Nét đẹp văn hóa thổ cẩm truyền thống (ngày 24/02/2023)
Những sản phẩm dệt truyền thống luôn mang theo những nét văn hóa riêng biệt, đặc sắc của mỗi vùng miền. Cùng với "Trăm miền hội tụ" khám phá những nét đẹp văn hóa thổ cẩm từ 17 vùng miền trên cả nước tại Lễ hội Văn hóa thổ cẩm Việt Nam lần thứ nhất 2023.
Từ khóa:
Ý KIẾN
Quảng Trị không chỉ được biết đến là vùng đất cách mạng gắn với các di tích lịch sử nổi tiếng mà còn là vùng đất có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú cùng hệ thống biển đảo hấp dẫn như đảo Cồn Cỏ, biển cửa Tùng, cửa Việt và nhiều địa danh du lịch đặc sắc ít nơi nào có được.
Đỉnh Pha Luông nằm trên địa phận xã Lóng Sập (huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La). Với độ cao gần 2.000 m so với mực nước biển, dãy núi Pha Luông được ví như là "nóc nhà" của Mộc Châu. Nơi đây có hệ thực vật vô cùng phong phú và đa dạng, thu hút rất đông du khách đến trải nghiệm và khám phá.
Cao Bằng được ví như “viên ngọc xanh” của vùng Đông Bắc với nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng, nhiều danh lam thắng cảnh đẹp cùng hơn 90 di tích văn hóa, lịch sử được xếp hạng. Hòa cùng xu thế toàn cầu, ngành du lịch Cao Bằng xác định du lịch xanh là con đường phát triển xuyên suốt, bền vững của địa phương.
Mỗi mùa quả ngọt về trên cao nguyên Mộc Châu không chỉ đem lại niềm vui cho bà con mà những khu vườn nơi đây còn trở thành những sản phẩm du lịch độc đáo, thu hút du khách gần xa.
Những sợi chỉ tơ óng ả, nhiều màu sắc như cầu vồng cùng bàn tay khéo léo của những người thợ và nghệ nhân trên khắp mọi miền đã tạo nên những tác phẩm nghệ thuật tranh thêu độc đáo. Các làng nghề thêu như Quất Động ở Hà Nội, Minh Lãng ở Thái Bình, Thanh Hà ở Hà Nam hay Thuận Lộc ở Thừa Thiên Huế đều đã trở thành những làng nghề du lịch phát triển.
Dù cuộc sống có nhiều thay đổi, nhưng những làn điệu dân ca quan họ Bắc Ninh vẫn được những con người xứ kinh Bắc gìn giữ.
Nằm ở độ cao trung bình 600-700 m so với mặt biển, Sơn La mang đặc trưng của khí hậu miền Bắc với mùa đông lạnh khô và mùa hè nóng ẩm. Từ Hà Nội di chuyển lên Sơn La thường bằng đường bộ nhưng không quá khó khăn.
Từ xa xưa cho đến ngày nay, trong tâm thức người Việt và bạn bè quốc tế, tà áo dài truyền thống được xem là một biểu tượng chứa đựng tinh hoa văn hóa của dân tộc Việt Nam. Là phụ nữ Việt Nam, ai cũng nghĩ đến áo dài của người Tràng An và áo dài Xứ Huế. Những bàn tay tài hoa của các nghệ nhân Kinh thành Thăng Long và cố đô Huế đã làm nên niềm tự hào của người phụ nữ Việt Nam.
Hiện đang là thời điểm na vào mùa chín rộ. Trong số nhiều giống na nỏi tiếng của miền Bắc thì quả na Chi Lăng được trồng ở huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn được cho là thơm ngon nhất.
Nhắc đến du lịch Ninh Bình là nhắc đến những danh thắng gắn liền với văn hóa, lịch sử. Mảnh đất này cũng nổi tiếng với những địa danh du lịch sinh thái đẹp đến nao lòng như vường Quốc gia Cúc Phương, quần thể Tam Cốc - Bích Động, Đầm Vân Long và khu du lịch Tràng An, Bái đính. Những năm gần đây, khu du lịch sinh thái Thung Nham cũng nổi lên là một trong top 16 điểm du lịch mà du khách ưa khám phá không thể bỏ qua khi đến với Ninh Bình.
Văn hóa trà đã được hình thành từ rất lâu đời và trở thành một nét văn hóa truyền thống của người dân Việt Nam, cũng bởi nó thể hiện rất rõ đời sống sinh hoạt mộc mạc của người Việt ta. Những quán trà luôn hiện hữu ở bất kỳ nơi đâu, từ thành thị đến nông thôn, từ quy mô bình dân đến những cửa hàng sang trọng, từ trong mâm cơm gia đình đến những mâm cỗ, bàn tiệc… đều có sự góp mặt của những chén trà thơm ngon, đậm vị.
