Ngành nông nghiệp chịu tác động trước biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu, biểu hiện rõ ràng nhất là sự nóng lên toàn cầu dẫn đến gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan. Biến đổi khí hậu không chừa một ngành nghề nào, trong đó nông nghiệp là lĩnh vực phải chịu tác động nặng nề nhất, có thể còn dẫn đến mất mùa hoàn toàn.

Thế giới trải qua tháng 8 nóng kỷ lục

Cơ quan theo dõi biến đổi khí hậu Copernicus (C3S) của Liên minh châu Âu (EU) vừa công bố dữ liệu sơ bộ cho thấy, trong tháng 8/2024, thế giới đã trải qua nền nhiệt trung bình ở mức cao kỷ lục trong năm thứ hai liên tiếp. Các nhà khoa học cảnh báo nguyên nhân chủ yếu khiến nhiệt độ tăng cao kỷ lục hiện nay xuất phát từ tình trạng biến đổi khí hậu mà phần lớn do con người gây ra, khiến các hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra thường xuyên và dữ dội hơn.

Theo dữ liệu từ nhiều cơ quan khí tượng khác nhau, một số nước như Australia, Nhật Bản cùng một số tỉnh của Trung Quốc và và quần đảo Svalbard nằm giữa đất liền Na Uy và Bắc Cực đều ghi nhận nhiệt độ cao kỷ lục trong tháng 8/2024. Theo C3S, nền nhiệt trong tháng 8/2024 đã tiếp nối chuỗi thời gian 15 tháng, trong đó mỗi tháng đều phá vỡ kỷ lục nhiệt độ của chính nó trong các năm trước đó.

Dù vẫn còn nhiều đánh giá chưa đồng nhất, song năm 2023 vẫn được ghi nhận là năm ấm nhất trong lịch sử kể từ khi các dữ liệu thời tiết bắt đầu được lưu giữ vào tháng kỷ 19.

Dữ liệu từ C3S cho thấy, nền nhiệt trong tháng 7/2024 đã dịu hơn một chút so với tháng 7/2023. Tuy nhiên kết quả này lại đi ngược lại so với đánh giá của Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA) - vốn cho rằng tháng 7/2024 là tháng nóng nhất từng được ghi nhận.

Dù vẫn còn nhiều đánh giá chưa đồng nhất, song năm 2023 vẫn được ghi nhận là năm ấm nhất trong lịch sử kể từ khi các dữ liệu thời tiết bắt đầu được lưu giữ vào tháng kỷ 19. Đầu tháng 8/2024, C3S đã cảnh báo năm 2024 nhiều khả năng sẽ là năm nắng nóng kỷ lục, “xô đổ” kỷ lục về nắng nóng được ghi nhận trong năm 2023. Theo C3S, nhiệt độ trong tháng 7/2024 ấm hơn 1,48 C so với nhiệt độ trung bình ước tính cho tháng 7 trong giai đoạn 1850-1900, trước khi nhiên liệu hóa thạch được sử dụng rộng rãi và trở thành động lực chính gây ra biến đổi khí hậu.

“Theo các số liệu thu thập được đến thời điểm hiện tại, đây là tháng 8 nóng nhất từng được ghi nhận. Như vậy, một loạt các kỷ lục thời tiết đã bị phá vỡ. Chúng ta đã có mùa xuân ấm nhất từ trước đến nay, mùa hè nóng kỷ lục và mùa thu cũng ấm, vì vậy năm 2024 này có thể cũng sẽ là năm nóng nhất từng được ghi nhận".

Nhà khí tượng học Vladimir Djurdjevic.

Một số nhà khoa học cũng chia sẻ nhận định này và cho rằng năm 2024 có thể vượt qua năm 2023 để trở thành năm nóng nhất trong lịch sử do biến đổi khí hậu và hiện tượng thời tiết tự nhiên El Nino mới kết thúc vào tháng 4 vừa qua đã đẩy nền nhiệt trong năm 2024 lên cao hơn bao giờ hết.

