Nền kinh tế thế giới năm 2025 sẽ ra sao?
Năm 2024, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) dự báo tăng trưởng GDP thế giới đạt 3,2%, tương đồng với dự báo của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF). Thách thức dự kiến sẽ vẫn tồn tại trong năm 2025, với hai sự kiện toàn cầu quan trọng đóng vai trò then chốt: nhiệm kỳ Tổng thống Mỹ lần thứ hai của ông Trump và quỹ đạo tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc.
Dự báo mức tăng trưởng của kinh tế thế giới
Dự báo tăng trưởng GDP toàn cầu 2025, OECD lạc quan hàng đầu với mức 3,3%, tiếp đến là IMF với 3,2%. Thận trọng hơn, Morgan Stanley và Goldman Sachs đưa ra dự báo lần lượt là 3% và 2,7% - triển vọng khác nhau đáng kể giữa các khu vực.
Goldman Sachs cho rằng, nền kinh tế lớn nhất thế giới mở rộng nhanh hơn các nước phát triển khác trong năm thứ 3 liên tiếp, đạt 2,5%. OECD cho rằng, con số này có thể đạt đến 2,4%. Theo OECD, dự báo kinh tế châu Âu chỉ tăng 1,3%, Nhật Bản 1,5%, Trung Quốc 4,7%. Tuy nhiên, "biến số" còn phụ thuộc vào Mỹ.
Theo Goldman Sachs, GDP của khu vực Eurozone có thể chỉ tăng 0,8% vào năm sau, do chính sách thuế quan và quy định mới của Mỹ - đặc biệt mạnh nếu có chiến tranh thương mại. Trung Quốc cũng không tránh khỏi ảnh hưởng bởi thuế quan của ông Trump, nên GDP năm sau chỉ tăng 4,1%, theo S&P Global. Tại châu Âu, OECD đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Đức và Pháp, do khủng hoảng chính trị trong nước và nhu cầu toàn cầu suy yếu ảnh hưởng tới triển vọng tăng trưởng của hai đầu tàu kinh tế Liên minh châu Âu (EU).
Các nhà đầu tư sẽ theo dõi chặt chẽ cuộc bầu cử bất thường ở Đức vào tháng 2/2025, sau sự sụp đổ của liên minh cầm quyền, diễn ra sớm hơn 7 tháng so với dự kiến. Mặc dù vậy, các cuộc đàm phán liên minh đảng phái có thể mất vài tháng mới giải quyết xong.
Trong khi đó, Pháp tiếp tục vật lộn với vấn đề nợ chính phủ vượt giới hạn cho phép và bế tắc chính trị về ngân sách năm 2025. Với nợ công lên tới mức tương đương 112% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và tình trạng bất ổn chính trị đang diễn ra, lĩnh vực ngân hàng của Pháp phải đối mặt với áp lực ngày càng tăng, trong bối cảnh lo ngại về tài chính công không được cải thiện.
Theo báo cáo cập nhật từ Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) về tăng trưởng kinh tế khu vực châu Á-Thái Bình Dương, dự báo tăng trưởng của các nền kinh tế đang phát triển tại châu Á trong cả hai năm 2024 và 2025 đã được điều chỉnh giảm. ADB đã hạ dự báo tăng trưởng của các nền kinh tế đang phát triển từ 5% xuống 4,9% trong năm 2024 và từ 4,9% xuống 4,8% trong năm 2025. Nguyên nhân chính là hiệu suất kém ở một số nền kinh tế và triển vọng tiêu dùng yếu.
Với Trung Quốc, nhờ tác động của việc nới lỏng chính sách gần đây và sức mạnh xuất khẩu trong ngắn hạn, Ngân hàng thế giới (WB) đã nâng dự báo tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc trong năm 2024 từ 4,8% đưa ra hồi tháng 6 lên 4,9%. Bắc Kinh đặt mục tiêu tăng trưởng "khoảng 5%" trong năm nay.
"Việc giải quyết những thách thức trong lĩnh vực bất động sản, tăng cường mạng lưới an sinh xã hội và cải thiện tài chính của chính quyền địa phương sẽ là cần thiết để mở ra một quá trình phục hồi bền vững".