Thời điểm này đang vào mùa nhãn lồng Hưng Yên. Du khách ví Hưng Yên như “thủ đô” của cây nhãn và nhãn lồng Hưng Yên là “vua” của loài nhãn. Với những người con xa quê, cây nhãn còn là ký ức, gắn bó với một phần đời.
Tài nguyên du lịch tự nhiên luôn là một thế mạnh để các địa phương tận dụng khai thác hiệu quả, đẩy mạnh thu hút đầu tư vào du lịch xanh là mục tiêu hàng đầu để du lịch Thừa Thiên Huế bảo tồn nguyên vẹn cảnh quan tự nhiên và môi trường sống.
Từ tháng 5 cho đến nay là thời điểm đẹp nhất để du khách trải nghiệm mùa sen ngan ngát nơi xứ Nghệ. Những đầm sen Kim Liên, Nam Đàn, như xua tan oi nóng, ngột ngạt của miền quê gió Lào bỏng rát.
Nằm ở dải đất miền Trung đầy nắng gió, Nghệ An thu hút du khách với những địa danh nổi tiếng như Làng Sen, biển Cửa Lò, Cửa Hội, đảo Lan Châu hay đồi chè Thanh Chương...
Giữa thiên nhiên hùng vĩ tươi đẹp của núi rừng Tây Bắc, du lịch Sơn La đang chuyển mình và có sự hấp dẫn khác biệt, xác lập được một điểm đến du lịch mang tầm cỡ quốc tế.
Điện Biên là vùng đất có thiên nhiên hùng vĩ, khí hậu trong lành, có lịch sử hào hùng và văn hóa đặc sắc. Địa phương nổi tiếng này cũng được coi là nơi hội tụ tinh hoa của vùng Tây Bắc và đó chính là những tiềm năng, thế mạnh quan trọng để Điện Biên có thể vươn lên mạnh mẽ trong phát triển du lịch, trở thành trung tâm du lịch của tiểu vùng Tây Bắc.
Vào thời điểm này hàng năm, giống vải lai đặc sản của vùng đất Phố Hiến - Hưng Yên vào vụ chín rộ khiến vùng đất này luôn nhộn nhịp vào mỗi sáng. Loại quả đặc sản này đã góp phần quảng bá, giới thiệu với người tiêu dùng trên cả nước về một vùng đất giầu truyền thống và cũng rất năng động với thương trường. Huyện Phù Cừ thuộc tỉnh Hưng Yên được xem là “thủ phủ” của quả vải lai chín sớm.
Hát Xoan Phú Thọ là một trong hai di sản văn hóa phi vật thể của vùng đất Tổ được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa đại diện của nhân loại. Sự trao truyền di sản từ thế hệ này sang thế hệ khác đã giúp cho hát Xoan Phú Thọ được duy trì bền lâu và phát huy giá trị văn hóa truyền thống mà ông cha để lại cho các thế hệ hôm nay.
Là tỉnh miền núi vốn không có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp nhưng chỉ trong một thời gian ngắn, Sơn La đã bứt phá và trở thành hiện tượng nông nghiệp của cả nước. Những ngày cuối tháng 5, các thung lũng mận ở Cao nguyên Mộc Châu, Sơn La, rộn ràng du khách, du lịch nông nghiệp đã dần hình thành trên mảnh đất này.
Nói đến Vật cổ truyền dân tộc là nói đến một nét văn hóa, một môn thể thao và cũng là một trò chơi truyền thống của dân tộc ta từ thế kỷ thứ 16. Vật dân tộc có sức sống mạnh mẽ, gắn bó với đời sống sinh hoạt và lao động của các thế hệ người dân đất Việt. Ngày nay, đã có nhiều giải đấu của khu vực và quốc tế dành riêng cho môn thể thao này và Việt Nam đã đạt được nhiều thành tích cao trong các kỳ đại hội Thể dục Thể thao quốc tế.
Cao Bằng không chỉ sở hữu những thắng cảnh đẹp hùng vĩ, những di tích văn hóa, lịch sử có giá trị mà nơi đây còn có văn hóa ẩm thực vô cùng phong phú và ấn tượng. Bên cạnh những đặc sản đậm vị của núi rừng Đông Bắc thì thạch đen của người Tày cũng đã trở thành hàng hóa về xuôi, đem lại thu nhập cho đồng bào nơi đây, và quan trọng hơn là sản phẩm đã được xây dựng thương hiệu. Nếu muốn trải nghiệm và tìm hiểu về nguồn gốc, cũng như cách làm của món thạch đen truyền thống này, mời quý khán giả hãy cùng chương trình đến với huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng.
