Nga quyết chiếm Donetsk, phương Tây dần ‘bỏ rơi’ Ukraine

Những ngày này, lực lượng vũ trang Ukraine phải chịu tổn thất nặng nề về trang thiết bị cũng như nhân lực. Tận dụng điều đó, quân đội Nga đã liên tục tiến hành tấn công trên mọi mặt trận. Đứng trước nguy cơ dần thất thủ, Tổng tư lệnh Ukraine đổ lỗi cho phương Tây vì đã không cung cấp viện trợ như đã hứa. Phải chăng, phương Tây đang dần vứt bỏ Ukraine?

Phương Tây đang dần ‘bỏ rơi’ Ukraine?

ISW công bố rằng lực lượng vũ trang Ukraine đang phải chịu tổn thất nặng nề về trang thiết bị cũng như nhân lực. Đối với tất cả những thất bại của Kiev, Tổng tư lệnh Ukraine, Alexander Syrsky, đổ lỗi cho phương Tây vì đã không cung cấp viện trợ về tài chính cũng như quân sự như đã hứa.

Tận dụng điều đó, quân đội Nga đã liên tục tiến hành tấn công trên mọi mặt trận như Bakhmut, Avdiivka và Donetsk, cũng như ở biên giới Cộng hoà Donetsk và khu vực Zaporozhye.

Quân đội Nga liên tục tiến hành tấn công trên mọi mặt trận. Ảnh: Rian

Lực lượng không quân vũ trụ Nga cũng đang gia tăng cường độ tấn công vào cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine. Hiện tại các nhà máy thủy điện đang bị tấn công bằng tên lửa.

Câu hỏi được đặt ra là vì sao phương Tây lại chậm trễ trong việc viện trợ cho Ukraine như vậy? Phải chăng họ đang muốn để cho Kiev chiến đấu một mình?

Phương Tây lo sợ Ukraine sụp đổ

“Đã đến lúc nói về sự thất bại của Kiev”, nhà báo Ian Martin của The Times đã viết như vậy để mở đầu cho bài viết của mình, trong đó, ông đưa tin rằng các nhà quan sát của phương Tây hiện đang theo dõi khả năng quân đội Nga tiến hành tấn công nhằm vào Thủ đô của Ukraine.

Theo ông Martin, những sự kiện gần đây ở nhiều mặt trận đang buộc các chính trị gia ở London, Washington, Paris và Brussels phải chuẩn bị kế hoạch cho sự sụp đổ của quân đội Ukraine.

Tác giả tờ The Times viết rằng nguy cơ chính không phải là xung đột sẽ bị đóng băng mà là quân đội Ukraine sẽ bị đẩy lui.

Nỗi sợ hãi chính đối với phương Tây là mặt trận Ukraine sẽ sụp đổ dưới các cuộc tấn công của Nga.
Ảnh: Getty.

Ông nhấn mạnh rằng những tin tức mới nhất từ chiến trường không mang lại nhiều sự lạc quan cho các chuyên gia quân sự châu Âu và Mỹ.

Và nỗi sợ hãi chính đối với phương Tây là mặt trận Ukraine sẽ sụp đổ dưới các cuộc tấn công của Nga. Ông Martin cho hay Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đang cố gắng kêu gọi châu Âu đưa quân tới Ukraine. "Một cuộc tấn công tổng lực mới của Nga chắc chắn sẽ là thảm họa đối với người Ukraine”.

Trong khi đó, người dân ở các nước phương Tây đã quá mệt mỏi với cuộc xung đột Ukraine. Họ không còn mong muốn đóng tiền thuế của mình để giúp đỡ Kiev. Có thể thấy sự giúp đỡ của phương Tây trong tình huống này chỉ làm tăng thêm số người thiệt mạng ở Ukraine.

Ông Martin cho biết thêm, dư luận phương Tây đang dần chấp nhận với thực tế là người Ukraine đã không còn đường lui và sẽ có một số thỏa thuận nào đó giúp củng cố chiến tuyến hiện tại.

Nga tiến quân tới Novomykhailivka

Kênh KalibratedMaps báo cáo, lực lượng quân sự Nga đang di chuyển rất nhanh ở Novomykhailivka và đã tiến vào khu vực phía Bắc hồ chứa nhỏ. Trước sức ép mạnh mẽ của đối phương, lực lượng Ukraine buộc phải rút lui.

