Ngành công nghiệp robot đang có những bước đột phá

Ngành công nghiệp robot đã phát triển mạnh mẽ từ nhiều thập niên qua. Và giờ đây cuộc cách mạng mới trong lĩnh vực này lại bắt đầu khi công nghệ trí tuệ nhân tạo đang có những bước đột phá nhanh chóng. Nhiều cường quốc trên thế giới tăng cường đầu tư cho ngành công nghiệp robot trong bối cảnh bùng nổ công nghệ AI.

Chó robot nhặt rác trên bãi biển

Các nhà nghiên cứu tại Italia đã phát triển một chú chó robot bốn chân mang tên Vero. Chó robot Vero sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo AI, hệ thống camera và thuật toán để xác định tàn thuốc lá trên mặt đất và hút chúng bằng các đầu nối máy hút bụi ở mỗi chân. Những chú chó robot Vero có thể nhận dạng mục tiêu và lập kế hoạch tuyến đường di chuyển.

Tiến sỹ Claudio Semini, Viện Công nghệ Italia cho biết: “Robot Vero ra đời sau khi nhóm thiết kế chứng kiến cảnh mọi người vứt tàn thuốc lá trên bãi biển và trong những con hẻm nhỏ. Đây là những nơi mà máy móc hay xe vệ sinh đường phố không thể tiếp cận. Phải có cách khác vì nếu mọi người phải tự tay nhặt từng cái một thì rõ ràng đây không phải là giải pháp”.

Dựa trên nghiên cứu hiện có để kiểm soát chính xác vị trí đặt chân của một chú chó robot bốn chân, nhóm nghiên cứu đã quyết định đưa ý tưởng hoạt động đồng thời vào chuyển động của robot.

“Ý tưởng này xuất hiện khi gắn những vòi phun, những chiếc ống vào chân và với AI, các mạng lưới thần kinh có thể nhận dạng sàn nhà và loại rác thải nằm xung quanh, chúng ta có thể dễ dàng phân biệt được đâu là đầu lọc thuốc lá. Và đó chỉ là bước khởi đầu, sau này, có thể là nắp chai hoặc những mảnh nhựa nhỏ, bất cứ thứ gì bạn có thể huấn luyện mạng lưới thần kinh nhận dạng đều có thể được hút lên”, Tiến sỹ Claudio Semini cho biết thêm.

Chó robot Vero nhặt rác trên bãi biển.

Nhóm nghiên cứu cho biết họ đã thu gom thành công khoảng 90% số tàn thuốc lá trong nhiều môi trường khác nhau. Ngoài nhặt được tàn thuốc lá và các rác thải nhỏ, chó robot còn có thể thống kê được lượng rác thải tại các khu vực. Nếu tìm thấy những vật thể lớn hơn như chai lọ hoặc các hộp giấy hoặc bất cứ thứ gì, robot sẽ đánh dấu lại và thông báo cho bộ phận vệ sinh môi trường đến thu gom.

Theo Công ước khung về kiểm soát thuốc lá của Tổ chức Y tế Thế giới, ước tính có khoảng 4,5 nghìn tỷ đầu lọc thuốc lá bị vứt bỏ mỗi năm. Chúng có thể gây thiệt hại cho bãi biển và đường thủy. Ngoài ra, các hóa chất rò rỉ từ đầu lọc thuốc lá có thể gây độc cho các loài cá biển và nước ngọt. Các nhà phát triển Vero hy vọng chú chó robot này sẽ là giải pháp cho vấn đề môi trường ngày càng ô nhiễm hiện nay.

Chó robot dẫn đường hỗ trợ người khiếm thị

Tiếp tục câu chuyện về những chú chó robot nhưng ở một ứng dụng khác, tại Trung Quốc, những người khiếm thị sắp có thêm những người bạn đồng hành khi các nhà khoa học tại quốc gia tỷ dân đang phát triển những chú chó robot giúp những người mù di chuyển thuận lợi hơn. Những con chó robot có tới 6 chân, một ngày nào đó không xa, nó sẽ trở thành người bạn đồng hành thân thiết với người khiếm thị, giúp họ có cuộc sống tự chủ, tự lập hơn.