Bà Mara Warwick, Giám đốc quốc gia của WB tại Trung Quốc
Mặc dù tăng trưởng năm 2025 được dự báo sẽ giảm xuống còn 4,5%, nhưng vẫn cao hơn mức 4,1% được WB dự báo trước đó. WB cho biết thêm, tăng trưởng thu nhập hộ gia đình chậm lại và tác động tiêu cực đến tài sản từ giá nhà thấp hơn dự kiến sẽ ảnh hưởng đến mức tiêu dùng cho đến năm 2025.
Tình hình chính trị tại Hàn Quốc có thể ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế nước này, sau khi Tổng thống Yoon Suk Yeol tuyên bố thiết quân luật vào đêm 3/12 và dỡ bỏ 6 giờ sau đó. Theo dự báo, kinh tế Hàn Quốc sẽ đối mặt với nhiều khó khăn, bao gồm bất ổn chính trị trong nước và các rào cản thuế từ Mỹ, có thể tác động đến xuất khẩu.
Trong khi đó, Ấn Độ đang tận dụng tốt các cải cách chính sách để thúc đẩy tăng trưởng, biến quốc gia này thành một điểm đến đầu tư hấp dẫn. Những cải cách kinh tế, như thúc đẩy sản xuất trong nước và thu hút đầu tư nước ngoài, tiếp tục là động lực chính cho tăng trưởng của Ấn Độ. Với nền kinh tế năng động và tầng lớp trung lưu ngày càng lớn, Ấn Độ có thể đạt mức tăng trưởng trên 6-7%, dẫn đầu trong nhóm các nền kinh tế mới nổi.
Dự báo về lạm phát và lãi suất
Theo Morgan Stanley, lạm phát vốn khiến các nhà hoạch định chính sách và nhà đầu tư lo ngại trong vài năm qua, sẽ giảm dần trong năm tới. Tuy nhiên, tiến độ có thể chậm lại và tình hình cụ thể sẽ khác nhau ở từng quốc gia. Lạm phát ở các quốc gia OECD dự kiến sẽ giảm thêm, từ 5,4% trong năm 2024 xuống 3,8% trong năm 2025 nhờ vẫn duy trì các chính sách tiền tệ thắt chặt.
Tại Mỹ, lạm phát có thể phục hồi vào cuối năm 2025 do giá cả và chi phí lao động tăng cao bởi chính sách thuế quan và nhập cư mới của ông Trump. Tại khu vực đồng euro và Anh, lạm phát sẽ giảm dần đều.
Ở châu Á, Nhật Bản - nơi giảm phát là vấn đề kinh tế trong nhiều thập kỷ, Ngân hàng Trung ương (BOJ) đã điều chỉnh dự báo lạm phát cho năm tài chính 2025 từ 2,1% xuống 1,9%. Trong khi đó, Trung Quốc vẫn tiếp tục cuộc chiến chống giảm phát. Các nhà kinh tế của Morgan Stanley dự đoán lạm phát ở nước này khó phục hồi lên mức dương khi nguồn cung dư thừa tái xuất hiện do gián đoạn thương mại.
Theo nhà kinh tế trưởng Jan Hatzius của Goldman Sachs Research, một lý do chính khiến mọi người lạc quan về tăng trưởng toàn cầu là lạm phát giảm nhiều hai năm qua, gián tiếp hỗ trợ các ngân hàng trung ương bình thường hóa chính sách tiền tệ.
Tuy nhiên theo Morgan Stanley, các ngân hàng trung ương có thể thực hiện các hành động khác nhau do tình hình đặc thù. Việc nới lỏng của Fed sẽ bị trì hoãn vào giữa năm 2025, trong khi Ngân hàng Trung ương châu Âu và Ngân hàng Anh có thể tiếp tục cắt giảm. Ngân hàng Nhật Bản sẽ tăng lãi suất hai lần vào năm 2025.
Bất chấp những lo lắng về một tương lai khó đoán định của nền kinh tế thế giới, niềm tin tiêu dùng tại Mỹ vẫn đang được cải thiện và thị trường lao động duy trì sức mạnh. Những yếu tố này là cơ sở để Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) cắt giảm lãi suất lần thứ ba trong tháng 12/2024, đưa lãi suất về mức 4,25-4,5%. Tuy nhiên, Chủ tịch Fed Jerome Powell cho biết, cơ quan này sẽ tiếp tục thận trọng trước các chính sách kinh tế tiềm năng của Tổng thống đắc cử Trump và rất có thể sẽ chỉ có hai lần cắt giảm lãi suất vào năm 2025.
