Nâng cao chất lượng nông thôn mới | Nông thôn mới Hà Nội | 05/11/2023

Năm 2023, Hoài Đức được giao chỉ tiêu hoàn thiện nông thôn mới kiểu mẫu và nâng cao tại một số xã. Với quyết tâm chính trị mạnh mẽ, Hoài Đức đã được công nhận là địa phương đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và kiểu mẫu năm 2023.

User
Ý KIẾN

Thành phố Hà Nội không có diện tích đất sản xuất nông nghiệp lớn như nhiều tỉnh, thành phố khác trên cả nước nhưng lại có lợi thế rất lớn. Đâyt đô thị đặc biệt, một trung tâm lớn về khoa học và công nghệ, nơi có thị trường khoảng 10 triệu dân, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm rất lớn. Tận dụng những lợi thế này, Hà Nội đã và đang xây dựng nông thôn mới gắn với phát triển đô thị nhằm tạo sức bật tăng trưởng, nâng cao giá trị sản xuất trên diện tích đất chật hẹp, kiến tạo không gian xanh cho đô thị.

Sau quá trình thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, làng quê ngoại thành Hà Nội đã có nhiều đổi khác. Những làng quê khang trang trù phú ngày một nhiều.

Tại Gia Lâm, các vùng trồng hoa cho thu nhập từ 800 triệu đến 1 tỷ đồng/ha/năm. Vùng trồng rau VietGAP đạt khoảng 500-600 triệu đồng/ha/năm.

Sau khi về đích mục tiêu nông thôn mới nâng cao ngay trong năm 2023, Đảng bộ chính quyền và nhân dân Đồng Trúc (huyện Thạch Thất) lại quyết tâm hoàn thành nông thôn mới kiểu mẫu ở 3 lĩnh vực là y tế, văn hóa, giáo dục - đào tạo nhằm tạo bước đà cho Đồng Trúc bứt phá cả về diện mạo nông thôn và phát triển kinh tế nông nghiệp.

Sau gần 15 năm thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới, diện mạo làng quê ngoại thành Hà Nội đã không ngừng khởi sắc.

Hiện nay, du lịch vùng ngoại thành gắn với các xã nông thôn mới đang là hướng đi mới của Hà Nội trong việc khai thác tối đa tiềm năng thế mạnh trong bối cảnh mới. Tại một số địa phương có lợi thế phát triển du lịch nông nghiệp thì du lịch cũng được xem là mục tiêu, ngành kinh tế mũi nhọn, trong định hướng phát triển lâu dài.

Xác định tiêu chí môi trường là tiêu chí khó thực hiện trong bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới nên ngay từ khi bắt đầu triển khai chương trình, Hà Nội đã chú trọng công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức và trách nhiệm của mỗi người dân về công tác bảo vệ môi trường, tạo dựng cảnh quan nông thôn xanh-sạch-đẹp. Nhờ vậy, bộ mặt nhiều làng quê ngày một đổi mới, đời sống người dân tích cực được nâng cao.

Năm 2023, Hoài Đức được giao chỉ tiêu hoàn thiện nông thôn mới kiểu mẫu và nâng cao tại một số xã. Với quyết tâm chính trị mạnh mẽ, Hoài Đức đã được công nhận là địa phương đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và kiểu mẫu năm 2023.

Để không ngừng nâng cao thu nhập cho người dân vùng trũng và thực hiện có hiệu quả chương trình 04 của thành ủy Hà Nội, Ứng Hòa xác định xây dựng nông thôn mới là chương trình có vị trí quan trọng trong giai đoạn 2021 – 2025. Do đó, các cấp các ngành của huyện cần nỗ lực hơn nữa, phát huy những thành tích đã đạt được, khắc phục những tồn tại khó khăn động viên nhân dân trong huyện chung sức xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu, tiệm cận với đô thị.

Năm 2023, mặc dù không được giao chỉ tiêu về thực hiện nông thôn mới nâng cao và kiểu mẫu, nhưng với quyết tâm huyện Thanh Trì đã thực hiện song song hai mục tiêu là đưa xã lên phường, đưa huyện thành quận, đưa ít nhất 8 xã về đích theo nông thôn mới kiểu mẫu. Dù có những tiêu chí chưa hoàn thiện nhưng diện mạo nông thôn mới kiểu mẫu đã từng bước rõ nét, người dân Thanh Trì đã dần cảm nhận được dấu ấn nông thôn mới trên quê hương của mình.

Thực hiện Chương trình số 04-CTr/TU của Thành uỷ Hà Nội về 'Đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành Nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân giai đoạn 2021-2025', các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội đã chú trọng, hỗ trợ phát huy vai trò của chị em hội viên trong phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, ứng dụng công nghệ cao, tạo ra giá trị kinh tế lớn.

