Mỹ 'cởi trói' vũ khí cho Ukraine: Nước cờ đầy rủi ro
Xung đột Nga - Ukraine bước vào một bước ngoặt mới khi Tổng thống Mỹ Joe Biden được cho là đã cho phép Kiev dùng vũ khí viện trợ tầm xa để tấn công sâu vào Nga.
Vì sao Mỹ thay đổi quan điểm?
Trong hai năm qua, Ukraine đã nhiều lần đề nghị Mỹ cho phép nước này sử dụng hệ thống tên lửa tầm xa do Washington sản xuất có tên gọi Hệ thống tên lửa chiến thuật lục quân ATACMS để tấn công sâu vào lãnh thổ của Ukraine do Nga kiểm soát cũng như vào chính nước Nga.
Mỹ đã cung cấp ATACMS cho Ukraine vào năm 2023, nhưng vẫn chưa cho phép sử dụng tên lửa này vào các mục tiêu trong lãnh thổ do lo ngại nếu Ukraine sử dụng tên lửa này để tấn công các mục tiêu sâu bên trong nước Nga, Nga có thể đáp trả bằng cách leo thang cuộc xung đột. Một số quan chức Lầu Năm Góc cũng phản đối việc cung cấp những tên lửa này cho Ukraine do nguồn cung hạn chế.
Trong chuyến thăm Mỹ hồi tháng 9, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky kêu gọi Tổng thống Joe Biden dỡ bỏ hạn chế đối với vũ khí tầm xa, lập luận rằng các đợt chuyển giao ATACMS sẽ là vô nghĩa nếu chúng không thể được sử dụng để chống lại các mục tiêu của Nga, song khi đó, nhà lãnh đạo Ukraine đã phải ra về tay trắng.
Vậy đâu là lý do khiến ông Biden thay đổi quyết định ở thời điểm này? Theo giới quan sát, sự thay đổi này diễn ra sau khi hơn 10.000 binh sĩ Triều Tiên được cho là đã được triển khai đến tỉnh Kursk của Nga và đang cùng Moscow chuẩn bị cho một cuộc tấn công quy mô lớn nhằm giành lại phần lãnh thổ mà Ukraine đã chiếm được từ hồi tháng 8. Sự tham gia của quân đội Triều Tiên trong cuộc xung đột đã khiến cả Washington và Kiev không khỏi lo ngại.
“Quân đội Triều Tiên đã được triển khai ở Nga để chống lại Ukraine, đây là một sự leo thang đáng kể và nó khiến chúng ta càng tập trung và quyết tâm hơn để đảm bảo rằng Ukraine có những gì cần thiết để chống lại Nga, bao gồm cả Triều Tiên.”
Ông Mark Rutte - Tổng thư ký NATO
Nga và Triều Tiên mới đây đã ký kết và phê chuẩn Hiệp ước Đối tác chiến lược toàn diện, trong đó có điều khoản cam kết hai nước sẽ hỗ trợ quân sự lẫn nhau trong trường hợp một bên bị tấn công. Một quan chức Mỹ đã xác nhận với báo giới rằng sự thay đổi trong chính sách của Washington nhằm mục đích ngăn chặn việc triển khai thêm quân đội Triều Tiên, bao gồm các đơn vị được mô tả là lực lượng đặc nhiệm “tinh nhuệ” của nước này.
“Tôi nghĩ rằng diễn biến này, tức việc bổ sung bộ binh nước ngoài, đòi hỏi một số phản ứng. Và tôi thấy thú vị khi ông Biden đưa ra quyết định này tại một cuộc họp của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC). Tôi đoán là vì Hàn Quốc và Nhật Bản đang xem xét vấn đề này và nhận thấy một mối đe dọa thực sự lớn hơn nếu Triều Tiên gửi bộ binh, tích lũy kinh nghiệm quý báu, có thể đạt được một số công nghệ mới mang tính thay đổi cuộc chơi trong việc phát triển tên lửa đạn đạo”.