Cùng thời điểm, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã hạ lãi suất từ 3,25% xuống 3%. Cơ quan này đánh giá rằng, lạm phát ở Khu vực đồng euro (Eurozone) sẽ ổn định quanh mục tiêu 2%, nhưng không cam kết với lộ trình chính sách cụ thể trong năm 2025.
“Chúng tôi quyết tâm đảm bảo lạm phát ổn định bền vững ở mức mục tiêu trung hạn là 2%. Chúng tôi sẽ áp dụng phương pháp tiếp cận dựa trên dữ liệu và qua từng cuộc họp để xác định lập trường chính sách tiền tệ phù hợp. Đặc biệt, các quyết định về lãi suất của chúng tôi sẽ dựa trên đánh giá về triển vọng lạm phát theo dữ liệu kinh tế và tài chính sắp tới, động lực của lạm phát cơ bản và sức mạnh của chính sách tiền tệ. Chúng tôi không cam kết trước với một lộ trình lãi suất cụ thể nào”.
Bà Christine Lagarde, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu
Trong tháng 12/2024, một sự kiện đáng chú ý tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới là việc Trung Quốc quyết định quay lại chính sách tiền tệ “nới lỏng hợp lý” lần đầu tiên sau 14 năm.
Quyết định này đã được Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc thông qua, báo hiệu một kế hoạch kích thích tài chính mạnh mẽ, có thể bao gồm một đợt cắt giảm lãi suất lớn và mua tài sản vào năm 2025. Sau thông tin này, thị trường chứng khoán Trung Quốc tăng mạnh, với chỉ số Hang Seng của Hong Kong tăng 2,8%.
Tác động từ chính sách thuế quan của Mỹ
Thách thức dự kiến sẽ vẫn tồn tại trong năm 2025, với hai sự kiện toàn cầu quan trọng đóng vai trò then chốt: nhiệm kỳ Tổng thống Mỹ lần thứ hai của ông Donald Trump và quỹ đạo tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc. Trong đó, các lựa chọn chính sách mà ông Trump dự kiến đưa ra trong nhiệm kỳ tổng thống thứ hai có khả năng chi phối triển vọng kinh tế toàn cầu trong 12 tháng tới.
Trong năm 2024, chúng ta đã chứng kiến tình trạng căng thẳng thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ, Trung Quốc và EU. Căng thẳng thương mại được xem sẽ còn phức tại hơn nữa khi Tổng thống Mỹ Donald Trump nhậm chức vào đầu năm tới.
Sau khi nhậm chức tổng thống Mỹ vào ngày 20/1/2025, ông Trump có khả năng thực hiện lời đe dọa trong chiến dịch tranh cử của mình là áp thuế từ 10-20% đối với hàng nhập khẩu từ các quốc gia khác và 60% đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.
“Nếu bất ổn thương mại tăng lên mức cao như giai đoạn 2018-2019, GDP của Mỹ có thể giảm 0,3%, trong khi Eurozone và Trung Quốc giảm đến 0,9% và 0,7%. Chúng tôi có thể hạ dự báo nhiều hơn nếu thương chiến leo thang hơn”.
Ông Jan Hatzius - Kinh tế trưởng Goldman Sachs Research Goldman Sachs
Các nhà dự báo đã đưa ra những dự đoán khác nhau về thiệt hại mà thuế quan mới của Trump sẽ gây ra cho các nền kinh tế khác, một phần tùy thuộc vào mức độ thuế. Nhưng thiệt hại chắc chắn là điều không thể tránh khỏi.
Những đề xuất thuế quan của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đối với hàng hóa từ Trung Quốc, Canada và Mexico có thể châm ngòi cho các cuộc chiến thương mại và tác động nghiêm trọng đến các nhà sản xuất ô tô châu Âu.
Trong năm 2025, các quốc gia ở Trung và Đông Âu, vốn phụ thuộc vào ngành sản xuất ô tô, sẽ đương đầu với thách thức nặng nề bởi các loại thuế này. Ngành công nghiệp ô tô Đức, hiện là nhà xuất khẩu ô tô chở khách lớn nhất của châu Âu sang Mỹ, cũng đặc biệt dễ bị tổn thương trước những mối đe dọa thuế quan của ông Trump.
