Mỹ và Iran trước nguy cơ đối đầu quân sự

Cho đến nay, Mỹ và Iran vẫn tránh đối đầu trực tiếp với nhau. Tuy nhiên, các hành động quân sự “ăn miếng trả miếng” đang gia tăng tần suất trên khắp khu vực giữa một bên là lực lượng được Iran hậu thuẫn và bên kia là Mỹ, Israel và các đồng minh, cùng sự can thiệp trực tiếp của cả Iran và Mỹ ở Trung Đông trong những tuần gần đây đã làm gia tăng lo ngại “xung đột ủy nhiệm” có thể trở thành đối đầu trực tiếp.

Cuộc chiến mới đang thành hình

Theo giới chức Mỹ, kể từ khi xung đột Israel - Hamas nổ ra vào tháng 10/2023, các căn cứ Mỹ tại Trung Đông, đặc biệt là ở Iraq và Syria, đã hứng chịu hàng loạt cuộc tập kích nhằm phản đối vai trò hỗ trợ của Mỹ cho Israel liên quan đến xung đột giữa Israel và phong trào Hamas tại Dải Gaza. Tổng cộng từ tháng 10/2023 đến nay, lực lượng Mỹ và đồng minh đã bị tấn công hơn 160 lần.

Các căn cứ Mỹ tại Trung Đông, đặc biệt là ở Iraq và Syria, đã hứng chịu hàng loạt cuộc tập kích.

Trong đó, đỉnh điểm là cuộc tập kích bằng máy bay không người lái nhằm vào tiền đồn Tháp 22 của quân đội Mỹ tại Jordan, khiến ba binh sĩ thiệt mạng và ít nhất 34 người khác bị thương. Đây là lần đầu tiên binh sĩ Mỹ thiệt mạng ở Trung Đông kể từ khi cuộc xung đột Israel - Hamas nổ ra vào tháng 10/2023.

Tổng thống Mỹ Joe Biden đổ lỗi cho các nhóm được Iran hậu thuẫn, tuyên bố sẽ đáp trả: “Trong khi chúng tôi vẫn đang thu thập thông tin về cuộc tấn công này, chúng tôi biết nó được thực hiện bởi các nhóm chiến binh cực đoan do Iran hậu thuẫn hoạt động ở Syria và Iraq.”

Một nhóm vũ trang ở Iraq thừa nhận đã tấn công các vị trí của Mỹ dọc biên giới Jordan-Syria, trong khi Iran phủ nhận mọi liên quan trực tiếp đến các cuộc tấn công.

Cuộc tấn công trên chỉ là một trong những diễn biến mới nhất của cuộc chiến ủy nhiệm đang thành hình tại Trung Đông. Trên thực tế, kể từ cuộc cách mạng Hồi giáo năm 1979, Iran luôn là thế lực đối đầu lớn nhất của Mỹ ở khu vực này. Tuy nhiên, những năm gần đây, nhu cầu phát triển đất nước của Iran cùng việc Washington không còn muốn lún sâu vào các cuộc xung đột đẫm máu tại khu vực đã đưa hai nước vào giai đoạn hòa hoãn.

Mặc dù vậy, sau nhiều năm hạ nhiệt quan hệ qua đối thoại, những diễn biến mới nhất tại Trung Đông một lần nữa đưa Mỹ - Iran vào thế đối đầu. Lần này, đó là sự đối đầu quân sự trực tiếp giữa Mỹ, đồng minh Mỹ với các đồng minh của Iran và có thể cả chính Iran.

Mỹ bị kéo vào cuộc chiến với lực lượng Houthi.

Khởi nguồn là xung đột Hamas - Israel tại Dải Gaza bùng nổ ngày 7/10/2023. Tham chiến tại đây là Hamas và Hezbollah, các tổ chức hùng mạnh hàng đầu trong số những nhóm được Iran hậu thuẫn, và Israel - đồng minh lớn nhất của Mỹ tại Trung Đông.

Xung đột ở Gaza bùng nổ chưa lâu, từ cuối tháng 10/2023, Mỹ trực tiếp bị kéo vào cuộc xung đột chưa có hồi kết với Houthi - nhóm phiến quân thân Iran hiện kiểm soát phần lớn lãnh thổ Yemen. Houthi thường xuyên tấn công vào các tàu chở hàng cùng đoàn tàu chiến Mỹ hộ tống đi lại trên Biển Đỏ - tuyến giao thương hàng hải quan trọng bậc nhất thế giới.

