'Ngày hội Văn hóa vì hòa bình' khai mạc hùng tráng

Sáng nay (6/10), chương trình "Ngày hội Văn hóa vì hòa bình" đang diễn tại khu vực Hồ Hoàn Kiếm nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) và 25 năm Hà Nội được UNESCO trao danh hiệu "Thành phố vì hòa bình" (16/7/1999 - 16/7/2024).

7h15 sáng ngày 6/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường cùng các đồng chí lãnh đạo Trung ương và thành phố Hà Nội đã dâng hương tại tượng đài Vua Lý Thái Tổ, mở đầu 'Ngày hội Văn hóa vì hòa bình', diễn ra tại phố đi bộ hồ Gươm.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dâng hương tại tượng đài Vua Lý Thái Tổ,
Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh dâng hương tại tượng đài Vua Lý Thái Tổ,
Các vị đại biểu dâng hương tại tượng đài Vua Lý Thái Tổ,

Đây là một trong những chương trình chủ điểm, chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), kỷ niệm 25 năm Hà Nội đón nhận danh hiệu “Thành phố vì hòa bình” của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO).

Chương trình do Thành ủy, HĐND, UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức tại khu vực tượng đài Vua Lý Thái Tổ và các sân khấu phụ tại Vườn hoa đền Bà Kiệu, Quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục, Nhà hát nghệ thuật đương đại Việt Nam, ngã tư Lê Thái Tổ - Bà Triệu - Tràng Thi - Hàng Khay với khoảng 10.000 người tham gia.

Trong đó, có khoảng 700 đại biểu khách mời trong nước và quốc tế; 9.000 người tham gia diễu hành và trình diễn - gồm nghệ nhân và nhân dân của 30 quận, huyện, thị xã; các nghệ sĩ, diễn viên, nhạc công và các tầng lớp nhân dân, bạn bè quốc tế.

Trong phần mở đầu, buổi lễ chào cờ đầu tiên tại Hà Nội vào ngày 10/10/1954, sau khi Thủ đô được giải phóng được tái hiện. Trong không khí trang trọng, khoảng 10.000 đại biểu cùng tham dự hát vang Quốc ca, tạo nên một khoảnh khắc đặc biệt thiêng liêng, thể hiện lòng tự hào dân tộc và khát vọng hòa bình.

Tái hiện buổi lễ chào cờ đầu tiên tại Hà Nội vào ngày 10/10/1954.

Phát biểu khai mạc, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh – Trưởng Ban Tổ chức, khẳng định: 'Ngày hội Văn hóa vì hòa bình' nhằm lan tỏa thông điệp về giá trị của văn hóa, hòa bình và sức sáng tạo của con người Thăng Long - Hà Nội qua các thời kỳ. Và đặc biệt hơn nữa, sự kiện này thực sự là ngày hội của người dân Hà Nội vì được thực hiện bởi hàng nghìn quần chúng, nhân dân Thủ đô.

Trải qua lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, cùng công cuộc kiến thiết và bảo vệ nền hòa bình, độc lập, tự do của nước nhà; Hà Nội đã được nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế tôn vinh, phong tặng những danh hiệu cao quý như “Thủ đô của lương tri, phẩm giá con người”, “Thành phố vì hòa bình”, “Thành phố sáng tạo”; được Đảng, Nhà nước tặng danh hiệu “Thủ đô Anh hùng”.

Chủ tịch UBND thành phố cũng nhấn mạnh, kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô; 25 năm Ngày thành phố Hà Nội được tặng danh hiệu “Thành phố vì hoà bình”, cũng là dịp để tiếp tục khẳng định những phẩm chất cao quý và truyền thống tốt đẹp: Văn hiến, Anh hùng, Hòa bình, Hữu nghị của Thủ đô và dân tộc Việt Nam.

Đó cũng chính là lẽ sống, là đạo đức và phong cách ứng xử, là truyền thống văn hóa, là khát vọng hòa bình của người dân Hà Nội, của dân tộc Việt Nam. Đó còn là di sản vô giá các thế hệ cha ông ta để lại.

Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh phát biểu.
Phó Chủ tịch Ủy ban Quân chính Hà Nội Trần Duy Hưng từ Việt Bắc tiến về giải phóng Thủ đô năm 1954 (ảnh trên) và hình ảnh tái hiện trong Ngày hội Văn hóa vì hòa bình (ảnh dưới).

