Nắm cơm của mẹ

Trong trái tim của mỗi người con đều mang bóng hình của mẹ cha. Chúng ta nên vóc nên hình, trưởng thành được là nhờ vào tình yêu thương và sự hy sinh vô bờ bến của đấng sinh thành.

Chiều nay, Hường mời bạn nghe câu chuyện của Ngọc Thanh từ Đà Lạt, Lâm Đồng kể về những ký ức yêu thương về mẹ.

Sáng nay ngồi trên xe nhìn ngắm phố phường, bảng hiệu “Cơm kẹp” bỗng đập vào tầm mắt tôi. Tuy chưa ăn món của cửa hiệu này nhưng tôi đã đoán ngay được cách chế biến, cơm nấu vừa ăn không quá khô hay quá nhão. Lúc còn ấm đem ép lại cho chặt. Rồi kẹp với thức ăn khô như gà rán, thịt chiên, dăm bông, thêm ít rau, vài món đồ chua. Nói rành rẽ thế không phải vì tôi là đầu bếp giỏi giang, mà vì món ăn tương tự vậy do mẹ tôi làm đã theo tôi suốt bảy năm thời trung học và mùi vị của nó thì theo tôi đến tận bây giờ…

Thuở bé nhà tôi nghèo lắm, nhà bốn người mà chỉ có mẹ tôi là lao động chính. Sức khỏe của mẹ tôi kém từ nhỏ, nhưng mẹ phải gồng gánh cả gia đình, chăm sóc và nuôi hai anh em tôi ăn học chỉ với hai bàn tay trắng, không có bất kì mảnh vườn miếng ruộng nào.

Ngày đó, bữa cơm của gia đình tôi, khi rau khi cháo, có gì ăn đó, được ba bữa là may lắm. Tôi thích nhất là mùa mưa, rau cỏ sẵn có, bữa ăn nhờ vậy mà được cải thiện. Trước nhà tôi có hàng rào trồng bằng cây me thấp tè, mưa xuống đọt non lún phún. Đến bữa cắp cái rổ hái lá me non về nấu nồi canh chua với cá khô lẹp, con cá mỏng tang nhìn thấy cả xương, vậy mà bát canh ngọt lịm. Hoặc ra sau nhà ngắt mấy ngọn rau lang xào tỏi, thêm vài con cá mắm, là có bữa cơm ngon lành.

Ngày mưa đất ẩm, nấm mọc trong mấy bụi chuối, nhổ về nửa kho tiêu, nửa nấu canh với lá bình bát mọc dại bên rào, thơm ngon giòn ngọt. Dây bình bát ở quê tôi khác với cây bình bát ở miền tây, lá nấu canh ăn rất ngọt, trái chín chuyển màu từ xanh thẳm sang đỏ rực, vị chua chua. Lúc nhỏ chúng tôi không có quà bánh gì, thường hái mấy trái đỏ mọng tranh nhau ăn, ăn chán rồi đem ra làm đồ hàng. Những ngày nghỉ học, anh em tôi theo nhà hàng xóm đến ruộng đã gặt xong, bắt cua đồng hoặc mấy con cá lòng tong về làm món mặn. Có hôm bị cua kẹp sưng ngón tay, đau chảy nước mắt.

Hồi đấy cứ đến mùa gặt, mẹ mua lúa về trữ trong nhà, để khi đau ốm không đi làm được, chúng tôi vẫn có gạo mà ăn. Mẹ tôi là thế, lo gần lo xa, lo mưa lo nắng, trăm bề đều lo.

Mẹ vất vả một đời nên mẹ luôn chắt chiu, đói khổ mấy cũng cố gắng cho hai anh em đến trường. Lúc ấy chúng tôi thuộc diện nghèo nên học phí được giảm một nửa, vở viết thì dùng phần thưởng của trường lớp cũng đủ dùng, sách thì anh học trước để lại cho em. Chúng tôi không học thêm môn gì, tự học ở nhà. Quần áo mặc lại của chị em họ ở thành phố cho đỡ tốn kém. Thế mà cứ đến mùa tựu trường, tôi thấy mẹ thêm hao gầy, mất ăn mất ngủ.

