Nếu bà Harris làm Tổng thống?
Cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2024 giữa Cựu Tổng thống Donald Trump và Phó Tổng thống Kamala Harris đang ở thế quyết liệt khi chỉ còn 2 ngày nữa là đến ngày bầu cử. Cục diện bầu cử vẫn là sự bất phân thắng bại giữa hai ứng viên. Nếu Kamala Harris giành chiến thắng, bà sẽ làm nên lịch sử theo nhiều cách.
- Nữ tổng thống đầu tiên: Bà Harris sẽ phá vỡ rào cản vô hình, trở thành người phụ nữ đầu tiên nắm giữ chức vụ cao nhất tại trên chính trường Mỹ,
- Người phụ nữ da màu đầu tiên làm Tổng thống: Nếu Kamala Harris chiến thắng trong cuộc bầu cử năm nay, bà sẽ trở thành nữ Tổng thống da màu đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ.
- Tổng thống thứ hai đến từ bang California: Bà Harris sẽ là Tổng thống thứ hai đến từ bang California, sau ông Richard Nixon.
Chính sách đối ngoại nếu bà Harris đắc cử
Phó Tổng thống Kamala Harris chỉ bắt đầu tham gia đường đua vào Nhà Trắng từ hồi tháng 7, nhưng đã nhanh chóng san bằng cách biệt về tỷ lệ ủng hộ với cựu Tổng thống Donald Trump, vực dậy niềm tin bên trong đảng Dân chủ. Nếu thắng cử, bà Harris được cho là sẽ tiếp nối nhiều chính sách đối ngoại từ người tiền nhiệm Joe Biden, tiếp tục củng cố mối quan hệ với các đồng minh, đối tác.
Thực tế cho thấy, quan điểm chính sách đối ngoại của bà Harris khá tương đồng với cách tiếp cận theo chủ nghĩa quốc tế mà Tổng thống Biden theo đuổi, song tiến bộ hơn ở một số lĩnh vực.
Bà coi các thể chế và chuẩn mực toàn cầu do Mỹ dẫn dắt sau Thế chiến II là thành tựu chính sách đối ngoại lớn nhất mà đất nước đạt được và đã cảnh báo về những lời kêu gọi Mỹ thu hẹp các cam kết của mình trên trường quốc tế. Trong thời gian làm Phó Tổng thống, bà Harris đã gặp Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky hơn 10 lần. Bà thay mặt Tổng thống Biden tại ba Hội nghị An ninh Munich thường niên, một trong những hội nghị thượng đỉnh an ninh quốc tế quan trọng nhất.
Tại hội nghị năm nay, bà Harris cam kết Mỹ sẽ hỗ trợ Ukraine "cho đến chừng nào còn cần thiết". Theo một số nguồn tin, Phó Tổng thống Harris cũng đã giúp đàm phán thỏa thuận trao đổi tù nhân mang tính bước ngoặt hồi tháng 8 giữa Mỹ và Nga trong cuộc họp kín với Thủ tướng Đức Olaf Scholz tại Hội nghị An ninh Munich năm nay. Bà Harris mô tả NATO là "liên minh quân sự vĩ đại nhất mà thế giới từng biết", kiên quyết phản bác lại lời đe dọa của ông Trump rằng nếu đắc cử, ông sẽ rút Mỹ khỏi khối này. Ngoài ra, bà Harris cũng đặt nhiều ưu tiên đối ngoại giống Tổng thống Biden, trong đó có cam kết mạnh mẽ của ông với các đồng minh Mỹ ở châu Á.
Mặt khác, với tư cách Phó Tổng thống Mỹ, bà Harris vẫn tạo ra được chỗ đứng riêng trong các vấn đề đối ngoại. Ví dụ, bà đã dành thời gian cho những mối quan hệ mà Mỹ từng không dành nhiều sự chú ý ở Đông Nam Á. Bà thay mặt Tổng thống Biden dự nhiều hội nghị thượng đỉnh khu vực, như các hội nghị thượng đỉnh Đông Á và Mỹ - ASEAN hồi năm 2023. Bà Harris cũng thay mặt ông Biden tại hội nghị thượng đỉnh Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) năm 2022 và có cuộc gặp ngắn với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Trong vấn đề Gaza, bà được nhận xét là có cách tiếp cận "đồng cảm" hơn so với ông Biden. Bà Harris là một trong những tiếng nói cấp cao đầu tiên trong chính quyền kêu gọi ngừng bắn ngay lập tức tại Gaza hồi tháng 3. Bà mô tả số người dân thường thiệt mạng ở Gaza là một "thảm họa nhân đạo". Ở hậu trường, bà được cho là đã thúc giục Tổng thống Biden có lập trường cứng rắn hơn với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và giải quyết cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Gaza.