Sau lễ khai mạc là màn thực cảnh hoành tráng tái hiện thời khắc lịch sử trọng đại của Thủ đô và đất nước ngày 10/10/1954 mang tên “Ngày về chiến thắng”.

Mở đầu, dàn kèn Quân nhạc Bộ Công an trình diễn “Khải hoàn ca” chào đón đoàn quân trở về giải phóng Thủ đô, tiếp đó là liên khúc “Tiến về Hà Nội - Sẽ về Thủ đô”, “Ngày về chiến thắng” do đoàn quân nhạc Bộ Công an biểu diễn”, ca khúc “Hà Nội niềm tin và hy vọng” do ca sĩ Trọng Tấn thể hiện.

Dàn kèn Quân nhạc Bộ Công an trình diễn “Khải hoàn ca” chào đón đoàn quân trở về giải phóng Thủ đô.

Màn thực cảnh tái hiện lịch sử “Ngày về chiến thắng” đã mang tới những cảm xúc hùng tráng, đầy thiêng liêng về thời khắc lịch sử hào hùng của dân tộc, khi Thủ đô Hà Nội chính thức được giải phóng - ngày 10/10/1954. Đó là khoảnh khắc không thể nào quên, đánh dấu một mốc son chói lọi trên con đường đấu tranh giành độc lập của dân tộc Việt Nam.

Tái hiện hình ảnh đoàn quân trở về giải phóng Thủ đô.

Không thể nói trời không trong hơn

Và mắt em xanh khác ngày thường

Khi đoàn quân kéo về mùa thu ấy

Nhịp trống rung ba mươi sáu phố phường

Những câu thơ đầy hân hoan tự hào ấy đã tái hiện không khí hào hùng của mùa thu lịch sử năm 1954, khi Hà Nội đón chào đoàn quân chiến thắng trở về.

Tái hiện hình ảnh Hà Nội đón chào đoàn quân chiến thắng trở về.

Sau thực cảnh tái hiện 'Ngày về chiến thắng', chương trình tiếp tục với phần 2 “Hà Nội – dòng chảy di sản”. Những nét đặc sắc nhất của hơn 1.000 năm lịch sử Thăng Long - Hà Nội đã được thể hiện trên phố đi bộ Hoàn Kiếm.

Mở đầu là màn trình diễn Trống hội Thăng Long đến từ những người dân huyện Thanh Trì; Múa Cờ - nghiềm quân Hội Quán Giá, Yên Sở đến từ huyện Hoài Đức; Múa rồng lân đến từ huyện Thanh Oai.

Màn trình diễn Trống hội Thăng Long đến từ những người dân huyện Thanh Trì
Múa Cờ - nghiềm quân Hội Quán Giá, Yên Sở đến từ huyện Hoài Đức.
Múa rồng lân đến từ huyện Thanh Oai.

Tiếp đó, là màn trình diễn giới thiệu tục thờ, lễ hội Tản viên Sơn Thánh. Dân gian có câu: “Nhất cao là núi Ba Vì, thứ ba Tam Đảo, thứ nhì Độc Tôn”. Tản Viên Sơn Thánh là vị thần núi Ba Vì – ngọn núi thiêng sừng sững giữa vùng đồng bằng Bắc Bộ. Tản Viên Sơn Thánh được tôn kính là vị đệ nhất phúc thần của nước Việt, đứng đầu trong “Tứ bất tử” của tín ngưỡng dân gian Việt Nam.

Tục thờ Tản Viên Sơn Thánh ở huyện Ba vì, Lễ hội đình Tường Phiêu ở huyện Phúc Thọ, Lễ hội đền Và ở thị xã Sơn Tây, nghệ thuật hát Dô ở huyện Quốc Oai được vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, đang được người dân gìn giữ và phát huy.

Chương trình tiếp nối với màn trình diễn giới thiệu về tín ngưỡng thờ Thánh Gióng - Phù Đổng Thiên Vương.

Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc gắn với truyền thuyết về một cậu bé được mẹ sinh ra ở làng Phù Đổng. Khôi ngô, tuấn tú nhưng lên 3 vẫn chưa biết nói, biết cười. Vậy mà khi nghe thấy lời kêu gọi của nhà Vua, tìm người tài giỏi đánh giặc ngoại xâm, Gióng bỗng lớn nhanh như thổi, xin ra trận cứu nước, cứu dân. Sau khi dẹp tan quân giặc, Gióng về lại núi Sóc rồi cưỡi ngựa bay lên trời thành vị thánh bất tử.