Cấp một hai anh em tôi học ở trường làng. Từ khi học mẫu giáo, mẹ tôi đã dành thời gian dạy chúng tôi biết đọc biết viết, làm toán cộng trừ. Lên cấp hai, chúng tôi thi đậu vào trường thị xã. Từ nhà đến trường khoảng năm cây số. Thời đó học sinh chỉ học một buổi, tôi học lớp chuyên toán nên học hai buổi, sáng học theo chương trình, chiều học nâng cao theo tiêu chuẩn của lớp chuyên.

Nhà xa, học xong buổi sáng tôi ở lại trường, đợi chiều học tiếp. Trường tôi học sinh mặc áo dài từ lớp sáu. Lúc ấy người tôi nhỏ xíu, thụng thịnh trong bộ áo dài của người khác để lại cho, bước đi còn sợ vấp, vậy mà phải chạy chiếc xe đạp yên cao, chống chân không tới. Tôi buộc tà áo dài lại, dùng ghim túm ống quần cho bớt rộng, hì hụi trèo lên xe. Mỗi sáng đi học, mẹ vịn xe cho tôi leo lên, rồi đẩy lấy đà cho tôi chạy. Lúc về thì có bạn giúp. Hôm nào đi giữa đường mà gió to quá, lảo đảo tay lái, tuột khỏi yên xe là một phen khổ sở... Hình ảnh chật vật này trái ngược với hình ảnh nữ sinh mặc áo dài trắng thướt tha, giắt nhành phượng đỏ đạp xe đi về trong phim ảnh.

Buổi trưa học xong, đợi học sinh lớp sáng về hết tôi giở cơm ra ăn, rồi tựa vào ghế đá sân trường nghỉ một chút, đợi đến đầu giờ chiều học tiếp. Tôi nhớ thời đó, một dĩa cơm khoảng hai ngàn đồng. Trong khi, khẩu phần của cả nhà một ngày chỉ có bốn hoặc năm ngàn đồng thì làm gì có tiền mà ăn hàng ăn quán. Thế là mẹ đồng hành cùng chúng tôi đi học bằng những nắm cơm.

Mỗi buổi sáng lúc hai anh em dậy sớm học bài thì mẹ thức dậy, nhóm bếp nấu cơm. Nhà tôi không có vườn, không có sẵn củi. Những ngày nghỉ học, anh em tôi tranh thủ vào rừng cao su nhặt củi về, nên mẹ dùng rất tiết kiệm. Khi nồi cơm đã yên vị trên bếp lửa bập bùng, mẹ ra sau nhà rọc vài miếng lá chuối, đem hong trên nắp nồi cho hơi héo. Cơm chín, mẹ bới ra tấm lá chuối đã lau sạch, cho thức ăn vào giữa, phủ cơm rồi ép lại chặt tay, gói vuông vức trông như chiếc bánh chưng vậy. Thức ăn thì vô chừng, lúc thì cá khô, khi thì mắm ruốc xào xả ớt, món này mẹ tôi làm ngon tuyệt. Có ngày mẹ kèm cho mỗi đứa một trái dưa leo ăn cho mát ruột.

Ảnh minh họa

Mẹ còn chu đáo chuẩn bị thêm cho mỗi đứa một chai nước. Lúc bấy giờ làm gì có được chai đựng nước đẹp như bây giờ. Mẹ lấy chai dầu ăn, đem súc sạch, ngâm nước lâu ngày cho bay hết mùi rồi rót nước vào. Cái nắp chai dầu vàng chóe cứ ngoi lên khỏi miệng cặp, khiến tôi cứ ngại ngùng với chúng bạn. Mặc dù ý thức được nhà mình nghèo, cần tiết kiệm, phải mang cơm nước theo đi học, phải nghỉ trưa trong trường, nhưng tuổi nhỏ mặc cảm không tránh được.

Vài phụ huynh của các bạn trong lớp biết chuyện, thương và nói tôi về nhà nghỉ trưa cho đỡ mệt. Tôi có về nghỉ trưa ở hai gia đình tốt bụng của bạn học năm lớp tám và lớp mười hai. Chỉ tá túc chỗ ở chứ không ăn cơm. Mẹ vẫn gói cho con gái nắm cơm của mình dặn dò: “Ngon dở gì cũng là của mình, mang ơn người ta vậy đủ rồi, đừng mang ơn nhiều thành nợ rồi khó trả nghe con”.

