Nâng tầm Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Liên bang Nga

Nhân dịp Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam (19 - 20/6), Đại sứ Việt Nam tại Nga Đặng Minh Khôi đã chia sẻ với Đài Hà Nội về ý nghĩa của chuyến thăm và những điểm nhấn quan trọng của quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt - Nga.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin bắt tay sau lễ ký các văn kiện hợp tác giữa hai nước trong khuôn khổ chuyến thăm của Tổng Bí thư tới Nga năm 2018.

Xin Đại sứ cho biết tầm quan trọng và ý nghĩa chuyến thăm Việt Nam lần này của Tổng thống Nga Vladimir Putin đối với mối quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Nga cũng như trong việc hiện thực hóa Tuyên bố chung về Tầm nhìn quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa hai quốc gia đến 2030?

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, Tổng thống Liên bang Nga V. Putin sẽ thăm chính thức Việt Nam từ ngày 19-20/6/2024. Chuyến thăm có ý nghĩa hết sức quan trọng, đó là làm sâu sắc hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt - Nga trên tất cả các lĩnh vực và nâng tầm lên trong tình hình mới, đặc biệt trong bối cảnh hai nước đang nỗ lực hiện thực hóa Tuyên bố chung về Tầm nhìn quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện đến năm 2030.

Chuyến thăm này không chỉ là một sự kiện ngoại giao quan trọng mà còn thể hiện sự coi trọng và cam kết của Nga đối với mối quan hệ hợp tác nhiều mặt với Việt Nam. Đồng thời, chuyến thăm cũng thể hiện Việt Nam tích cực thực hiện đường lối đối ngoại theo tinh thần độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa, vì lợi ích quốc gia, dân tộc, và đóng góp vào hòa bình, ổn định trên thế giới. Điều này góp phần củng cố tình hữu nghị và sự tin cậy lẫn nhau, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển toàn diện của quan hệ hai nước trong tương lai.

Trong khuôn khổ chuyến thăm, lãnh đạo hai nước sẽ thảo luận và định hướng cho quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện đến năm 2030, xác định rõ hơn các lĩnh vực hợp tác trọng điểm, từ kinh tế, thương mại, quốc phòng an ninh, năng lượng, khoa học công nghệ đến giáo dục, văn hóa ngoại giao nhân dân. Các mục tiêu dài hạn và kế hoạch hành động cụ thể sẽ được đề ra, nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững và hiệu quả của quan hệ song phương trong tương lai.

Ngoài ra, chuyến thăm này còn là cơ hội để cả hai bên ký kết và triển khai các thỏa thuận hợp tác mới, tạo động lực thúc đẩy quan hệ song phương. Những thỏa thuận này không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn củng cố sự gắn kết về mặt chính trị và chiến lược giữa hai nước. Đặc biệt, trong bối cảnh tình hình quốc tế có nhiều biến động, sự hợp tác chặt chẽ giữa Việt Nam và Nga càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Việc Tổng thống Putin thăm Việt Nam còn gửi đi một thông điệp mạnh mẽ về sự tôn trọng lẫn nhau giữa hai quốc gia. Đây là một biểu hiện rõ ràng của tình hữu nghị và sự đoàn kết, qua đó góp phần nâng cao vị thế của cả hai nước trên trường quốc tế, vì lợi ích chung của cả hai dân tộc và vì hòa bình, ổn định ở khu vực và trên thế giới.

Đây cũng là dịp để hai nước trao đổi về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm, đóng góp vào hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực và thế giới.

Tôi tin trưởng rằng, chuyến thăm lần này của Tổng thống Putin sẽ là một dấu mốc quan trọng, đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của mối quan hệ đặc biệt giữa Việt Nam và Liên bang Nga, đưa quan hệ song phương vững bước trên con đường rộng mở hướng tới tương lai tốt đẹp của tình hữu nghị gắn bó thủy chung và Đối tác chiến lược toàn diện trong thời kỳ mới.

Đại sứ Việt Nam tại Nga Đặng Minh Khôi

Năm 2024 đánh dấu 30 năm hai bên ký Hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Nga và 20 năm hai nước thiết lập quan hệ đối tác chiến lược, xin Đại sứ đánh giá những điểm nhấn trong quan hệ song phương thời gian qua.

Từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 30/01/1950 đến nay, mối quan hệ giữa Việt Nam với Liên Xô trước đây và Nga hiện nay luôn vững bền theo năm tháng và ngày càng phát triển sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực. Mặc dù có những thay đổi về thể chế chính trị, nhưng hai nước luôn coi nhau là đối tác, bạn bè quan trọng và hàng đầu.

