Mỹ 'quanh co' cho phép Ukraine dùng ATACMS: Mô-típ quen thuộc

Chỉ còn hai tháng nữa là hết nhiệm kỳ, Tổng thống Mỹ Joe Biden lần đầu tiên cho phép quân đội Ukraine sử dụng hệ thống tên lửa chiến thuật lục quân (ATACMS) do Mỹ cung cấp để tấn công lãnh thổ Nga. Theo CNN, quyết định này vốn tuân theo một mô-típ quen thuộc của Washington.

Mô-típ quen thuộc

Trong nhiều tháng, Nhà Trắng đã từ chối chấp thuận yêu cầu cung cấp vũ khí từ Ukraine, vì lo ngại điều đó sẽ dẫn đến leo thang căng thẳng. Kiev đã nhiều lần chỉ trích việc từ chối. Khi yêu cầu của Ukraine tưởng như phải gác lại, chính quyền Tổng thống Joe Biden lại chấp thuận. Trước đó, các yêu cầu của Ukraine về HIMARS, xe tăng Abrams, F16 - tất cả đều tuân theo một mô típ tương tự là từ chối và “quanh co”, rồi chấp thuận, gần như vào thời điểm đã quá muộn. Và lúc này, liệu có quá muộn để hệ thống tên lửa chiến thuật lục quân (ATACMS) do Mỹ sản xuất tạo ra sự khác biệt nếu nó tấn công các mục tiêu sâu bên trong nước Nga?

Mỹ cho phép Ukraine dùng tên lửa tầm xa tấn công vào sâu lãnh thổ Nga. Ảnh: CNN

Câu trả lời rất phức tạp và có lẽ giải thích một phần lý do tại sao chính quyền Joe Biden lại miễn cưỡng cấp phép.

Đầu tiên, nguồn cung ATACMS mà Ukraine có được là rất hạn chế, không đủ để thay đổi cục diện của cuộc xung đột. Ngay cả khi Kiev có thể tấn công sâu vào bên trong nước Nga và tầm bắn xa hơn của ATACMS là 100km, thì cũng không thể tạo ra sự thay đổi trong một sớm một chiều trên chiến trường. Các nhà phân tích đã liệt kê số lượng các mục tiêu của Nga nằm trong tầm bắn của ATACMS bao gồm cả các sân bay, tuy nhiên đa số các ​​máy bay tấn công ở đây đã được sơ tán sâu hơn bên trong nước Nga.

Thứ hai, Ukraine đã có thể xâm nhập sâu hơn vào bên trong nước Nga bằng thiết bị bay không người lái sản xuất trong nước và rẻ hơn. Mỹ đã đồng ý hỗ trợ tài chính cho việc phát triển các phương tiện này. Chúng dường như đã gây ra sự hỗn loạn xung quanh các sân bay của Moscow và trên khắp cơ sở hạ tầng năng lượng của Nga.

Thứ ba, việc cho phép sử dụng tên lửa chính xác của Mỹ để tấn công sâu hơn vào bên trong nước Nga là khá khiêu khích. Điện Kremlin nhiều lần cảnh báo Mỹ và phương Tây về một bước leo thang xung đột như vậy, đồng thời nhấn mạnh về khả năng răn đe của mình.

Tổng thống Mỹ Joe Biden hội đàm với tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại Nhà Trắng ngày 26/9/2024. Ảnh: AP

Theo giới phân tích, việc Mỹ cho phép Ukraine sử dụng ATACMS không phải là quyết định đơn giản hay hiển nhiên như một số người ủng hộ ở Kiev tuyên bố. Mục tiêu sâu xa là nhằm gửi thông điệp răn đe rằng Mỹ sẽ tham gia nhiều hơn vào cuộc xung đột ở Ukraine. Nhà Trắng muốn nhấn mạnh rằng, việc Nga triển khai quân đội của một bên thứ ba vào tỉnh Kursk của nước này đã thúc đẩy quyết định của họ - rằng đây là phản ứng của Mỹ đối với sự leo thang của Moscow. Hay nói cách khác, theo CNN, đây là một sự leo thang, để đáp trả một sự leo thang.