Câu chuyện vượt khó nuôi con ăn học của mẹ và câu chuyện vượt khó học giỏi của chúng tôi đã trở thành đề tài trong các lần họp phụ huynh, mấy cô dì gặp mẹ thì bắt chuyện hỏi han khen ngợi. Mỗi lần như thế tôi thấy mẹ vui lắm, tự hào lắm. Có lẽ nhờ vậy mà tiếp thêm cho mẹ nghị lực để nuôi hai anh em tôi vào đại học, để bắt đầu con đường sự nghiệp của mình.

Cứ thế, đều đặn tuần sáu ngày, ròng rã suốt bảy năm trời, nắm cơm của mẹ đồng hành cùng chúng tôi đến trường. Anh em tôi nên vóc nên hình, trưởng thành là nhờ nắm cơm ấy, học được bằng này bằng nọ cũng nhờ nắm cơm ấy.

Sau này đi làm, anh em tôi hay đưa mẹ ra ngoài ăn món này món nọ, nhưng thỉnh thoảng vẫn thèm mùi vị của cơm nắm, của món ruốc hay món cá khô mẹ làm. Cái mùi cơm quyện mùi lá thơm lừng ấy vẫn vấn vít tôi, khiến tôi nhớ như in, nhớ những giọt mồ hôi, nước mắt, những hy sinh một đời của mẹ, của cái thân hình gầy ốm bệnh tật, nhịn ăn nhịn mặc cho con đến trường. Mẹ đã gói cả tình thương yêu vào trong những nắm cơm đó.

Ảnh minh họa: Đinh Văn Linh

Rồi sau này, chúng tôi có công danh sự nghiệp, mẹ vẫn chắt chiu từng món nhỏ nhặt như một thói quen đã ăn vào xương tuỷ. Cái áo mặc đến rách chưa chịu bỏ, cắt chỗ lành ra làm giẻ lau, cái túi nilon sạch dành lại để khi cần có cái mà đựng đồ. Gia đình chúng tôi đã thành nếp, không bỏ thức ăn thừa, nấu dư thì cố ăn hết chứ không bỏ phí. Câu cửa miệng của mẹ: “Hồi đó mà có được vậy ăn là may mắn lắm. Đồ ăn bỏ thì tội lắm.”

Mẹ tôi ngày càng già yếu. Bệnh tật từ nhỏ cộng với sự khổ cực bao năm trời khiến tuổi già của mẹ bị hết bệnh này đến bệnh khác hành hạ. Ép mẹ ăn món gì, mẹ cũng chép miệng: “Lúc trẻ ước có cái mà ăn, giờ có thì không ăn được.”

Giờ mẹ tôi đã về với cát bụi. Rũ bỏ mọi vất vả nhọc nhằn của một kiếp người. Thỉnh thoảng, tôi làm cơm nắm - món cơm gần với món “Cơm kẹp” cả nhà cùng ăn, để nhớ về những ngày xưa khổ cực, để nhớ mẹ sống một đời giản dị mà vô cùng vĩ đại trong tâm tưởng của con cháu chúng tôi./.

User
Ý KIẾN

Tuổi thơ, ai cũng trải qua những ngày tháng cắp sách đến trường. Đó là một hành trình dài với nhiều gian khổ nhưng cũng nhiều niềm vui và hạnh phúc. Hành trình này luôn bắt đầu bằng những mùa khai trường đáng nhớ.

Một năm học mới đã bắt đầu. Mỗi một chặng đường mới luôn mang theo rất nhiều những hy vọng, niềm tin, có cả những vui mừng xen lẫn sự lo âu...

Có người kể với tôi, cô ấy may mắn có hai lần được vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hai lần cách nhau 25 năm, từ lúc cô còn là một đứa trẻ sinh sống ở một làng quê đồng bằng Bắc Bộ đến khi đã trưởng thành tận miền sông nước Tây Nam Bộ, cô vẫn nguyên một cảm xúc rưng rưng.

Có một mùa thu không trở lại. Có nhiều mùa thu không trở lại. Có những khoảnh khắc tưởng chừng rơi vào lãng quên, nhưng rồi lại thành chiếc neo của kỷ niệm. Nhất là khi tình cờ, ta chạm phải một tín hiệu gợi nhớ thu. Lúc đó thì cảm xúc hôm nào, hình ảnh hôm nào bỗng bừng sống lại như vừa hôm qua.