Mới đây nhất, ngày 1/2, Bộ Chỉ huy Trung tâm Mỹ tại Trung Đông cho biết, liên minh hải quân quốc tế đã đánh chặn thành công một loạt cuộc tấn công bằng cả tên lửa, máy bay không người lái và xuồng tự sát của nhóm Houthi ở Yemen nhằm vào Biển Đỏ. Trước đó, ngày 26/1, phía Mỹ khẳng định Houthi đã phóng tên lửa thẳng vào tàu USS Carney, đánh dấu lần đầu tiên tổ chức này tấn công trực tiếp một tàu chiến Mỹ.

Trong khi đó, Mỹ và đồng minh cũng đang hợp lực để khống chế hoặc làm suy yếu “trục kháng chiến” - mạng lưới các lực lượng ủy nhiệm được Iran hậu thuẫn thông qua các cuộc tấn công nhằm vào các nhóm vũ trang có liên hệ với Iran ở Yemen, Syria và Iraq. Hôm 4/1, Mỹ ám sát một thủ lĩnh của nhóm dân quân Harakat al-Nujaba do Iran hậu thuẫn ở Thủ đô Baghdad (Iraq). Ngày 23/1, Mỹ tiếp tục nhắm mục tiêu vào “trụ sở, kho chứa và địa điểm huấn luyện của lực lượng dân quân về rocket, tên lửa và máy bay không người lái (UAV)” ở Iraq.

Quân đội Mỹ đã tấn công các cơ sở được cho là lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran IRGC.

Tại Syria, quân đội Mỹ đã tấn công các cơ sở mà Washington cho là được lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran IRGC và các nhóm liên kết sử dụng, trong khi để đối phó với lực lượng Houthi, từ tháng 1 năm nay, Mỹ và Anh đã không kích liên tục vào các vị trí và mục tiêu vũ khí của Houthi bên trong lãnh thổ Yemen.

Mỹ cũng đã liệt một số nhóm vũ trang trong các cuộc xung đột tại khu vực vào danh sách khủng bố, trong đó có Houthi và Hezbollah.

Trong bối cảnh tình hình ở Trung Đông vốn đã “căng như dây đàn”, vụ tấn công ở Jordan khiến ba binh sỹ Mỹ tử trận có nguy cơ thổi bùng hơn nữa ngọn lửa xung đột.

Thế tiến thoái lưỡng nan của Tổng thống Biden

Theo giới quan sát, chính sách của Mỹ ở Trung Đông giờ đây không chỉ còn là một nỗ lực nhằm ngăn chặn xung đột Israel-Hamas gây ra một cuộc chiến tranh khu vực lớn hơn, mà nhiệm vụ quan trọng hiện nay đối với Tổng thống Joe Biden là ngăn chặn cuộc chiến toàn khu vực vượt khỏi tầm kiểm soát. Tuy nhiên, làm thế nào để khẳng định sức mạnh của Mỹ trong một cuộc chiến tranh khu vực đang lan rộng theo cách không khiến cuộc xung đột trở nên nguy hiểm hơn, leo thang hơn và có khả năng vượt khỏi tầm kiểm soát lại đang là một câu hỏi khó đối với chính quyền của Tổng thống Joe Biden.

Cuộc xung đột đang diễn ra giữa Mỹ với các nhóm vũ trang ở Iraq và Syria đang xấu đi đáng kể sau cuộc tấn công nhằm vào căn cứ của Mỹ ở Jordan, khiến ba binh sỹ thiệt mạng.

Thế tiến thoái lưỡng nan của Tổng thống Biden.

Nhiều nhà lãnh đạo thuộc Đảng Cộng hòa trong Quốc hội Mỹ đã kêu gọi Washington ngay lập tức thực hiện các cuộc tấn công chống Iran. Thượng Nghị sĩ Đảng Cộng hòa Lindsey Graham nói rằng: “Hãy tấn công Iran ngay lập tức”. Trong khi Thượng Nghị sĩ Tom Cotton chỉ trích Tổng thống Biden "bỏ rơi" binh sĩ Mỹ, đồng thời kêu gọi “trả đũa quân sự mạnh mẽ” nhằm vào Iran.

Tuy nhiên, một số Thượng Nghị sĩ Đảng Dân chủ phản đối cách tiếp cận hiếu chiến của Đảng Cộng hòa và kêu gọi thận trọng. Bởi một cuộc tấn công nhằm vào Iran sẽ khiến Mỹ sẽ đối mặt nguy cơ bị Tehran và lực lượng ủy nhiệm trả đũa nặng nề, khiến Washington lún sâu thêm vào khủng hoảng ở Trung Đông.