Với 45 di tích được xếp hạng cấp quốc gia đặc biệt, ngành du lịch Điện Biên đã khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch này. Đây là một trong những tài nguyên vô giá không chỉ của tỉnh Điện Biên mà của cả nước nói chung.
Giỗ Tổ Hùng Vương, lễ hội Đền Hùng từ bao đời nay đã trở thành một biểu tượng của tinh thần đoàn kết dân tộc, mang đâm bản sắc văn hóa độc đáo của người Việt. Để tôn vinh và làm tỏa sáng thêm nét đẹp quý báu đó Lễ hội Đền Hùng và tuần Văn hóa Du lịch Đất Tổ năm nay đã giới thiệu đến đồng bào và du khách nhiều sản phẩm du lịch đặc sắc.
Trải qua hàng triệu năm, các hoạt động địa chất và kiến tạo địa tầng đã hình thành một vùng đất với nhiều giá trị đặc sắc riêng biệt về đa dạng sinh học cảnh quan, về địa chất. Đến Đắk Nông để khám phá hệ thống hang động núi lửa dài nhất Đông Nam Á và hòa mình vào thiên nhiên hùng vĩ tuyệt đẹp của công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông.
Trong văn hóa tâm linh của người Việt cũng như của nhiều dân tộc châu Á, Lân, Sư, Rồng là ba linh vật tượng trưng cho phát tài, hạnh phúc và hanh thông. Vậy nên hình ảnh các đội múa Lân, múa Rồng hay múa Sư tử với nhịp điệu vui nhộn và mang nhiều ý nghĩa tâm linh thường xuyên xuất hiện trong các lễ hội đầu năm. Trải qua thời gian, nghệ thuật trình diễn Lân - Sư - Rồng Việt Nam đã chắt lọc các tinh hoa và đã trở thành một môn nghệ thuật trình diễn.
Huyện đảo Cô Tô (Quảng Ninh) nổi tiếng với vẻ đẹp tự nhiên, không khí và môi trường trong lành. Những năm qua, nhờ đẩy mạnh kết nối với các địa phương, đặc biệt là thủ đô Hà Nội và các tỉnh thành lân cận, du lịch ở Cô Tô đã phát triển vượt bậc.
Tuyên Quang là mảnh đất giàu tiềm năng, thế mạnh về du lịch. Các sản phẩm du lịch nổi trội của tỉnh là du lịch lịch sử - văn hóa, nghỉ dưỡng, sinh thái... Những năm qua, Tuyên Quang đã chú trọng bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch.
Từ xa xưa, những nền văn minh nổi tiếng thế giới đều xuất phát từ lưu vực những con sông mẹ. Nền văn minh khởi nguồn của người Việt cổ hình thành bên những dòng sông lớn như sông Hồng, sông Mã. Dọc theo chiều dài đất nước, các dòng sông gắn với lịch sử và văn hóa đời sống mỗi đô thị. Ví như vẻ đẹp và sự phát triển năng động của thành phố Đà Nẵng luôn gắn liền với đôi bờ sông Hàn, Huế là thành phố soi bóng dòng sông Hương, và lưu vực phù sa trù phú của sông Hồng là nơi khởi nguồn của vùng đất kinh kỳ.
Đời sống văn hóa tinh thần của người Việt luôn gắn với các lễ hội truyền thống. Mỗi một vùng miền đều có những nét đặc sắc riêng mà người dân ở đó luôn trân trọng gìn giữ. Cũng vì thế mà lễ hội đã trở thành một phần không thể thiếu trong sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân. Khi đời sống vật chất đã được cải thiện, đồng bào các dân tộc ở khắp nơi đã có điều kiện hơn trong việc gìn giữ và khôi phục các nghi thức lễ hội truyền thống.
Hà Nội là nơi hội tụ, kết tinh văn hóa của nhiều vùng miền và các dân tộc anh em, từ đó tạo nên nét đặc sắc để lan tỏa đến cộng đồng và du khách. Cùng với các hoạt động tham quan, giải trí và nghỉ dưỡng, xu hướng du lịch gắn với tìm hiểu và trải nghiệm văn hóa dân gian của một vùng đất cũng đang hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Lợi thế độc đáo của văn hóa dân gian cũng đã và đang được Thành phố khai thác hiệu quả để phục vụ phát triển du lịch.