Ông Ian Kelly - Cựu đại sứ Mỹ tại Gruzia
Ngoài ra, sự thay đổi trong quan điểm của Tổng thống Mỹ Biden còn được thúc đẩy bởi một yếu tố khác. Đó là nhiệm kỳ tổng thống thứ hai đang đến gần của ông Donald Trump, người từng tuyên bố rằng ông có thể “kết thúc xung đột trong vòng một ngày” và nhiều lần chỉ trích mức tài trợ mà Ukraine nhận được từ Mỹ. Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, kể từ khi xung đột bắt đầu nổ ra vào tháng 2 năm 2022, chính quyền Mỹ đã gửi hơn 64,1 tỷ đô la viện trợ quân sự cho Kiev.
“Tôi nghĩ ông Biden và các cố vấn của ông ấy đang cố gắng làm những gì có thể trước khi trao lại quyền lực cho tổng thống đắc cử Donald Trump vào tháng 1. Các chính sách của ông Biden ở Ukraine sẽ trở thành một phần di sản của ông ấy, và quyết định mới nhất nhằm củng cố điều đó”.
Ông George Barros, Nhà phân tích tại Viện nghiên cứu chiến tranh Mỹ
Từ sau khi ông Donald Trump tái đắc cử tổng thống Mỹ trong cuộc bầu cử hôm 5/11, các quan chức cấp cao trong chính quyền của ông Biden đã nhiều lần nói rằng họ sẽ sử dụng thời gian còn lại để đảm bảo Ukraine có thể chiến đấu hiệu quả vào năm tới hoặc đàm phán hòa bình với Nga từ “vị thế mạnh”.
Những mục tiêu có thể bị tấn công
Tên lửa ATACMS, do tập đoàn Lockheed Martin sản xuất, là loại tên lửa đạn đạo có thể tấn công mục tiêu cách xa 305km với đầu đạn chứa khoảng 170kg thuốc nổ. Tên lửa này bay cao vào bầu khí quyển sau đó quay trở lại mặt đất với tốc độ cực cao do lực hấp dẫn, với vận tốc tối đa lên tới Mach 3. Tên lửa có thể tấn công vào các mục tiêu ở sâu hơn trong lãnh thổ Nga so với bất kỳ tên lửa nào khác của Ukraine, nhưng không thể bay xa như tên lửa hành trình hoặc tên lửa đạn đạo xuyên lục địa. Cũng trong ngày 17/11, tờ Le Figaro (Pháp) cho biết, sau khi chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden đồng ý cho Ukraine dùng vũ khí tầm xa của mình tấn công Liên bang Nga, Pháp và Anh cũng đã cho phép Ukraine sử dụng tên lửa SCALP và Storm Shadow với mục đích tương tự. Câu hỏi được đặt ra hiện nay là liệu những tên lửa này có thể tấn công những mục tiêu nào của Nga?
Các quan chức Mỹ cho biết Ukraine có thể sử dụng tên lửa ATACMS để phòng thủ trước cuộc phản công tiếp theo của quân đội Nga và Triều Tiên, có thể được bắt đầu trong vài ngày tới với mục tiêu đẩy lùi các lực lượng Kiev về bên kia biên giới.
Mặt khác, thời gian qua, bom lượn của Nga, loại đạn dược được chuyển đổi với hệ thống dẫn đường được phóng từ máy bay, đã tàn phá tiền tuyến của Ukraine. Với khả năng phòng không hạn chế, Kiev không thể ngăn chặn các cuộc tấn công bằng bom lượn, do vậy họ muốn được phép tấn công các máy bay phóng những vũ khí này khi chúng vẫn còn trên các sân bay ở Nga. Tên lửa Storm Shadows, được thiết kế để xuyên sâu vào bê tông, có thể phát huy hiệu quả khi chống lại các sở chỉ huy quân sự hoặc kho đạn dược của Nga. Còn tên lửa ATACMS với đầu đạn chùm, có thể được sử dụng để gây thiệt hại đáng kể cho các sân bay.