Quan hệ Việt Nam - Nga ngày nay kế thừa quan hệ hữu nghị đặc biệt giữa Việt Nam và Liên Xô trong quá khứ. Sau một thời gian bị gián đoạn trước những biến động tại Liên Xô và Nga đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, bằng quyết tâm và nỗ lực của lãnh đạo và nhân dân hai nước, quan hệ Việt - Nga đã có những bước tiến mạnh mẽ, tiếp nối xứng đáng truyền thống quan hệ tốt đẹp giữa hai dân tộc.

Mối quan hệ giữa hai nước chúng ta đã được xây dựng và củng cố qua nhiều thập kỷ, dựa trên nền tảng của sự tin cậy, hợp tác bền vững và sự tôn trọng lẫn nhau. Nhằm tạo khuôn khổ pháp lý mới cho quan hệ giữa Việt Nam và Nga, năm 1994 hai nước đã ký kết Hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữu nghị, trong đó khẳng định quan hệ hữu nghị giữa hai nước được xây dựng trên các nguyên tắc tôn trọng độc lập và chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và cùng có lợi dựa trên luật pháp quốc tế.

Nhìn lại 30 năm qua, chúng ta có thể tự hào về những thành tựu đã đạt được khi quan hệ song phương ngày càng phát triển toàn diện, cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Việt Nam và Nga đã từng bước đưa quan hệ song phương lên các cấp từ Đối tác chiến lược đến Đối tác chiến lược toàn diện và chúng ta có thể tự hào về những thành tựu đã đạt được khi quan hệ song phương ngày càng phát triển toàn diện, cả về chiều rộng lẫn chiều sâu.

Quan hệ chính trị có độ tin cậy cao, thông qua các hình thức và cơ chế hợp tác chính trị đa dạng như trao đổi đoàn các cấp, đặc biệt cấp cao thường xuyên, giúp Lãnh đạo hai nước trao đổi thông tin và kịp thời chỉ đạo phát triển quan hệ song phương. Hai bên đã thiết lập và triển khai hiệu quả nhiều cơ chế như họp Ủy ban Liên chính phủ, Đối thoại chiến lược, Tham vấn chính trị thường niên góp phần tăng cường hiểu biết và tin cậy lẫn nhau, tạo cơ sở thúc đẩy hợp tác mọi mặt giữa hai nước. Việt Nam và Nga luôn ủng hộ và hợp tác chặt chẽ trong các tổ chức quốc tế và khu vực như Liên Hợp Quốc, ASEAN, APEC, ARF...

Hợp tác kinh tế - thương mại phát triển tích cực, có những giai đoạn kim ngạch song phương tăng từ 10-15%/ năm, là kết quả của việc ký kết Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á - Âu.

Mặc dù chịu tác động của tình hình bất ổn của thế giới và khu vực, kim ngạch thương mại năm 2023 vẫn đạt hơn 3,6 tỷ USD. Về đầu tư, Nga đã có gần 200 dự án tại Việt Nam với tổng số vốn gần 1 tỷ USD. Đầu tư của Việt Nam tại Nga tăng mạnh, từ chỗ chỉ khoảng 100 triệu vào đầu những năm 2000 đã lên mức 3 tỷ USD vào năm 2023. Điểm nhấn quan trọng trong hợp tác kinh tế giữa hai nước là sự phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực năng lượng, dầu khí. Hai bên đã hợp tác tốt và hiệu quả trong tìm kiếm, thăm dò dầu khí không chỉ ở thềm lục địa Việt Nam mà cả ở lãnh thổ Liên bang Nga với các dự án lớn. Ngoài liên doanh Vietsovpetro là lá cờ đầu trong hợp tác dầu khí, hai bên đã có thêm những liên doanh khác đang hoạt động tích cực ở cả hai nước.

Hợp tác song phương trong các lĩnh vực như khoa học công nghệ, văn hóa, giáo dục, du lịch, địa phương... ngày càng được mở rộng, trong đó hợp tác khoa học công nghệ và giáo dục đào tạo giữa hai nước được đẩy mạnh và nâng lên tầm chiến lược. Nga đã trở thành điểm đến hấp dẫn cho nhiều sinh viên Việt Nam nhờ vào các chương trình học bổng và đào tạo chất lượng cao với số lượng hàng nghìn sinh viên theo học tại Nga mỗi năm, trong đó có các ngành công nghiệp chủ chốt như năng lượng, dầu khí, khoa học cơ bản.

Hàng chục nghìn cán bộ khoa học, kỹ sư và công nhân kỹ thuật được đào tạo tại Liên bang Nga đã có những đóng góp tích cực, hiệu quả cho nền kinh tế Việt Nam và là nhân tố tạo cầu nối hữu nghị cho nhân dân hai nước. Các hoạt động giao lưu văn hóa được tổ chức thường xuyên cũng góp phần tăng thêm sự hiểu biệt giữa hai đân tộc và tạo điều kiện thúc đẩy hợp tác trong những lĩnh vực khác.