Cồng, chiêng là một loại nhạc cụ gắn liền với đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào các dân tộc Việt Nam. Nếu người Tây Nguyên cuồng nhiệt với những vũ điệu cồng chiêng mang âm hưởng mạnh mẽ, đồng bào Thái rộn ràng, vui nhộn với những âm thanh ngân dài của tiếng cồng, thì những cô gái Mường lại thướt tha, uyển chuyển khi diễn tấu chiêng - một loại nhạc cụ mang tính biểu cảm sâu đậm và diễn tả nội tâm sâu lắng.
Trong kho tàng văn hóa dân tộc, âm nhạc truyền thống của mỗi vùng miền luôn mang đến sự phong phú và đa dạng sắc thái. Sắc thái riêng của mỗi loại hình âm nhạc truyền thống đều gắn liền với đời sống tinh thần của mỗi địa phương và mỗi tộc người. Sự khác nhau này tùy thuộc vào môi trường sống, điều kiện địa lý và đặc biệt là ngôn ngữ. Cùng với dòng chảy của thời gian, với sự sáng tạo của các nghệ sĩ, âm nhạc dân tộc cũng được làm mới để phù hợp với xu hướng hiện đại. Không chỉ bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống, âm nhạc của đồng bào các dân tộc thiểu số còn góp phần làm giàu thêm cho nền âm nhạc Việt Nam.
Tết đến, xuân về là phải có hoa đào, hoa mai. Sắc đỏ của đào và sắc vàng, sắc trắng của hoa mai là hình ảnh không thể thiếu của ngày ngày Tết cổ truyền Việt Nam. Nếu như trước đây, miền Nam chuộng hoa mai trong ngày Tết thì miền Bắc lại ưa hoa đào và cho đó là sự may mắn của gia chủ vào những ngày đầu Xuân. Nay thì đã khác, dù sinh sống ở đâu trên dải đất chữ S thân thương mỗi người con đất Việt, tùy theo sở thích của mình mà lựa chọn hoa đào hay hoa mai cho ngày Tết.
Vào thời điểm này, khi hoa đào, hoa mận nở trắng núi rừng cũng là lúc không khí Tết đã gõ cửa từng nhà và trong các bản làng của người Mông. So với Tết Nguyên đán thì Tết của người Mông đến sớm hơn khoảng một tháng và phong tục đón Tết cũng có sự khác biệt. Đến với bản làng đồng bào dân tộc Mông ở xã Đắk R’măng, huyện Đắk G’long, tỉnh Đắk Nông ta sẽ thấy một không khí vui xuân đón Tết đậm đà bản sắc dân tộc của bà con đồng bào người Mông.
Tại làng Văn hóa các Dân tộc Việt Nam nhiều năm gần đây, những phiên chợ vùng cao đã được tái hiện sinh động, thu hút sự quan tâm của người dân và du khách phương xa khi đến với Hà Nội. Ở mỗi vùng miền khác nhau thì phiên chợ lại mang một nét văn hóa đặc sắc riêng. Với những phiên chợ được tái hiện ngay tại Hà Nội, điều thú vị đó lại nằm ở chính những người bản địa có mặt tại phiên chợ. Họ chính là linh hồn và là hướng dẫn viên và là chủ nhân của những sản phẩm đặc sắc tại hội chợ.
Đến với mảnh đất Tây Ninh, bên cạnh hành trình chinh phục núi Bà Đen nổi tiếng, du khách sẽ được người dân bản địa giới thiệu một đặc sản khá quen thuộc, đó là món bò tơ, một đặc sản quen thuộc của vùng Đông Nam Bộ. Vậy đâu là điểm đặc biệt để làm nên thương hiệu đặc sản bò tơ Tây Ninh mà đặc sắc nhất vẫn là món nướng?
Ngoài các giá trị di tích lịch sử, cảnh quan thiên nhiên thì sự đa dạng, phong phú về văn hoá cũng được coi là thế mạnh giúp Hà Nội trở thành một bức tranh văn hóa nhiều màu sắc trong mắt du khách bốn phương. Nhiều người đã ví Hà Nội chính là “một Việt Nam thu nhỏ” bởi Thủ Đô là nơi hội tụ kết tinh văn hóa của nhiều vùng miền và các dân tộc tạo nên sự đa dạng trong văn hóa nhưng vẫn nổi lên những nét đặc sắc riêng. Đặc biệt đó là điệu hát Then Cao Bằng - một di sản văn hóa phi vật thể đã được thế giới ghi danh.