Trong khi đó, tờ New York Times cho rằng, chính quyền Tổng thống Joe Biden muốn gửi một thông điệp tới Triều Tiên rằng, họ sẽ phải trả giá cho sự tham gia của mình trong cuộc xung đột ở Ukraine.

Quyết định của Washington được đưa ra trong bối cảnh, Nga và Triều Tiên đã ký kết Hiệp ước Đối tác chiến lược toàn diện. Hiệp ước này có điều khoản cam kết hai nước sẽ hỗ trợ quân sự lẫn nhau trong trường hợp một bên bị tấn công. Bộ Ngoại giao Mỹ cáo buộc 10.000 binh sỹ Triều Tiên đã tham chiến cùng quân đội Nga ở Kursk. Tuy nhiên, cả Nga và Triều Tiên đều phủ nhận cáo buộc.

Tổng thống Mỹ Joe Biden cho phép Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa tấn công vào sâu lãnh thổ Nga. Ảnh: The Telegraph

Với chính sách bước ngoặt lần này, chính quyền sắp mãn nhiệm của Tổng thống Joe Biden được cho là đang tạo thêm rủi ro cho một vấn đề gai góc mà Tổng thống đắc cử Donald Trump sắp thừa hưởng sau khi nhậm chức vào đầu năm tới.

Mỹ là nước viện trợ quân sự lớn nhất của Ukraine trong xung đột hiện nay với Nga, cung cấp hơn 56,2 tỷ USD cho Kiev kể từ tháng 2/2022. Tên lửa ATACMS có tầm bắn hơn 300km, có thể được bắn từ bệ phóng HIMARS mà Mỹ viện trợ. Khả năng tấn công tầm xa bằng ATACMS sẽ cho phép Ukraine làm gián đoạn các tuyến tiếp tế và nhắm vào khu vực tập kết quân sâu trong lãnh thổ Nga.

Nga cảnh báo thế chiến thứ ba

Trước thông tin Mỹ ‘bật đèn xanh” cho Ukraine tấn công tầm xa, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nêu rõ quan điểm của mình về việc phương Tây cho phép Ukraine thực hiện các cuộc tấn công tầm xa vào sâu trong lãnh thổ Nga. Bà Zakharova nhắc lại tuyên bố hồi tháng 9 của Tổng thống Putin rằng, Ukraine không thể tự vận hành các vũ khí tấn công tầm xa, do vậy, quyết định “cởi trói” của phương Tây đồng nghĩa với NATO trực tiếp tham gia vào cuộc xung đột với Nga.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova . Ảnh: Reuters

Ông Leonid Slutsky, Chủ tịch ủy ban đối ngoại của Hạ viện Nga nói rằng, việc Mỹ cho phép Kiev tấn công Nga bằng tên lửa chiến thuật ATACMS sẽ dẫn đến phản ứng cứng rắn nhất của Moscow.

“Các cuộc tấn công bằng tên lửa của Mỹ vào sâu lãnh thổ Nga chắc chắn sẽ kéo theo sự leo thang nghiêm trọng, có nguy cơ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng hơn nhiều”, hãng tin TASS dẫn lời ông Slutsky.

Anh và Pháp “nối gót” Mỹ

Theo Sputnik, Pháp và Anh đã “nối gót” Mỹ, cho phép Ukraine tấn công lãnh thổ Nga bằng tên lửa tầm xa SCALP/Storm Shadow. Storm Shadow/SCALP là tên lửa không đối đất tầm xa do Anh và Pháp cùng phát triển và được thiết kế để nhắm mục tiêu vào các mục tiêu cố định, bao gồm các địa điểm được bảo vệ tốt như boongke, ngay cả trong điều kiện thời tiết bất lợi và vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Đầu đạn của tên lửa nặng 450 kg. Tên lửa Storm Shadow có thể được lắp trên máy bay phản lực thời Liên Xô của Ukraine.