Chắc hẳn mỗi người trong chúng ta đều có một miền ký ức yêu thương không thể nào quên. Trong trái tim của một cô gái, luôn có một khu vườn xanh mát, nơi có cây khế buông những trái chín vàng xuống nền cát trắng.

“Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát/ Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông”. Nhà thơ Nguyên Sa đã phải thốt lên như thế khi gặp “Áo lụa Hà Đông”, để rồi nhạc sĩ Ngô Thụy Miên thổi hồn vào bài thơ ấy, làm nên một ca khúc nhẹ nhàng, sâu lắng mà say đắm người nghe.

Có một cô gái đem lòng yêu mùa thu Hà Nội. Tựa như hạt mầm chớm nở qua trang sách, thơ văn, qua lời giảng của thầy cô dưới mái trường mến thương thuở nào, cô gái ấy có tên là Ngọc Nữ.

Có người đã từ lâu thuộc nằm lòng những câu thơ của thi sĩ Bùi Giáng. Những câu thơ yên ắng, thân thương, như là những buổi trưa trong vườn, tuổi thơ bình yên nằm nghe chim hót líu lo, ánh mắt chạm những tia nắng đong đưa trong vòm lá.

Có người nói với tôi, cô ấy luôn thấy người tận tâm tự cảm nhận được hạnh phúc. Cho dù hạnh phúc ấy có thể không giống ai, không ai hiểu thấu được. Tận tâm là bởi thương thầm đấy thôi.

Có người chia sẻ với tôi cô ấy đôi khi vẫn cảm thấy hồi hộp khi nhớ lại giai đoạn khó khăn ấy. Và đặc biệt, cô nhớ mãi hành động quan tâm của một người bạn thân dành cho mình.

Có người kể với tôi rằng, ngày đó có nằm mơ cô cũng không đoán được cô sẽ tình cờ tìm thấy tình yêu của mình trên một hòn đảo nhỏ. Phải chăng đến cùng, chúng ta trải qua nhiều nỗi buồn dường như để gặp một người cùng ta xây hạnh phúc...

Hà Nội đã vào thu với bao lời ước hẹn. Từng sắc màu, từng hương vị trên mỗi góc phố, mỗi con đường khi Hà Nội vào thu lại khiến cho lòng người nao nao, ngơ ngẩn nhớ về những kỷ niệm yêu thương ngày xưa cũ.

Có người nói với tôi rằng mỗi người đều có hai cuộc sống. Lần đầu tiên là sống vì người khác, lần thứ hai là sống vì chính mình. Cuộc đời thứ hai thường bắt đầu vào năm 40 tuổi.

Mẹ thương yêu của con, Vu Lan này con không còn mẹ nữa. Nhưng trái tim thương yêu của mẹ vẫn còn đang đập trong một lồng ngực ấm áp khác nên mẹ cho con được cài lên ngực trái một bông hoa đỏ, kề cạnh một bông hoa đỏ khác của con, mẹ nhé. Bởi với con, trái tim mẹ còn đập, con còn nhớ, còn yêu là mẹ vẫn còn đang sống.

Có một cô gái vẫn thường viết những câu thơ và đọc cho người trong lòng cô nghe, kể cho anh những khao khát của mình.

Năm nào cũng thế, khi khu chợ trước nhà tấp nập người bán buôn, tiếng bạn hàng gọi nhau í ới khi trời còn chưa sáng tỏ, góc mai ở bàn thiên chi chít đầy những nụ mới, cô chợt nghĩ đến nàng dâu hụt của bà mình, một trong rất nhiều người phụ nữ đã chịu nhiều mất mát hy sinh.

Ngày cô cất tiếng khóc chào đời vào mùa thu cũng là lúc mẹ cô ra đi. Cha đặt tên cô là Thuỳ Vân – áng mây phiêu bồng. Mỗi khi mùa thu về, tâm trí cô lại phiêu du cùng niềm nhớ thương vô bờ người cha thân yêu của mình.

Những cơn mưa dai dẳng gợi nhớ mùa mưa rằm tháng 7, nhắc nhở một mùa Vu Lan hiếu đạo gần kề. Đây là mùa thứ hai có một người con không còn được cài đóa hoa hồng tươi thắm. Cũng là mùa thứ hai nỗi nhớ mẹ cứ chênh vênh.