Tình báo Mỹ tin rằng, Nga đã chủ động di chuyển 90% máy bay mà họ sử dụng trong các cuộc tấn công bằng bom lượn ra khỏi tầm bắn của ATACMS. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là những tên lửa tầm xa của Ukraine không có tác dụng. Theo Viện nghiên cứu chiến tranh, 17 căn cứ không quân và ít nhất 250 mục tiêu quân sự lớn của Nga vẫn nằm trong phạm vi của ATACMS, mặc dù không rõ có bao nhiêu máy bay còn được cất giữ tại đó.
Hiện vẫn chưa rõ liệu Mỹ có trao cho Ukraine một danh sách mở để nhắm mục tiêu vào bất kỳ cơ sở hạ tầng nào của Nga hay không, hoặc liệu họ có được yêu cầu chỉ thực hiện các cuộc tấn công vào các mục tiêu quân sự cụ thể của Nga hay không. Tuy nhiên, một mục tiêu lớn hơn khi sử dụng các hệ thống tầm xa sẽ là Kiev có thể nhắm mục tiêu vào toàn bộ mạng lưới cung cấp quân sự của Nga. Những mục tiêu đó có thể là cơ sở hậu cần mà quân đội Nga sử dụng để duy trì cuộc chiến, bao gồm các tuyến tiếp tế, trung tâm hậu cần, thiết bị liên lạc và các mạng lưới khác giúp đưa thực phẩm, nhiên liệu và đạn dược đến tiền tuyến.
Quyết định muộn màng và nhiều rủi ro
Quyết định của Tổng thống Joe Biden đã khiến Mỹ can dự nhiều hơn vào cuộc xung đột Ukraine. Đây có thể được coi là một bước tiến đáng kể của Washington trong việc hỗ trợ cho Kiev. Tuy nhiên, theo giới quan sát, cũng giống như những loại vũ khí trước đó mà Mỹ cung cấp cho Ukraine, quyết định lần này của chính quyền Biden dường như vẫn được đưa ra vào thời điểm gần như đã quá muộn. Hơn nữa, việc cung cấp tên lửa tầm xa để tấn công sâu trong lãnh thổ Nga sẽ không giúp xoay chuyển cục diện xung đột, trong khi có thể kéo theo nhiều rủi ro nguy hiểm.
Tổng thống Ukraine Volodymr Zelensky đã kêu gọi phương Tây tăng cường hỗ trợ thêm cho nước này trong một bài phát biểu video được đăng trên X vào đêm ngày 17/11, giờ địa phương, trong đó ông ám chỉ đến việc Mỹ đã đồng ý cho phép Kiev sử dụng tên lửa tầm xa.
“Hôm nay, phương tiện truyền thông đưa tin rất nhiều rằng chúng tôi đã nhận được sự chấp thuận để thực hiện các hành động tương đối. Nhưng các cuộc tấn công không được thực hiện bằng lời nói. Những điều này không được công bố. Tên lửa sẽ tự nói lên điều đó”.
Tổng thống Ukraine Volodymr Zelensky
Trước đó cùng ngày, Ukraine đã rung chuyển khi Nga đã tiến hành một đợt không kích được đánh giá là một trong những cuộc tấn công quy mô lớn nhất kể từ khi xung đột bắt đầu. Theo Tổng thống Zelensky, Nga đã phóng 120 tên lửa và 90 máy bay không người lái vào Ukraine, trong đó 140 mục tiêu đã bị phòng không nước này bắn hạ. Cuộc tấn công đã phá hủy một nửa công suất sản xuất điện của Ukraine, xảy ra trong bối cảnh Ukraine đang phải đối mặt với nhiều thách thức: Mùa Đông khắc nghiệt đang đến gần, lực lượng quân đội đang dần lép vế trước Nga, và viện trợ từ phương Tây có nguy cơ bị ảnh hưởng sau chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ.