Ngành công nghiệp ô tô Đức được dự báo sẽ chịu tác động nặng nề nhất trong số các nước châu Âu, từ các mức thuế quan tiềm tàng mà ông Trump đã tuyên bố sẽ áp dụng. Theo một số ước tính, các nhà sản xuất ô tô châu Âu và Mỹ có thể mất tới 17% lợi nhuận hàng năm nếu Mỹ áp thuế nhập khẩu đối với châu Âu, Mexico và Canada. Viện Kinh tế Đức dự đoán rằng nếu Tổng thống đắc cử Trump áp thuế quan 20% đối với hàng hoá của EU, nền kinh tế Đức có thể thiệt hại tới 192,5 tỷ USD trong bốn năm tới. Những chi phí đó cũng sẽ có hiệu ứng lan tỏa ở các khu vực Trung và Đông Âu, vốn phụ thuộc vào lĩnh vực sản xuất ô tô.
Theo giới quan sát, ông Trump dường như coi thuế quan là công cụ đa năng để xử lý nhiều yếu tố gây hại từ bên ngoài, ảnh hưởng xấu đến kinh tế, xã hội và an ninh quốc gia Mỹ.
Trong trường hợp ông Trump chỉ đe dọa như một chiến thuật đàm phán, ông có thể không tăng thuế nếu tin rằng đã "chiến thắng" trong giao dịch với các nước khác.
Ngoài lý do trên, giới quan sát cũng cho rằng mục đích cuối cùng của ông Trump là nhằm sử dụng thuế quan như một công cụ chủ chốt, giống như ông từng làm trong nhiệm kỳ đầu, để thúc đẩy sản xuất trong nước và tăng nguồn thu ngân sách nhằm bù đắp cho những khoản thâm hụt từ kế hoạch cắt giảm thuế, cũng như gây quỹ cho chính quyền liên bang.
Không chỉ tác động đến 3 quốc gia có nguy cơ bị áp thuế, xu hướng áp dụng các chính sách thương mại bảo hộ của ông Donald Trump cũng khiến nhiều chuyên gia kinh tế lo ngại rằng tính toán này của ông Trump sẽ có tác động ngược đối với kinh tế Mỹ. Viện nghiên cứu Ifo ở Munich (Đức) cho rằng thuế quan thương mại cao hơn khó có thể có hiệu lực ngay sau khi tổng thống Mỹ mới nhậm chức, mà thay vào đó sẽ diễn ra trong suốt năm tới, củng cố các hoạt động chuyển hướng thương mại hiện có, với kết quả là thương mại toàn cầu sẽ tăng trong nửa đầu năm 2025, nhưng sau đó sẽ chậm lại dần.
2025 hứa hẹn là một năm đầy biến động nhưng cũng ẩn chứa nhiều cơ hội cho kinh tế toàn cầu, khi các sự kiện địa chính trị và những thay đổi trong cấu trúc kinh tế đang định hình bối cảnh quốc tế. Việc tận dụng công nghệ, cải thiện các chính sách kinh tế và duy trì sự linh hoạt trong các quan hệ quốc tế sẽ là chìa khóa để vượt qua các khó khăn. Chỉ khi các quốc gia có thể kết hợp một cách hiệu quả giữa đổi mới sáng tạo và sự ổn định chính trị, họ mới có thể đảm bảo sự phát triển bền vững và đáp ứng được các yêu cầu khắc nghiệt của thế giới hiện đại.
TIN LIÊN QUAN
Ý KIẾN
Tại Hàn Quốc, tuyết rơi dày đặc từ ngày 5/1 đến sáng 6/1 đã bao phủ hầu hết các tỉnh phía Bắc, trong đó có thủ đô Seoul và các tỉnh lân cận như Gyeonggi và Gangwon.
Truyền thông Canada mới đây đưa tin Thủ tướng nước này Justin Trudeau có thể tuyên bố từ chức, sớm nhất là vào ngày hôm nay, 6/1.
Văn phòng điều tra tham nhũng đối với các quan chức cấp cao (CIO) Hàn Quốc ngày 6/1 đã thông báo một công văn chính thức yêu cầu cảnh sát tiếp quản việc thi hành lệnh bắt giữ Tổng thống bị luận tội Yoon Suk Yeol do ban hành thiết quân luật vào đêm 3/12/2024.
Ngày 5/1, lực lượng vũ trang Ukraine đã tiến hành một cuộc tấn công bất ngờ vào khu vực Kursk của Nga. Bộ Quốc phòng Nga đã xác nhận thông tin về cuộc phản công, song cho biết nhóm tấn công của Kiev đã bị đánh bại.