Bài thơ Mưa tháng bảy, của Trần Tế Xương có câu: "Sang tuần tháng bảy tiết mưa ngâu/ Nắng mãi thì mưa cũng phải lâu". Sau những trận mưa, nắng cũng bừng lên, nhưng không còn cảm giác hầm hập, chói chang như trước. Thu đã về, không ồn ào, mà lướt nhẹ như một cơn gió thoảng. Trên đường phố Hà Nội, bắt đầu nhìn thấy sắc vàng của trái thị trên những mẹt hàng chở sau xe đạp rong ruổi từng con phố, mang hương thơm gợi nhắc về cái mùa đẹp nhất của Thủ đô đang đến gần.

Có một người từng ép những cánh phượng vào trang vở học trò. Cái màu đỏ rực rỡ khi khô rồi vẫn còn nguyên vẹn. Màu phượng đỏ mỗi mùa luôn bền bỉ như thế, để những kỷ niệm thân thương của những tháng năm học trò cứ theo ta mãi không bao giờ mờ phai.

Có lẽ trong mỗi chúng ta, ai cũng đã từng có những giây phút phải hòa mình trong một buổi chiều tan tầm với tắc đường, khói bụi và đông nghẹt phương tiện. Những lúc như thế, bạn đã thấy gì và mong muốn điều gì?

Kết thúc một ngày dài, một cô gái quyết định lên xe chạy dọc con đường ven biển để hít thở chút khí trời tự do tươi mát. Rồi cơn mưa từ đâu ào tới, làm cô nhớ đến những câu thơ của ai đó.

Có một dòng sông, lúc hiền hòa, trong veo, lúc cuồn cuộn, đỏ ngầu vì mưa lũ, ôm cả mây trời, mang theo cả những buồn vui của một đời người theo tháng năm. Kể cả khi sông vào mùa nước cạn, tình người gửi theo dòng sông ấy vẫn vẹn nguyên…

Có một người con gái lấy chồng xa, hơn hai mươi năm xa quê, xa gia đình, vật lộn với cuộc sống mưu sinh, trong một lần trở về nhà, cô chợt giật mình thảng thốt: Tóc mẹ đã bạc đến thế rồi sao?

Vào buổi trưa hè, mắc võng ngủ dưới gốc cây thì còn gì thú bằng! Ngoại giăng cho tôi một cái võng dù dưới tán cây vú sữa và cây khế trong vườn. Chẳng biết cây vú sữa đã trồng từ khi nào mà tán xòe rộng rợp mát cả ngày.

Sau mùa gặt, cánh đồng như dành riêng cho sự tự do. Đứng nhìn cánh đồng rộng mênh mông không lúa khoai che phủ, có người như lạc về tuổi thơ một thuở dại khờ, ngày mà cô còn là một bé con đầu trần chân đất băng hết bờ nọ ruộng kia mà chẳng bao giờ lo sợ chuyện da cháy nắng.

Liệu có phải sự trưởng thành của mỗi người dân nơi đất Việt đều gắn bó với ít nhất một dòng sông? Trong trái tim của một người, luôn có một dòng sông chở nặng phù sa, chở theo cả bao ký ức đầy thương nhớ.

Có ai đó nói rằng, hôn nhân là tấm vé một chiều, chẳng ai có thể quay ngược để thay đổi lịch trình. Nhưng tôi luôn mong bạn đã chọn đúng tấm vé của cuộc đời mình. Giữa thế giới bao la rộng lớn này, sẽ luôn có một người thực sự hiểu bạn, quan tâm bạn và sẵn sàng cùng bạn đi đến cuối cùng.

“Làm anh khó đấy/ Phải đâu chuyện đùa”. Phải công nhận làm anh thật khó, đặc biệt là làm anh của một đứa em tinh nghịch, nhõng nhẽo. Nhà cô ấy có hai anh em, cách nhau ba tuổi. Anh hai luôn thương yêu và chở che cho cô.

Mỗi lần ngang qua đầm sen của làng, có người lại chùng chình. Như có một sức mạnh huyền diệu nào đó nơi đầm sen níu hồn cô lại, để bước chân ngập ngừng mãi không muốn rời đi.

Có một người trở lại Hà Nội vào một chiều mùa hạ. Người ngồi ngắm phố mà lòng lại nhớ về những năm tháng cũ.