Tại chiến trường miền Đông Ukraine, Nga đang tiến quân với tốc độ nhanh nhất kể từ năm 2022. Trong khi đó tại mặt trận Kursk, do thiếu hụt nhân sự, Ukraine đã để mất một số vùng đất mà họ chiếm được trong cuộc tấn công vào tỉnh biên giới này của Nga vào tháng 8 mà ông Zelensky từng nói rằng có thể đóng vai trò là một con bài mặc cả. Trong bối cảnh ấy, quyết định của Tổng thống Mỹ Joe Biden dường như đã được đưa ra quá muộn.
Hơn nữa, trong bối cảnh hiện nay, theo giới phân tích, không có hệ thống hoặc loại khí tài nào có thể xoay chuyển cục diện xung đột. Mặt khác, còn có những câu hỏi mà Tổng thống Biden cần cân nhắc. Thứ nhất, để sử dụng tên lửa, Ukraine cần được NATO đào tạo và hỗ trợ. Thứ hai, Mỹ cũng cần đưa ra các quy tắc nghiêm ngặt để đảm bảo Ukraine chỉ sử dụng loại vũ khí này tấn công các mục tiêu quân sự, chứ không phải cơ sở hạ tầng dân sự. Nhưng rủi ro trong cuộc xung đột này rất cao, vì thế Washington phải tìm cách đảm bảo các nguyên tắc, trong đó tính đến tương lai của châu Âu và uy tín của Mỹ. Ngoài ra, các loại tên lửa tầm xa không thể giúp Ukraine thay đổi cục diện xung đột do Kiev không có đủ số lượng vũ khí cần thiết để tạo ra sự khác biệt.
Bình luận về động thái của Mỹ, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova nhấn mạnh rằng Tổng thống Vladimir Putin đã nêu ý kiến của mình về vấn đề này. Vào tháng 9, ông Putin đã cảnh báo rằng Moscow sẽ coi việc phương Tây cho phép Ukraine tấn công vào lãnh thổ Nga là hành động chiến tranh trực tiếp của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và sẽ đáp trả tương ứng.
“Vì một lý do nào đó, phương Tây tin rằng Nga sẽ không bao giờ sử dụng vũ khí hạt nhân. Chúng tôi có học thuyết hạt nhân, hãy xem trong đó nói gì. Nếu hành động của ai đó đe dọa chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của chúng tôi, chúng tôi cho rằng có thể sử dụng mọi biện pháp có thể.”
Tổng thống Nga Vladimir Putin
Một nguy cơ khác cũng được đặt ra, đó là nếu binh sỹ Triều Tiên bị nhắm mục tiêu, điều này có thể khiến Bình Nhưỡng gia tăng mức độ tham gia vào cuộc xung đột.
Lâu nay, phương Tây vẫn thận trọng trong mỗi quyết định có thể khiến xung đột leo thang và thường mất nhiều thời gian để đưa ra quyết định cung cấp vũ khí cho Ukraine rồi sau đó từ từ thay đổi các điều khoản sử dụng. Trong khi đó, các biện pháp đáp trả của Nga cũng đã tăng dần. Mặc dù hiện nay, tình hình vẫn được kiểm soát nhưng không ai có thể đảm bảo rằng điều đó vẫn được duy trì trong tương lai.
Mặt khác, vấn đề cốt lõi hiện nay là ông Joe Biden hiện đã ở trong những ngày cuối cùng của nhiệm kỳ Tổng thống. Chỉ còn hai tháng nữa, ông sẽ phải trao lại quyền lực cho người kế nhiệm Donald Trump. Chưa rõ liệu chính quyền Trump có tiếp nối chính sách vũ khí mới của ông Biden hay không, nhưng một số đồng minh thân cận nhất của ông đã lên tiếng chỉ trích về quyết định này của Nhà Trắng.
TIN LIÊN QUAN
Ý KIẾN
Xung đột Nga - Ukraine bước vào một bước ngoặt mới khi Tổng thống Mỹ Joe Biden được cho là đã cho phép Kiev dùng vũ khí viện trợ tầm xa để tấn công sâu vào Nga.