Ngày 30/3, kênh Military Summary nhận định Novomykhailivka đã ở bên bờ vực sụp đổ và chỉ một ngày sau các diễn biến cho thấy nguy cơ này càng trở nên rõ ràng hơn.

Kênh Suriyakmaps cũng xác nhận, lực lượng Nga đã đạt được những bước tiến mới rất đáng kể về phía Tây và phía Bắc Novomykhailivka.

Bản đồ chiến sự Ukraine tại Novomikhailovka theo hướng Ugledar ngày 29/3. Trong đó, Nga kiểm soát phần màu nâu, các mũi tên đỏ là hướng tấn công của họ và những vị trí cắm cờ là nơi lực lượng Moscow vừa giành quyền kiểm soát, những mũi tên xanh là hướng rút lui của Kiev. Ảnh: Military Summary.

Kênh Rybar đưa tin, tại phía Tây Marinka, các nhóm tấn công của Nga sau khi củng cố vị trí vững chắc ở trung tâm làng Georgievka, đã tiếp tục tiến lên, đánh bật lực lượng Ukraine, buộc đối phương phải rút lui.

Nga đẩy mạnh tập kích vào cơ sở hạ tầng quan trọng của Ukraine

Người đứng đầu công ty năng lượng tư nhân lớn nhất Ukraine, DTEK, cho biết hôm 30/3 rằng 5 trong số 6 nhà máy của họ đã bị hư hại hoặc bị phá hủy dẫn tới mất 80% công suất phát điện sau 2 tuần bị Nga tấn công. Nhiệm vụ sửa chữa một số thiết bị có thể mất tới 18 tháng.

Các cuộc tấn công bằng tên lửa và máy bay không người lái của Nga đã nhằm vào các nhà máy nhiệt điện và thủy điện ở miền Trung và miền Tây Ukraine vào đêm 29/3.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cáo buộc Nga đang thực hiện các cuộc tấn công nhằm khiến ngành năng lượng Ukraine "chảy máu".

Mỹ, châu Âu, các đối tác khác của chúng tôi, mọi người đều biết chúng tôi cần gì. Mọi người đều biết tầm quan trọng của việc giúp chúng tôi tự bảo vệ mình khỏi những cuộc tấn công này.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky

DTEK, công ty cung cấp khoảng 1/4 sản lượng điện của Ukraine, đã chứng kiến các nhà máy nhiệt điện và các cơ sở khác liên tục bị tên lửa, máy bay không người lái và pháo binh của Nga tấn công.

Nga đẩy mạnh tập kích vào cơ sở hạ tầng quan trọng của Ukraine trong thời gian qua.
Ảnh: Văn phòng Tổng thống Ukraine.

Giám đốc điều hành DTEK, Dmytro Sakharuk, cho biết trong bài phát biểu trên truyền hình quốc gia rằng làn sóng tấn công vào ngày 22 và 29/3 đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nhiệt điện và thủy điện ở hầu hết các khu vực và các cơ sở cung cấp điện đã bị phá hủy.

Cụ thể, 5 trong số 6 trạm của chúng tôi bị hư hại nghiêm trọng, một số đơn vị bị phá hủy, một số bị hư hại từ 50% trở lên. Tình trạng này xảy ra ở cả miền Tây và miền Trung, cả thiết bị cần thiết cho sản xuất điện và truyền tải từ nhà máy lên lưới điện đều bị hư hỏng

Giám đốc điều hành DTEK, Dmytro Sakharuk

Ông Sakharuk cho biết, công ty của ông đã chịu khoản lỗ lên tới 300 triệu USD chỉ riêng về thiết bị, trong khi chi phí lao động sẽ cần tăng gấp đôi. Ông nói thêm: "Chúng tôi xác định rằng đã mất 80% công suất phát điện".

Ông tiết lộ DTEK đã chi 110 triệu USD để khôi phục những thiết bị Nga tấn công vào năm ngoái và 2/3 trong số đó hiện đã bị phá hủy trở lại. Ông Sakharuk nói thêm, nó sẽ cần nhiều tháng sửa chữa và trong một số trường hợp có thể kéo dài đến một năm rưỡi.

Ông giải thích: "Phải mất thời gian để sản xuất một tuabin, máy phát điện hoặc máy biến áp, vì vậy bạn cần chuẩn bị cho thực tế là nguồn điện sẽ dần dần trở lại".

Các nhà phân tích lưu ý rằng các cuộc tấn công của Nga vào các cơ sở năng lượng của Ukraine có thể nhằm mục đích làm suy yếu tiềm năng công nghiệp quốc phòng của nước này.