Một số nhà khoa học cũng chia sẻ nhận định này và cho rằng năm 2024 có thể vượt qua năm 2023 để trở thành năm nóng nhất trong lịch sử

Trước thực tế đáng quan ngại nói trên, các nhà khoa học và những người ủng hộ môi trường từ lâu đã kêu gọi chấm dứt phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch để ngăn chặn những tác động thảm khốc của biến đổi khí hậu, bao gồm cả những đợt nắng nóng gia tăng.

Nguy cơ thiếu hụt kim chi do nắng nóng tại Hàn Quốc

Với khí hậu mát mẻ, vào mùa hè, cao nguyên tỉnh Gangwon – Hàn Quốc là trung tâm sản xuất cải thảo, thành phần chính trong kim chi, món ăn quan trọng của người dân Hàn Quốc. Chất lượng và số lượng cải thảo để làm kim chi có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng do thời tiết ấm lên và nhiệt độ tăng cao. Dữ liệu từ cơ quan thống kê của chính phủ Hàn Quốc cho thấy nhiệt độ tăng cao và các kiểu thời tiết thất thường đã làm giảm diện tích cải thảo xuống còn một nửa kể từ những năm 2000.

Nghiên cứu cho thấy thời tiết ấm hơn do biến đổi khí hậu đang đe dọa các vụ mùa này, đến mức có thể một ngày nào đó Hàn Quốc sẽ không thể trồng được cải thảo làm kim chi.

Cải thảo làm kim chi phát triển tốt trong điều kiện khí hậu mát mẻ, do vậy thường được trồng ở các vùng núi nơi mà nhiệt độ trong mùa hè hiếm khi vượt quá 25 độ C. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy thời tiết ấm hơn do biến đổi khí hậu đang đe dọa các vụ mùa này, đến mức có thể một ngày nào đó Hàn Quốc sẽ không thể trồng được cải thảo làm kim chi.

"Chúng tôi hy vọng những dự đoán này sẽ không xảy ra. Cải thảo chỉ phù hợp với không khí mát mẻ và sống trong dải nhiệt độ ít biến đổi. Nhiệt độ lý tưởng để trồng cải thảo là từ 18-21 độ C".

Ông Lee Young-Gyu, Nhà thực vật học và virus học.

Hiện tại, các nông dân và người làm kim chi đã cảm nhận rõ sự thay đổi này. Kim chi cay, lên men cũng có thể được làm từ các loại rau khác như củ cải, dưa chuột và hành lá, nhưng món phổ biến nhất vẫn là kim chi cải thảo.

Hiện tại, các nông dân và người làm kim chi đã cảm nhận rõ sự thay đổi này.

Bà Lee Ha-yeon, người được Bộ Nông nghiệp Hàn Quốc phong danh hiệu "Bậc thầy Kim chi" cho biết nhiệt độ cao làm cho lõi cải thảo bị hỏng và rễ bị thối.

"Nếu tình trạng này tiếp diễn, có thể vào mùa hè chúng ta sẽ phải từ bỏ món kim chi cải thảo”.

Bà Lee Ha-Yeon, Bậc thầy làm kim chi,

Dữ liệu cho thấy diện tích trồng cải thảo trên cao nguyên năm ngoái chưa bằng một nửa so với 20 năm trước, từ 8.796 ha giảm xuống còn 3.995 ha. Theo dự báo, diện tích này sẽ giảm mạnh trong 25 năm tới, chỉ còn 44 ha, và đến năm 2090 sẽ không còn cây cải thảo nào được trồng trên cao nguyên.

Các nhà nghiên cứu viện dẫn nhiệt độ tăng cao, lượng mưa lớn khó dự báo trước và sâu bọ sẽ trở thành nguyên nhân chính khiến mùa màng thất thu đặc biệt khi mùa Hè trở nên nóng hơn và kéo dài hơn.

Ngoài ra, một số loại sâu bệnh lây lan cũng gây ra nhiều khó khăn cho người nông dân bởi tình trạng dịch bệnh chỉ thể hiện rõ ràng vào sát thời điểm thu hoạch.