Bộ Quốc phòng Philippines ngày 18/11 thông báo nước này và Mỹ đã ký Thỏa thuận chia sẻ thông tin tình báo quân sự, nhằm tăng cường hơn nữa mối quan hệ an ninh giữa hai đồng minh quốc phòng.
Truyền thông Mỹ và châu Âu đồng loạt đưa tin Mỹ, Pháp và Anh đã quyết định cho phép Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa do những nước này cung cấp để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga.
Với niềm đam mê thiên văn, một nhà thiết kế quang học đầy tham vọng của Ai Cập đã thành lập nhà máy đầu tiên sản xuất kính thiên văn mang nhãn hiệu Ai cập. Ông cũng cung cấp các chương trình đào tạo và thực hành cho học viên và thành lập một bảo tàng dành cho những người yêu thích quang học.
Các nhà nghiên cứu ở Hàn Quốc đã phát triển một loại bánh xe biến hình, có thể thay đổi hình dạng, cho phép xe leo cầu thang hay di chuyển trên những con đường đầy đá.
Lễ hội ánh sáng Giáng sinh đã bắt đầu tại thủ đô Tokyo, Nhật Bản khi con phố Keyakizaka và tòa tháp Tokyo được thắp sáng rực rỡ với hàng trăm ngàn bóng đèn led.
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ), ông Kazuo Ueda, cho biết nền kinh tế Nhật Bản đang tiến triển trong việc đạt được lạm phát bền vững do tiền lương thúc đẩy, nhưng không đưa ra nhiều gợi ý về việc liệu BoJ có thể tăng lãi suất trong tháng tới hay không.
Dự báo tăng trưởng kinh tế của khu vực Eurozone sẽ tăng nhẹ từ 0,8% trong năm nay lên 1,3% vào năm sau. Trong khi đó, lạm phát sẽ tiếp tục giảm từ 2,4% xuống 2,1%.
Một trong những điểm nóng trong chương trình nghị sự của G20 là vấn đề tài chính khí hậu, đặc biệt là việc hỗ trợ các quốc gia đang phát triển trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu.
Trong ngày 17/11, quân đội Israel tiếp tục tiến hành hàng loạt cuộc không kích nhằm vào nhiều khu vực tại Liban, Dải Gaza, gây ra những cảnh tượng kinh hoàng với người dân nơi đây.
Lãnh đạo các nền kinh tế thành viên Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) ngày 17/11 ra tuyên bố chung kêu gọi hợp tác đa phương hiệu quả, để đối phó với nhiều thách thức trong các lĩnh vực thương mại và đầu tư, môi trường, an ninh lương thực, an ninh năng lượng.
Tổng thống tiếp theo của Mỹ ông Donald Trump có thể sẽ xem xét lại quyết định của người tiền nhiệm về việc cho phép Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa do Mỹ cung cấp để tấn công sâu bên trong lãnh thổ Nga.
Các Nghị sĩ cấp cao Nga cho rằng, quyết định của Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga bằng tên lửa tầm xa do Mỹ sản xuất có thể làm leo thang xung đột ở Ukraine và có thể dẫn đến Thế chiến thứ ba.
Hàng chục người Palestine đã thiệt mạng hoặc bị thương trong một cuộc không kích của Israel diễn ra ngày 17/11, nhằm vào một tòa chung cư ở phía Bắc Gaza.
Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) sẽ diễn ra tại Brazil trong ngày 18 - 19/11.
Bên lề cuộc gặp cấp cao thường niên năm nay của Diễn đàn APEC tại thủ đô Lima của Peru, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Peru Dina Boluarte đã khánh thành cảng biển nước sâu Chancay do Trung Quốc đầu tư xây dựng.