Bên cạnh đó, lực lượng Moscow có thể đang cố gắng khai thác sự thiếu hụt hệ thống tên lửa phòng không đối phương trong một nỗ lực mới nhằm phá hủy hệ thống năng lượng của Ukraine.

Các chuyên gia cho biết thêm, lực lượng Nga có thể tiếp tục tiến hành các cuộc tấn công có chủ đích tiếp theo, đặc biệt là lợi dụng sự chậm trễ dai dẳng trong hỗ trợ an ninh của phương Tây làm hạn chế đáng kể khả năng của hệ thống phòng thủ Ukraine.

NATO tiến hành hàng loạt cuộc tập trận quy mô lớn

Phương Tây đang cố gắng cản trở Nga bằng mọi cách có thể bao gồm các cuộc tấn công khủng bố, các cuộc chiến ủy nhiệm, kích động xung đột và mối đe dọa đưa quân tham gia trực tiếp. Cuộc tập trận “Người bảo vệ châu Âu” bắt đầu từ tháng 2 sẽ kéo dài đến ngày 21/04 với sự tham gia của 50 nghìn binh sĩ, 700 máy bay và hơn 50 tàu chiến NATO.

Cuộc tập trận Steadfast Defender 2024 tại Korzeniewo, Ba Lan. Ảnh: Reuters.

Đồng thời, cuộc tập trận Stalwart Defender đang diễn ra ở Đức, Ba Lan và các nước vùng Baltic, và cuộc tập trận “Cá heo Bắc Cực” đang diễn ra ở Biển Bắc và Biển Na Uy. Sau đó, các cuộc tập trận chung “Phản hồi của phương Bắc” được lên kế hoạch ở các nước vùng Baltic.

NATO không chỉ chuẩn bị cho một cuộc chiến mà hiện tại đang tiến hành nó. Ngay cả tại Hội nghị Madrid năm 2022, họ đã tuyên bố rằng cuộc chiến chống lại Nga là cuộc chiến của sự tồn tại, có nghĩa là nó sẽ được tiến hành cho đến khi một trong các đối thủ bị tiêu diệt.

Chuyên gia quân sự Nga Alexander Artamonov

Hành lang Suwalki (khu vực biên giới giữa Belarus, Ba Lan và Litva) được coi là nơi dễ xảy ra xung đột nhất giữa lực lượng liên minh Nga - Belarus và lực lượng NATO.

Chiến lược của Putin giúp Nga vượt qua mọi lệnh trừng phạt

Kênh Sabah đưa tin: “Putin, người trở thành mục tiêu tấn công của phương Tây trong bối cảnh xung đột Ukraine, đã phá hủy trật tự thế giới cổ điển, dựa trên các quy tắc của khối Đại Tây Dương, và biến đất nước của ông thành một trong những trung tâm quyền lực thay thế hiệu quả nhất cho các quốc gia ngoài phương Tây”.

Các biện pháp trừng phạt mà các quốc gia phương Tây và EU thực hiện đã không mang lại kết quả như họ mong đợi. Moscow không chỉ tránh được sự cô lập quốc tế mà còn tăng tốc độ hội nhập địa chính trị với thế giới ngoài phương Tây.

Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Điện Kremlin. Ảnh: Arina.

Nhìn nhận chung, thành công then chốt của Putin chính là đã vượt qua các biện pháp trừng phạt chưa từng có của phương Tây, nhờ chiến lược kinh tế hiệu quả. Tác giả tin tưởng rằng phương Tây hiện không thể ngăn cản nhà lãnh đạo có quyền lực trong và ngoài nước này, khi ông đang làm đảo lộn cán cân quyền lực không chỉ ở phương Tây mà trên toàn thế giới. Ấn phẩm công bố rằng bằng chứng quyết định về tính không thể đảo ngược của những thay đổi trong hiện trạng toàn cầu là sự thất bại nghiêm trọng trong chính sách của các nhà lãnh đạo châu Âu đối với Ukraine.

Trong tháng 2 vừa qua, Liên minh châu Âu đã thông qua gói trừng phạt thứ 13 chống Nga, bao gồm 106 cá nhân và 88 pháp nhân khác. EU đã đưa ra các hạn chế đối với hàng hóa “có thể góp phần cải tiến công nghệ trong lĩnh vực an ninh và quốc phòng của Nga”. Tuy nhiên, không ai ở Điện Kremlin có ấn tượng gì với các biện pháp trừng phạt mới. Thư ký báo chí của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov, cho rằng các nhà lãnh đạo phương Tây khó có thể phát minh ra bất kỳ biện pháp mới nào để kiềm chế được Nga.