Kinh tế Mỹ ra sao nếu bà Harris đắc cử?
Chính sách của bà Harris có thể giúp tăng nguồn cung nhà và giảm giá thực phẩm, nhưng cũng sẽ khiến môi trường kinh doanh tại Mỹ kém hấp dẫn.
Trong chiến dịch tranh cử, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris xây dựng hình ảnh là người bảo vệ tầng lớp trung lưu. Bà nhấn mạnh rằng các chính sách kinh tế của mình sẽ giúp cuộc sống của người dân dễ chịu hơn, trong bối cảnh lạm phát và chi phí sinh hoạt tăng đang là mối quan tâm của cử tri. Theo Time, bức tranh kinh tế Mỹ cũng sẽ có nhiều thay đổi nếu bà Harris trở thành nữ Tổng thống đầu tiên của nước này.
Chính sách cắt giảm thuế từ thời cựu Tổng thống Donald Trump dự kiến hết hiệu lực đầu 2025. Vì vậy, Tổng thống tiếp theo của Mỹ sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc định hình chính sách thuế. Bà Harris kêu gọi chỉ gia hạn một phần chính sách giảm thuế mà ông Trump thông qua từ năm 2017. Bà cũng cam kết không điều chỉnh thuế thu nhập với những người kiếm được dưới 400.000 USD một năm, đồng thời thúc giục Quốc hội rút lại chính sách giảm thuế cho nhóm giàu nhất và tăng thuế thu nhập doanh nghiệp từ 21% lên 28%. Bà cũng muốn giảm thuế cho người lao động nuôi con nhỏ và doanh nghiệp nhỏ.
Ủy ban Ngân sách liên bang Mỹ ước tính, việc tăng thuế doanh nghiệp sẽ mang lại cho Mỹ khoảng 1.400 tỷ USD trong thập kỷ tới. Tuy nhiên, một số nhà kinh tế cảnh báo thuế doanh nghiệp thấp là cần thiết để giữ sự cạnh tranh cho kinh tế Mỹ và thu hút các công ty đa quốc gia.
Bà Harris cũng đã đề xuất tăng thuế thặng dư vốn từ 20% lên 28% với người có thu nhập trên 1 triệu USD. Bà đồng thời sẽ áp thuế tài sản với những người có tài sản ròng ít nhất 100 triệu USD. Harris có thể sử dụng nguồn thu từ tăng thuế để chi trả cho các chính sách như hỗ trợ thuế cho các gia đình mới sinh con.
Về chi phí y tế, chính quyền của bà Harris có thể tiếp nối nỗ lực giảm chi phí chăm sóc sức khỏe đang được chính quyền Biden thực hiện. Ngoài ra, bà đề xuất thêm một số biện pháp nhằm giúp người Mỹ tiết kiệm chi phí điều trị, như mở rộng quyền đàm phán giá thuốc của chính phủ, tăng hỗ trợ thuế để bù đắp phí bảo hiểm và mở rộng quyền lợi chăm sóc người cao tuổi tại nhà.
Bên cạnh đó, theo Đạo luật Giảm lạm phát (IRA) mà Tổng thống Biden thông qua năm ngoái, chính phủ có thể đàm phán giá trực tiếp với các nhà sản xuất thuốc. Bà Harris đã cam kết đẩy nhanh các cuộc đàm phán đó để chi phí của nhiều loại thuốc giảm nhanh hơn.
Lãi suất ở mức cao đang khiến người Mỹ ngần ngại mua nhà. Nguồn cung nhà trên thị trường thứ cấp cũng khan hiếm, khi chủ ngại bán vì đang được hưởng mức lãi suất cũ dễ chịu hơn.
Bà Harris đã đề xuất hỗ trợ 25.000 USD tiền trả trước cho khoảng 400.000 người mua nhà lần đầu. Số này gấp 2,5 lần so với đề xuất giảm trừ thuế (10.000 USD) mà Tổng thống Mỹ Joe Biden đưa ra trong Thông điệp Liên bang hồi tháng 3. Chiến dịch của Phó Tổng thống Harris cho biết kế hoạch này sẽ giúp được khoảng 1 triệu người mỗi năm.