User
Ý KIẾN

Tổng thống tiếp theo của Mỹ ông Donald Trump có thể sẽ xem xét lại quyết định của người tiền nhiệm về việc cho phép Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa do Mỹ cung cấp để tấn công sâu bên trong lãnh thổ Nga.

Các Nghị sĩ cấp cao Nga cho rằng, quyết định của Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga bằng tên lửa tầm xa do Mỹ sản xuất có thể làm leo thang xung đột ở Ukraine và có thể dẫn đến Thế chiến thứ ba.

Hàng chục người Palestine đã thiệt mạng hoặc bị thương trong một cuộc không kích của Israel diễn ra ngày 17/11, nhằm vào một tòa chung cư ở phía Bắc Gaza.

Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) sẽ diễn ra tại Brazil trong ngày 18 - 19/11.

Bên lề cuộc gặp cấp cao thường niên năm nay của Diễn đàn APEC tại thủ đô Lima của Peru, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Peru Dina Boluarte đã khánh thành cảng biển nước sâu Chancay do Trung Quốc đầu tư xây dựng.

Siêu bão Man-Yi đã quét qua đảo Luzon, hòn đảo lớn nhất của Philippines vào Chủ Nhật (ngày 17 tháng 11), đe dọa gây ra mưa lớn ở thủ đô Manila, khiến hơn một triệu người phải sơ tán và làm hư hại các tòa nhà ở một số khu vực.

Nông dân Pháp dựng lều trại và chặn một con đường gần Paris vào Chủ nhật. Khả năng đạt được thỏa thuận thương mại giữa các nước châu Âu và khối Mercosur đang làm gia tăng sự bất bình và người biểu tình cho rằng sự cạnh tranh của nước ngoài đã gây ra khủng hoảng nông nghiệp.

Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres kêu gọi các thành viên G20 sử dụng sức mạnh đòn bẩy của mình để giải quyết các vấn đề toàn cầu quan trọng như khí hậu và hòa bình.

Một tay đua xe đạp trẻ Trung Quốc đã hoàn thành hành trình ấn tượng kéo dài 12 năm khi đạp xe qua 62 quốc gia trên 5 châu lục, thực hiện ước mơ vòng quanh thế giới mà anh đã ấp ủ từ thời thơ ấu của mình.

Lễ hội Loy Krathong hay còn gọi là Lễ hội hoa đăng năm 2024 đã đồng loạt được tổ chức tại hơn 140 địa điểm ở khắp thủ đô Bangkok, Thái Lan, nhưng người dân không dùng đèn giấy như mọi năm.

Kể từ khi được đưa đến Đông Phi vào cuối thế kỷ XIX, loài quạ Ấn Độ đã phát triển nhanh chóng, dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng đối với đa dạng sinh học và hệ sinh thái của vùng đất này.

Triển lãm Hàng không và Vũ trụ Quốc tế Chu Hải lần thứ 15 đã bế mạc hôm 17/11 tại thành phố ven biển Chu Hải, miền Nam Trung Quốc.

Ấn Độ vừa thử nghiệm thành công tên lửa siêu vượt âm đầu tiên ở ngoài khơi bờ biển bang Odisha. Sự kiện đưa nước này vào nhóm cường quốc sở hữu công nghệ quân sự tiên tiến.

Israel vừa tuyên bố lên án Liên hợp quốc vì bịa đặt chống lại Israel sau khi một ủy ban của Liên hợp quốc cho rằng cuộc chiến của Israel ở Gaza phù hợp với đặc điểm của tội diệt chủng.

Chính quyền của Tổng thống Joe Biden sẽ cho phép Ukraine sử dụng vũ khí do Mỹ cung cấp để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga. Thông tin trên được đưa ra vào Chủ Nhật (ngày 17 tháng 11). Đây sẽ là thay đổi đáng kể đối với chính sách của Washington trong cuộc xung đột Ukraine-Nga.