User
Ý KIẾN

Tờ Moskovsky Komsomolets của Nga dẫn thông tin từ ấn phẩm “Chính trị đất nước” đưa tin sáng 21/11, Nga đã phóng một tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) từ vùng Astrakhan, miền Nam nước này nhắm vào thành phố Dnipro của Ukraine.

Lực lượng không quân Ukraine thông báo Nga đã phóng một tên lửa đạn đạo liên lục địa vào Ukraine hôm thứ Năm. Đây là lần đầu tiên trong cuộc chiến, Nga sử dụng một loại vũ khí mạnh mẽ, có khả năng hạt nhân với tầm bắn hàng nghìn km.

Ukraine cáo buộc Nga tập kích thành phố Dnipro bằng loạt vũ khí, trong đó có tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, nhấn mạnh không có thiệt hại đáng kể. Tên lửa này có khả năng mang đầu đạn hạt nhân đi xa hàng nghìn km.

Hãng thông tấn SANA của Syria đưa tin, ngày 20/11, Israel đã tiến hành không kích vào thành phố lịch sử Palmyra của Syria, khiến 36 người thiệt mạng và hơn 50 người khác bị thương. Đây là một trong các cuộc tập kích gây thương vong lớn nhất tại Syria trong những tháng qua.

Ngày 20/11, Bộ Quốc phòng Nga thông báo lực lượng trung đoàn tác chiến đặc biệt đã giành quyền kiểm soát khu định cư Ilyinka tại tỉnh Donetsk của Ukraine.

Nhà Trắng cho biết, Mỹ không bất ngờ trước việc Nga hạ ngưỡng tấn công hạt nhân, đồng thời tuyên bố Washington không có kế hoạch điều chỉnh thế trận hạt nhân của mình để đáp trả.

Nga cáo buộc Ukraine sử dụng tên lửa ATACMS của Mỹ để tấn công lãnh thổ Nga hôm 19/11, đúng vào ngày thứ 1.000 của cuộc xung đột Nga-Ukraine.

Bộ Quốc phòng Nga thông báo: Lực lượng Ukraine đã phóng tên lửa ATACMS về phía vùng Bryansk của Nga, nhưng hệ thống phòng không đã bắn hạ năm tên lửa và làm hư hại một tên lửa khác.

Các nhà lập pháp Ukraine ngày 19/11 đã bỏ phiếu phê duyệt ngân sách năm 2025 của chính phủ, trong đó hơn 53 tỷ USD, tương đương 60% tổng chi tiêu được phân bổ cho quốc phòng và an ninh.

Bộ Quốc phòng Nga cho biết, quân đội Ukraine đã phóng nhiều tên lửa tầm xa ATACMS do Mỹ sản xuất vào tỉnh Bryansk (Nga).

Hôm qua, lực lượng Hezbollah tại Liban đã mở lại các cuộc tập kích dữ dội vào Israel, gây nhiều thương vong và khiến còi báo động vang lên tại hàng trăm khu dân cư, thị trấn.

Tin tức về việc Mỹ cho phép Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa làm dấy lên lo ngại về khả năng leo thang xung đột. Tờ Le Figaro của Pháp đưa tin, ngay sau khi Mỹ bật đèn xanh cho Ukraine, thì Anh và Pháp cũng có động thái tương tự, tuy nhiên sau đó, tờ Le Figaro đã gỡ bài đăng này.

Xung đột Ukraine leo thang khi Mỹ “bật đèn xanh” cho phép Kiev sử dụng tên lửa tầm xa tấn công vào sâu lãnh thổ Nga, còn Moscow cảnh báo đáp trả. Một số chuyên gia nhận định, động thái này của chính quyền Tổng thống Joe Biden sẽ khiến Tổng thống đắc cử Trump gặp khó khăn trong việc sớm chấm dứt chiến sự.

Trong ngày 17/11, quân đội Israel tiếp tục tiến hành hàng loạt cuộc không kích nhằm vào nhiều khu vực tại Liban, Dải Gaza, gây ra những cảnh tượng kinh hoàng với người dân nơi đây.