Bà cũng sẽ đề xuất lập một quỹ đổi mới trị giá 40 tỷ USD. Quỹ này giúp chính quyền địa phương cấp tài chính cho các giải pháp về xây nhà và hỗ trợ phương pháp "sáng tạo" trong cấp vốn xây dựng. Một số khu đất liên bang đủ điều kiện cũng được tái thiết cho các dự án nhà ở mới.
Chiến dịch của bà Harris cho biết 3 triệu căn dự kiến được xây mới trong 4 năm. Bà cũng lên kế hoạch ngăn các nhà đầu tư Phố Wall mua bất động sản hàng loạt và hỗ trợ thuế lên tới 10.000 USD cho người mua nhà lần đầu.
Một số nhà kinh tế cũng lo ngại kế hoạch của bà sẽ làm tăng nhu cầu trước khi nguồn cung có thể bắt kịp, từ đó tạo thêm áp lực lên giá cả.
Để ngăn giá cả cao, bà Harris đề xuất cấm các nhà cung cấp thực phẩm và cửa hàng tạp hóa tăng giá quá mức. Chiến dịch của Harris chưa công bố chi tiết về cách thức làm việc này và vẫn cần Quốc hội thông qua để trở thành luật. Hàng chục bang đã có luật cấm tăng giá quá mức, nhưng hiện tại chưa có luật liên bang nào quy định điều này.
Tuy nhiên, chính sách trên vấp phải sự phản đối của đảng Cộng hòa và nhiều nhà kinh tế.
Về cuộc chiến thuế quan, mặc dù không có khả năng áp dụng thuế quan toàn diện đối với các đồng minh châu Âu, bà Harris vẫn có khả năng tiếp tục chính sách thương mại cứng rắn đối với Trung Quốc. Năm nay, Tổng thống Joe Biden đã công bố một loạt thuế quan nhắm vào hàng nhập khẩu từ quốc gia tỷ dân. Xe điện phải chịu mức thuế 100%. Mức thuế này được đặt ở mức 50% đối với pin mặt trời và 25% đối với pin EV, khoáng sản quan trọng, thép và nhôm. Chính quyền tiềm năng trong trường hợp bà Kamala Harris đắc cử có thể sẽ tiếp tục sử dụng thuế quan (chủ yếu là đối với Trung Quốc) để giải quyết những gì Mỹ coi là cạnh tranh không lành mạnh và đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng, để đáp ứng các mục tiêu giảm phát thải của Mỹ.
Bên cạnh các vấn đề kinh tế, nhập cư cũng là mối quan tâm hàng đầu ở Mỹ.
Nếu đắc cử, Phó Tổng thống Kamala Harris cho biết bà sẽ thúc đẩy Quốc hội thông qua dự luật an ninh biên giới do đảng Cộng hòa và Dân chủ soạn thảo vào đầu năm nay. Thỏa thuận thất bại đó đã trở thành trọng tâm trong các lời hứa trong chiến dịch tranh cử của Harris về vấn đề nhập cư và hé lộ cách tiếp cận có thể có của bà Harris đối với vấn đề nhập cư với tư cách là tổng thống.
Trong chuyến thăm khu vực biên giới giáp Mexico tại bang Arizona hồi tháng 9, bà Harris vạch kế hoạch siết hạn chế với người tị nạn. Quan chức chiến dịch của bà Harris cho biết bà dự định đề xuất mức thấp hơn để thực thi biện pháp hạn chế tiếp nhận đơn xin tị nạn. Đây được xem là nỗ lực đáng chú ý của bà Harris khi Mỹ đã ghi nhận mức kỷ lục 10 triệu vụ vượt biên trái phép kể từ khi Tổng thống Biden nhậm chức.
Bà Harris đã kêu gọi cải cách toàn diện chính sách nhập cư, bao gồm xây dựng lộ trình cho phép người nhập cư trở thành công dân Mỹ một cách hợp pháp, đặc biệt là trẻ em.
Hy vọng cho hàng triệu phụ nữ và trẻ em gái
Phá thai từ lâu đã là một vấn đề gây tranh cãi sâu sắc trong chính trường Mỹ, tuy nhiên mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm khi Tòa án Tối cao nước này đảo ngược phán quyết Roe v. Wade vào năm 2022, dẫn đến việc chấm dứt quyền phá thai được hiến pháp bảo vệ gần 50 năm.
Trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay, quyền phá thai đang trở thành một trong những vấn đề được quan tâm.