Liên bang Nga cũng luôn duy trì là một trong những thị trường khách du lịch hàng đầu của Việt Nam. Hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng và an ninh và kỹ thuật quân sự giữa hai nước là lĩnh vực truyền thống và không ngừng phát triển trên cơ sở đối tác tin cậy, phù hợp với luật pháp quốc tế, góp phần vào việc duy trì hòa bình, ổn định và phát triển bền vững ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

Đại sứ Đặng Minh Khôi tiếp Đoàn Hiệp hội Dệt may Việt Nam thăm và làm việc tại Nga, ngày 3/6/2024

Theo Đại sứ, yếu tố văn hóa có ý nghĩa thế nào đối với tình hữu nghị Việt - Nga? Hợp tác văn hóa đã và đang được thúc đẩy thế nào trong dòng chảy hợp tác chung giữa hai nước, thưa Đại sứ?

Yếu tố văn hóa đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc xây dựng và củng cố, làm bền chặt hơn tình hữu nghị giữa Việt Nam và Liên bang Nga. Văn hóa không chỉ phản ánh những giá trị, truyền thống và bản sắc của mỗi dân tộc mà còn là cầu nối giúp tăng cường sự hiểu biết, chia sẻ những giá trị chung và tôn trọng sự khác biệt.

Trong suốt chiều dài lịch sử hợp tác, các hoạt động giao lưu văn hóa đã đóng góp không nhỏ vào việc tạo dựng mối quan hệ bền chặt và gắn kết giữa nhân dân hai nước. Văn hóa giúp chúng ta hiểu rõ hơn về phong tục, tập quán và lối sống của nhau. Thông qua các hoạt động như lễ hội văn hóa, triển lãm và các hoạt động nghệ thuật, âm nhạc, nhân dân hai nước có cơ hội tiếp cận, khám phá và trân trọng những di sản văn hóa quý báu của nhau. Điều này không chỉ làm sâu sắc thêm tình hữu nghị giữa hai dân tộc mà còn góp phần xây dựng một nền tảng vững chắc cho mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Nga.

Trong những năm qua, hợp tác văn hóa giữa Việt Nam và Nga đã được thúc đẩy mạnh mẽ. Nhiều chương trình giao lưu văn hóa, đã được tổ chức thường xuyên, tạo điều kiện cho các nghệ sĩ, nhà nghiên cứu và người dân hai nước gặp gỡ, trao đổi và học hỏi lẫn nhau. Các tuần lễ văn hóa Nga tại Việt Nam và Việt Nam tại Nga đã trở thành những sự kiện thường niên, thu hút đông đảo sự quan tâm và tham gia của công chúng.

Bên cạnh đó, hợp tác trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo cũng đóng góp quan trọng vào việc thúc đẩy giao lưu văn hóa. Nhiều sinh viên Việt Nam đã và đang học tập tại Nga, đồng thời các chương trình trao đổi sinh viên, giảng viên giữa hai nước cũng được đẩy mạnh. Những thế hệ trẻ này không chỉ là những đại sứ văn hóa, mang theo những giá trị văn hóa của đất nước mình đến với bạn bè quốc tế, mà còn là những cầu nối quan trọng trong việc duy trì và phát triển tình hữu nghị giữa hai dân tộc.

Ngoài ra, du lịch cũng là một lĩnh vực hợp tác văn hóa đầy tiềm năng. Ngày càng nhiều du khách Nga đến Việt Nam và ngược lại, không chỉ để khám phá cảnh đẹp thiên nhiên mà còn để trải nghiệm và hiểu rõ hơn về văn hóa, con người của mỗi nước. Các tour du lịch văn hóa, lịch sử ngày càng được ưa chuộng, góp phần quan trọng vào việc tăng cường sự hiểu biết và gắn kết giữa hai dân tộc.

Nga là thị trường với sức mua lớn thứ tư thế giới. Thời gian qua, dù đứng trước không ít khó khăn nhưng với quyết tâm và nỗ lực của doanh nghiệp hai nước, kim ngạch thương mại năm 2023 vẫn đạt con số ấn tượng. Đại sứ đánh giá như thế nào về tiềm năng hợp tác kinh tế giữa hai nước thời gian tới, ở các những lĩnh vực hợp tác tiềm năng mới?