Chó robot này hiện đang trong giai đoạn thử nghiệm trên thực tế tại Thượng Hải. Với kích thước tương đương chó thật, chú chó này có 6 chân, giúp chúng đi lại uyển chuyển và ổn định tối đa.

Nhờ được tích hợp công nghệ AI vào tính năng nhận diện giọng nói, chó robot có thể “nghe thấy” và “đáp lại” câu lệnh của người khiếm thị. Ngoài ra, nhờ công nghệ AI cùng hệ thống camera và cảm biến, chó robot có thể lập kế hoạch đường đi và điều hướng khi tham gia giao thông, trong đó có cả khả năng nhận diện tín hiệu đèn giao thông. Đây là những điều mà chó dẫn đường thông thường không làm được.

Chó robot dẫn đường hỗ trợ người khiếm thị.

Chị Li Fei, người khiếm thị Trung Quốc chia sẻ: “Tôi có thể cho robot biết tôi muốn đi đâu thông qua nhận dạng giọng nói. Tôi có thể kiểm soát tốc độ bằng cây gậy mù này. Nếu cần nó đi nhanh hơn, tôi chỉ cần đẩy nó về phía trước hết cỡ. Còn nếu cần chậm lại, tôi chỉ cần kéo nó về phía sau và nó sẽ điều chỉnh tốc độ”.

Nhu cầu sử dụng chó dẫn đường ở Trung Quốc khá cao. Thống kê cho thấy nước này hiện chỉ có hơn 400 chó dẫn đường để phục vụ khoảng 20 triệu người khiếm thị. Trong khi đó, nguồn cung chó dẫn đường còn hạn hẹp do những khó khăn về nhân giống và đòi hỏi quy trình huấn luyện chuyên sâu. Chó robot dẫn đường có thể được sản xuất ở quy mô công nghiệp, đặc biệt là tại quốc gia có nền sản xuất phát triển như Trung Quốc.

REC, Giáo sư Gao Feng, Đại học Giao thông Thượng Hải thông tin: “Chó robot dẫn đường có thể được sản xuất hàng loạt như ôtô để giảm giá thành. Tôi nghĩ đây là thị trường rất lớn vì có thể hàng chục triệu người trên thế giới cần đến chó dẫn đường”.

Ngoài Trung Quốc, hiện chó robot dẫn đường cũng đang được nghiên cứu phát triển ở nhiều nước, trong đó có Australia và Anh.

Hàn Quốc: Robot giúp lựa chọn mỹ phẩm theo làn da

Theo truyền thống, mỹ phẩm được lựa chọn dựa trên mức độ nhận diện thương hiệu, bao bì, đánh giá của người dùng và đề xuất của nhân viên cửa hàng. Tuy nhiên, phương pháp này thường không đáp ứng được nhu cầu tình trạng da của từng cá nhân. Nhiều công ty mỹ phẩm đang tận dụng ứng dụng Trí tuệ Nhân tạo (AI) để mang đến những sản phẩm tốt nhất phục vụ khách hàng.

Tại Hàn Quốc, robot AI đang giúp các cá nhân lựa chọn hóa mỹ phẩm phù hợp cho từng làn da, giúp khách hàng thuận lợi hơn trong quá trình làm đẹp, từ đó lựa chọn ra sản phẩm phù hợp nhất với làn da của mình.

Robot giúp lựa chọn mỹ phẩm theo làn da.

Với công nghệ mới là một cánh tay robot hỗ trợ AI, hãng mỹ phẩm AmorePacific tự tin với khả năng phân tích màu da và tư vấn cho khách, với 205 loại kem nền và 366 màu son môi khác nhau. Sản phẩm phù hợp được sản xuất ngay tại chỗ.

Chị Kwon You-jin - một khách hàng cho biết: "Mỗi người có tông màu da riêng, nhưng chúng ta thường mua các sản phẩm có màu phổ biến. Mặc dù tôi quan tâm đến mỹ phẩm nhưng thật khó để tự mình phân tích màu nào phù hợp với làn da của tôi. Và bây giờ robot AI đã giúp tôi làm điều đó, nó phân tích khá chính xác”.

Nhiều công ty mỹ phẩm đang sử dụng AI để tăng doanh số bán hàng, khi các thương hiệu toàn cầu như L'Oréal S.A và Sephora sử dụng nó để điều chỉnh sản phẩm phù hợp với nhu cầu của khách hàng.