Tân Hoa xã dẫn lời truyền thông Nhật Bản cho biết, vào ngày 5/1/2025, theo giờ địa phương, núi lửa Otake trên đảo Suwanose thuộc tỉnh Kagoshima đã phun trào hai lần liên tiếp, tạo ra cột khói lúc cao nhất lên tới 1.100 mét.
Bộ trưởng Quốc phòng Israel, ông Israel Katz, ngày 5/1 cảnh báo nếu nhóm vũ trang Hezbollah không rút toàn bộ lực lượng về phía bắc sông Litani, Israel sẽ phá vỡ thỏa thuận ngừng bắn ở Liban.
Theo dữ liệu mới nhất của Bộ Y tế Brazil, quốc gia này đã ghi nhận 5.972 trường hợp tử vong được xác nhận do sốt xuất huyết vào năm 2024, con số cao nhất trong gần 40 năm trở lại đây.
Thành phố New York của Mỹ đã chính thức trở thành địa phương đầu tiên của quốc gia này thu phí tắc nghẽn giao thông. Quy định này áp dụng với khu vực Lower và Midtown Manhattan.
Văn phòng điều tra tham nhũng đối với các quan chức cấp cao (CIO) của Hàn Quốc đã đề xuất gia hạn lệnh bắt giữ Tổng thống. Lệnh bắt giữ này dự kiến sẽ hết hiệu lực vào nửa đêm nay (6/1).
Ô liu là một phần không thể thiếu trong nền ẩm thực và văn hóa của Tunisia, một quốc gia ở Bắc Phi. Giữa lòng thị trấn Tebourba, người nông dân Abdaziz Misfare duy trì xưởng ép dầu ô liu đã tồn tại hàng thập kỷ qua, bảo vệ một phần di sản quý giá của đất nước mình: nghề làm dầu ô liu truyền thống.
Lực lượng Houthi của Yemen hôm qua cho biết đã nhắm mục tiêu vào một nhà máy điện ở Haifa, miền Bắc Israel, trong bối cảnh căng thẳng leo thang vì cuộc chiến của Tel Aviv ở Dải Gaza.
Hàng nghìn người Hàn Quốc hôm qua đã bất chấp tuyết rơi dày đặc ở thủ đô Seoul để biểu tình, cả ủng hộ và phản đối, việc bắt giữ Tổng thống bị luận tội Yoon Suk Yeol, phơi bày những chia rẽ sâu sắc trong lòng xã hội Hàn Quốc.
Công viên thiên nhiên Al-Qurum, nằm ở trung tâm Muscat, Vương quốc Oman đã trở thành một ốc đảo rực rỡ màu sắc và hương thơm khi Lễ hội hoa bắt đầu. Sự kết hợp quyến rũ giữa thiên nhiên và nghệ thuật tại Lễ hội hoa đã tạo nên một cảnh tượng tuyệt đẹp, thu hút hàng triệu du khách tới tham quan.
Ngày 5/1, lực lượng vũ trang Ukraine đã tiến hành một cuộc tấn công bất ngờ vào khu vực Kursk của Nga. Bộ Quốc phòng Nga đã xác nhận thông tin về cuộc phản công, song cho biết nhóm tấn công của Kiev đã bị đánh bại.
Hôm nay, 5/1, nhiều sân bay lớn của nước Anh đã buộc phải đóng cửa đường băng, tạm dừng hoạt động hàng không vì tuyết rơi quá dày. Thời tiết khắc nghiệt cũng khiến giao thông đường bộ, đường sắt bị gián đoạn nghiêm trọng.
Bộ Y tế Dải Gaza cho biết cuộc không kích của Israel đã khiến ít nhất 88 người chết và 208 người bị thương trong 24 giờ qua trên khắp Gaza. Tổng cộng trong 3 ngày qua, hơn 200 người tại vùng đất này đã thiệt mạng.
Ngày 5/1, lực lượng vũ trang Ukraine đã tiến hành một cuộc tấn công bất ngờ vào khu vực Kursk của Nga. Bộ Quốc phòng Nga đã xác nhận thông tin về cuộc phản công, song cho biết nhóm tấn công của Kiev đã bị đánh bại.