Năm 2012, Việt Nam và Liên bang Nga đã xác lập quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện. Năm 2015, Việt Nam và Liên minh kinh tế Á - Âu đã ký Hiệp định thương mại tự do (VN-EAEU FTA), tạo thuận lợi cho phát triển hợp tác kinh tế - thương mại, đầu tư giữa hai nước. Sau khi Hiệp định VN-EAEU FTA có hiệu lực từ tháng 10 năm 2016, thương mại song phương Việt Nam - Nga phát triển nhanh, đạt kim ngạch 5,5 tỷ USD vào năm 2021, tăng 90% so với năm 2016. 

Tuy nhiên, từ sau khi nổ ra xung đột Nga - Ukraine, tình hình chính trị - kinh tế trên thế giới diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng tiêu cực tới hợp tác kinh tế - thương mại giữa hai nước. Cùng với sự nỗ lực chung của các cơ quan chức năng và của cộng đồng doanh nghiệp hai nước, các khó khăn về vận tải, thanh toán… từng bước được tháo gỡ, hoạt động xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Nga đã có sự hồi phục rõ rệt.

Năm 2023, kim ngạch thương mại hai chiều tăng 3,6% so với năm 2022. Trong 5 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa giữa hai nước đạt xấp xỉ 2 tỷ USD, tăng 52% so với cùng kỳ năm 2023. Nhiều nhóm hàng thế mạnh của Việt Nam như nông sản, thủy sản, may mặc, thiết bị máy móc tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao sang thị trường Nga. Ngược lại, ta cũng tăng nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu như than đá, phân bón, hóa chất, thực phẩm… phục vụ sản xuất, kinh doanh đáp ứng cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài.

Về đầu tư, tính đến hết tháng 5 năm 2024 Liên bang Nga có 186 dự án tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư xấp xỉ 1 tỷ USD; trong khi đó Việt Nam có khoảng 25 dự án đầu tư tại Nga với tổng vốn đầu tư khoảng 3 tỷ USD. Hợp tác trong lĩnh vực truyền thống là dầu khí tiếp tục được duy trì và củng cố, với hai doanh nghiệp tiêu biểu là Vietsovpetro và Rusvietpetro tiếp tục hoạt động có hiệu quả. Hợp tác đầu tư trong các lĩnh vực khác như chế biến thực phẩm, sản xuất -  lắp ráp ô tô… cũng từng bước phát triển.

Trong thời gian qua, Việt Nam và Nga cũng từng bước nối lại hợp tác trong nhiều lĩnh vực khác bị gián đoạn từ sau bùng phát đại dịch COVID-19. Từ đầu năm 2024, hai bên đã mở lại tuyến bay thẳng giữa Moskva và Thành phố Hồ Chí Minh với tần suất 03 chuyến/tuần.

Hiện nay, Nga và Việt Nam đã nới lỏng các quy định về visa cho công dân của nhau. Từ tháng 8/2023 công dân Việt Nam đã có thể xin visa điện tử vào Nga với quy trình đơn giản, thuận tiện; trong khi đó từ 15/8/2023, du khách Nga có thể lưu trú tại Việt Nam đến 45 ngày miễn visa. Đây là các điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp hai nước hồi phục và thúc đẩy hợp tác du lịch - thương mại trong thời gian tới.

Trong những năm gần đây, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn do các lệnh trừng phạt, cấm vận của các nước Phương Tây, Liên bang Nga tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng GDP khá cao và trở thành nền kinh tế đứng thứ tư thế giới theo sức mua. Trong bối cảnh đó, ngoài các lĩnh vực hợp tác truyền thống, các doanh nghiệp Việt Nam có nhiều cơ hội để thúc đẩy hợp tác các lĩnh vực mà Nga có thế mạnh như công nghiệp nền tảng, công nghệ cao, công nghệ thông tin, thương mại điện tử, dược phẩm…

Chúng tôi đề nghị các doanh nghiệp hai nước tăng cường hơn nữa các hoạt động xúc tiến thương mại, tham gia các hội chợ triển lãm chuyên ngành tại Nga và Việt Nam tìm hiểu thị trường, tìm khách hàng, thiết lập quan hệ kinh doanh - đầu tư.

Đại sứ Đặng Minh Khôi (giữa, hàng đầu) và các đại biểu tại Hội thảo “Triển vọng hợp tác kinh tế số Việt - Nga” Đại sứ quán Việt Nam tại Nga tổ chức ngày 19/4/2024

Qua nhiều thế hệ, người dân Việt Nam và người dân Liên Xô trước đây và Nga hiện nay luôn dành cho nhau những tình cảm đặc biệt, hiếm có. Giao lưu nhân dân, vì vậy, cần phải được thúc đẩy như thế nào để “giữ lửa” tình hữu nghị Việt – Nga?

Quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và Liên Xô trước đây và Nga ngày nay luôn không ngừng được các thế hệ lãnh đạo và nhân dân hai nước củng cố và vun đắp. Tình cảm đặc biệt giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân Liên Xô trước đây, cũng như Nga hiện nay, đã trở thành một biểu tượng của sự đoàn kết và tình hữu nghị quốc tế.

Qua nhiều thế hệ, chúng ta đã chia sẻ với nhau không chỉ những thách thức và khó khăn mà còn cả những khoảnh khắc vinh quang và hạnh phúc, thấm đượm tình cảm sâu sắc giữa nhân dân hai nước. Nhân dân Việt Nam luôn luôn ghi nhớ và biết ơn sự giúp đỡ quý báu, chí tình của nhân dân Liên Xô và Liên bang Nga trong cả giai đoạn kháng chiến và xây dựng đất nước sau này.

Để “giữ lửa” tình hữu nghị Việt – Nga, việc thúc đẩy giao lưu nhân dân là vô cùng cần thiết. Các hoạt động giao lưu nhân dân không chỉ giúp duy trì và phát triển mối quan hệ hữu nghị mà còn tạo ra những cơ hội mới để nhân dân hai nước hiểu và gắn bó hơn với nhau.

Trước hết, cần đẩy mạnh các chương trình trao đổi và giao lưu văn hóa. Các hoạt động giao lưu giữa các thế hệ, đặc biệt là thế hệ trẻ hai nước, cần được tổ chức thường xuyên và quy mô hơn, tạo ra không gian để các thế hệ người dân hai nước gặp gỡ, giao lưu, học hỏi và hiểu biết lẫn nhau, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của tình hữu nghị Việt – Nga, góp phần củng cố và làm sâu sắc hơn tình hữu nghị giữa hai quốc gia, hai dân tộc.

Về hợp tác giáo dục - đào tạo, trước đây, Liên Xô đã giúp Việt Nam đào tạo gần 40 nghìn cán bộ và chuyên gia giỏi thuộc nhiều chuyên ngành khác nhau. Hiện nay, Nga tiếp tục hỗ trợ Việt Nam đào tạo nguồn nhân lực. Từ năm 2019, Nga đã tăng số học bổng cho Việt Nam lên khoảng 1000 suất/năm. Hiện có khoảng hơn 5.000 sinh viên Việt Nam du học tại Nga.

Bên cạnh đó, việc tổ chức các hoạt động giao lưu nhân dân thông qua các hội thảo, diễn đàn và các chương trình hợp tác xã hội cũng rất cần thiết. Những hoạt động này sẽ tạo ra không gian để người dân hai nước gặp gỡ, trao đổi ý tưởng và hợp tác trong các lĩnh vực khác nhau, từ đó làm sâu sắc quan hệ hữu nghị truyền thống Việt - Nga.

Ngoài ra, tôi cho rằng, công nghệ và mạng xã hội cũng có thể được tận dụng để thúc đẩy giao lưu nhân dân. Việc phát triển các nền tảng trực tuyến để người dân hai nước có thể kết nối, chia sẻ và học hỏi lẫn nhau sẽ mở ra những cơ hội mới cho sự giao lưu và hợp tác.

Chúng ta cần tiếp tục nuôi dưỡng và phát triển mối tình hữu nghị đặc biệt này bằng tất cả tâm huyết và nỗ lực. Với sự quan tâm, đồng sức đồng lòng của các cấp, các ngành hai nước, tôi tin rằng tình hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam và Nga sẽ ngày càng bền chặt và phát triển mạnh mẽ, trở thành nền tảng vững chắc cho việc phát triển quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt Việt – Nga lên một tầm cao mới.

Theo Đại sứ, cần làm gì để phát huy và thúc đẩy hợp tác trong những lĩnh vực như giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ?

Trước tiên, cần khẳng định hợp tác khoa học công nghệ và giáo dục đào tạo giữa hai nước thời gian qua là rất hiệu quả, ngày càng đa dạng, thực chất và là những cơ sở quan trọng của quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước.

Về hợp tác khoa học - công nghệ, có thể thấy rằng lĩnh vực này không chỉ góp phần phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, mà còn tạo điều kiện cải thiện năng lực và hiệu quả hoạt động của các cơ sở nghiên cứu, đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, hình thành mạng lưới quan hệ hợp tác đối tác tin cậy giữa các cơ quan khoa học và công nghệ hai nước. Nga rất coi trọng phát triển khoa học - công nghệ, ban hành nhiều văn bản chiến lược và chính sách ưu tiên để hướng tới đạt được chủ quyền về công nghệ và đi đầu về công nghệ trong một số lĩnh vực đến năm 2030, trong đó ưu tiên xây dựng mô hình hợp tác và hội nhập quốc tế trong lĩnh vực nghiên cứu, phát triển khoa học.