Ông Seth Moulton – Thượng Nghị sỹ Đảng dân chủ phát biểu: “Hỡi những người 'diều hâu' đang kêu gọi chiến tranh với Iran, các bạn đang rơi vào 'bẫy' của kẻ thù. Liệu các bạn có chấp nhận cho con, cháu mình tham gia chiến đấu. Chúng ta phải có phản ứng hiệu quả, mang tính chiến lược theo các điều kiện và tiến trình của mình. Răn đe phải cứng rắn, nhưng chiến tranh sẽ tồi tệ hơn”.

Mỹ khẳng định sẽ đáp trả vụ tấn công nhưng không muốn tình hình leo thang.

Về phần mình, các quan chức trong chính quyền của Tổng thống Biden khẳng định Nhà Trắng sẽ đáp trả vụ tấn công nhưng không muốn tình hình leo thang.

Theo giới quan sát, Tổng thống Joe Biden đang ở trong tình thế tiến thoái lưỡng nan, vì năm nay là năm bầu cử Tổng thống Mỹ.

Những lựa chọn của Mỹ và Iran

Những gì diễn ra trong thời gian qua cho thấy một thực tế là dù không muốn nhưng Mỹ đã bị lôi kéo vào một cuộc chiến ở khu vực Trung Đông rộng lớn hơn, chưa đầy ba năm sau khi Tổng thống Biden chính thức ra lệnh chấm dứt sứ mệnh chiến đấu kéo dài hai thập kỷ ở Iraq khiến Mỹ kiệt sức và gây ra tổn thương chính trị sâu sắc. Những câu hỏi đặt ra hiện nay là Washington sẽ hành động như thế nào để đáp trả vụ tấn công ở Jordan, phản ứng của Iran sẽ ra sao và những hậu quả tiềm tàng đối với khu vực.

Trước áp lực ngày càng tăng, Lầu Năm Góc đang xem xét các phương án. Tổng thống Biden ngày 30/1 cho biết chính quyền của ông đã quyết định về cách ứng phó với cuộc tấn công ở Jordan. Theo truyền thông Mỹ, tấn công lực lượng Iran ở Syria, Iraq hoặc tài sản của hải quân Iran ở Vịnh Ba Tư nằm trong số những lựa chọn này.

Chính quyền của ông Biden đã quyết định về cách ứng phó với cuộc tấn công ở Jordan.

Bà Allison Mcmanus - Chuyên gia tại Trung tâm tiến bộ Mỹ cho biết: “Các lựa chọn ngay bây giờ có thể là các cuộc tấn công dữ dội hơn vào lực lượng dân quân Iran, đặc biệt là ở Syria và Iraq. Ngoài ra còn có các lựa chọn khác và chúng tôi đã thấy rằng một số người, bao gồm cả các thành viên Quốc hội, đang kêu gọi thực hiện tấn công trực tiếp vào Iran. Nhưng tôi không cho rằng Lầu Năm Góc sẽ đi xa đến thế, bởi vì điều đó chắc chắn sẽ làm gia tăng xung đột tổng lực theo cách mà tôi tin rằng chính phủ Mỹ không mong muốn.”

Các nguồn tin của Iran cho biết Tehran coi bất kỳ cuộc tấn công nào vào lãnh thổ của mình là “ranh giới đỏ” và sẽ phản ứng thích hợp. Họ lưu ý rằng Iran không muốn chiến tranh với Mỹ nhưng sẽ “đối đầu mạnh mẽ” với bất kỳ hành động nào của Washington.

Tướng Hossein Salami – Tư lệnh lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran chia sẻ: “Chúng tôi nghe thấy những lời đe dọa đến từ các quan chức Mỹ. Chúng tôi nói với họ rằng, họ đã thử thách chúng tôi và giờ chúng ta đã biết rõ nhau. Sẽ không có mối đe dọa nào không được đáp trả”.

Theo các chuyên gia, vụ tấn công ở Jordan diễn ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng ở Trung Đông và bất kỳ một cuộc xung đột nào khác cũng có thể mở rộng thành một cuộc chiến khu vực rộng lớn hơn. Một khi bị tấn công, Iran sẽ đáp trả. Khoảng 45.000 lính Mỹ đồn trú ở Trung Đông sẽ phải đặt trong tình trạng báo động cao suốt quãng thời gian dài để sẵn sàng ứng phó. Lực lượng Mỹ ở Iraq và Syria, nơi đã bị tấn công hơn 160 lần kể từ giữa tháng 10/2023 sẽ gặp rủi ro lớn nhất.