Năm 2010, UNESCO đã chính thức công nhận hội Gióng ở đền Phù Đổng, huyện Gia Lâm, huyện Sóc Sơn là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Màn trình diễn múa Ải Lao - quận Long Biên cũng đem đến cho người xem những cảm nhận vô cùng mới mẻ.

Hát múa Ải Lao làng Hội Xá, phường Phúc Lợi, quận Long Biên gắn liền với hội Gióng làng Phù Đổng, huyện Gia Lâm.

Theo truyền thuyết dân gian, Thánh Gióng đi đánh giặc qua dòng sông Thiên Đức, ngài rủ lũ trẻ chăn trâu, người câu cá cùng đi; ông Hoàng Hổ cũng xin theo đánh giặc.

Điệu múa Ải Lao gồm hai điệu chính là múa hành lễ và múa nghi lễ. Điểm độc đáo của hát múa Ải Lao là ở nguyên tắc đổi vế trật tự câu thơ, láy từ, thêm các hư từ thành câu hát thể hiện giá trị nghệ thuật tạo nhịp điệu trong cách hát của người Việt. Năm 2016, hát múa Ải Lao đã được vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Màn trình diễn “Điệu múa Ải Lao” do 30 đại biểu nhân dân phường Phúc Lợi, quận Long Biên thể hiện.

Ngay sau “Điệu múa Ải Lao” là màn trình diễn tái hiện Hội Gióng ở làng Phù Đổng, huyện Gia Lâm.

Hội Gióng là Hội trận độc đáo vô nhị, lễ hội lớn nhất của đồng bằng Bắc Bộ, được trình diễn bằng hệ thống biểu tượng độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa Việt, được cộng đồng bảo tồn nguyên giá trị cho đến ngày nay. Điểm nổi bật của Hội Gióng Phù Đổng là các vai ông Hiệu (Hiệu cờ, Hiệu trống, Hiệu trung quân, Hiệu tiểu cổ), vai cô Tướng hay các phường áo đen, phường áo đỏ. Ngày chính hội mùng 9 tháng 4, Hội Gióng diễn ra trang trọng linh thiêng và náo nhiệt nhất là hai trận đánh. Trận thứ nhất đánh cờ ở Đống Đàm, trận thứ hai đánh cờ ở Soi Bia.

Tiếp đó là các màn trình diễn giới thiệu về tín ngưỡng thờ cúng của Thăng Long - Hà Nội.

Đức Thánh Chử Đồng Tử là một trong bốn vị Thánh trong “Tứ bất tử” của tín ngưỡng văn hóa truyền thống làng Chử Xá (xã Văn Đức, huyện Gia Lâm) là quê hương của Chử Đồng Tử.

Lễ hội Chử Đồng Tử mang giá trị văn hóa sâu sắc, là bức tranh về đời sống hết sức phong phú, sinh động của người Việt cổ vùng đồng bằng, trung du Bắc bộ trong việc khai phá đầm lầy, phù sa ven sông Hồng từ hàng nghìn năm trước.

Tại Lễ hội làng Chử Xá, huyện Gia Lâm diễn ra các hoạt động sôi nổi, đặc biệt là điệu múa cổ truyền được lưu giữ từ nghìn đời nay:

Lễ Chữ (Múa chữ): Thiên - Hạ - Thái - Bình có ý nghĩa để tạ ơn Đức thánh Chử Đồng Tử, đồng thời gửi gắm nguyện vọng của nhân dân mong cho thiên hạ thái bình, nhân dân được yên bình, ấm no, thịnh vượng, hạnh phúc. Thực hiện nghi lễ chữ gồm 22 thiếu niên nam giới dưới 18 tuổi được lựa chọn từ những gia đình có nền nếp, gia phong, có giáo dục đạo đức tốt và một ông ký chỉ. Tất cả sự chuyển động của 22 trai làng làm chân “con chữ” nhất nhất đều theo sự điều khiển của người đánh trống. Lễ hội làng Chử Xá được vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Lễ hội Chử Đồng Tử - Tiên Dung ở xã Tự Nhiên, huyện Thường Tín, cũng là lễ hội đặc sắc. Những địa danh như: Khu Giá ngự, Bãi tắm nàng Tiên, đình cổ cùng với các hoạt động diễn ra trong lễ hội đề cao đạo đức, luân lý, tình yêu nam nữ, tình cảm vợ chồng, tình thân giữa cha mẹ và con cái, và tinh thần quật khởi trong dựng nước và giữ nước.