Để phát triển hợp tác khoa học - công nghệ với Liên bang Nga thời gian tới, hai nên cần quan tâm tâm triển khai các chương trình, dự án hợp tác nghiên cứu chung trong các lĩnh vực Nga có thế mạnh, Việt Nam có nhu cầu như: khoa học sự sống, công nghệ năng lượng, công nghệ vũ trụ, sử dụng hợp lý tài nguyên môi trường; nghiên cứu cơ bản, Fintech, trí tuệ nhân tạo, lĩnh vực y sinh… Hai nước cần có chính sách và dành nguồn lực tài chính thích đáng đầu tư cho các chương trình, dự án hợp tác nghiên cứu chung, đồng thời, tăng cường trao đổi đoàn, trao đổi cán bộ khoa học, kết nối mạng lưới hợp tác giữa các cơ sở nghiên cứu, đào tạo…

Về hợp tác trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, đây là một trong những nội dung quan trọng của Tuyên bố chung về tầm nhìn đối tác chiến lược giữa Việt Nam - Liên bang Nga đến năm 2030. Để phát huy hơn nữa hiệu quả hợp tác trong lĩnh vực này, hai nước đang khẩn trương hoàn thiện cơ sở pháp lý, sớm ký mới Hiệp định về hợp tác giáo dục thay thế Hiệp định ký năm 2005, Hiệp định về thành lập và hoạt động của Trung tâm Pushkin; gia hạn Hiệp định đào tạo công dân Việt Nam tại Nga đến năm 2030…

Đối với việc đào tạo nguồn nhân lực tại Liên bang Nga diện Hiệp định, chúng ta cần ưu tiên cử sinh viên đi đào tạo các khối ngành kỹ thuật, khoa học ứng dụng, công nghệ tài chính; phối hợp giữa các bộ liên quan để tăng số lượng học bổng cho các ngành Y và các ngành đào tạo trong lĩnh vực văn hoá, nghệ thuật.

Hằng năm, Chính phủ Nga cấp 1000 suất học bổng cho công dân Việt Nam sang học tập tại Nga. Để thu hút công dân Việt Nam sang học tập tại Nga, cần thúc đẩy công tác tuyên truyền về nền giáo dục và các trường đại học Nga tại các địa phương ở Việt Nam, mở rộng đối tượng tuyển sinh nhằm tăng cơ hội nhận học bổng cho học sinh Việt Nam trên toàn quốc.

Về phía Nga, nên có chính sách tạo điều kiện để sinh viên Việt Nam sau khi tốt nghiệp có thời gian tìm kiếm cơ hội việc làm ngay tại Nga để bù đắp tình trạng thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao cũng như thiếu hút lao động ngày càng tăng. Tôi hy vọng rằng, với nền tảng quan hệ hết sức tốt đẹp giữa hai nước, chuyến thăm chính thức Việt Nam sắp tới của Tổng thống Nga V. Putin sẽ mang đến một động lực mới để hai nước chúng ta ngày càng hợp tác chặt chẽ và hiệu quả hơn, cùng hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn.

User
Ý KIẾN

Tối 27/9 tại Hà Nội, Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam đã tổ chức chiêu đãi trọng thể kỷ niệm 75 năm ngày thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (01/10/1949 - 01/10/2024) và đón Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa tại Việt Nam Hà Vĩ sang công tác nhiệm kỳ.

Tối 26/9 (giờ địa phương) tại Cung Cách mạng ở thủ đô La Habana, sau khi kết thúc tốt đẹp cuộc hội đàm, Bí thư Thứ nhất, Chủ tịch nước Cuba Miguel Díaz Canel Bermúdez đã chủ trì buổi lễ trao Huân chương Jose Marti cho Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm.

Tại Thủ đô La Habana, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới thăm, nói chuyện với cán bộ, nhân viên đại sứ quán và đại diện cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống, làm việc và học tập tại Cuba.

Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cuba, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới đặt vòng hoa tại Tượng đài vị Anh hùng dân tộc Cuba Jose Marti chiều 26/9 (giờ địa phương).

Trong khuôn khổ các hoạt động nhân chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cuba, sáng 26/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và đoàn đại biểu cấp cao nước ta đã đến thăm Đặc khu phát triển Mariel (ZEDM) - khu chế xuất thương mại tự do đầu tiên của Cuba.

Chiều 26/9 giờ địa phương, tức sáng 27/9 giờ Việt Nam, lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã được tổ chức trọng thể theo nghi thức dành cho nguyên thủ quốc gia, tại Cung Cách mạng ở Thủ đô La Habana.