Các nhà nghiên cứu viện dẫn nhiệt độ tăng cao, lượng mưa lớn khó dự báo trước và sâu bọ sẽ trở thành nguyên nhân chính khiến mùa màng thất thu đặc biệt khi mùa Hè trở nên nóng hơn và kéo dài hơn.

Bên cạnh đó, ngành Kim chi của Hàn Quốc đang phải đối mặt với cuộc chiến giá cả từ các sản phẩm kim chi nhập khẩu từ Trung Quốc vì có giá thấp hơn khá nhiều so với kim chi Hàn Quốc.

Số liệu thống kê từ Hải quan Hàn Quốc công bố ngày 2/9 cho thấy sản lượng nhập khẩu kim chi đến cuối tháng 7 đã tăng lên 6,9% ở mức 98,5 triệu USD trong năm 2024, trong đó nhập khẩu từ Trung Quốc đã ở mức cao nhất và chiếm gần như toàn bộ số lượng nhập khẩu.

Để đối phó tình trạng giá cả tăng cao trong khi nguồn cung bị thiếu hụt, Chính phủ Hàn Quốc đã phải dựa chủ yếu vào các kho dự trữ lớn có khả năng kiểm soát nhiệt độ ổn định.

Ngành Kim chi của Hàn Quốc đang phải đối mặt với cuộc chiến giá cả từ các sản phẩm kim chi nhập khẩu từ Trung Quốc vì có giá thấp hơn khá nhiều so với kim chi Hàn Quốc.

Các nhà khoa học Hàn Quốc cũng đang chạy đua với thời gian phát triển các giống cải thảo có thể trồng được ở những vùng khí hậu ấm hơn và có thể sống được tại những khu vực có lượng mưa thất thường và dịch bệnh lan tràn.

Tuy nhiên, nông dân như ông Kim Si-Gap, 71 tuổi, người đã làm việc trên cánh đồng bắp cải gần trọn cuộc đời, lo ngại rằng các giống cây mới sẽ đắt đỏ hơn và có thể không ngon như trước.

"Khi chúng tôi thấy báo cáo rằng một ngày nào đó Hàn Quốc sẽ không còn trồng được cải thảo, chúng tôi thực sự sốc và buồn. Kim chi là món không thể thiếu trên bàn ăn. Chúng ta sẽ làm gì nếu điều này xảy ra?".

Ông Kim Si-Gap, Nông dân trồng cải thảo.

Phát triển nông nghiệp thích ứng biến đổi khí hậu

Trước tình hình biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng sâu rộng, các quốc gia tại khu vực vùng Balkan đã lựa chọn những hướng phát triển sản xuất nông nghiệp mới, nhằm thích ứng với những thay đổi của thời tiết. Điều này giúp cho các quốc gia đảm bảo về chất lượng và sản lượng nông sản, duy trì ổn định các hoạt động kinh tế địa phương.

Trong năm nay, vùng Balkan đã trải qua một mùa hè nắng nóng khắc nghiệt hơn so với trước đây. Biến đổi khí hậu đã làm thay đổi đáng kể vụ thu hoạch nho tại các quốc gia trong khu vực. Theo đó, nhiều hộ nông dân đã phải hái nho sớm hơn so với dự định. Mặc dù sản lượng nho có giảm đi, nhưng thời tiết nóng hơn đã giúp cho chất lượng nho thu hoạch được tốt hơn.

Trước tình hình biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng sâu rộng, các quốc gia tại khu vực vùng Balkan đã lựa chọn những hướng phát triển sản xuất nông nghiệp mới, nhằm thích ứng với những thay đổi của thời tiết.

Tại vùng Ilok phía đông Croatia, các nhà sản xuất rượu vang đã bắt đầu hái nho vào ban đêm vì nho bắt đầu lên men quá nhanh khi hái vào lúc trời nóng.

“Làm việc vào ban đêm tốt hơn vì trời không quá nóng. Ban ngày nhiệt độ lên tới hơn 40 độ C. Nhưng tới đêm thì thời tiết dễ chịu hơn một chút.”

Ông Darko Sili, Nông dân Croatia.