Tòa án quận phía Tây Seoul, Hàn Quốc đã bác bỏ đề xuất của nhóm luật sư của Tổng thống Yoon Suk Yeol về việc vô hiệu hóa lệnh bắt giữ nhà lãnh đạo này. Hiện chưa có thông tin chi tiết nào về lý do tòa bác bỏ vụ việc.
Băng tuyết đã trở thành một nguồn tài nguyên quý giá đối với ngành du lịch Trung Quốc. Nước này đang đầu tư mạnh vào du lịch mùa đông nhằm thúc đẩy kinh tế ở vùng phía Bắc và Đông Bắc, nơi có khí hậu lạnh.
Cơ quan An ninh liên bang Nga (FSB) đã bắt giữ 4 công dân Nga bị cáo buộc âm mưu tấn công khủng bố những nơi công cộng ở thành phố Yekaterinburg. 4 đối tượng này đều trong độ tuổi 15-16 tuổi và và có quan điểm ủng hộ một tổ chức khủng bố bị cấm ở Nga.
Mỹ đã viện trợ rất nhiều vũ khí cho Ukraine trước khi xung đột giữa Nga và Ukraine nổ ra vào tháng 2/2022. Thông tin trên được Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tiết lộ khi trả lời phỏng vấn của tờ New York Times.
Châu Âu và Mỹ đang phải đối mặt với dịch cúm mùa đông khi nhiều người đi lại, tụ họp trong dịp lễ cuối năm và đón năm mới. Hàng chục nghìn ca mắc đã được ghi nhận, phổ biến nhất là chủng virus cúm B.
Trung Quốc đang đối mặt với số ca nhiễm các bệnh hô hấp liên quan đến virus HMPV gia tăng, dẫn đến tình trạng quá tải ở các bệnh viện. Đợt bùng phát xảy ra 5 năm sau khi thế giới lần đầu phát hiện dịch Covid-19, khiến nhiều người lo lắng viễn cảnh về đại dịch khác.
Trung Quốc mới đây đã ra mắt chiếc ô tô điện vừa chạy vừa bay đầu tiên mang tên "Dongda Kunpeng-1" do nhóm nghiên cứu của Đại học Đông Nam phát triển.
Ngày 4/1, Bộ trưởng Quốc phòng Israel - Israel Katz xác nhận các cuộc đàm phán gián tiếp với Hamas đã nối lại tại Qatar về việc thả các con tin bị bắt trong các vụ tấn công tháng 10/2023.
Cụ bà Tomiko Itooka người Nhật Bản, được Sách Kỷ lục Thế giới Guinness công nhận là người sống lâu nhất thế giới, đã qua đời tại nước này, thọ 116 tuổi.
Người phát ngôn Nhà Trắng John Kirby cho biết cơ quan này đang nỗ lực đảm bảo an ninh cho lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Donald Trump vào ngày 20/1 tới.
Bộ Quốc phòng Nga cho biết Ukraine đã phóng tám tên lửa đạn đạo ATACMS do Mỹ sản xuất vào tỉnh biên giới Belgorod và tám tên lửa này trên đều đã bị bắn hạ.
Bộ Nội vụ Ba Lan vừa thông báo cơ quan này đang soạn thảo các quy tắc và quy định để sơ tán dân thường và di sản văn hóa quốc gia trong trường hợp xảy ra thảm họa thiên nhiên hoặc đe dọa quân sự.
Chủ tịch Liên minh Quốc gia Syria đối lập, ông Hadi Al-Bahra đã bày tỏ hy vọng rằng hội nghị đối thoại quốc gia sắp tới ở Syria sẽ đáp ứng được kỳ vọng của công chúng, bởi hội nghị sẽ có sự tham gia của đại diện tất cả các thành phần và tầng lớp người dân Syria.
Sương mù dày đặc bao phủ toàn miền Bắc Ấn Độ, trong đó có vùng thủ đô New Delhi. Giới chức địa phương phải ban hành cảnh báo nguy cơ gián đoạn các chuyến bay trong bối cảnh chất lượng không khí xấu khiến tầm nhìn giảm xuống bằng 0 tại một số khu vực.
Các cuộc không kích của Israel tại Gaza ba ngày qua đã khiến ít nhất 140 người thiệt mạng, trong khi các cuộc đàm phán ngừng bắn giữa Israel và Hamas chưa có tín hiệu tích cực.