Theo Statista Market Insights, doanh số bán hàng của ngành làm đẹp toàn cầu bao gồm cả mỹ phẩm đạt 625,6 tỷ USD vào năm 2023, tăng đều đặn hàng năm kể từ khi giảm xuống vào năm 2020 do đại dịch Covid-19.

Kỹ sư Lee Young-jin, Cố vấn mảng kinh doanh sản phẩm làm đẹp tùy chỉnh của AmorePacific cho biết: “Chúng tôi đã sử dụng deep learning, kỹ thuật machine learning (học máy) để đưa quy trình mà các chuyên gia sử dụng nhằm đánh giá dữ liệu từ làn da của nhiều người thành một dịch vụ tự động”.

Theo các nhà phân tích, việc sử dụng AI thay vì các chuyên gia tư vấn của con người có thể tăng tốc độ phát triển sản phẩm và giảm thiểu các biến số.

Ông Yang Yong-suk, Viện nghiên cứu Điện tử và Viễn thông Hàn Quốc (ETRI) cho rằng: “Cho dù chuyên gia có chuyên nghiệp đến đâu thì sai lệch cá nhân vẫn có thể lớn và việc đánh giá mỹ phẩm bằng cách tham khảo ý kiến của 30 - 40 chuyên gia luôn là điều khó khăn”.

Công nghệ robot AI đã nhận được Giải thưởng Sáng tạo của Triển lãm Điện tử Tiêu dùng (CES) 2023 ở hạng mục Robotics.

Thị trường sử dụng AI trong ngành làm đẹp và mỹ phẩm được dự báo sẽ đạt đỉnh cao vào năm 2028, khi các dịch vụ như đề xuất cá nhân hóa nét đẹp gương mặt, phân tích và chẩn đoán da phát triển và ảnh hưởng của mạng xã hội ngày càng mở rộng.

Khuôn mặt robot có thể biểu cảm nụ cười

Giống như Hàn Quốc, Nhật Bản cũng là quốc gia đi đầu trong ứng dụng robot, đặc biệt các ngành y học và mỹ phẩm. Các nhà khoa học từ Đại học Tokyo mới đây đã nghiên cứu thành công phương pháp gắn mô da sống vào khuôn mặt robot để chúng có thể tái hiện nụ cười. Theo đó, các nhà khoa học đã nuôi cấy tế bào da người thành hình dạng khuôn mặt và sử dụng các thành phần tương tự như dây chằng để giúp nó thể hiện nụ cười.

Khuôn mặt robot có thể biểu cảm nụ cười.

Theo Giáo sư Shoji Takeuchi, Đại học Tokyo, Nhật Bản: “Có những sợi dây vô hình gắn vào mặt sau má của robot. Khi bạn kéo những chiếc dây đó, mô da ở đây sẽ được nâng lên, khóe miệng cũng sẽ nâng lên. Bằng cách đó, chúng tôi có thể tạo ra một cấu trúc để robot mỉm cười”.

Mặc dù kết quả trông có vẻ kỳ lạ, nhưng các nhà khoa học cho biết thành công này thể hiện một bước tiến quan trọng trong việc tạo ra robot giống người thật hơn. Trong tương lai, các nhà nghiên cứu đặt mục tiêu bổ sung thêm nhiều yếu tố hơn vào làn da được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm, bao gồm hệ thống tuần hoàn và dây thần kinh, điều có thể đặt nền tảng cho các thử nghiệm an toàn hơn cho mỹ phẩm và thuốc hấp thụ qua da.

Robot cá đuối bảo vệ rạn san hô

Hệ sinh thái rạn san hô được ví là 'rừng mưa nhiệt đới dưới biển', là những yếu tố không thể thiếu của hệ sinh thái biển, giúp duy trì sự cân bằng sinh thái và đa dạng sinh học trong các đại dương. Song các rạn san hô hiện đang phải đối mặt với những mối đe dọa nghiêm trọng đối với sự sống còn.

Các báo cáo gần đây chỉ ra rằng, thế giới đang trải qua đợt tẩy trắng san hô toàn cầu lần thứ hai trong vòng một thập kỷ, do nhiệt độ đại dương tăng cao bởi biến đổi khí hậu. Trước tình trạng môi trường biển bị suy thoái nghiêm trọng, những hành động cụ thể như việc ứng dụng robot để bảo vệ các rạn san hô đang được nhiều nước tích cực thực hiện.