“Chúng tôi thu hoạch vào ban đêm vì nhiệt độ ban đêm thấp hơn và nho không bị lên men hoặc ô xy hóa sớm.”

Bà Vesna Stajner, Chủ trang trại trồng nho ở Croatia.

Còn tại Kosovo, một số nhà sản xuất rượu bắt đầu thu hoạch vào tháng 8, cũng sớm hơn một tháng so với năm ngoái. Theo đó, hàng chục công nhân đã tập trung lúc rạng sáng tại vườn nho của nhà máy rượu Stone Castle gần thị trấn Rahovec ở phía nam. Theo thông tin từ nhà máy sản xuất rượu Nebi Duraj, dự kiến năm nay sẽ phá kỷ lục về cả chất lượng và số lượng thu hoạch nho.

Trái ngược với những lợi thế đạt được ở các vùng trồng nho, tại thị trấn Backi Petrovac ở miền bắc Serbia, nhiều hộ nông dân trồng ngô và đậu nành đang đối diện với nguy cơ mất mùa do thời tiết thay đổi.

Trái ngược với những lợi thế đạt được ở các vùng trồng nho, tại thị trấn Backi Petrovac ở miền bắc Serbia, nhiều hộ nông dân trồng ngô và đậu nành đang đối diện với nguy cơ mất mùa do thời tiết thay đổi. Ước tính trong năm nay, sản lượng ngô của Serbia có thể giảm tới 20%. Đây được xem như là một khó khăn lớn đối với quốc gia có nông nghiệp chiếm tỷ trọng tới 6% GDP. Thời tiết nắng nóng cũng gây ra nhiều khó khăn cho các hộ nông dân miền Nam Âu vì trữ lượng nước cho cây trồng bị giảm đi, có nguy cơ dẫn tới mất mùa, đồng thời gây nhiều áp lực lên lưới điện trong khu vực.

Đồ làm mát của Trung Quốc bán chạy

Nhiệt độ toàn cầu tăng cũng khiến các hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra thường xuyên hơn. Trong khi các khu vực miền Bắc và miền Tây Trung Quốc đón nhận đợt nắng nóng gay gắt, thì miền Trung và Nam quốc gia này đang phải hứng chịu thảm họa từ lũ lụt. Tận dụng nhân công, điều kiện thời tiết, các nhà sản xuất Trung Quốc đã kịp thời nắm bắt thời cơ để đẩy mạnh xuất khẩu.

Các đồ làm mát, tránh nóng được sản xuất tại Trung Quốc bán rất chạy ở trong và ngoài nước.

Các đồ làm mát, tránh nóng được sản xuất tại Trung Quốc bán rất chạy ở trong và ngoài nước.

Từ nhà xưởng ở tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc này, những chiếc áo chống nắng, quạt mini cầm tay cho đến máy làm đá sẽ được xuất khẩu sang các nước khác trên thế giới. Gần đây, công ty làm thủ tục hải quan ở thành phố Nghĩa Ô đã xử lý hơn 400 tờ khai hải quan cho các sản phẩm làm mát được vận chuyển đến các quốc gia như Đức và Pháp.

“Đây là các sản phẩm chống nóng mùa hè mà chúng tôi đã xuất khẩu trong nửa đầu năm nay. Chẳng hạn như đồ bơi, quần áo chống nắng và mũ chống nắng. Đối với quần áo và mũ chống nắng chúng tôi đã xuất khẩu 100.000 sản phẩm trong nửa đầu năm, với giá trị khảong 7 triệu NDT, gấp 5 lần so với cùng kỳ năm ngoái.”

Anh Cheng Liang, Công ty thủ tục hải quan Xinyang, Chiết Giang, Trung Quốc

Thời tiết nắng nóng, nên nhu cầu về các sản phẩm làm mát tăng đột biến. Tuy nhiên để thu hút người tiêu dùng đặc biệt là thị trường nước ngoài khó tính, các nhà sản xuất Trung Quốc phải không ngừng đổi mới. Như công ty ở thành phố Nam Kinh, tỉnh Giang Tô này, đã tung ra sản phẩm mới là loại vải nhạy cảm với nhiệt độ, kiếm được đơn hàng trị giá 200.000 USD mặc dù sản phẩm này chưa được sản xuất hàng loạt.