Bộ Quốc phòng Nga hôm 17/11 cho biết, quân đội Nga đã tiến hành các cuộc tấn công lớn vào nhiều khu vực của Ukraine, các mục tiêu thuộc tổ hợp công nghiệp quân sự và các cơ sở năng lượng quan trọng của nước này. Một nửa công suất sản xuất điện của Ukraine đã bị phá hủy.

Một vụ tấn công bằng dao đã xảy ra tại một trường dạy nghề ở thành phố Nghi Hưng, tỉnh Giang Tô, miền Đông Trung Quốc, khiến ít nhất 8 người thiệt mạng và 17 người khác bị thương.

Những vụ nổ đã vang lên khắp thủ đô Kiev và các thành phố khác của Ukraine sáng 17/11, khi Nga tiến hành cuộc tấn công tên lửa lớn nhất kể từ tháng 8 nhắm vào hạ tầng năng lượng của Ukraine khi mùa đông đang đến.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có cuộc hội đàm bên lề Tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) và đều nhận định rằng, Washington và Bắc Kinh cần hướng tới mối quan hệ cạnh tranh nhưng không xung đột.

Mohammad Afif, quan chức quan hệ truyền thông cấp cao của Hezbollah, được cho là đã bị ám sát trong một cuộc không kích của Israel vào trung tâm Beirut.

Mỹ, Australia và Nhật Bản đã cam kết tăng cường hợp tác quân sự và nhất trí thành lập một Cơ quan tham vấn ba bên mới.

Năm 2024, thế giới đang chứng kiến sự gia tăng đáng lo ngại về ô nhiễm bầu khí quyển, lượng khí CO2 trong bầu khí quyển tăng cao kỷ lục, ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Vì vậy, tìm hiểu nguyên nhân và các giải pháp khắc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường không khí có một ý nghĩa rất quan trọng.

Chính quyền New York đang lên kế hoạch khôi phục khoản phí chống tắc nghẽn giao thông ở Manhattan bắt đầu từ tháng 1 năm 2025.

ByteDance, công ty mẹ của TikTok, vừa tự định giá ở mức 300 tỷ USD sau khi tiếp cận các nhà đầu tư thông qua chương trình mua lại cổ phiếu.

Công ty hàng không vũ trụ SpaceX thuộc sở hữu của tỷ phú Elon Musk sẽ tổ chức đợt bán cổ phiếu nội bộ vào tháng 12 tới. Giá mỗi cổ phiếu là 135 USD.

Truyền thông Israel dẫn lời cảnh sát Israel và cơ quan tình báo Shin Bet cho biết, khu vườn trong nhà riêng của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu ở thị trấn Caesarea, miền Bắc Israel bị ném hai quả pháo sáng.

Siêu bão Man-yi (tên địa phương là Pepito) đã đổ bộ miền Trung Philippines có tốc độ gió tối đa là 195 km/giờ, với đường đi được cảnh báo “có khả năng gây thảm họa” tại quốc gia Đông Nam Á này. Đây là cơn bão lớn thứ 6 đổ bộ vào Philippines trong vòng 1 tháng qua.

Một vụ bắt giữ con tin xảy ra ở vùng ngoại ô Thủ đô Paris, Pháp. Sau ba giờ bao vây, hiện nghi phạm đã bị bắt trong khi các con tin đã được giải thoát an toàn.

Hãng tin TASS dẫn thông báo từ Văn phòng báo chí Hạm đội phương Bắc của Nga cho biết, tàu đô đốc Golovko đã tiến vào Địa Trung Hải trong sứ mệnh triển khai tầm xa, nhằm đảm bảo sự hiện diện của Hải quân Nga ở những khu vực chủ chốt của đại dương trên toàn cầu.

Israel đã tiến hành không kích vào một trường học ở dải Gaza - nơi những người di tản đang trú ẩn, khiến ít nhất 10 người thiệt mạng và 20 người khác bị thương.

Người phát ngôn của lực lượng Houthi ở Yemen, ông Yahya Saree tuyên bố nhóm này đã tấn công “một mục tiêu quan trọng” tại thành phố cảng Eilat của Israel bên bờ Biển Đỏ bằng một số thiết bị bay không người lái (UAV).