Chỉ còn hai tháng nữa là hết nhiệm kỳ, Tổng thống Mỹ Joe Biden lần đầu tiên cho phép quân đội Ukraine sử dụng hệ thống tên lửa chiến thuật lục quân (ATACMS) do Mỹ cung cấp để tấn công lãnh thổ Nga. Theo CNN, quyết định này vốn tuân theo một mô-típ quen thuộc của Washington.
Siêu bão Man-Yi đã quét qua đảo Luzon, hòn đảo lớn nhất của Philippines vào Chủ Nhật (ngày 17 tháng 11), đe dọa gây ra mưa lớn ở thủ đô Manila, khiến hơn một triệu người phải sơ tán và làm hư hại các tòa nhà ở một số khu vực.
Nông dân Pháp dựng lều trại và chặn một con đường gần Paris vào Chủ nhật. Khả năng đạt được thỏa thuận thương mại giữa các nước châu Âu và khối Mercosur đang làm gia tăng sự bất bình và người biểu tình cho rằng sự cạnh tranh của nước ngoài đã gây ra khủng hoảng nông nghiệp.
Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres kêu gọi các thành viên G20 sử dụng sức mạnh đòn bẩy của mình để giải quyết các vấn đề toàn cầu quan trọng như khí hậu và hòa bình.
Một tay đua xe đạp trẻ Trung Quốc đã hoàn thành hành trình ấn tượng kéo dài 12 năm khi đạp xe qua 62 quốc gia trên 5 châu lục, thực hiện ước mơ vòng quanh thế giới mà anh đã ấp ủ từ thời thơ ấu của mình.
Lễ hội Loy Krathong hay còn gọi là Lễ hội hoa đăng năm 2024 đã đồng loạt được tổ chức tại hơn 140 địa điểm ở khắp thủ đô Bangkok, Thái Lan, nhưng người dân không dùng đèn giấy như mọi năm.
Kể từ khi được đưa đến Đông Phi vào cuối thế kỷ XIX, loài quạ Ấn Độ đã phát triển nhanh chóng, dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng đối với đa dạng sinh học và hệ sinh thái của vùng đất này.
Triển lãm Hàng không và Vũ trụ Quốc tế Chu Hải lần thứ 15 đã bế mạc hôm 17/11 tại thành phố ven biển Chu Hải, miền Nam Trung Quốc.
Ấn Độ vừa thử nghiệm thành công tên lửa siêu vượt âm đầu tiên ở ngoài khơi bờ biển bang Odisha. Sự kiện đưa nước này vào nhóm cường quốc sở hữu công nghệ quân sự tiên tiến.
Israel vừa tuyên bố lên án Liên hợp quốc vì bịa đặt chống lại Israel sau khi một ủy ban của Liên hợp quốc cho rằng cuộc chiến của Israel ở Gaza phù hợp với đặc điểm của tội diệt chủng.
Chính quyền của Tổng thống Joe Biden sẽ cho phép Ukraine sử dụng vũ khí do Mỹ cung cấp để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga. Thông tin trên được đưa ra vào Chủ Nhật (ngày 17 tháng 11). Đây sẽ là thay đổi đáng kể đối với chính sách của Washington trong cuộc xung đột Ukraine-Nga.
Bộ Quốc phòng Nga hôm 17/11 cho biết, quân đội Nga đã tiến hành các cuộc tấn công lớn vào nhiều khu vực của Ukraine, các mục tiêu thuộc tổ hợp công nghiệp quân sự và các cơ sở năng lượng quan trọng của nước này. Một nửa công suất sản xuất điện của Ukraine đã bị phá hủy.
Một vụ tấn công bằng dao đã xảy ra tại một trường dạy nghề ở thành phố Nghi Hưng, tỉnh Giang Tô, miền Đông Trung Quốc, khiến ít nhất 8 người thiệt mạng và 17 người khác bị thương.
