Muốn tăng cung, giảm giá, cần cho doanh nghiệp nhập khẩu vàng

Khan hiểm nguồn vàng nguyên liệu, giá vàng trong nước lại liên tục tăng mạnh, có những thời điểm một doanh nghiệp kinh doanh vàng trang sức phải chấp nhận không có lãi, thậm chí chịu lỗ để bình ổn giá sản phẩm.

Bà Phạm Thị Thanh Huyền, Quản lý kinh doanh miền Bắc, Công ty TNHH Vàng bạc đá quý Huy Thành, cho biết: "Chúng tôi mong mỏi tại thời điểm này là việc bình ổn về giá cũng như là nhà nước sẽ tạo cơ chế cho những DN như chúng tôi có điều kiện để được mua bán vàng nguyên liệu cũng như nhập khẩu vàng nguyên liệu, bởi đấy là nguyên liệu chính có thể giúp chúng tôi sản xuất và chế tác vàng trang sức, ngoài ra cũng giúp chúng tôi có cơ hội cạnh tranh khi mà chúng tôi xuất khẩu ra thị trường thế giới".

Muốn tăng cung, giảm giá, theo chuyên gia cần cho doanh nghiệp nhập khẩu vàng.

Gần 1 tháng qua, Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức 7 phiên đấu thầu với 4 phiên thành công, cung ứng ra thị trường 27.200 lượng miếng. Theo các chuyên gia, Ngân hàng Nhà nước tổ chức đấu thầu để kiểm soát hoạt động kinh doanh vàng nhưng không làm tăng nguồn cung nên giá vàng liên tục tăng cao. Vì vậy, giải pháp quan trọng là cần nhập khẩu vàng để tăng lượng cung và bình ổn giá vàng.

Không phủ nhận đấu thầu là một biện pháp để tăng nguồn cung, nhưng các chuyên gia cho rằng điều quan trọng nhất để giải quyết vấn đề, giúp tăng nguồn cung vàng  lại là cho phép các công ty kinh doanh được nhập khẩu vàng, bởi khi doanh nghiệp được phép nhập khẩu và xuất khẩu vàng, ngay lập tức giá vàng sẽ về sát giá vàng thế giới ngay. Khi đó, Nhà nước sẽ kiểm soát thị trường thông qua công cụ thuế.

Theo ông Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính ngân hàng: ''NHNN nên trao trách nhiệm đó cho các nhà kinh doanh vàng là những người có thực lực tài chính và có uy tín để họ nhập khẩu vàng dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn được ban hành bởi NHNN để kiểm soát vấn đề nhập khẩu vàng. Thứ nữa, có lẽ chúng ta cần có 1 sàn vàng để tất cả những thông tin mua bán giao dịch vàng, giá vàng tại từng thời điểm đều thể hiện trên cái sàn đó''.

Giá vàng không nằm trong rổ tính CPI.

Ông Đinh Nho Bảng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội kinh doanh vàng Việt Nam cho biết: ''Các nước trong khu vực, vừa rồi chúng tôi khảo sát với 4 nước lớn là Singapore, Malaysia, Indonesia, Thái Lan thì người ta tự do hóa hết, thực ra vàng không phải mặt hàng nhà nước quản lý mà giá vàng cũng không nằm trong rổ tính CPI, nên tôi cho rằng đến lúc làm như các nước, để thị trường vàng phát triển theo đúng tính chất của nó''.

SJC kiến nghị Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước cho phép doanh nghiệp được nhập khẩu vàng.

Tại cuộc họp báo kinh tế - xã hội mới đây, Tổng giám đốc Công ty TNHH một thành viên Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) đã kiến nghị Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước cho phép doanh nghiệp được nhập khẩu vàng, bởi hiện nay doanh nghiệp vàng không có nguyên liệu sản xuất vàng nữ trang. Đồng quan điểm, nhiều chuyên gia cũng cho rằng đã đến lúc phải đồng ý để doanh nghiệp nhập khẩu vàng.

Câu hỏi đặt ra lúc này là: khi cả thị trường đều mong mỏi, vì sao cơ quan chức năng còn chần chừ, quan ngại?

User
Ý KIẾN

Trong khi giá vàng miếng đứng yên, giá vàng nhẫn tiếp đà tăng mạnh với vàng một số thương hiệu vượt 83 triệu đồng/lượng.

Ngày 25/9, Trung Quốc cho biết sẽ phát trợ cấp sinh hoạt cho các nhóm người yếu thế như một biện pháp kích thích tiêu dùng. Thông báo này được đưa ra chỉ vài ngày sau khi Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc công bố một loạt biện pháp để kích thích nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Trên thị trường tiền tệ, đồng USD đang trên đà mất đi toàn bộ mức tăng kể từ đầu năm 2024 đến nay do những dự báo cho rằng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ cắt giảm lãi suất nhanh hơn dự kiến trước đây để hỗ trợ nền kinh tế Mỹ.