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có cuộc gặp với Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba bên lề Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2024 ở Thủ đô Lima, Peru.

Công ty năng lượng Gazprom vẫn đang vận chuyển khí đốt tự nhiên tới châu Âu qua Ukraine ở mức bình thường, dù cắt đứt quan hệ với một trong những đối tác lâu năm nhất của mình là OMV, nhà cung cấp năng lượng lớn nhất của Áo.

Sáng 17/11, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chủ trì, phối hợp với Công đoàn giáo dục Việt Nam tổ chức lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú lần thứ 16 và tuyên dương Nhà giáo tiêu biểu 2024.

Tổng thống đắc cử Donald Trump đã chọn ông Chris Wright, một nhà tài trợ chiến dịch và giám đốc điều hành công ty nhiên liệu hóa thạch làm Bộ trưởng năng lượng trong chính quyền sắp tới của ông.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã cuộc hội đàm với Tổng thống sắp mãn nhiệm Joe Biden về nhiều vấn đề, từ xung đột, thương mại, đến tội phạm mạng, Đài Loan (Trung quốc) và Nga.

Ngoại trưởng Nhật Bản Takeshi Iwaya đã tới thăm Ukraine và có cuộc gặp với người đồng cấp nước chủ nhà Andrii Sybiha, trong đó hai bên nhất trí khởi động khuôn khổ đối thoại chính sách an ninh cấp cao với sự tham gia của các quan chức ngoại giao và quốc phòng cấp cao hai nước.

Tổng thống Mỹ sắp mãn nhiệm Joe Biden đã có cuộc hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình về nhiều vấn đề từ xung đột, thương mại, đến tội phạm mạng, Đài Loan (Trung quốc) và Nga.

Nhằm thu hút sự quan tâm của giới trẻ đối với lịch sử và văn hóa, vừa qua, Bộ Du lịch Ai Cập đã hợp tác với Tập đoàn công nghệ Meta của Mỹ ứng dụng công nghệ thực tế ảo (AR) vào các trải nghiệm tương tác hiện vật theo cách đầy lôi cuốn và thú vị.

Tại Hội nghị thượng đỉnh G20 diễn ra ở Rio de Janeiro, Bộ trưởng Phát triển Xã hội Brazil đã công bố kế hoạch thành lập “Liên minh chống đói nghèo toàn cầu”, với 41 thành viên ban đầu cam kết đưa 500 triệu người thoát nghèo vào năm 2030.

Phi hành đoàn tàu Thần Châu-19 đã mở cửa hầm của tàu vũ trụ chở hàng Thiên Châu-8 và bắt đầu chuyển vật tư cùng thiết bị lên trạm vũ trụ Thiên Cung của Trung Quốc trên quỹ đạo vào ngày 16/11.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết, Ukraine cần thực hiện mọi biện pháp có thể để đảm bảo cuộc xung đột với Nga sẽ kết thúc vào năm tới thông qua biện pháp ngoại giao.

Các nhà nghiên cứu Hàn Quốc đã phát minh ra một loại bánh xe có thể thay đổi hình dạng và độ cứng, cho phép xe lăn có thể leo cầu thang và di chuyển trên những địa hình gồ ghề.

Trước thềm Hội nghị cấp Bộ trưởng diễn ra vào tuần tới, các nhà đàm phán tại Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước chung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP29) đang đối mặt với áp lực ngày càng tăng để đạt được thỏa thuận tài chính, giúp các quốc gia và tổ chức thực hiện các biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu.

Tổng thống đắc cử Donald Trump đã chọn ông Chris Wright, một nhà tài trợ chiến dịch và giám đốc điều hành công ty nhiên liệu hóa thạch, làm Bộ trưởng năng lượng trong chính quyền sắp tới của ông.

Giới chức Ấn Độ cho biết ít nhất 10 trẻ sơ sinh đã thiệt mạng trong vụ hỏa hoạn tại Khoa sơ sinh của bệnh viện trường Đại học Y Maharani Lakshmibai, bang Uttar Pradesh của nước này.