Những vụ nổ đã vang lên khắp thủ đô Kiev và các thành phố khác của Ukraine sáng 17/11, khi Nga tiến hành cuộc tấn công tên lửa lớn nhất kể từ tháng 8 nhắm vào hạ tầng năng lượng của Ukraine khi mùa đông đang đến.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có cuộc hội đàm bên lề Tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) và đều nhận định rằng, Washington và Bắc Kinh cần hướng tới mối quan hệ cạnh tranh nhưng không xung đột.
Mohammad Afif, quan chức quan hệ truyền thông cấp cao của Hezbollah, được cho là đã bị ám sát trong một cuộc không kích của Israel vào trung tâm Beirut.
Mỹ, Australia và Nhật Bản đã cam kết tăng cường hợp tác quân sự và nhất trí thành lập một Cơ quan tham vấn ba bên mới.
Năm 2024, thế giới đang chứng kiến sự gia tăng đáng lo ngại về ô nhiễm bầu khí quyển, lượng khí CO2 trong bầu khí quyển tăng cao kỷ lục, ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Vì vậy, tìm hiểu nguyên nhân và các giải pháp khắc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường không khí có một ý nghĩa rất quan trọng.
Chính quyền New York đang lên kế hoạch khôi phục khoản phí chống tắc nghẽn giao thông ở Manhattan bắt đầu từ tháng 1 năm 2025.
ByteDance, công ty mẹ của TikTok, vừa tự định giá ở mức 300 tỷ USD sau khi tiếp cận các nhà đầu tư thông qua chương trình mua lại cổ phiếu.
Công ty hàng không vũ trụ SpaceX thuộc sở hữu của tỷ phú Elon Musk sẽ tổ chức đợt bán cổ phiếu nội bộ vào tháng 12 tới. Giá mỗi cổ phiếu là 135 USD.
Truyền thông Israel dẫn lời cảnh sát Israel và cơ quan tình báo Shin Bet cho biết, khu vườn trong nhà riêng của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu ở thị trấn Caesarea, miền Bắc Israel bị ném hai quả pháo sáng.
Siêu bão Man-yi (tên địa phương là Pepito) đã đổ bộ miền Trung Philippines có tốc độ gió tối đa là 195 km/giờ, với đường đi được cảnh báo “có khả năng gây thảm họa” tại quốc gia Đông Nam Á này. Đây là cơn bão lớn thứ 6 đổ bộ vào Philippines trong vòng 1 tháng qua.
Một vụ bắt giữ con tin xảy ra ở vùng ngoại ô Thủ đô Paris, Pháp. Sau ba giờ bao vây, hiện nghi phạm đã bị bắt trong khi các con tin đã được giải thoát an toàn.
Hãng tin TASS dẫn thông báo từ Văn phòng báo chí Hạm đội phương Bắc của Nga cho biết, tàu đô đốc Golovko đã tiến vào Địa Trung Hải trong sứ mệnh triển khai tầm xa, nhằm đảm bảo sự hiện diện của Hải quân Nga ở những khu vực chủ chốt của đại dương trên toàn cầu.
Israel đã tiến hành không kích vào một trường học ở dải Gaza - nơi những người di tản đang trú ẩn, khiến ít nhất 10 người thiệt mạng và 20 người khác bị thương.
Người phát ngôn của lực lượng Houthi ở Yemen, ông Yahya Saree tuyên bố nhóm này đã tấn công “một mục tiêu quan trọng” tại thành phố cảng Eilat của Israel bên bờ Biển Đỏ bằng một số thiết bị bay không người lái (UAV).
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có cuộc gặp với Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba bên lề Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2024 ở Thủ đô Lima, Peru.
Công ty năng lượng Gazprom vẫn đang vận chuyển khí đốt tự nhiên tới châu Âu qua Ukraine ở mức bình thường, dù cắt đứt quan hệ với một trong những đối tác lâu năm nhất của mình là OMV, nhà cung cấp năng lượng lớn nhất của Áo.
Sáng 17/11, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chủ trì, phối hợp với Công đoàn giáo dục Việt Nam tổ chức lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú lần thứ 16 và tuyên dương Nhà giáo tiêu biểu 2024.
0