Sau hơn 10 năm triển khai và thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, mặc dù còn nhiều khó khăn do đặc điểm tự nhiên và ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, song huyện Ba Vì đã rất tích cực triển khai thực hiện Chương trình 02 của Thành ủy Khóa XV, XVI, Chương trình số 04 của Thành ủy Khóa XVII một cách chủ động, sáng tạo. Với nhiều giải pháp mang tính đột phá, tạo ra mô hình mới và cách làm hay, công cuộc xây dựng nông thôn mới tại nơi đây đã có nhiều kết quả tích cực.

Sau phần tin về hoạt động của ngành nông nghiệp Thủ đô tuần qua, mời quy khán giả theo dõi mô hình bảo vệ môi trường nông thôn do Hội liên hiệp phụ nữ thành phố Hà Nội thực hiện thí điểm.

Trong quá trình thực hiện xây dựng nông thôn mới, không thể không nhắc tới vai trò của phụ nữ tại các địa phương - Những người đã góp phần không nhỏ vào sự thành công của chương trình này, mang lại một hình ảnh mới, đời sống mới cho nông thôn.

Chương trình xây dựng Nông thôn mới tại Hà Nội đã và đang được hiện thực hóa bằng những hành động cụ thể. Không chỉ có điện, đường, trường, trạm, mà đều dặn hằng tuần, người dân cùng nhau tổng vệ sinh đường làng ngõ xóm, tạo cảnh quan sạch đẹp, xanh mát cho chính quê hương mình.

Xây dựng nông thôn mới với chủ trương nhà nước và nhân dân cùng làm đã trở thành phong trào rộng khắp cả nước trong thời gian qua. Nhiều địa phương không chỉ nhận được sự ủng hộ của người dân, mà còn cả về vật chất. Câu chuyện xây dựng nông thôn mới tại huyện Đan Phượng, Hà Nột ví dụ.

Chương trình xây dựng Nông thôn mới đã mang lại không chỉ một diện mạo cho những làng quê, mà còn đưa đời sống vật chất, tinh thần của người dân Mê Linh nói chung lên một tầm cao mới.

Trong bộ tiêu chí quốc gia xây dựng nông thôn mới, môi trường là tiêu chí quan trọng. Chính vì vậy, trong quá trình triển khai, Hà Nội luôn quan tâm thực hiện công tác vệ sinh môi trường, góp phần xây dựng diện mạo nông thôn sạch đẹp.

Đông Anh, Hoài Đức, Đan Phượng, Thanh Trì và Gia Lâm đang nỗ lực thực hiện các tiêu chí còn lại để hoàn thành mục tiêu kép, đó là trở thành huyện nông thôn mới nâng cao, trước khi trở thành quận.

Áp dụng những giải pháp khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp đã và đang mang lại những giá trị kinh tế cho người dân miền núi.

Mục tiêu cuối cùng của chương trình xây dựng Nông thôn mới là nâng cao đời sống người dân, do đó, dù có ở xa trung tâm thành phố, có địa hình trũng thấp, khó khăn, xa trung tâm thành phố, song tận dụng chính sách của thành phố, huyện Ứng Hòa đang từng bước chuyển mình, nâng cao đời sống người dân.

Ngay sau khi được chọn là đơn vị xây dựng Nông thôn mới nâng cao năm 2022, xã Dương Hà (huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội) đã chủ động xây dựng đề án, phương án, kế hoạch thực hiện và huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, trong đó luôn xác định vai trò chủ thể là người dân, lấy dân làm gốc.

Bên cạnh gốm Bát Tràng thì người Hà Nội cũng như các tỉnh thành khác miền Bắc đều biết tới tiếng tăm của gốm Kim Lan. Bảo tàng gốm sứ Kim Lan hiện đang lưu giữ những chứng tích về một làng gồm cổ có tuổi đời cả ngàn năm. Trải qua nhiều thăng trầm, nghề gốm đang quay trở lại với một sức sống mới tại làng gốm Kim Lan.

Phát triển nông nghiệp sinh thái đang là xu hướng mang lại thu nhập cao cho người nông dân. Tại huyện Gia Lâm, mô hình này đang được áp dụng một cách hiệu quả.

Từ khi triển khai làm điểm "Thôn thông minh" trong xây dựng Nông thôn mới kiểu mẫu, người dân hăng hái thực hành nông sản sạch, nông sản hữu cơ để vừa có nông sản an toàn, vừa đảm bảo môi trường sống sức khỏe.