Ngoài ra các thiết bị điện lạnh do Trung Quốc sản xuất cũng trở nên phổ biến ở thị trường nước ngoài. Doanh số xuất khẩu máy điều hoà không khí, tủ lạnh đều tăng đáng kể so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhật Bản sử dụng thiết bị cảnh báo nguy cơ sốc nhiệt

Còn tại Nhật Bản, người dân nước này đang áp dụng các giải pháp công nghệ để giúp họ tránh nguy cơ bị mất nước và sốc nhiệt do nắng nóng. Một loại đồng hồ đeo tay thông minh có khả năng đo lượng mồ hôi hao hụt để cảnh báo người dùng về tình trạng mất nước hoặc sắp bị say nắng đang trở thành đồ vật không thể thiếu đối với những người lao động Nhật Bản phải làm việc ngoài trời. Thiết bị kết hợp máy đo độ ẩm với máy theo dõi nhịp tim, máy đo gia tốc và cảm biến nhiệt độ da. Các thông tin đo được sẽ được gửi qua Bluetooth để có thể theo dõi từ xa, kèm hệ thống mã màu biểu thị mức độ mất nước hiện tại của người dùng. Nếu phát hiện mức độ mất nước cao hoặc bất thường, cảnh báo sẽ tự động được gửi đi, báo hiệu người dùng cần nghỉ ngơi và bổ sung nước.

Còn tại Nhật Bản, người dân nước này đang áp dụng các giải pháp công nghệ để giúp họ tránh nguy cơ bị mất nước và sốc nhiệt do nắng nóng.

"Tôi rất lo lắng về việc có thể bị sốc nhiệt nếu làm việc ngoài trời lâu như thế này. Nhưng nhờ có thiết bị này, chúng tôi sẽ biết lúc nào nên phải nghỉ ngơi và uống bù nước sau khi đọc các cảnh báo".

Ông Shinpei Suziki, Giám sát công trường

Nắng nóng và nhiệt độ cao đang trở thành mối đe dọa ngày càng tăng đối với những người làm việc ngoài trời. Theo số liệu từ Bộ Nông nghiệp Nhật Bản, số lượng công nhân nông trại phải nhập viện vì say nắng đã tăng gấp 4 lần lên 204 người trong tuần đầu tiên của tháng 7, trong khi 29 nông dân đã tử vong vì say nắng trên khắp nước này trong năm 2023. Nhiệt độ cực cao đã thiêu đốt phần lớn khu vực Đông Á vào mùa hè này, với việc Nhật Bản cho biết nhiệt độ trung bình dài hạn của nước này từ tháng 6 đến tháng 8 cao hơn 1,76°C so với nền nhiệt thông thường - mức cao nhất kể từ khi bắt đầu thống kê vào năm 1898.

Nắng nóng và nhiệt độ cao đang trở thành mối đe dọa ngày càng tăng đối với những người làm việc ngoài trời.

Trước những tác động của biến đổi khí hậu, việc sản xuất nông nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề. Biến đổi khí hậu gây ra tình trạng khô hạn, nắng nóng kéo dài, cây trồng không có nước tưới tiêu, dịch bệnh làm mất mùa màng, gây ảnh hưởng không nhỏ đến thu nhập của người dân. Vì vậy, để nông nghiệp phát triển cân bằng, từ đó đảm bảo an ninh lương thực, bảo vệ môi trường, việc nghiên cứu đưa ra các phương pháp canh tác nông nghiệp thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu là yêu cầu cấp bách hiện nay.

User
Ý KIẾN

Ngày 28 tháng 9, Văn phòng Kỹ thuật Không gian Có người lái Trung Quốc lần đầu tiên công bố thiết kế bên ngoài của bộ đồ phi hành gia đổ bộ lên Mặt Trăng. Đồng thời, lấy ý kiến của công chúng để đặt tên cho bộ đồ này.