Lụa Hà Đông từ lâu đã đi vào thơ ca và lòng người, cái tên Vạn Phúc đã trở nên quen thuộc với bất cứ ai yêu sản phẩm lụa. Nhiều du khách ưu ái ví làng lụa Vạn Phúc là nơi hội tụ tinh hoa của sản phẩm lụa. Nơi đây đã trở thành điểm đến không thể thiếu khi du khách phương xa đến với Hà Nội, một không gian quen thuộc rực rỡ và nhộn nhịp quanh năm.
Được mệnh danh là nơi địa đầu Tổ quốc, cội nguồn của Cách mạng Việt Nam, Cao Bằng không chỉ được biết đến là mảnh đất có nhiều di tích lịch sử mà còn là một điểm đến hấp du khách bởi khí hậu mát mẻ quanh năm. Mảnh đất Cao Bằng có một vẻ đẹp hoang sơ, nguyên sinh của những dãy núi non hùng vĩ và hệ thống hang động, hồ nước tuyệt đẹp. Ngành du lịch Cao Bằng đã có một kế hoạch dài hạn trong việc tăng cường hợp tác để phát triển du lịch và mục tiêu hướng tới đầu tiên là thị trường Hà Nội - một thị trường rộng lớn và tiềm năng.
Mùa này người tiêu dùng Hà Nội đang tranh thủ thưởng thức những trái cam vàng đúng vụ mọng nước, ngọt đậm và có vị thơm đặc trưng, nhờ nó đã góp phần đem lại cho người nông dân vùng Văn Giang, tỉnh Hưng Yên nguồn thu nhập đáng kể. Cây cam nơi đây đã trở thành một trong những nông sản chủ lực, được đẩy mạnh phát triển cả về số lượng và chất lượng.
Ai trong chúng ta cũng có một kỷ niệm gắn với những dòng sông. Dù là kỷ niệm tuổi thơ hay kỷ niệm về những chuyến đi thì hình ảnh những dòng sông luôn là những ký ức đẹp. Những dòng sông không chỉ nuôi dưỡng tinh thần mà còn lưu giữ những giá trị truyền thống. Khi cuộc sống ngày càng phát triển, những dòng sông quê hương không chỉ đem lại cuộc sống cho con người, mà còn giúp người dân mở ra cơ hội phát triển du lịch.
Vào cuối tháng 10, đầu tháng 11 cúc họa mi bắt đầu bung nở. Loài hoa khoe sắc trắng tinh khôi, báo hiệu mùa đông đã đến. Không biết từ bao giờ, mùa cúc họa mi ở Hà Nội lại thu hút khách du lịch đến thế. Nếu như trước đây, cứ đến mùa này, người Hà Nội thường làm quà cho người thân ở khắp mọi miền đất nước bằng những bó họa mi xinh xắn thì nay những vườn cúc họa mi lại làm nên thương hiệu cho du lịch Hà Nội, thu hút du khách bốn phương về với Thủ đô vào tiết trời cuối thu đầu đông này.
Lần đầu đến với huyện đảo Lý Sơn, du khách chắc đã nghĩ ngay đến việc khám phá một vùng biển đảo hoang sơ và gặp gỡ những ngư dân cả cuộc đời gắn bó với biển cả. Giờ đây khi trở lại Lý Sơn, ta sẽ thấy cả huyện đảo như một công trường với những công trình mới phục vụ du lịch và con đường ven biển bằng phẳng phục vụ những chuyến dạo biển của du khách bằng xe điện. Đặc biệt hơn cả là những chuyến trải nghiệm của du khách len lỏi quanh những ruộng trồng hành, trồng tỏi của người dân nơi đây.
Ở bất kỳ quốc gia nào văn hóa đọc luôn là vấn đề thu hút sự chú ý và quan tâm của xã hội, và đây cũng là vấn đề mang tính toàn cầu. Văn hóa đọc ở nước ta trong bối cảnh hội nhập và phát triển cũng đã khác xưa, mở ra nhiều cơ hội mới và cả những khó khăn, thách thức. Tại Việt Nam, các hoạt động về sách và văn hóa đọc đã diễn ra sôi động trên cả nước.
Du lịch cộng đồng hiện đang là loại hình du lịch mang lại nhiều lợi ích bền vững cho các địa phương và mỗi Quốc gia. Hình thức du lịch này không chỉ giúp người dân có sinh kế ổn định mà còn bảo vệ tài nguyên môi trường sinh thái, bảo tồn và phát huy những nét văn hóa độc đáo của địạ phương. Nhanh chóng cập nhật xu hướng phát triển này, tỉnh Quảng Bình là một trong những địa phương đã mạnh dạn chuyển đổi và phát triển làm du lịch cộng đồng nhằm nâng cao đời sống của người dân địa phương.
0