Nghe tiếng ve râm ran vòm lá, ta biết mùa hạ đã đến. Mùa hạ đến dắt theo ánh mặt trời chói chang và cả những cơn mưa rào vội vã. Ta nheo mắt nhìn xuyên qua màn mưa, thấy bụi bặm đã được rửa trôi, để rồi một trời ký ức ào ạt ùa về như chưa hề phôi phai.

Có một loài hoa vừa có một vẻ đẹp khiêm nhường, lặng lẽ, lại vừa nổi bật, thậm chí khiến người khác phải trân trọng đắm say.

Có người chợt nhận ra rằng cuộc sống này tích cực hay tiêu cực đều do góc nhìn của chính mình. Và trong bước đường chúng ta đi, đôi khi không nhất thiết phải cứng nhắc theo kế hoạch đã được định trước, lựa chọn một ngã rẽ mới cũng là điều đáng để trải nghiệm.

Có một lúc nào đó, ta chợt nhận ra rằng, khi những người yêu quý ở bên, ta thường vô tâm không để ý. Khi họ đã không còn ở bên, ta lại hoài thương nhớ và nuối tiếc.

Đã 6 năm từ ngày mẹ ra đi, nhưng những ký ức về mẹ của một người con vẫn còn như ngày hôm qua. Nay về thăm mẹ, cô bâng khuâng đội chiếc nón của mẹ lên đầu. Sáu năm mẹ đi, mà chiếc nón chẳng phai màu, như nỗi nhớ thương của cô dành cho mẹ vẫn còn vẹn nguyên…

Từ thuở ấu thơ, trong suy nghĩ non nớt khờ dại của một đứa con, bố cô là một người lính mạnh mẽ, thô cứng. Đi qua bao vất vả khó khăn, vấp ngã trên đường đời, người cha - người lính kiên trung năm xưa mãi là chỗ dựa tinh thần ấm áp cho cô mỗi khi cô trở về nhà.

Tháng Sáu ồn ào với những mưa nắng bất chợt rồi cũng qua đi nhường lại cho một tháng Bảy trầm lắng. Tháng Bảy, tháng của tri ân.

Tháng bảy là tháng tri ân các liệt sĩ, thương binh, bệnh binh và những gia đình có công với nước. Tháng bảy, còn là ngày giỗ chung của rất nhiều liệt sĩ.

Một người con ưu tú của làng Lại Đà vừa qua đời. Chiều 26/7, dân làng Lại Đà, già trẻ gái trai cùng lên con đường đê, ra đường cái quan, trước làng mình, hướng về Thủ đô, bái vọng, tiễn đưa người con của làng…

Tràn ngập trên báo chí và mạng xã hội mấy hôm nay là tình cảm tiếc thương và đau buồn của mọi tầng lớp nhân dân trước sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Như một cách tự nhiên, một sự thôi thúc từ bên trong, mọi người đều muốn bằng nhiều cách và nhiều hình thức để bày tỏ tình cảm, cảm xúc của mình.

Có một nơi mà thanh xuân mẹ được nán lại, cũng là nơi người con được chắp cánh bay xa. Đó là một tiệm vải không to không nhỏ, nằm khiêm tốn giữa rất nhiều cửa hàng rực rỡ trên phố chợ.

Bố không phải người đàn ông tuyệt vời nhất. Nhưng bố là người bố tuyệt vời của riêng con...

Những ngày mùa màng ở thôn quê bao giờ cũng gợi lại trong ta cả một vùng ký ức. Ký ức ấy, dù có là hình ảnh hay âm thanh nào đi nữa, thì cũng luôn gắn với mẹ - người đàn bà của làng quê Việt Nam nắng mưa, tần tảo...

Từ ngày ba mất, có một người con gái có thói quen mỗi cuối tuần hay trở về lặng lẽ ngồi bên cánh cổng khép hờ trước ngôi nhà của má. Như chiều nay, trong một buổi chiều nhạt nắng, cô trở về ngồi dưới tán hoa giấy nơi đầu ngõ. Mải mê nhìn lũ trẻ chơi trò bắn bi, cô bất giác nhìn lên, trên đầu cô là những bông hoa màu hồng tươi đang đong đưa trong gió. Nắng lao xao, gió lao xao, từng chùm hoa lao xao gọi nỗi nhớ ùa về...

Làm mẹ rồi mới hiểu được lòng mẹ, người ta nói quả chẳng sai. Chiều nay, có một người con gái chạnh lòng nhớ về ngày xưa mà thương mẹ mình quá đỗi.