Hành động trả đũa của Iran sẽ rất đa dạng, từ sử dụng tên lửa đạn đạo tấn công các căn cứ Mỹ ở Iraq và Syria cho đến tăng cường cung cấp vũ khí cho các lực lượng liên kết trong khu vực.

Iran sở hữu hàng nghìn tên lửa đạn đạo và hành trình.

Chỉ huy quân đội Mỹ ở Trung Đông ước tính Iran sở hữu hàng nghìn tên lửa đạn đạo và hành trình, nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác trong vùng. Chúng có thể vươn tới các căn cứ lớn của Mỹ ở Qatar, Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất, Jordan hay hạm đội 5 của hải quân Mỹ tại Bahrain. Iran cũng có thể trả đũa một cách kín đáo hơn và không trực tiếp đối đầu Mỹ.

Sức mạnh quân sự chính quy của Iran kém xa so với Mỹ, nhưng mạng lưới nhóm vũ trang mà họ hậu thuẫn rất đáng gờm và phù hợp với các chiến thuật bất đối xứng chống lại đối thủ vượt trội.

Lực lượng Hezbollah ở Lebanon sở hữu khoảng 150.000 tên lửa, một số có khả năng dẫn đường chính xác, đủ sức vươn tới tất cả thành phố lớn của Israel, đồng minh thân cận nhất với Mỹ trong khu vực.

Nhóm Houthi ở Yemen đã thể hiện quyết tâm đối đầu bằng cách thực hiện hàng chục cuộc tấn công nhằm vào tàu thương mại ở Biển Đỏ, làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu. Ngay cả tàu chiến Mỹ cũng có thể trở thành mục tiêu của tên lửa chống hạm Houthi.

Các chuyên gia còn lưu ý rằng Tehran có những nhóm ủng hộ hoạt động âm thầm ở châu Âu và Mỹ Lati và họ có thể trỗi dậy nếu Mỹ tấn công Iran.

Một cuộc xung đột quân sự trực tiếp nổ ra sẽ dẫn đến tình trạng thiếu dầu trên thị trường quốc tế.

Không chỉ vậy, có một lý do chính đáng khiến chính quyền Tổng thống Biden phải cân nhắc cẩn trọng khi tiến hành tấn công vào lãnh thổ Iran. Đó là dầu mỏ. Một cuộc xung đột quân sự trực tiếp nổ ra sẽ dẫn đến tình trạng thiếu dầu trên thị trường quốc tế với số lượng 7,6 triệu thùng mỗi ngày, liên quan đến hai quốc gia: Iran – 3,3 triệu thùng/ngày và Iraq – 4,3 triệu thùng/ngày. Khối lượng của Iran và Iraq chiếm gần 7,4% tổng sản lượng dầu thế giới vào năm 2023. Giá dầu Brent sẽ ngay lập tức tăng lên hơn 100 USD/thùng trên sàn giao dịch chứng khoán và giá xăng ở Mỹ sẽ vượt quá 4 USD/gallon (mức trung bình cho đến nay là 3,1 USD).

Ngoài ra, việc xuất khẩu dầu lấy từ Syria của Mỹ cũng có thể bị gián đoạn. Iran, với vị trí gần eo biển Hormuz, cũng có thể gây ra làn sóng chấn động kinh tế toàn cầu khi 40% lượng dầu thô quốc tế đi qua eo biển này và nhờ khả năng tiếp cận dễ dàng Iran có thể gây ra gián đoạn nghiêm trọng đối với tuyến vận tải được cho là tối quan trọng.

Bất ổn an ninh kéo dài gần 4 tháng qua tại Trung Đông đã cướp đi sinh mạng của hàng chục nghìn người, đẩy hàng trăm người vào cảnh nghèo đói và khiến nền kinh tế khu vực chịu tổn thất có thể lên tới hàng chục tỷ USD. Trong khi đó, khủng hoảng trên Biển Đỏ khiến thời gian vận chuyển và chi phí vận tải tăng phi mã, nếu kéo dài, có thể khiến lạm phát toàn cầu tăng tới 2%. Trong bối cảnh ấy, nguy cơ về một cuộc tấn công của Mỹ vào Iran có thể dẫn đến thâm hụt lớn trên thị trường dầu mỏ thế giới không có gì có thể bù đắp được và giáng thêm một đòn nữa vào kinh tế toàn cầu.

User
Ý KIẾN

Hội nghị thượng đỉnh Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc được đánh giá có ý nghĩa vực dậy một nền tảng đối thoại thay vì đối đầu. Ít nhất, cuộc gặp sẽ thúc đẩy bánh xe hợp tác ba bên tiến lên phía trước.