Bà Kamala Harris đã liên tục nhấn mạnh tầm quan trọng của quyền phá thai trong chiến dịch tranh cử, cam kết sẽ bảo vệ và mở rộng quyền tự do sinh sản.
Trong cuộc tranh luận duy nhất giữa hai ứng viên hồi tháng 9, bà Harris khẳng định sẽ khôi phục quyền phá thai, nhấn mạnh đối thủ Donald Trump chắc chắn không có quyền ra lệnh cho phụ nữ phải làm gì với cơ thể mình.
Dù là một chính trị gia bị chỉ trích vì thay đổi lập trường trong một số vấn đề, bà Kamala Harris có một niềm tin bất di bất dịch với quyền phá thai trong nhiều năm qua.
TIN LIÊN QUAN
Ý KIẾN
Theo tờ Maariv của Israel, các lực lượng quân sự Israel đang gặp phải những thách thức đáng kể trong việc đối phó với các cuộc tấn công bằng tên lửa và thiết bị bay không người lái từ nhóm Houthi.
Trong cuộc họp trực tuyến ở Moskva ngày 22/12, Tổng thống Vladimir Putin đã đề cập vụ máy bay không người lái (UAV) tấn công hạ tầng dân sự tại thành phố Kazan, thủ phủ của Cộng hòa Tatarstan thuộc Nga, cách biên giới với Ukraine hơn 1.000 km hôm 21/12.
Thủ lĩnh lực lượng đối lập Syria Hayat Tahrir al-Sham (HTS), ông Ahmed al-Sharaa, ngày 22/12 khẳng định với lãnh đạo cộng đồng người Druze ở Liban rằng Syria sẽ không can thiệp tiêu cực vào Liban và cam kết tôn trọng chủ quyền của nước láng giềng.
Lầu Năm Góc cho biết, Hải quân Mỹ đã vô tình bắn nhầm một máy bay chiến đấu F/A-18 của nước này ở Biển Đỏ trong khi ném bom các mục tiêu thuộc nhóm vũ trang Houthi ở Yemen. Hai phi công của Hải quân Mỹ may mắn nhảy dù thành công và được giải cứu an toàn.
Ngày 22/12, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky khẳng định việc nước này gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) là "khả thi", nhưng Kiev sẽ phải nỗ lực thuyết phục các đồng minh để điều này thành hiện thực.
Các quốc gia đang nỗ lực phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI vào mọi lĩnh vực, trong đó Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Anh, Canada, Pháp... là những quốc gia hàng đầu.
Phong trào Hồi giáo Hamas cho biết một thỏa thuận ngừng bắn ở Dải Gaza “đang ở gần hơn bao giờ hết” nếu Israel không đưa ra thêm điều kiện mới.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã cáo buộc Panama tính phí quá cao khi sử dụng kênh đào Panama và cảnh báo sẽ yêu cầu đồng minh giao lại kênh đào này nếu Panama không quản lý kênh đào theo cách chấp nhận được.
Đảng Dân chủ đối lập ở Hàn Quốc đã kêu gọi quyền Tổng thống Han Duck Soo nhanh chóng ký ban hành dự luật bổ nhiệm cố vấn đặc biệt để điều tra Tổng thống Yoon Suk Yeol và đệ nhất phu nhân Kim Keon Hee.
Không giống như truyền thống, năm nay, một nhóm ông già Noel tại thủ đô Argentina đã đổi xe trượt tuyết của họ lấy một đoàn xe máy đi phát quà, nhằm mang lại niềm vui và không khí lễ hội cho trẻ em tại các bệnh viện trên khắp thành phố.
Lễ hội Băng Tuyết Cáp Nhĩ Tân lần thứ 26 chính thức khai mạc vào cuối tuần qua tại thủ phủ tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc, mở ra một thế giới trải nghiệm kỳ diệu như trong mơ dành cho du khách trong nước và quốc tế.
Một chiếc trực thăng đã đâm vào một bệnh viện ở phía tây nam Thổ Nhĩ Kỳ vào Chủ nhật, khiến bốn người thiệt mạng, gồm hai phi công, một bác sĩ và một nhân viên trên máy bay. Không có ai bên trong tòa nhà hoặc trên mặt đất bị thương.
Cảnh sát Nigeria ghi nhận đã có ít nhất 13 người thiệt mạng trong hai vụ giẫm đạp nhận quà từ thiện tại nước này, đa số các nạn nhân là phụ nữ và trẻ em.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã chọn nhà sản xuất chương trình truyền hình thực tế Mark Burnett làm đặc phái viên của ông tại Vương quốc Anh. Lựa chọn này cần được Thượng viện Mỹ phê duyệt.