Hôm nay 26/9, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 37, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về báo cáo của Chính phủ trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo về hành chính năm 2024.

Sáng 26/9, tại Hà Nội, Đảng ủy khối các cơ quan Trung ương đã tổ chức Hội nghị chuyên đề quý III và thông báo nhanh kết quả Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.

Sáng nay 26/9, Chủ tịch HĐND thành phố, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn cùng các vị đại biểu đã tiếp xúc cử tri các quận Cầu Giấy, Nam Từ Liêm, Thanh Xuân trước kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá 15.

Sáng nay, 26/9, UBND thành phố, Sở Nội vụ, Sở Y tế và UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức Hội nghị triển khai Quyết định của UBND thành phố chuyển các Trung tâm Y tế thuộc Sở Y tế về thuộc UBND các quận, huyện và thị xã Sơn Tây quản lý.

Sáng 25/9 theo giờ địa phương, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tiếp Thượng nghị sĩ Chris Coons, đảng viên Dân chủ, Chủ tịch Tiểu ban Bộ ngoại giao, Hoạt động nước ngoài và các chương trình liên quan (Ủy ban Chuẩn chi), Chủ tịch Tiểu ban Sở hữu trí tuệ (Ủy ban Tư pháp), đồng thời là Chủ tịch Ủy ban đặc biệt về Đạo đức và thành viên của Ủy ban Đối ngoại, Quốc hội Hoa Kỳ.

Sáng 26/9 giờ Hà Nội, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao nước ta đã đến sân bay quốc tế Jose Marti ở thủ đô La Habana, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cộng hoà Cuba theo lời mời của Bí thư Thứ nhất Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch nước Cộng hoà Cuba Miguel Diaz Canel Bermudez và Phu nhân.

Theo đặc phái viên TTXVN, sáng 25/9 theo giờ địa phương, trong khuôn khổ chuyến công tác tham dự Hội nghị thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79 và làm việc tại Hoa Kỳ, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tiếp Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) Ajay Banga.

Chiều ngày 25/9 (giờ địa phương, tức sáng ngày 26/9 giờ Hà Nội), sau khi kết thúc các hoạt động tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79, làm việc tại Hoa Kỳ, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời New York đi thăm cấp Nhà nước tới Cuba theo lời mời của Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch nước Cộng hòa Cuba Miguel Diaz Canel Bermudez và Phu nhân.

Nhân dịp tham dự Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79 và làm việc tại Hoa Kỳ, chiều 25/9/2024 (giờ địa phương), tại thành phố New York, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden.

Ngày 24/9, Chủ tịch Quốc hội chính quyền nhân dân Cuba Esteban Lazo Hernández và Phó Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Đức Hải, được sự ủy quyền của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã đồng chủ trì Phiên họp thứ nhất Ủy ban Hợp tác liên nghị viện Việt Nam - Cuba.

Lễ khai mạc phiên Thảo luận chung cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc Khoá 79 đã diễn ra vào ngày 24/9 tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York, Hoa Kỳ, với chủ đề “Không để ai bị bỏ lại phía sau: Hành động đoàn kết để thúc đẩy hoà bình, phát triển bền vững, phẩm giá con người vì các thế hệ hôm nay và tương lai”.

Trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế TP.HCM lần thứ 5 với chủ đề "Chuyển đổi công nghiệp, động lực mới cho phát triển bền vững TP.HCM", chiều 25/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đối thoại chính sách với các chuyên gia, lãnh đạo các tập đoàn lớn trong nước và quốc tế.

Chiều 24/9 (theo giờ địa phương), tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York, Hoa Kỳ, đã diễn ra lễ khai mạc phiên thảo luận chung cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc Khoá 79 với chủ đề “Không để ai bị bỏ lại phía sau: Hành động đoàn kết để thúc đẩy hoà bình, phát triển bền vững, phẩm giá con người vì các thế hệ hôm nay và tương lai”.

Cuba là một trong những nước đầu tiên Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sang thăm trên cương vị người đứng đầu Đảng, Nhà nước Việt Nam. Chuyến thăm sẽ góp phần viết tiếp những trang sử hào hùng, tươi đẹp Việt Nam - Cuba, đưa quan hệ hai nước sang một giai đoạn mới.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gặp Chủ tịch EC Ursula von de Layern trong khuôn khổ chuyến công tác tại Mỹ.

Trong khuôn khổ chuyến công tác tại New York, Hoa Kỳ, chiều 24/9 (theo giờ địa phương), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gặp Tổng thống Ukraine Volodymir Zelensky.

Sáng nay, 25/9, Công an quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, đã tổ chức Hội nghị tập huấn công tác bảo vệ bí mật nhà nước.