Sau ngày tăng mạnh, giá vàng miếng trong nước “án binh bất động”. Trong khi đó, giá vàng nhẫn tiếp đà tăng mạnh, tiến sát 83 triệu đồng/lượng.

Ngân hàng TMCP Nam Á vừa công bố kết quả kinh doanh 8 tháng đầu năm 2024 với lợi nhuận trước thuế đạt 2.981 tỷ đồng, hoàn thành 75% kế hoạch cả năm.

Các ngân hàng thương mại kiến nghị kéo dài thời gian cơ cấu nợ cho doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi bão Yagi.

Giá vàng miếng các thương hiệu trong nước đồng loạt được điều chỉnh tăng 1,5 triệu đồng/lượng. Tương tự, giá vàng nhẫn tiếp đà tăng mạnh vượt xa mốc 81 triệu đồng/lượng.

Hôm nay 24/09, giá vàng SJC tăng mạnh 1,5 triệu đồng lượng, vàng nhẫn tiếp tục tăng đến 300 nghìn đồng/lượng và lập đỉnh mới.

Sáng 24/9/2024, giá vàng SJC được Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết ở mức 83,5 triệu đồng/lượng (chiều bán ra), tăng 1,5 triệu đồng so với với mức giá cùng thời điểm ngày hôm qua.

Trong khi giá vàng miếng duy trì ở mức 82 triệu đồng/lượng bán ra, giá vàng nhẫn tăng mạnh, vượt mốc 81 triệu đồng/lượng.

Giá vàng trong phiên giao dịch đầu tuần giảm nhẹ so với tuần trước nhưng vẫn neo ở mức trên 2.600 USD/ounce.

Giá vàng nhẫn tiếp tục tăng mạnh vào trưa 23/9, thiết lập kỷ lục mới với mức giá 81,1 triệu đồng/lượng. Trong khi đó, giá vàng miếng SJC vẫn ổn định ở ngưỡng 82 triệu đồng/lượng.

Trong tuần, sự kiện nổi bật nhất của thị trường giao dịch vàng là đột biến tăng giá kịch trần của vàng nhẫn, ngay khi vàng thế giới liên tiếp xác lập kỷ lục mới.

Theo Ngân hàng Nhà nước, đã có 32/40 ngân hàng đăng ký các gói tín dụng mới theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, với tổng số tiền lên tới 405.000 tỷ đồng, lãi suất giảm từ 0,5 - 2% để hỗ trợ doanh nghiệp và người dân chịu tác động bởi cơn bão số 3 (Yagi).

Nhiều kiến nghị đề xuất được đại diện các ngân hàng đưa ra nhằm phát triển hoạt động ngân hàng, đạt mục tiêu tăng trưởng tín dụng từ nay đến cuối năm.

Trong khi giá vàng miếng các thương hiệu ổn định ở mức 80 triệu đồng/lượng mua vào và 82 triệu đồng/lượng bán ra, giá vàng nhẫn tiếp đà tăng nhẹ.

Giá vàng nhẫn tại Việt Nam đã lập kỷ lục mới vào chiều 21/9, đạt 80,5 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra, trong khi giá vàng miếng ổn định ở mức 82 triệu đồng/lượng.

Áp lực đáo hạn trái phiếu từ nay đến cuối năm là khá lớn, khoảng hơn 100 nghìn tỷ đồng, chủ yếu từ ngành bất động sản.

Tại Hội nghị triển khai giải pháp tín dụng hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi bão số 3, 17 ngân hàng tuyên bố các chương trình giảm lãi vay, cơ cấu nợ, hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi bão lũ.

Đại diện Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết, đến thời điểm hiện tại, thống kê sơ bộ, toàn ngành ngân hàng có khoảng 116.000 tỷ đồng dư nợ bị ảnh hưởng do bão số 3 (Yagi), với hơn 83.400 khách hàng bị thiệt hại.

Sau chuỗi ngày biến động với biên độ hẹp, giá vàng nhẫn trong nước bất ngờ tăng mạnh với mức tăng lớn nhất lên tới 1,2 triệu đồng/lượng.

Ngày 20/9, giá vàng nhẫn tăng lên mốc cao kỷ lục hơn 80,2 triệu đồng/lượng (bán ra). Vàng miếng SJC giữ nguyên ở 82 triệu đồng/lượng

Giá vàng hôm nay 20/9, giá vàng thế giới đảo chiều tăng mạnh; trong nước, vàng miếng được điều chỉnh giảm nhẹ.

Sau khi chạm mốc cao nhất mọi thời đại, giá vàng thế giới quay đầu giảm mạnh. Trong nước, giá vàng miếng và vàng nhẫn duy trì ổn định.