Thủ tướng Hungary Viktor Orban cho biết, nước này đang đàm phán với Nga và Ukraine về giải pháp duy trì trung chuyển khí đốt qua Ukraine, đồng thời khẳng định Budapest không muốn từ bỏ tuyến đường này.
Đảng Dân chủ đối lập ở Hàn Quốc đã kêu gọi quyền Tổng thống Han Duck-soo nhanh chóng ký ban hành dự luật bổ nhiệm cố vấn đặc biệt để điều tra Tổng thống Yoon Suk Yeol và đệ nhất phu nhân Kim Keon Hee, nếu không sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump cảnh báo sẽ áp đặt thêm thuế quan với Liên minh châu Âu nếu lục địa già không tăng cường mua dầu khí của Mỹ.
Ukraine đang đưa những chiếc xe tăng Abrams cuối cùng tới tỉnh Kursk của Nga khi Moskva tăng tốc phản công dồn dập trong thời gian qua.
Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký phê chuẩn thành luật - dự luật cấp ngân sách cho Chính phủ liên bang đến giữa tháng 3/2025, tránh được nguy cơ phải đóng cửa một phần chỉ vài ngày trước dịp lễ Giáng sinh.
Truyền thông Đức cho biết nghi phạm bị cáo buộc trong vụ lao xe vào đám đông ở một khu chợ Giáng sinh ở thành phố Magdeburg, đông bắc nước này, là Taleb Al Abdulmohsen, một công dân Ả Rập Xê-út. Đáng chú ý, nghi phạm là một bác sĩ tâm lý được đánh giá cao về chuyên môn.
Viện Thống kê và nghiên cứu kinh tế quốc gia Pháp vừa công bố số liệu cho thấy nợ công của nước này tiếp tục tăng trong quý III/2024.
Tờ Financial Times dẫn nguồn thạo tin khẳng định Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump vừa thay đổi yêu cầu với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), trong đó yêu cầu các quốc gia thành viên của khối tăng chi tiêu quốc phòng lên 5% GDP, gấp 2,5 lần so với mức hiện tại là 2%.
Tại Slovenia, hang động đá vôi Postojna là một điểm đến không thể bỏ lỡ mỗi dịp Giáng sinh. Đến với hang động này, du khách sẽ được chiêm ngưỡng khung cảnh chúa Giesu ra đời.
Hàng chục nghìn người biểu tình phản đối Tổng thống Yoon Suk Yeol vừa tổ chức mít tinh và diễu hành ở trung tâm Seoul, một tuần sau khi Tổng thống Hàn Quốc bị kiến nghị luận tội vì lệnh thiết quân luật hồi đầu tháng này.
Trước tình trạng khoai tây đặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ cao và biến đổi khí hậu, các nhà khoa học tại Trung Quốc - nước sản xuất khoai tây lớn nhất thế giới - đang nỗ lực nghiên cứu giống khoai tây chịu nhiệt, nhằm bảo vệ nguồn cung cấp lương thực.
Nhà chức trách Nga vừa cho biết Ukraine phóng máy bay không người lái (UAV) chứa thuốc nổ tấn công thành phố Kazan của Nga, cách biên giới Ukraine hơn 1.000 km, gây thiệt hại cho một số công trình.
Hãng tin Tass ngày 21/12 cho biết, chuyên gia quân sự Andrey Marochko đã nói với hãng tin này rằng lực lượng Nga đang kiểm soát hơn một nửa thành phố Chasov Yar ở Cộng hòa Nhân dân Donetsk .
Quân đội Israel thừa nhận đã không thể đánh chặn một "vật thể bay" được phóng từ Yemen tới Tel Aviv, làm ít nhất 16 người bị thương.
Phe đối lập Syria tuyên bố muốn đóng góp vào hòa bình khu vực sau cuộc gặp lịch sử giữa lãnh đạo Ahmed al-Sharaa và phái đoàn ngoại giao Mỹ tại Damascus.
Con số cập nhật mới nhất cho thấy, có 5 người thiệt mạng, bao gồm một trẻ em và ít nhất 200 người bị thương sau khi chiếc xe BMW lao vào đám đông tại chợ Giáng sinh Magdeburg của Đức.