Sự phát triển nhanh chóng trên mọi phương diện của cuộc sống con người đang gây ra những tác động tiêu cực đến hành tinh Trái đất. Vì vậy, ngày càng nhiều người hướng tới những lối sống xanh, sử dụng sản phẩm và công nghệ xanh để bảo vệ môi trường.

Các “gã khổng lồ” công nghệ như Microsoft, Alphabet, Apple… đua nhau ra mắt các tính năng và công cụ mới tích hợp AI, đầu tư hàng tỷ USD để phát triển cơ sở hạ tầng trí tuệ nhân tạo ở nhiều quốc gia.

Trong bối cảnh cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu đang đến gần, làm sóng bạo lực nhằm vào các chính khách gia tăng cho thấy những chia rẽ chính trị sâu sắc trong lòng châu Âu.

Việc 3 nước châu Âu đồng thời tuyên bố sẽ công nhận nhà nước hợp pháp Palestine, cùng với việc một số nước cho biết sẽ tuân thủ lệnh bắt giữ thủ tướng Israel nếu tòa án hình sự quốc tế ICC ban hành lệnh là những nỗ lực mới nhất nhằm tìm kiếm giải pháp hòa bình cho dải Gaza.

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump phải đối mặt với 88 cáo buộc hình sự trong bốn vụ án. Những ngày qua, tại các phòng xử án, ông Trump đã giành được những chiến thắng pháp lý quan trọng.

Mặc dù đối mặt với một tổn thất to lớn khi Tổng thống, Bộ trưởng Ngoại giao cùng một số quan chức cao cấp của chính phủ bị tử nạn trong vụ tai nạn máy bay xảy ra ngày 19/5 vừa qua, nhưng Iran vẫn quyết tâm sẽ vượt qua mất mát to lớn này để tiếp tục vững bước trên con đường phát triển của mình.

Trí tuệ nhân tạo AI và biến đổi khí hậu đang khiến người lao động trên toàn cầu phải đối mặt với nhiều thách thức. Hàng loạt các công ty lớn trong các ngành công nghệ, truyền thông, tài chính và bán lẻ đã tuyên bố cắt giảm nhiều vị trí nhân sự trong năm 2024. Thực tế rõ ràng là ngày càng có rất nhiều thách thức đang tác động tới người lao động toàn cầu.

Theo hãng tin Bloomberg, chỉ số đồng đô la Mỹ đã tăng hơn 4% trong năm nay, giá trị đồng tiền này hiện cũng cao hơn 20% so với giá trị bình thường của nó, đồng thời có xu hướng nới rộng khoảng cách với các loại tiền tệ khác.

Nhiệt độ năm nay sẽ cao hơn 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Các nhà khoa học khẳng định thời tiết như vậy sẽ ngày càng trở nên phổ biến hơn. Chúng ta sẽ phải tìm cách dần dần thích nghi và chấp nhận sống chung với những hình thái thời tiết khắc nghiệt.

Chỉ vài ngày sau khi nhậm chức tổng thống nhiệm kỳ thứ 5, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tiến hành cải tổ nội các. Trong khi giữ lại hầu hết các vị trí bộ trưởng quan trọng, nhà lãnh đạo Nga đã đề cử Phó Thủ tướng thứ nhất Andrei Belusov làm Bộ trưởng Quốc phòng mới, thay cho ông Sergei Shoigu.

Trong bối cảnh máy bay không người lái (UAV) xuất hiện với tần suất ngày càng phổ biến trên chiến trường, nhiều quốc gia đã đầu tư phát triển các hệ thống vũ khí chuyên dụng để khắc chế UAV. Hệ thống Leonidas của Mỹ là một trong số đó. Leonidas được xem là khắc tinh của UAV, bởi hệ thống này có khả năng vô hiệu hóa hoàn toàn các đợt tấn công quy mô lớn của các UAV cỡ nhỏ.

Trong tuần qua, xe tăng của quân đội Israel đã tiến vào thành phố Rafah ở phía Nam Dải Gaza. Việc Israel mở rộng tấn công vào thành phố đông dân này được cảnh báo sẽ làm trầm trọng hơn cuộc khủng hoảng tại Gaza, đẩy Israel vào thế bị cô lập trên chính trường quốc tế, đồng thời khiến mối quan hệ với đồng minh Mỹ ngày càng rạn nứt sâu sắc.

Tình trạng nghèo đói và xung đột gia tăng tại nhiều quốc gia châu Mỹ đã khiến số người di cư tăng mạnh. Đây là vấn đề nan giải của nhiều quốc gia và khu vực.