Sau màn trình diễn giới thiệu về tín ngưỡng thờ Chử Đồng Tử là màn giới thiệu về tín ngưỡng thờ Hai Bà Trưng. Tín ngưỡng thờ Hai Bà Trưng - Trưng Trắc và Trưng Nhị - hai vị nữ anh hùng dân tộc đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa lật đổ ách thống trị của nhà Đông Hán vào năm 40 - 43 (sau Công nguyên), giành lại nền độc lập, tự chủ dân tộc - gắn với Di tích quốc gia đặc biệt đền Hai Bà Trưng, huyện Mê Linh; đền Hát Môn, huyện Phúc Thọ và hai địa điểm tại quận Hai Bà Trưng là Di tích kiến trúc - nghệ thuật quốc gia đặc biệt Đền - Chùa - Đình Hai Bà Trưng, phường Đồng Nhân và Miếu thờ Hai Bà Trưng, phường Bạch Đằng.

Tiếp đó là màn diễu hành giới thiệu truyền thống thờ phụng “Thăng Long tứ trấn”. Trong chiếu dời đô, Đức vua Lý Thái Tổ nhận thấy thành Đại La - Thăng Long là “nơi ở vào trung tâm trời đất, được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa Nam - Bắc - Đông - Tây, tiện nghi núi sông sau trước”. Địa thế nơi đây ắt sẽ mang lại thái bình và thịnh vượng, phải được bảo vệ một cách linh thiêng.

Kể từ năm 1.010 đến nay, truyền thống thờ phụng “Thăng Long tứ trấn” đã là một phần của tín ngưỡng dân gian. Đây là bốn ngôi đền thiêng thờ cúng bốn vị thần trấn giữ bốn phương Đông - Nam - Tây - Bắc của thành Thăng Long xưa. Đó là: Đền Bạch Mã (tọa lạc tại quận Hoàn Kiếm) thờ thần Long Đỗ; đền Voi Phục (quận Ba Đình) thờ thần Linh Lang Đại Vương; đình Kim Liên (quận Đống Đa) thờ thượng thần Cao Sơn Đại Vương và đền Quán Thánh (quận Ba Đình) thờ thần Huyền Thiên Trấn Vũ. Năm 2022, “Thăng Long tứ trấn” đã được công nhận di tích quốc gia đặc biệt.

Tiếp đó là màn giới thiệu tín ngưỡng thờ mẫu Việt Nam. Tín ngưỡng thờ Mẫu, cùng nghi lễ và lễ hội, với những diễn xướng vô cùng độc đáo. Đạo Mẫu thực sự là một bảo tàng sống của văn hóa truyền thống, được lưu truyền đến ngày nay.

Năm 2016, tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Trên địa bàn thành phố Hà Nội có gần 1.000 ngôi đền thờ mẫu, tiêu biểu là di tích Phủ Tây Hồ - quận Tây Hồ; đền Bà Kiệu - quận Hoàn Kiếm đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích quốc gia.

Nghệ thuật hát chầu văn (hát văn) là loại hình nghệ thuật gắn với thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu chứa đựng tinh hoa văn hóa dân gian, phong phú về điệu thức, có sức truyền cảm, lôi cuốn. Lời hát văn ca ngợi công đức của các bậc nhân thánh, nhân thần và khuyến thiện trừ ác.

Màn diễu hành thờ “Thăng Long tứ trấn” được thể hiện đặc sắc, đậm dấu ấn linh thiêng.

Sau đó là phần vinh danh di sản Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Văn Miếu - Quốc Tử Giám nằm trong hệ thống các di tích lịch sử của Thủ đô Hà Nội trong giai đoạn phát triển kể từ khi thành lập kinh đô Thăng Long dưới triều Lý. Đây là quần thể di tích đặc biệt của Thủ đô, nơi hội tụ của giá trị di sản văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể, lịch sử và nghệ thuật, khoa học và giáo dục, thông tin tư liệu ký ức, niềm tự hào của người dân Thủ đô và dân tộc Việt Nam trong truyền thống nghìn năm văn hiến của Việt Nam.