Trung Quốc đã phóng thành công vệ tinh Thực Tiễn-19 là vệ tinh thử nghiệm có thể tái sử dụng và thu hồi. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc phóng loại vệ tinh này vào không gian.

Người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby cho biết, Washington không loại trừ khả năng Ukraine phải đổi lãnh thổ để đổi lấy hòa bình với Nga.

Phát biểu bên lề cuộc họp của Đại Hội đồng Liên hợp quốc tại New York (Mỹ), Ngoại trưởng Ả Rập Xê Út, Hoàng tử Faisal bin Farhan Al Saud thông báo, nước này đã thành lập một liên minh toàn cầu để thúc đẩy giải pháp hai nhà nước cho cuộc xung đột giữa Israel và Palestine.

Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ - bà Sabrina Singh cho biết, Mỹ không tham gia và cũng không được cảnh báo trước về cuộc tấn công của Israel vào Thủ đô Beirut của Liban.

Giao tranh giữa quân đội Sudan và Lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF) vẫn tiếp diễn tại thành phố El-Fasher và Thủ đô Khartoum.

Siêu bão Helene, đổ bộ vào đất liền nước Mỹ với cường độ cấp 4 theo thang bão Saffir-Simpson, đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng với 44 người thiệt mạng tính đến ngày 27/9. Cơn bão cũng đã khiến hàng triệu người mất điện trên khắp các bang miền Đông Nam nước Mỹ, kéo dài từ Florida đến Ohio.

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã gặp nhau bên lề Đại hội đồng Liên hợp quốc ở New York, Mỹ.

Các nhân vật rối Teletubbies vừa trở lại, nhưng thay vì qua chương trình truyền hình, bộ tứ đa sắc màu đang lan tỏa thông điệp về niềm vui và sự hòa nhập thông qua một dự án nghệ thuật quốc tế lưu động.

Trên trang web của mình, NATO cho biết các nước đồng minh của tổ chức này đã tập trung tham gia cuộc tập trận REPMUS 24 tại bán đảo Troia của Bồ Đào Nha từ ngày 9 đến ngày 27 tháng 9 năm 2024.

Hai cha con người Bulgaria đã cùng nhau chèo thuyền vượt Bắc Băng Dương với hy vọng lập kỷ lục thế giới mới. Họ đã hoàn thành hành trình này sau 33 ngày đầy thử thách ở một trong hai vùng biển giá lạnh nhất hành tinh.

Bộ Y tế Liban cho biết, ngày 27/9, quân đội Israel đã tiến hành một cuộc không kích vào thị trấn Shebaa, Đông Nam Liban, khiến 9 người thiệt mạng.

Siêu bão Helene đã đổ bộ vào khu vực Đông Nam nước Mỹ vào ngày 27/9, gây ra ngập lụt diện rộng. Đã có ít nhất 17 người thiệt mạng, hàng triệu hộ gia đình rơi vào tình trạng mất điện khi cơn bão quét qua bang Florida và tiếp tục tiến lên phía Bắc.

Quân đội Israel tuyên bố đã tiến hành một cuộc không kích vào trụ sở chính của Hezbollah ở vùng ngoại ô Dahiyeh của thủ đô Beirut, Liban.

Máy bay chiến đấu F-16 kết hợp với bom tầm xa JSOW được kỳ vọng sẽ nâng cao đáng kể khả năng tấn công chính xác của Ukraine, đặc biệt trong các nhiệm vụ tấn công vào sâu trong lãnh thổ Nga hoặc các mục tiêu được phòng không Nga bảo vệ nghiêm ngặt. Ukraine sẽ tận dụng thế mạnh này như thế nào để thay đổi chiến thuật trong thời gian tới và Nga sẽ làm gì để hoá giải sức mạnh của sự kết hợp giữa F-16 và bom JSOW?

Đảng Dân chủ tự do (LDP) cầm quyền của Nhật Bản hôm nay đã bầu ông Shigeru Ishiba làm Ttân Chủ tịch đảng thay thế cho Thủ tướng Fumio Kishida.

Bão Helene đã đổ bộ vào nhiều khu vực đất liền của Mỹ, gây ra tình trạng thời tiết khắc nghiệt tại khu vực Big Bend của Florida từ đêm muộn 26/9 (theo giờ địa phương).

Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) tuyên bố đã tiêu diệt một số chiến binh cấp cao của Hezbollah, trong đó có phó chỉ huy lực lượng tên lửa của phong trào này.

Ngày 27/9, người phát ngôn bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Lâm Kiếm cho biết, Trung Quốc và Brazil cùng với các quốc gia thuộc Nam toàn cầu có cùng quan điểm sẽ thành lập một nền tảng “Bạn bè của Hòa bình” nhằm giúp giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine.

Ngày 27/9, Quân đội Nga chặn mọi tuyến đường tiếp tế của Ukraine đến thị trấn Vuhledar ở khu vực Donetsk - pháo đài miền Đông của Ukraine. Đồng thời quân đội Nga cũng đang tiến vào thị trấn Chasov Yar, một thành trì khác trong khu vực này.

Ba máy bay chở khách của Nga đã bị đe dọa khi bay qua các vùng phía Nam của nước này. Các phi công của những chiếc máy bay này nhận được các lời đe dọa hủy diệt, được truyền tải bằng tiếng Anh qua tần số khẩn cấp.

Biến đổi khí hậu, biểu hiện rõ ràng nhất là sự nóng lên toàn cầu dẫn đến gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan. Biến đổi khí hậu không chừa một ngành nghề nào, trong đó nông nghiệp là lĩnh vực phải chịu tác động nặng nề nhất, có thể còn dẫn đến mất mùa hoàn toàn.

Bộ Thương mại Trung Quốc (MOC) thông báo mở cuộc điều tra chống phân biệt đối xử với các biện pháp hạn chế của Canada nhằm vào một số mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.

Israel không kích thị trấn Đông Nam Liban vào sáng nay khiến 9 người thiệt mạng. Xung đột giữa Israel và Hezbollah leo thang với hàng loạt cuộc không kích chết chóc khiến àng chục nghìn người ở Liban đã vượt biên vào Syria. Trong khi đó, Nhật Bản đã điều máy bay quân sự sơ tán công dân.

Ngày 27/9, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho biết, đội ngũ của ông đã nhóm họp để thảo luận về đề xuất của Mỹ về lệnh ngừng bắn với phong trào Hồi giáo Hezbollah ở Liban và sẽ tiếp tục thảo luận trong những ngày tới.

Vụ việc liên quan đến tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân mới đầu tiên trong dòng tàu lớp Zhou được cho là xảy ra ở Vũ Hán vào cuối tháng 5 hoặc đầu tháng 6.

Tổng thống Mỹ, ông Joe Biden ngày 26/9 đã ký ban hành sắc lệnh hành pháp nhằm ứng phó trước những mối đe dọa gia tăng khi sự xuất hiện của những công nghệ mới khiến việc mua bán và sở hữu súng đạn trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.

Bộ Quốc phòng Israel thông báo Mỹ đã cấp cho nước này khoản viện trợ quân sự trị giá 8,7 tỷ USD với phần lớn sẽ được dùng để bổ sung cho kho vũ khí phòng không đang cạn kiệt.

Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres vừa đưa ra lời cảnh báo tại Khóa họp thứ 79 Đại hội đồng Liên hợp quốc về tình trạng căng thẳng toàn cầu gia tăng và nguy cơ phổ biến vũ khí hạt nhân tái diễn.

Helene, cơn bão mạnh cấp 4/5, với sức gió 225 km/h, đổ bộ bờ biển phía Tây của bang Florida lúc 23h30 ngày 26/9 (10h30 ngày 27/9 giờ Hà Nội). Mưa như trút cùng những cơn gió với sức tàn phá lớn đang càn quét khu vực này.

Theo kết quả bầu cử chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản (LDP) được công bố chiều 27/9, cựu Bộ trưởng Quốc phòng và là cựu Tổng thư ký LDP, ông Shigheru Ishiba đã giành chiến thắng và trở thành Chủ tịch mới của LDP, nhiều khả năng sẽ trở thành thủ tướng tiếp theo của Nhật Bản.