Tổng thống tiếp theo của Mỹ ông Donald Trump có thể sẽ xem xét lại quyết định của người tiền nhiệm về việc cho phép Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa do Mỹ cung cấp để tấn công sâu bên trong lãnh thổ Nga.

Các Nghị sĩ cấp cao Nga cho rằng, quyết định của Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga bằng tên lửa tầm xa do Mỹ sản xuất có thể làm leo thang xung đột ở Ukraine và có thể dẫn đến Thế chiến thứ ba.

Hàng chục người Palestine đã thiệt mạng hoặc bị thương trong một cuộc không kích của Israel diễn ra ngày 17/11, nhằm vào một tòa chung cư ở phía Bắc Gaza.

Chỉ còn hai tháng nữa là hết nhiệm kỳ, Tổng thống Mỹ Joe Biden lần đầu tiên cho phép quân đội Ukraine sử dụng hệ thống tên lửa chiến thuật lục quân (ATACMS) do Mỹ cung cấp để tấn công lãnh thổ Nga. Theo CNN, quyết định này vốn tuân theo một mô-típ quen thuộc của Washington.

Chính quyền của Tổng thống Joe Biden sẽ cho phép Ukraine sử dụng vũ khí do Mỹ cung cấp để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga. Thông tin trên được đưa ra vào Chủ Nhật (ngày 17 tháng 11). Đây sẽ là thay đổi đáng kể đối với chính sách của Washington trong cuộc xung đột Ukraine-Nga.

Bộ Quốc phòng Nga hôm 17/11 cho biết, quân đội Nga đã tiến hành các cuộc tấn công lớn vào nhiều khu vực của Ukraine, các mục tiêu thuộc tổ hợp công nghiệp quân sự và các cơ sở năng lượng quan trọng của nước này. Một nửa công suất sản xuất điện của Ukraine đã bị phá hủy.

Những vụ nổ đã vang lên khắp thủ đô Kiev và các thành phố khác của Ukraine sáng 17/11, khi Nga tiến hành cuộc tấn công tên lửa lớn nhất kể từ tháng 8 nhắm vào hạ tầng năng lượng của Ukraine khi mùa đông đang đến.

Mohammad Afif, quan chức quan hệ truyền thông cấp cao của Hezbollah, được cho là đã bị ám sát trong một cuộc không kích của Israel vào trung tâm Beirut.

Mỹ, Australia và Nhật Bản đã cam kết tăng cường hợp tác quân sự và nhất trí thành lập một Cơ quan tham vấn ba bên mới.

Người phát ngôn của lực lượng Houthi ở Yemen, ông Yahya Saree tuyên bố nhóm này đã tấn công “một mục tiêu quan trọng” tại thành phố cảng Eilat của Israel bên bờ Biển Đỏ bằng một số thiết bị bay không người lái (UAV).

Quân đội Nga đã kiểm soát các khu định cư Leninskoye và Makarovka tại Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DPR) trong chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, Bộ Quốc phòng Nga ngày 16/11 cho biết.

Quân đội Israel cho biết đã hoàn thành đợt không kích thứ ba vào vùng ngoại ô phía nam Beirut, nhắm vào một số trung tâm chỉ huy của Hezbollah.

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã ra lệnh sản xuất hàng loạt máy bay không người lái (drone) tự sát, sau khi ông giám sát một cuộc thử nghiệm loại vũ khí này hôm 14/11, KCNA đưa tin.

Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc vừa bắt đầu cuộc tập trận chung Freedom Edge lần thứ hai tại vùng biển Hoa Đông, kéo dài ba ngày, nhằm tăng cường khả năng phối hợp và ứng phó với các tình huống phòng không, phòng thủ tên lửa, tác chiến mạng và chống tàu ngầm.

Quân đội Israel hôm 14/11 thông báo đã tấn công hơn 300 mục tiêu của Phong trào Hezbollah ở Liban trong tuần qua, phá hủy nhiều kho vũ khí và loại khỏi vòng chiến đấu hơn 200 tay súng đối địch.

Ngày 14/11, Hãng thông tấn quốc gia Liban đưa tin 11 người đã thiệt mạng và 9 người khác bị thương trong các cuộc không kích của Israel vào miền Nam và miền Đông Liban cùng ngày.

Ngày 14/11, Ngoại trưởng Iran Abbas Araghzi đã gặp Tổng giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) Rafael Grossi tại Tehran để thảo luận chi tiết về chương trình hạt nhân của Iran trong bối cảnh diễn biến quốc tế bị chi phối bởi việc cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump sắp trở lại Nhà Trắng.