Ngọn đuốc Olympic 2024 đã đến thành phố Marseille, chính thức khởi đầu một mùa Thế vận hội sôi động mà Tổng thống Emmanuel Macron hy vọng sẽ thể hiện sự huy hoàng của nước Pháp. Kể từ đây, ngọn đuốc sẽ trải qua hành trình dài 12.000km trên khắp nước Pháp, tới cả các lãnh thổ hải ngoại xa xôi ở Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.

10h sáng 9/5 theo giờ Matxcơva, tức 14h chiều theo giờ Việt Nam, lễ duyệt binh kỷ niệm 79 năm Ngày chiến thắng phát xít đã diễn ra trên Quảng Trường Đỏ của Nga. Kể từ năm 2000, các cuộc duyệt binh kỷ niệm Ngày chiến thắng đã trở thành màn trình diễn hàng năm không chỉ của các lực lượng quân sự mà còn của các loại vũ khí, khí tài tối tân nhất của Nga. Những màn trình diễn này cho thấy tiềm lực quốc phòng to lớn của nước này.

Chuyến công du nước ngoài đầu tiên trong năm nay của Chủ tịch Tập Cận Bình là một phần trong nỗ lực đảo ngược chính sách cứng rắn của Liên minh châu Âu (EU) về giảm rủi ro từ Trung Quốc, đặc biệt giữa lúc căng thẳng thương mại giữa hai bên chưa giảm. Chuyến thăm được kỳ vọng sẽ củng cố quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Trung Quốc – châu Âu.

Những ưu tiên chính sách của Tổng thống Nga Vladimir Putin trong nhiệm kỳ mới gồm tiếp tục thúc đẩy kinh tế Nga phát triển vượt bậc trở thành một trong 4 nền kinh tế lớn nhất thế giới, cải thiện đời sống của người dân, hoàn thành các mục tiêu của chiến dịch quân sự đặc biệt và thắt chặt hơn nữa quan hệ với Trung Quốc, Ấn Độ và các quốc gia đang phát triển.

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hà, nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng đã có cuộc trao đổi với Đài Hà Nội về ý nghĩa của thắng lợi vĩ đại này. Một thắng lợi mà ông cho rằng có thể xem như hình mẫu của chiến tranh nhân dân, hình mẫu của việc huy động sức mạnh toàn dân tộc.

Trong cuộc họp đầu tháng 5, Cục dự trữ liên bang Mỹ FED đã quyết định tiếp tục giữ nguyên lãi suất cơ bản hiện nay ở mức từ 5,25 đến 5,5% để kiềm chế lạm phát. Việc FED duy trì mức lãi suất cao khiến đồng USD tăng giá và gây ra nhiều tác động đến nền kinh tế của Mỹ cũng như toàn cầu.

Trí tuệ nhân tạo đã xuất hiện trong nhiều thập kỷ, nhưng năm 2024 được đánh giá là năm hứa hẹn mở ra một loạt tiến bộ đột phá trong phát minh robot AI thế hệ mới.

Châu Á đã trở thành điểm nóng cho các nhà đầu tư quốc tế nhờ vào sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng và thị trường tiêu dùng khổng lồ. Trong đó, các quốc gia như Trung Quốc, Indonesia và Singapore được coi là những lựa chọn hàng đầu của các nhà đầu tư.

Các cuộc biểu tình diễn ra tại hàng chục trường đại học từ bờ Đông đến bờ Tây của nước Mỹ. Làn sóng biểu tình của sinh viên trên khắp nước Mỹ đã làm nổ ra các cuộc tranh luận về quyền tự do ngôn luận, chủ nghĩa bài Do Thái và xung đột Israel - Palestine.

Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Ukraine mới đây cho biết, binh sĩ dưới quyền của ông đang trong tình thế cam go khi Nga đẩy mạnh tiến công để tận dụng lợi thế. Trong khi đó gói viện trợ quân sự mới của Mỹ vẫn chưa tới tay Ukraine vì vậy phòng tuyến của Ukraine đã bị Nga xuyên thủng.

Nhiều quốc gia đã đẩy mạnh phát triển các nguồn năng lượng sạch. Trong đó, Mỹ, Trung Quốc và Australia là những quốc gia đang nỗ lực đầu tư để thúc đẩy các sáng kiến chống biến đổi khí hậu và sản xuất năng lượng sạch.