4 máy bay chiến đấu F-16 mà Ukraine mới được các đối tác phương Tây chuyển giao được cho đã bị phá huỷ trong một cuộc tấn công bằng tên lửa siêu thanh Kinzhal của Nga vào sân bay Starokonstantinov ở vùng Khmelnitsky.

Với tốc độ siêu thanh, tính cơ động cao và khả năng tấn công chính xác, tên lửa Kinzhal đang nổi lên như một loại vũ khí chiến lược, thể hiện uy lực vượt trội và khả năng răn đe mạnh mẽ của quân đội Nga. Liệu sức mạnh này có đủ để định hình tương lai của chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine và đảm bảo vị thế của Nga trong các cuộc xung đột quy mô lớn?

Nhà Trắng đã công bố gói viện trợ quân sự cho Ukraine, trong đó bao gồm bom lượn AGM-154 JSOW để trang bị cho các máy bay chiến đấu F-16, đạn dành cho pháo phản lực HIMARS và các loại tên lửa chống tăng cùng nhiều loại khí tài, thiết bị khác.

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có cuộc gặp với người đồng cấp Ukraine Volodymyr Zelensky bên lề kỳ họp của Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 79, thảo luận về sự hỗ trợ của Mỹ dành cho Ukraine trong cuộc xung đột với Nga.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đã lên tiếng cảnh báo về nguy cơ xảy ra chiến tranh tổng lực giữa phong trào Hezbollah ở Liban và Israel, song ông cho rằng vẫn còn cơ hội cho giải pháp ngoại giao.

Ít nhất bốn máy bay chiến đấu F-16 được cho là đã bị phá hủy trong cuộc tấn công mới nhất bằng tên lửa siêu thanh Kinzhal của quân đội Nga nhằm vào tỉnh Khmelnytsky - nơi đang tập trung các chiến đấu cơ hiện đại mà Ukraine mới tiếp nhận. Đây là thông tin chưa được kiểm chứng, đang lan truyền trên các trang mạng của Nga và Ukraine cũng như các diễn đàn phân tích quân sự.

Quân đội Israel cho biết đã tiến hành những cuộc không kích mới vào các cơ sở của Hezbollah ở miền Nam Liban tối 26/9, sau khi các quan chức cấp cao của Israel bác bỏ lời kêu gọi ngừng bắn trong 21 ngày được Mỹ ủng hộ.

Phát biểu trước Đại hội đồng Liên hợp quốc ngày 26/9 tại New York (Mỹ), Tổng thống Abbas cho biết Israel gần như phá hủy hoàn toàn Gaza và nơi đây không còn phù hợp để sống.

Tổng thống Nga Putin đưa ra lời lời đe dọa hạt nhân dành cho phương Tây và Ukraine, trong bối cảnh “kế hoạch chiến thắng” của Kiev đang trên đường đến Nhà Trắng.

Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) xác nhận tên lửa đã bị tiêu diệt trên không trung, với một số mảnh vỡ rơi xuống đất nhưng không gây thiệt hại lớn.

Siêu bão Helene được dự báo sẽ đổ bộ vào bờ biển Big Bend thuộc bang Florida trong khoảng một giờ tới, có thể mạnh lên cấp 4 trong thang bão 5 cấp, mức cực kỳ nguy hiểm.

Điện Kremlin cho biết đề xuất của Tổng thống Nga Vladimir Putin về việc cập nhật học thuyết hạt nhân của Nga sẽ ngăn cản phương Tây ủng hộ hành động chống lại Moskva.

Thủ tướng lâm thời của Liban Najib Mikati phủ nhận các thông tin cho biết ông đã ký một thỏa thuận ngừng bắn giữa nước này và Israel.

Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) vừa cảnh báo trong 30 năm tới, nhiều quốc đảo ở Thái Bình Dương có thể đối mặt tình trạng ngập lụt.

Trong một thông báo nhân chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Ukraine Zelensky, Tổng thống Mỹ Biden tái khẳng định việc hỗ trợ Kiev vẫn là ưu tiên hàng đầu của nước này.