Tổng thống Chile Gabriel Boric đã có chuyến đi lịch sử đến Nam Cực. Tại đây, ông tái khẳng định chủ quyền của Chile đối với lãnh thổ Nam Cực và tuyên bố sẽ không cho phép khai thác tài nguyên trong khu vực, đồng thời nói thêm rằng lục địa này chỉ có thể được sử dụng cho mục đích hòa bình và khoa học.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã bắt đầu chuyến công du Hàn Quốc, Nhật Bản và Pháp, trong bối cảnh đang diễn ra cuộc khủng hoảng chính trị ở Hàn Quốc.
Hàng ngàn người Israel đã xuống đường biểu tình phản đối Chính phủ của Thủ tướng Benjamin Netanyahu và cách chính phủ này xử lý xung đột ở Gaza.
Các cuộc đàm phán giữa hai đảng trung dung lớn nhất ở Áo về việc thành lập chính phủ liên minh mà không có đảng Tự do cực hữu (FPO) đã sụp đổ - Thủ tướng Karl Nehammer thông báo, đồng thời nói thêm rằng ông sẽ từ chức trong những ngày tới.
Khách du lịch và người dân địa phương tại thành phố Las Vegas, bang Nevada, đang hoan nghênh ý tưởng bổ sung cảnh báo nhãn trên đồ uống có cồn để đáp lại khuyến nghị của Tổng Y sĩ Mỹ, ông Vivek Murthy.
Bộ Tư pháp Mỹ đã yêu cầu Tòa án Tối cao nước này bác bỏ đề nghị của Tổng thống đắc cử Donald Trump về việc trì hoãn thi hành luật cấm ứng dụng mạng xã hội TikTok hoặc buộc công ty mẹ ByteDance bán ứng dụng này trước ngày 19/1.
Giới chuyên gia dự đoán, giá khí đốt sẽ tăng mạnh trên các thị trường lớn toàn cầu vào năm 2025, và dù có giảm vào năm 2026 - 2027, nhưng mức giá vẫn sẽ cao gấp đôi so với mức trung bình của thập kỷ trước.
Truyền thông Israel ngày 4/1 dẫn nguồn tin Mỹ cho biết Washington đang thúc đẩy thương vụ bán vũ khí khổng lồ trị giá 8 tỷ USD cho Tel Aviv.
Lực lượng phòng không Nga bắn hạ 8 tên lửa ATACMS do Mỹ sản xuất, quân đội Nga và Ukraine tiếp tục đẩy mạnh sử dụng máy bay không người lái nhằm vào các mục tiêu của đối phương, chính quyền Mỹ chuẩn bị công bố gói hỗ trợ quân sự mới dành cho Ukraine. Đó là những diễn biến nổi bật trong cuộc xung đột Nga-Ukraine ngày 4/1.
Tiêu thụ đồ uống có cồn là nguyên nhân dẫn đến khoảng 100.000 ca ung thư và 20.000 ca tử vong liên quan đến ung thư mỗi năm tại Mỹ. Đây là lý do khiến giới chức y tế nước này kêu gọi áp dụng nhãn dán cảnh báo đặc biệt trên đồ uống có cồn, nhằm thông báo về nguy cơ gây ung thư.
Ngày 4/1, Bộ Nội vụ Hàn Quốc cho biết, lực lượng cứu hộ nước này đã tìm thấy thi thể của toàn bộ 179 nạn nhân trong vụ tai nạn máy bay thảm khốc của Hãng hàng không Jeju Air.
Trong cuộc phỏng vấn được tờ Financial Times công bố ngày 4/1, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết, Washington bày tỏ lo ngại về việc Nga có thể đang cân nhắc sử dụng vũ khí hạt nhân.
Báo The National News của Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất ngày 3/1 dẫn các nguồn tin cho biết, các cuộc đàm phán về lệnh ngừng bắn ở Gaza và thả con tin giữa phong trào Hồi giáo Hamas và Israel đã đạt được tiến bộ đáng kể, sau khi cả hai bên đều điều chỉnh các điều kiện của họ.
Hàng không dân dụng là ngành chiến lược quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Trung Quốc. Sau thời gian khó khăn do đại dịch, ngành hàng không dân dụng của Trung Quốc đã chứng minh khả năng phục hồi đáng kinh ngạc trong năm 2024, với kỷ lục hơn 700 triệu chuyến bay chở khách tính đến ngày 15/12.
0