Nhu cầu xe điện toàn cầu chứng kiến sự giảm tốc rõ rệt thời gian gần đây. Theo các số liệu thống kê mới nhất, trong quý đầu tiên của năm 2024, thị phần xe thuần điện giảm mạnh, ngay cả tại những thị trường lớn nhất. Cùng với đó, gã khổng lồ xe điện Mỹ là Tesla cùng nhiều nhà sản xuất xe điện lớn khác đều ghi nhận mức giảm doanh số kỷ lục trong quý 1 vừa qua. Điều này khiến nhiều người phải đặt ra câu hỏi, liệu thời kỳ hoàng kim của xe điện có phải đã qua?

Nhiều nước châu Á đang chứng kiến tình trạng nắng nóng gay gắt kéo dài, với nền nhiệt nhiều nơi lên tới hơn 50 độ C. Báo The Guardian (Anh) dẫn đánh giá của các chuyên gia khí hậu cho rằng, đợt nắng nóng khắc nghiệt hiện nay là “sóng nhiệt tháng 4 tồi tệ nhất trong lịch sử châu Á”. Tình hình nắng nóng được dự báo sẽ tiếp diễn phức tạp và nghiêm trọng, khi các nhà khoa học thậm chí còn chưa thể đưa ra dự đoán về ngày kết thúc chuỗi đợt nắng nóng kỷ lục này.

Kể từ đầu năm 2023 đến nay, hơn 54% diện tích rạn san hô trên thế giới đã bị tẩy trắng, ảnh hưởng đến ít nhất 54 quốc gia và vùng lãnh thổ, bao gồm các khu vực rộng lớn ở Đại Tây Dương, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Nhiều chuyên gia quan ngại đây có thể là thời kỳ tẩy trắng tồi tệ nhất được ghi nhận trong lịch sử.

Bất chấp sự chỉ trích mạnh mẽ của Mỹ - đồng minh thân cận, quân đội Israel đang chuẩn bị cho kế hoạch tấn công trên bộ vào thành phố Rafah ở miền Nam Gaza, nơi Israel cho là thành trì cuối cùng của lực lượng Hamas ở Dải Gaza.

Năm vừa qua, thế giới đã chi khoảng 2.440 tỷ USD cho mục đích quân sự, số tiền cao nhất từng có. Con số này tăng 6,8% so với năm 2022, tỷ lệ tăng cao nhất kể từ năm 2009. Theo đó, chi tiêu quân sự năm 2023 chiếm 2,3% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu, tăng so với mức 2,2% của năm 2022. Có thể thấy, chừng nào những bất ổn về địa chính trị hiện nay chưa được giải quyết thì xu hướng tăng chi tiêu quốc phòng trên thế giới vẫn tiếp tục duy trì.

Châu Á sẽ đóng một vai trò quan trọng hơn trong thương mại toàn cầu, đóng góp khoảng 45% vào tổng xuất khẩu của thế giới và hơn 80% vào nhập khẩu. Tuy nhiên, căng thẳng địa chính trị và các chính sách không chắc chắn có thể cản trở sự phục hồi thương mại chung của thế giới trong hai năm tới.

Sau nhiều lần trì hoãn, cuối cùng Quốc hội Mỹ cũng đã thông qua khoản viện trợ trị giá gần 61 tỷ USD cho Ukraine, với cuộc bỏ phiếu mang tính bước ngoặt tại Hạ viện hôm 20/3 và tại Thượng viện ngày 23/4, theo giờ địa phương. Liệu gói viện trợ của Mỹ có thể giúp Kiev xoay chuyển cục diện trên chiến trường hay chỉ làm xung đột kéo dài thêm?

Ông Trump bị cáo buộc làm giả hồ sơ để che đậy khoản thanh toán nhằm mua chuộc sự im lặng của một diễn viên phim người lớn về mối quan hệ với ông. Đây là phiên tòa đầu tiên mang tính lịch sử đối với một cựu tổng thống Mỹ và có thể là bước ngoặt đối với ông Trump trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2024.

Chủ đề Ngày Trái đất năm 2024 là “Trái đất và nhựa” nhằm kêu gọi các quốc gia giảm 60% sản lượng tất cả các loại nhựa vào năm 2040, hướng đến chấm dứt việc sử dụng nhựa vì sức khỏe của con người và Trái đất.

Sau 20 năm lãnh đạo đất nước, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long sẽ từ nhiệm vào ngày 15/5/2024. Người kế nhiệm ông sẽ là Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Lawrence Wong. Đây là tiến trình chuyển giao lãnh đạo đã được lên kế hoạch từ lâu của Singapore, và được Thủ tướng Lý Hiển Long gọi là thời khắc quan trọng.

Theo các nhà phân tích cuộc tấn công vào Iran vào sáng sớm thứ Sáu (19/4) theo giờ địa phương có thể nhằm mục đích vừa là một cách để trả đũa vừa là một thông điệp cảnh báo. Vụ việc không làm leo thang tình hình, nhưng những căng thẳng, mâu thuẫn giữa hai nước thì vẫn còn đó.