Quân đội Nga đã áp sát một tuyến đường sắt gần thành phố Kupyansk ở Khu vực Kharkov và tràn vào vùng ngoại ô của thành phố, chuyên gia quân sự Andrey Marochko ngày 14/11 nói với TASS.

Mỹ đã chính thức mở một căn cứ phòng không mới ở miền bắc Ba Lan trong bối cảnh nhiều quan ngại về sự đoàn kết giữa các nước thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) trong nhiệm kỳ của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.

Trong ngày 13/11, Bộ Quốc phòng Nga thông báo quân đội Nga đã kiểm soát khu vực Rovnopol tại Cộng hòa Nhân dân tự xưng Donetsk (DPR) trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.

Nếu đột phá thành công gần Krasnoarmeysk (Ukraine gọi là Pokrovsk), quân đội Nga sẽ có cơ hội tốt để nhanh chóng tiến thêm 150 km đến Dnieper. Đây là lời khẳng định của đại tá Markus Reisner, nhà sử học và chuyên gia quân sự người Áo khi trả lời phỏng vấn kênh NTV.

Tờ The Washington Post ngày 10/11 đưa tin, Tổng thống đắc cử của Mỹ - ông Donald Trump đã gọi điện cho Tổng thống Nga Vladimir Putin để thảo luận về xung đột Ukraine và các giải pháp tiềm năng.

Triển lãm Hàng không Chu Hải lần thứ 15 sắp khai mạc vào ngày 12/11 tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Bên cạnh những vũ khí trên không thu hút sự chú ý của truyền thông nước ngoài, năm nay Trung Quốc sẽ giới thiệu một số lượng kỷ lục các thiết bị quân sự trên bộ, một trong những phần quan trọng nhất của sự kiện.

Bộ Quốc phòng Nga ngày 10/11 cho biết, quân đội nước này đã giành quyền kiểm soát làng Volchenka ở Cộng hòa Nhân dân Donetsk.

400 ngày đã trôi qua kể từ khi xung đột nổ ra giữa Israel và Hamas. Số người thiệt mạng ở Gaza kể từ đó đến nay là hơn 43.500 người. Bộ Y tế Liban cho biết, các cuộc tấn công của Israel vào Liban đã giết chết ít nhất 3.117 người và làm bị thương 13.888 người khác kể từ tháng 10 năm 2023.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Qatar tuyên bố, nước này tạm ngừng vai trò trung gian đàm phán về một lệnh ngừng bắn và trao trả con tin tại Dải Gaza cho tới khi Hamas và Israel chứng minh được thái độ nghiêm túc trong đối thoại.

Tổng thống Hàn Quốc ông Yoon Suk-yeol cho biết Hàn Quốc không loại trừ khả năng trực tiếp cung cấp vũ khí cho Ukraine, sau khi Triều Tiên triển khai quân đội hỗ trợ cuộc xung đột giữa Nga - Ukraine.

Người đứng đầu chính quyền Nga tại khu vực Kharkov, ông Vitaly Ganchev, nói với RIA Novosti rằng các đơn vị của Lực lượng vũ trang Nga hiện chỉ còn cách thành phố Kupyansk vài km.

Một quả cầu lửa khổng lồ đã được nhìn thấy ở Beirut sau các cuộc tấn công của Israel nhằm vào ngoại ô phía nam thủ đô của Liban vào rạng sáng ngày 7/11. Liên hợp quốc cảnh báo thiệt hại do các cuộc tấn công của Israel đã chạm tới những ‘điểm mốc quan trọng’.

Quân đội Israel đã yêu cầu người dân ở hai khu phố vùng ngoại ô phía nam thủ đô Beirut của Liban sơ tán trước khi tấn công các mục tiêu của phong trào Hezbollah, trong thời điểm hai bên mở lại các cuộc tấn công dữ dội nhằm vào nhau, gây nhiều thương vong và khiến cục diện chiến trường ngày càng thêm ác liệt.

Lãnh đạo phong trào Hezbollah, ông Naim Qassem vừa cho biết chỉ những diễn biến trên chiến trường mới có thể dẫn đến quyết định chấm dứt tình trạng thù địch giữa nhóm vũ trang Liban và quân đội Israel.

Theo thông báo từ Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc (JCS), ngày 6/11, nước này đã tiến hành tập trận bắn đạn thật để đánh chặn tên lửa, nhằm phô diễn năng lực phòng không.