Giá vàng miếng trong nước hôm nay 18/9 bất ngờ tăng mạnh lên mốc 82 triệu đồng/lượng; trong khi đó, giá vàng nhẫn ổn định trên 79 triệu đồng/lượng.

Cùng với giá vàng thế giới tiếp tục tăng trước triển vọng Fed hạ lãi suất, giá vàng miếng SJC trong nước sáng nay 17/9 cũng tăng mạnh, chạm mốc 82 triệu đồng/lượng

Sáng 16/9, giá vàng nhẫn tiếp đà tăng, vượt mốc 79 triệu đồng/lượng. Trong khi đó vàng miếng SJC vẫn giữ ở mức ổn định.

Các chuyên gia cho rằng, hướng đi của vàng trong tuần này sẽ phụ thuộc lớn vào quyết định lãi suất của Fed. Thị trường vàng trong nước tiếp tục ổn định với giá vàng miếng neo ở 80,5 triệu đồng/lượng, giá vàng nhẫn các thương hiệu trong nước neo trên 79 triệu đồng/lượng.

Thị trường chứng khoán tuần qua đi vào xu hướng giảm khi ghi nhận 4 phiên điều chỉnh, mất hơn 22 điểm. Từ mốc dưới 1.270 điểm, VN-Index bị kéo về sát 1.250 điểm.

Ngân hàng đang đánh giá thiệt hại của khách hàng và xây dựng phương án khoanh nợ, giãn nợ, giảm lãi, cho vay mới để hỗ trợ phục hồi sau bão số 3.

Giá vàng thế giới giao ngay đã đạt mức cao kỷ lục là 2.580,55 USD/ounce và đang trên đà đạt mức tăng trưởng hằng năm mạnh nhất kể từ năm 2020, với mức tăng hơn 24% do nhu cầu trú ẩn an toàn, do bất ổn địa chính trị, kinh tế và hoạt động mua mạnh mẽ của các ngân hàng trung ương.

Trong khi giá vàng miếng tiếp tục neo mốc 80,5 triệu đồng/lượng, giá vàng nhẫn các thương hiệu trong nước bất ngờ tăng mạnh, vượt ngưỡng 79 triệu đồng/lượng.

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) vừa phát đi thông báo giảm trực tiếp lãi suất cho vay đối với khách hàng cá nhân hiện hữu chịu ảnh hưởng do bão Yagi.

Số liệu mới nhất từ Ngân hàng Nhà nước cho biết đến ngày 10/8/2024, lãi suất cho vay bình quân của các giao dịch phát sinh mới các ngân hàng thương mại ở mức 6,21%/năm, giảm 0,88%/năm so với cuối năm 2023.

Giá vàng thế giới bật tăng giúp vàng nhẫn tại các doanh nghiệp trong nước phiên sáng 13/9 vượt qua mốc 79 triệu đồng/lượng, song vàng thương hiệu SJC vẫn bất động ở ngưỡng 80,50 triệu đồng/lượng.

Giá vàng hôm nay trên thị trường quốc tế tăng dữ dội, lập đỉnh cao kỷ lục mới sau khi Ngân hàng Trung ương châu Âu cắt giảm lãi suất thêm 25 điểm cơ bản. Trong nước, thị trường vàng vẫn ổn định.

Trong khi giá vàng thế giới tăng mạnh, giá vàng trong nước giữ mức ổn định.

Giá vàng thế giới nhích nhẹ. Trong nước, giá vàng miếng ổn định, vàng nhẫn được điều chỉnh nhẹ.

Giá vàng miếng và vàng nhẫn các thương hiệu trong nước tiếp tục được duy trì ổn định.

Chậm nhất ngày 10 hàng tháng, các ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam phải cung cấp thông tin về các tài khoản có dấu hiệu gian lận, lừa đảo, vi phạm pháp luật.

Hôm nay 8/9, giá vàng miếng và vàng nhẫn các thương hiệu trong nước được duy trì ổn định.

Sau chuỗi ngày được duy trì ổn định ở mốc 81 triệu đồng/lượng, giá vàng miếng hôm nay (6/9) bất ngờ giảm mạnh.

Giá vàng thế giới cuối ngày 4/9 giao ngay ở 2.493 USD/ounce, giảm 4 USD/ounce; giá vàng nhẫn trong nước giảm nhẹ ở cả hai chiều.

Giá vàng thế giới ngày 4/9 tiếp đà giảm do chịu áp lực bởi sức mạnh của đồng bạc xanh.

Giá vàng miếng SJC tại thị trường trong nước vẫn đi ngang, nhưng vàng nhẫn quay đầu giảm so với phiên trước đó.

Ngân hàng Tiên Phong (TPBank) thông báo kế hoạch nâng cấp hệ thống từ tối ngày 31/8 đến 11h ngày 1/9, nhưng đến chiều tối 1/9, thậm chí là tới sáng 2/9, giao dịch của ngân hàng này vẫn chưa thông suốt.