Sáng nay 25/9, tiếp tục chương trình phiên họp thứ 37, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế.

Nhân dịp tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai và Phiên thảo luận chung cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79 tại New York, Hoa Kỳ, ngày 24/9 (theo giờ địa phương), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gặp Tổng thống Bungari, Tổng thống Phần Lan, Thái tử Kuwait và tiếp Tổng Giám đốc IMF.

Ngày 24/9, tại Trụ sở Liên hợp quốc ở New York, Hoa Kỳ, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã phát biểu tại Phiên thảo luận chung cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79.

Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 37, hôm nay 24/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo (sửa đổi).

Tối 23/9 theo giờ địa phương, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã có cuộc gặp mặt thân mật với các cán bộ, nhân viên Đại sứ quán, Phái đoàn Thường trực bên cạnh Liên hợp quốc và các cơ quan đại diện khác của Việt Nam.

Trong chương trình công tác tại Đồng Nai, chiều 24/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn công tác đã kiểm tra, đôn đốc triển khai Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành.

Ngày 25/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân sẽ thăm cấp Nhà nước tới Cuba. Chuyến thăm được kỳ vọng sẽ góp phần viết tiếp những trang sử hào hùng, tươi đẹp giữa hai đất nước và mở ra một giai đoạn mới thực chất và bền vững hơn.

Trong khuôn khổ chuyến công du, làm việc tại New York, Hoa Kỳ, sáng 23/9 (giờ địa phương), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tới thăm và phát biểu chính sách tại Đại học Columbia.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu chú trọng lựa chọn công nghệ xây dựng cho dự án đường sắt đô thị Hà Nội, TP.HCM để xây dựng ngành công nghiệp đường sắt đồng bộ, hiện đại.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có buổi gặp Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi nhân dịp tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai và Phiên thảo luận chung cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc tại thành phố New York.

Chiều ngày 24/9/2024, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Hải quân tổ chức giao lưu điển hình tiên tiến chào mừng Đại hội thi đua quyết thắng Quân chủng Hải quân giai đoạn 2019-2024 với chủ đề “Những bông hoa biển”.

Nhân dịp tham dự tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79 và làm việc tại New York, Hoa Kỳ, sáng 23/9 (giờ địa phương), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tới thăm và phát biểu chính sách tại Đại học Columbia. Đài Hà Nội xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tại sự kiện này.

Nhân dịp tham dự tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79 và làm việc tại Hoa Kỳ, chiều 23/9 (giờ địa phương), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có buổi gặp mặt với các thành viên Mạng lưới Đổi mới sáng tạo Việt Nam và chuyên gia người Việt Nam tại Hoa Kỳ.

Sáng 24/9, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 37, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét về hai dự thảo nghị quyết liên tịch liên quan đến công tác tiếp xúc cử tri.

Chiều 23/9 (giờ địa phương), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự tọa đàm với các doanh nghiệp lớn của Hoa Kỳ; chứng kiến lễ trao văn kiện hợp tác giữa doanh nghiệp hai nước.

Chiều 23/9, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp ông Robert Maersk Uggla, Chủ tịch tập đoàn A.P. Moller Holding (APM Holding) kiêm Chủ tịch Maersk, thành viên của APM Holding.

Ngày 23/9, Đoàn kiểm tra số 1352 của Bộ Chính trị do Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Nguyễn Xuân Thắng làm Trưởng đoàn đã công bố quyết định, kế hoạch kiểm tra về công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sơn La.

Sáng 23/9, trong khuôn khổ chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 79 và làm việc tại Hoa Kỳ, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tiếp các chuyên gia, học giả tại Đại học Columbia.

Tiếp tục chương trình làm việc tại Phiên họp thứ 37, chiều 23/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về báo cáo công tác năm 2024 và kế hoạch kiểm toán năm 2025 của Kiểm toán Nhà nước.

Sáng 23/9, kết luận Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 9, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu hoàn thiện thể chế, pháp luật nhằm tăng cường quản lý, song phải kiến tạo sự phát triển, huy động tối đa nguồn lực và khuyến khích sự sáng tạo của người dân, doanh nghiệp và các chủ thể liên quan.

Chiều 22/9 theo giờ địa phương, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gặp gỡ lãnh đạo Đảng Cộng sản và bạn bè Mỹ tại New York.

Tiếp tục nội dung Phiên họp thứ 37 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ngày 23/9, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên thảo luận, tờ trình và báo cáo thẩm tra về Dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi).

Chiều 22/9 theo giờ địa phương (tức sáng 23/9 giờ Hà Nội) tại New York, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tham dự sự kiện kỷ niệm một năm nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện, hướng tới Kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Hoa Kỳ.