Ngày 21/12, một vụ tai nạn nghiêm trọng giữa một xe buýt chở khách và một xe tải trên đường cao tốc tại Brazil đã khiến ít nhất 30 người tử vong.
Khắp mọi nơi trên thế giới đang tưng bừng đón Giáng sinh năm 2024 với nhiều màu sắc và ánh sáng tràn ngập khắp nơi. Nhiều thành phố trên thế giới đã trang hoàng đường phố, tổ chức nhiều sự kiện thú vị để chào đón một mùa Giáng sinh và năm mới với mong ước hòa bình và hạnh phúc.
Sau Hạ viện, Thượng viện Mỹ hôm nay 21/12, đã thông qua dự luật ngân sách ngắn hạn nhằm duy trì hoạt động của chính phủ liên bang tới tháng 3 năm sau.
Tư lệnh Tình báo quốc phòng Hàn Quốc, Thiếu tướng Moon Sang Ho đã bị bắt giữ ngày 20/12, với cáo buộc đóng vai trò quan trọng trong việc ban bố thiết quân luật đêm 3/12.
Công đoàn IG Metall thông báo đã đạt được bước đột phá trong cuộc đàm phán thương lượng tập thể với Volkswagen. Theo đó, thỏa thuận này sẽ ngăn chặn việc đóng cửa các nhà máy và sa thải nhân viên.
Chính quyền Croatia cho biết có kế hoạch tổ chức quốc tang vào hôm nay (21/12) cho các nạn nhân của vụ tấn công bằng dao chưa từng có tại một trường học ở thủ đô Zagreb.
Chính phủ Nhật Bản cho hay, nước này sẽ cung cấp vaccine đậu mùa khỉ cho Cộng hòa dân chủ Congo và đã cử một đoàn chuyên gia y tế đến thực địa để khảo sát cách tiến hành tiêm chủng. Động thái này nhận được sự hoan nghênh từ Tổ chức Y tế thế giới và cộng đồng quốc tế.
Một đoàn gồm 120 binh sĩ Pháp đã rời Chad vào ngày 20/12, đánh dấu sự khởi đầu cho cuộc rút quân của Pháp khỏi một trong những thuộc địa cuối cùng mà Pháp vẫn duy trì sự hiện diện quân sự.
Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier cho biết, vào ngày 27/12 tới, ông sẽ ra quyết định liệu có giải tán quốc hội hay không.
Nhiều nhà lãnh đạo trên thế giới đã chia sẻ những nội dung trên mạng xã hội nhằm gửi lời chia buồn về vụ tấn công khủng bố kinh hoàng tại chợ Giáng sinh ở thành phố Madeburg của Đức, khiến hơn 60 người thương vong.
Ngày 20/12, Thủ tướng Canada Justin Trudeau đã công bố 12 thay đổi trong Nội các, theo đó đưa vào 8 bộ trưởng mới và chuyển đổi vị trí của 4 bộ trưởng cũ. Đây được coi là một trong những đợt cải tổ Nội các lớn nhất kể từ khi ông Trudeau lên nắm quyền cách đây 9 năm.
Một đối tượng đã lái xe đâm vào đám đông ở chợ Giáng sinh Magdeburg, miền đông nước Đức, khiến ít nhất 2 người thiệt mạng và 60 người bị thương. Các quan chức địa phương xác nhận đây là một vụ tấn công khủng bố.
Với tỷ lệ phiếu áp đảo 366 phiếu ủng hộ trên 34 phiếu chống, Hạ viện Mỹ đã thông qua dự luật chi tiêu sửa đổi để không đẩy chính phủ Mỹ rơi vào tình cảnh phải đóng cửa một phần.
Bộ Chỉ huy trung tâm Mỹ ở Trung Đông ngày 20/12 thông báo đã tiêu diệt một thủ lĩnh của Tổ chức nhà nước Hồi giáo (IS) trong một cuộc không kích ở Syria.
Ngày 20/12, một xe ô tô đã lao vào một khu chợ Giáng sinh ngoài trời đông đúc ở thành phố Magdeburg, miền Đông nước Đức, khiến ít nhất 2 người thiệt mạng và hơn 60 người khác bị thương. Chính quyền địa phương gọi đây là một vụ tấn công khủng bố.
Công ty khởi nghiệp Energy Miner của Bavaria (Đức) đã phát triển một công nghệ tiên tiến nhằm khai thác thủy điện theo cách mới mà không cần xây đập hoặc đổ bê tông. Công ty này đang mong muốn hướng đến một cuộc cách mạng về thủy điện.
0