Tại Trung Quốc, một robot mô phỏng sinh học có hình dạng cá đuối, do Đại học Bách khoa Tây Bắc phát triển, được xem là một “giám sát viên” dưới nước trong việc bảo vệ hệ sinh thái rạn san hô. Chúng có thể bơi theo nhiều hướng tại nhiều vùng biển khác nhau để nghiên cứu tình trạng của các rạn san hô, vốn đang phải vật lộn để tồn tại trước hàng loạt mối đe dọa từ con người, hơn một nửa số rạn san hô trên thế giới đã biến mất và phần còn lại đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng nhanh chóng.

Robot cá đuối bảo vệ rạn san hô.

Ông Qu Yilin - Đại học Bách khoa Tây Bắc Trung Quốc chia sẻ: "Trong nghiên cứu phát triển robot mô phỏng sinh học, chúng tôi đã gặp nhiều loài mà chúng tôi có thể học hỏi, mỗi loài có những đặc điểm riêng. Cá đuối manta có thể bơi tiến và lùi, thực hiện những cú rẽ ngoặt, lặn và thậm chí thực hiện những cú lộn ngược. Nhìn chung, với sự ổn định của nó và tính linh hoạt, cá đuối thích hợp nhất để nghiên cứu, từ đó có cái nhìn toàn cảnh về thực trạng các rạn san hô dưới biển".

Nhà nghiên cứu nhấn mạnh tính hiệu quả của "cá đuối" mô phỏng sinh học trong việc theo dõi các rạn san hô, bao gồm quan sát tình trạng sức khỏe của cá và tiến hành giám sát thủy văn và thu thập dữ liệu.

“Với những ưu điểm của mình, robot mô phỏng sinh học có cấu trúc linh hoạt và di chuyển trong hầu hết các môi trường theo cách tương tự như cá đuối thật, đạt hiệu quả cao trong việc giám sát việc bảo vệ các rạn san hô. Sự tương tác không gây gián đoạn cho phép quan sát tình trạng sức khỏe của chúng. Sự phát triển của robot mô phỏng sinh học này có tiềm năng phát triển các phương tiện dưới nước và mở rộng tầm nhìn sang nhiều lĩnh vực khác nhau. Trên thực tế, quá trình sản xuất và hoàn thiện robot mô phỏng sinh học này đã phát triển một số lĩnh vực liên ngành mới. Điều này có thể góp phần phát triển nhiều phương tiện dưới nước hơn và thậm chí là các lĩnh vực rộng hơn. Chúng ta may mắn được sống trong thời đại có các công cụ nghiên cứu xuất sắc và vô số chủ đề nghiên cứu mới lạ. Có rất nhiều phạm vi để chúng tôi khám phá, phát minh và sáng tạo, ông Qu Yilin - Đại học Bách khoa Tây Bắc Trung Quốc cho hay.

Ngoài Trung Quốc thì Australia hay Singapore cũng đang phát triển các loại robot dùng để đếm và chụp ảnh các loài san hô con được nuôi trong bể ươm phục vụ công tác bảo tồn các rạn san hô.

Robot xuất hiện ngày càng phổ biến trong đời sống thường ngày của chúng ta và những ứng dụng của chúng rõ ràng là giúp con người có được cuộc sống tiện ích hơn, tốt đẹp hơn. Cùng với sự tiến bộ của công nghệ thông tin và trí tuệ nhân tạo, robot thế hệ sau đã trở nên thông minh hơn thế hệ robot truyền thống. Chúng đóng vai trò ngày càng quan trọng trong sản xuất thông minh, hệ thống vận chuyển thông minh, internet vạn vật, dịch vụ thông minh và sức khỏe y tế. Trong thời gian tới, robot thông minh sẽ tiếp tục được tích hợp nhiều công nghệ tiên tiến hơn. Điều quan trọng là con người cần hiểu rõ hơn về chúng để tận dụng và làm chủ chúng một cách có trách nhiệm, để robot thực sự hỗ trợ và phục vụ cuộc sống của con người.

