. Và nỗi nhớ Hà Nội đọng lại trong một ly trà ấm nóng, phảng phất khói bay trong một chiều hoàng hôn.

Đối với những người xa Hà Nội, hương hoa sữa của mùa thu là mùi hương của tình yêu, là ký ức yêu dấu mà họ sẽ mang theo suốt cuộc đời. Người đi xa nhớ da diết mùa thu Hà Nội, bởi mùa thu gọi họ sống chậm lại để yêu thương.

Có những bức ảnh lưu lại một khoảnh khắc khiến bạn bỗng thấy phố thật gần, thật thân thiết.

Cả ngàn năm người dân nước Việt lắng nghe tiếng gà trong đêm để biết nhịp thời gian, chia tiếng gà trong đêm thành những canh gà, để rồi dựa vào đó giữ thói quen thức sớm dậy khuya, bán buôn, đồng áng. Và ngay cả những mối tình thấm đẫm nước mắt, đẫm màu lãng mạn, cũng lấy canh gà làm thời khắc hò hẹn cùng nhau.

Gần 20 tên phố Hàng của Thăng Long - Hà Nội những trăm năm xưa đã biến mất trong biến thiên thời cuộc.

Đâu đó có những góc nhỏ mơ hồ thời gian, lâu lâu lại rộn lên câu chuyện cũ. Có thể là xa xôi với những người vội bước qua không kịp để ý. Nhưng vẫn là đau đáu trong những ai còn nặng lòng trước nhịp đổi thay phố phường.

Người Việt dù đi đâu cũng chỉ muốn trở về quê hương, nhất là khi đã có tuổi. Đến lúc nằm xuống vẫn khắc khoải nỗi nhớ quê, mong được trở về lòng đất quê, bởi dường như trên quê hương, ta mới là ta...

Bây giờ bố tôi tám mươi, đời sống dễ chịu hơn trước nhiều, nhưng thỉnh thoảng lại không được vui, lại nghĩ cái điều "giá như" cho những năm cuối đời ông bà ở Hàng Mành.

Hà Nội có nhiều quán ăn mang đặc trưng ẩm thực của nhiều vùng miền. Chỉ cần bạn dạo qua những con phố có thể dễ dàng tìm thấy những món ăn nổi tiếng của mỗi địa phương.

Cơn mưa trút xuống như hờn dỗi, choàng lên mặt Hồ Gươm như tấm lụa mềm bao bọc không gian, khiến phố phường Hà Nội mang vẻ đẹp buồn nhưng quyến rũ.