2024 là năm quan trọng của Ấn Độ với cuộc tổng tuyển cử có quy mô lớn nhất thế giới. Giới phân tích cho rằng, cuộc bầu cử trở thành tâm điểm thu hút sự quan tâm của dư luận quốc tế không chỉ bởi quy mô lớn, mà còn vì quốc gia Nam Á này có tiếng nói ngày càng quan trọng trên các diễn đàn quốc tế và là nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng hàng đầu thế giới.

Cơ quan giám sát biến đổi khí hậu của Liên minh châu Âu cho biết thế giới vừa trải qua tháng 3 nóng nhất trong lịch sử, đánh dấu chuỗi 10 tháng liên tiếp lập kỷ lục nhiệt độ mới. Đây là một dấu hiệu báo động đỏ về biến đổi khí hậu toàn cầu.

Sau vụ tấn công trả đũa của Iran vào đêm 13/4, Israel cho biết nước này sẽ đáp trả cuộc tấn công trong lúc các nhà lãnh đạo thế giới kêu gọi kiềm chế. Việc hai nước có những động thái trả đũa lẫn nhau có thể trở thành mồi lửa làm bùng lên một cuộc chiến tranh toàn diện trong khu vực.

Nga và Ukraine đang nỗ lực thay đổi cục diện xung đột bằng cách nhắm mục tiêu vào các tài sản năng lượng để gây tổn thất cho nền kinh tế của đối phương. Gần đây, Nga được cho là đã thay đổi chiến thuật trong các cuộc tấn công nhằm vào hạ tầng năng lượng của Ukraine, khiến Kiev phải hứng chịu tổn thất nặng nề hơn.

Cuộc tấn công của Iran nổ ra chớp nhoáng và đã sớm kết thúc. Có tới 99% tên lửa do Iran bắn đã bị Israel và các đối tác của nước này đánh chặn, chỉ có một số lượng nhỏ tên lửa đạn đạo chạm tới lãnh thổ Israel. Vấn đề hiện nay là Israel có trả đũa hay không?

Rạng sáng 14/4, Iran đã phóng hàng trăm UAV và hàng chục quả tên lửa vào Israel. Đây là vụ tấn công quân sự trực tiếp đầu tiên quy mô lớn của Iran vào lãnh thổ Israel, nhằm trả đũa vụ Israel không kích tòa lãnh sự quán Iran ở Damacus, Syria hôm 1/4. Động thái này đã đẩy hai nước đến bờ vực xung đột toàn diện sau hơn một thập kỷ căng thẳng.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, sốt xuất huyết đã lưu hành ở hơn 100 quốc gia vào năm 2024, gây ra mối đe dọa sức khỏe toàn cầu, ảnh hưởng đến khoảng 4 tỷ người, tương đương khoảng một nửa dân số thế giới. Trong một số trường hợp, sốt xuất huyết nặng có thể dẫn đến tử vong. So với mọi năm, năm nay, nhiều quốc gia châu Á và châu Mỹ đang phải đối mặt với nguy cơ dịch bệnh bùng phát sớm hơn và nguy hiểm hơn.

Từ lâu, các đại sứ quán được coi là “bất khả xâm phạm” đối với các quốc gia khác. Tuy nhiên, chỉ trong một tuần, đại sứ quán Iran ở Damascus bị ném bom, còn đại sứ quán Mexico ở Thủ đô Quito thì bị Cảnh sát Ecuador xông vào để bắt giữ cựu Phó Tổng thống Ecuador. Cả hai hành động đều bị cáo buộc vi phạm luật pháp quốc tế và đi ngược lại với Công ước Vienna, trong đó khẳng định quyền miễn trừ của các cơ quan ngoại giao.

Thời gian qua, xung đột ở Ukraine và Dải Gaza đã trở thành chủ đề gây tranh cãi trong giới chính trị toàn cầu. Những phản ứng có phần trái ngược của phương Tây với hai cuộc xung đột đã làm dấy lên nhiều chỉ trích rằng Mỹ và đồng minh đang áp dụng tiêu chuẩn kép ở hai điểm nóng trên thế giới.

Báo cáo mới nhất của Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới dự đoán năm 2024 sẽ là một năm đặc biệt bùng nổ cho ngành du lịch, với đóng góp kinh tế toàn cầu dự kiến đạt con số khổng lồ 11,1 nghìn tỷ USD - mức cao nhất mọi thời đại.