User
Ý KIẾN

Có những cơ hội lớn trong hợp tác phát triển các lĩnh vực công nghệ cao như: trí tuệ nhân tạo, công nghệ bán dẫn, công nghệ năng lượng mới, tự động hóa, tuy nhiên, Việt Nam đang đứng trước thách thức rất lớn do sự thiếu hụt nguồn nhân lực, cả về số lượng và chất lượng.

Hạ viện Mỹ đã gửi thư tới Apple và Google để nhắc nhở rằng, việc duy trì TikTok trên kho ứng dụng App Store và Google Play Store sau ngày 19/1/2025 là vi phạm pháp luật.

Nhằm tôn vinh các sản phẩm, giải pháp, dịch vụ và doanh nghiệp an toàn thông tin Việt Nam xuất sắc, tiêu biểu, Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA) vừa tổ chức Lễ công bố và trao danh hiệu "Chìa khóa vàng 2024".

Sáng 14/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn chủ trì phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo.

Mới đây, Nvidia - công ty công nghệ lớn nhất thế giới chuyên cung cấp các giải pháp về AI và điện toán đám mây đã ký kết hợp tác chiến lược với Chính phủ Việt Nam. Đây không chỉ là một bước tiến lớn trong mối quan hệ giữa Việt Nam và các tập đoàn công nghệ quốc tế mà còn là dấu hiệu rõ ràng cho thấy Việt Nam đang nỗ lực trở thành một trung tâm toàn cầu về AI.

Hôm nay (12/12), Chatbot trí tuệ nhân tạo ChatGPT gặp sự cố ngừng hoạt động trên toàn cầu.

Cùng với hạ tầng viễn thông băng rộng, hạ tầng Internet kết nối vạn vật (IoT), điện toán đám mây (Cloud) và trung tâm dữ liệu (Data Center-DC) đóng vai trò rất quan trọng trong việc định hình hạ tầng số, Việt Nam được đánh giá là một trong những thị trường có tốc độ phát triển DC và Cloud nhanh nhất tại ASEAN.

Website của Google cập nhật thông tin rằng, các nhà quảng cáo trong nước sẽ thực hiện thủ tục về thuế thông qua Công ty TNHH Google Việt Nam, thay cho Google Asia Pacific trước đây. Việc chuyển đổi sẽ thực hiện từ ngày 1/4/2025.

Lễ trao Giải thưởng Khoa học, công nghệ thường niên toàn cầu VinFuture năm 2024 đã được tổ chức với sự tham dự của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, cùng đông đảo các nhà khoa học, trong đó, giải Đặc biệt trị giá 3 triệu USD đã được trao cho 5 nhà nghiên cứu về học sâu (deep learning).

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự và phát biểu tại Lễ trao Giải thưởng Khoa học, công nghệ thường niên toàn cầu VinFuture năm 2024, diễn ra vào tối 6/12, tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội).

Tại Hội nghị Thành phố thông minh Việt Nam - châu Á năm 2024, nhiều gian hàng trưng bày sản phẩm công nghệ đã cho thấy tiềm năng ứng dụng khoa học của Hà Nội đa ngành, đa lĩnh vực.

Tối 6/12, giải thưởng khoa học, công nghệ thường niên toàn cầu VinFuture diễn ra tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội.

Giữa cái rét đầu mùa, tối 5/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã cùng Nhà sáng lập, Chủ tịch Tập đoàn NVIDIA Jensen Huang trải nghiệm đền Ngọc Sơn, hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội.

Theo kết quả đánh giá năm 2024 của Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông), trong 39 ứng dụng ngân hàng, ví điện tử Việt Nam, vẫn có 17 ứng dụng triển khai bảo mật chưa chặt chẽ (chiếm 44%).

Trong hai ngày 3-4/12, Học viện Kỹ thuật Mật mã tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế về mật mã và an toàn thông tin lần thứ nhất (VCRIS 2024), với sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành về mật mã trong và ngoài nước.

Nhằm đưa ra các giải pháp công nghệ, chiến lược quản lý cho các địa phương, Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam - VINASA và Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Hà Nội đã khai mạc Hội nghị thành phố thông minh Việt Nam - châu Á 2024 với chủ đề “Đô thị thông minh - Kinh tế số - Phát triển bền vững”.

Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) cho biết, tình trạng các đối tượng giả mạo nhân viên nền tảng xem phim trực tuyến Netflix, gửi thư điện tử, thông báo tài khoản của người xem bị đình chỉ tạm thời, sau đó lừa đảo nạn nhân cập nhật thông tin hoặc thay đổi phương thức thanh toán đang diễn ra ngày càng phổ biến.

Ngày 30/11, tại TP.HCM đã diễn ra Ngày hội các Nhà sáng tạo nội dung số Việt Nam 2024, dưới sự chỉ đạo của Bộ Thông tin và Truyền thông, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, cùng Báo điện tử VnExpress và Công ty Cổ phần Dịch vụ trực tuyến FPT phối hợp tổ chức.

Trong kỷ nguyên số hóa và tự động hóa, trí tuệ nhân tạo AI không chỉ là một công cụ hỗ trợ mà còn đang dần trở thành một yếu tố thúc đẩy chính trong việc tái cấu trúc các ngành nghề, tạo ra cơ hội mới nhưng cũng làm mất đi những công việc truyền thống.

Quận Bắc Từ Liêm xác định chuyển đổi số “là xu thế tất yếu, yêu cầu khách quan, lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu để phát triển nhanh và bền vững”. Với hệ thống di tích và di sản đồ sộ, các nhà khoa học cho rằng đây là lợi thế rất lớn.

Thông tin từ Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội, tính đến ngày 21/11, đã có khoảng 16 triệu lượt người truy cập, sử dụng ứng dụng iHanoi. Hiện có hơn 1.446.000 người đăng ký tài khoản trên ứng dụng Công dân số Thủ đô - iHanoi. Trong đó, có 70.573 người dùng đã đăng ký mới bằng VneID.

Theo báo cáo công bố tại Hội nghị Cấp cao Internet Thế giới 2024, Trung Quốc hiện sở hữu mạng 5G lớn nhất và hiện đại nhất thế giới. Cả số lượng trạm phát sóng 5G lẫn người dùng Internet 5G tại nước này đều chiếm hơn 60% tổng số toàn cầu.

Phà bay bằng điện công nghệ cao vừa được đưa vào hoạt động tại Stockholm (Thụy Điển). Chiếc phà điện với tên gọi Nova là mẫu P-12 đầu tiên của công ty Candela được đưa vào hoạt động.

Một điểm nhấn rất mới, có thể coi là đột phá là việc tích hợp VNeID lên iHanoi, đó là có thể đăng nhập iHanoi bằng tài khoản VNeID.

Ngày 19/11, tại TP. Hạ Long, Bộ thông tin và Truyền thông đã tổ chức khai mạc Tuần lễ Số Quốc tế Việt Nam 2024 (Vietnam International Digital Week - VIDW 2024) với chủ đề “Trợ lý ảo”.

"Hoàn thiện thể chế, thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo" là chủ đề Hội nghị thường niên do Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh vừa phối hợp tổ chức tại Hà Nội.

Chiều 14/11, Báo Tiền phong đã tổ chức họp báo công bố Cuộc thi vô địch quốc gia STEM, AI và Robotics 2024 dành cho học sinh phổ thông với chủ đề “Nông nghiệp xanh - Phát triển bền vững”, hưởng ứng ngày hội STEM Quốc gia do báo Tiền Phong, Hội đồng đội Trung ương tổ chức.

Triển lãm kết nối giao thương, giới thiệu sản phẩm công nghệ số Hà Nội 2024 vừa khai mạc hôm nay 6/11 tại tại Bảo tàng Hà Nội, quận Nam Từ Liêm.

Ủy ban Bảo vệ dữ liệu cá nhân Hàn Quốc vừa thông báo quyết định phạt Meta, công ty mẹ của Facebook và Instagram 21,6 tỷ won (tương đương 15,6 triệu USD) vì thu thập dữ liệu nhạy cảm của người dùng mà không thông báo và cung cấp cho các nhà quảng cáo.

Với mong muốn đóng góp vào sự phát triển của ngành y tế, nhóm sinh viên Trường Đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TP.HCM) đã chế tạo robot y tá Florence có khả năng nhận diện khuôn mặt, hỗ trợ tình trạng quá tải và thiếu hụt nhân lực ở các bệnh viện.

Ngày 5/11 tới, Nhật Bản sẽ phóng vệ tinh bằng gỗ đầu tiên trên thế giới trong sứ mệnh của SpaceX, mở ra hy vọng giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong không gian.

Các chuyên gia hàng đầu về giáo dục và công nghệ vừa tham dự Hội thảo “Giải mã nghịch lý ngành công nghệ: 'Đại bàng' gõ cửa nhưng nhân lực khép cửa”. Những chia sẻ tại Hội thảo giúp tìm ra hướng đi, để công tác đào tạo nhân lực công nghệ thông tin đáp ứng nhu cầu lớn hiện nay của các doanh nghiệp.

Nhằm thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực điện tử, thiết bị thông minh, Triển lãm chuyên ngành Quốc tế Điện tử và Thiết bị thông minh Việt Nam (IEAE) đã khai mạc sáng 30/10 tại Hà Nội.

Chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ AI đang là xu hướng tất yếu giúp doanh nghiệp duy trì cạnh tranh và phát triển bền vững. Tuy nhiên, để thành công, doanh nghiệp cần chuẩn bị kỹ lưỡng từ nâng cao năng lực nội bộ, đảm bảo bảo mật đến tuân thủ quy định pháp lý.

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang ngày càng có những bước tiến mới đột phá và đang được ứng dụng trong rất nhiều ngành, lĩnh vực tại Việt Nam. Đáng chú ý, hầu hết các sản phẩm, giải pháp AI đang được ứng dụng đều do các công ty công nghệ Việt Nam phát triển.

Tuần lễ Chuyển đổi số Thành phố Hồ Chí Minh năm 2024 với chủ đề “Công nghệ số - Động lực tăng trưởng mới của Thành phố Hồ Chí Minh” do Sở Thông tin và Truyền thông TP. HCM phối hợp với Hội Tin học TP. HCM tổ chức đã khai mạc vào hôm nay 22/10.

Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) chính thức đưa vào vận hành Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia từ tháng 10/2024.

Do hiệu quả hoạt động chung của tập đoàn không đạt như mong đợi, Samsung Electronics của Hàn Quốc gần đây đã bắt đầu điều chỉnh cơ cấu kinh doanh của mình. Trong số đó, bộ phận bán dẫn đã quyết định rút khỏi hoạt động kinh doanh diode phát sáng (LED) đã thu hút sự chú ý của thế giới.

Chiều ngày 18/10, VCCorp cho ra mắt ứng dụng nhắn tin Lotus Chat nhấn mạnh tính năng bảo mật và hỗ trợ công việc.

Một số người dùng tại Việt Nam cho biết, iPhone 16 của họ dính lỗi Panic Full - hiện tượng máy tự khởi động lại hoặc tắt nguồn đột ngột.

Viettel đã trở thành nhà mạng đầu tiên công bố thương mại hóa 5G tại Việt Nam, phủ sóng tại 63 tỉnh thành, sau 6 tháng đấu giá thành công quyền sử dụng khối băng tần B1 (2500 - 2600 MHz) với số tiền 7.533 tỷ đồng.

Hãng SpaceX của tỷ phú Elon Musk hôm qua 14/10, đã phóng thành công tàu vũ trụ Starship trong vụ thử nghiệm lần thứ 5. Đây cũng là lần đầu tiên SpaceX thử nghiệm khả năng cho tên lửa đẩy Super Heavy đáp xuống đất thành công.

Diễn đàn quản trị doanh nghiệp Việt Nam năm 2024 vừa được Hội các Nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam (VACD) tổ chức với chủ đề “Ra quyết định quản trị dựa trên dữ liệu và trí tuệ nhân tạo ”.

Meta thông báo sẽ sớm triển khai trợ lý ảo Meta AI tại nhiều quốc gia, gồm có Việt Nam trong “vài tuần tới”.

Tối 5/10, tại sân vận động Đại học Bách Khoa Hà Nội, Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS), Báo Tiền Phong và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã đồng tổ chức khai mạc “Ngày Thẻ Việt Nam 2024 - Sóng Festival” dành cho giới trẻ.

Tại sự kiện Ngày hội Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024 được tổ chức tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tham quan mô hình Việt Nam SuperPort™ - “siêu cảng” đầu tiên trong mạng lưới logistics thông minh ASEAN, một trong những trung tâm hậu cần lớn nhất miền Bắc.