Văn Miếu - Quốc Tử Giám, nơi đào tạo sĩ tử, tôn vinh nhân tài.

Văn Miếu - Quốc Tử Giám được coi là trường đại học đầu tiên của Việt Nam, biểu tượng của “nguyên khí quốc gia”, nơi đào tạo sĩ tử, tôn vinh nhân tài. Văn Miếu - Quốc Tử Giám là Di tích Quốc gia đặc biệt. Năm 2010, UNESCO công nhận 82 tấm bia Tiến sĩ tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám là Di sản Tư liệu Thế giới trên phạm vi toàn cầu.

Màn diễu hành giới thiệu nghệ thuật trình diễn dân gian cũng thu hút sự chú ý của đông đảo người dân và du khách, múa cổ “Giảo Long”, múa “Trống bồng”; múa rối, hát xẩm, kéo co, cồng chiêng.

Múa Trống bồng - một trong mười điệu múa cổ của đất Thăng Long của người dân làng Triều Khúc, huyện Thanh Trì.

Sau phần diễu hành và trình diễn diễn xướng dân gian là phần diễu hành khối làng nghề. Các đại biểu, người dân và du khách được xem phần trình diễn của các làng nghề: Làng nghề tranh dân gian Hàng Trống, tranh dân gian Kim Hoàng, làng thêu Quất Động, làng thêu Đông Cứu, làng gốm Bát Tràng, làng mây tre đan Phú Vinh, làng nghề sơn mài Hạ Thái, nghề tò he Xuân La, làng nghề quạt Chàng Sơn, làng nghề đan cỏ tế Lưu Thượng, làng nghề khảm trai thôn Ngọ, làng nghề điêu khắc mỹ nghệ thôn Sơn Đồng, làng nghề điêu khắc Nhân Hiền...

Ở nhóm làng nghề dệt, người dân và du khách hiểu hơn nét đẹp làng nghề Hà Nội qua các làng nghề: Làng nghề dệt Phùng Xá, làng nghề dệt lụa Vạn Phúc, làng nghề may Từ Thuận, làng nghề may áo dài Trạch Xá.

Nhóm làng nghề mộc giới thiệu nét đẹp các làng nghề: Làng nghề mộc xây dựng Dị Nậu, làng nghề mộc Vạn Điểm, làng nghề truyền thống thôn Đại Nghiệp, làng nghề truyền thống, làng nghề giày da thôn Giẽ Hạ...

Trong kho tàng di sản văn hóa - ẩm thực Hà thành không chỉ gắn với phong tục, tập quán, lễ hội từng làng, từng vùng, mà còn thể hiện lối sống, nết ăn, nết ở thanh lịch, hào hoa của người dân Thăng Long - Hà Nội. Góp vào bản đồ ẩm thực sinh động và phong phú của Thủ đô nghìn năm văn hiến, trong những không gian làng cổ, nơi bao thế hệ luôn biết trân trọng lưu giữ hương xưa, vị cũ, như gìn giữ một phần hồn cốt của đất Kinh kỳ.

Các làng nghề tiêu biểu nổi bật với các món ăn ngon nổi tiếng như: Làng nghề giò chả Ước Lễ - huyện Thanh Oai; Làng nghề bánh dày Quán Gánh - huyện Thường Tín; Làng nghề bánh cuốn Thanh Trì - quận Hoàng Mai; Làng nghề bún Phú Đô - quận Nam Từ Liêm; Làng nghề chè kho, chè lam Đại Đồng - huyện Thạch Thất; Làng nghề bún Mạch Tràng - huyện Đông Anh; Làng nghề miến So - huyện Quốc Oai; Làng nghề Cốm Vòng - quận Cầu Giấy; Làng nghề cốm Mễ Trì - quận Nam Từ Liêm; Làng nghề xôi Phú Thượng, các sản phẩm sen Tây Hồ - quận Tây Hồ...

Ấn tượng nhất có lẽ là màn tái hiện lễ ăn hỏi của người Hà Nội xưa trên nền ca khúc “Hà Nội 12 mùa hoa”. Gần 100 người đã đưa người xem trở lại không gian cưới hỏi đầy hoài niệm, với xích lô, và những lễ vật của Hà Nội những năm tháng xưa.

Với bề dày lịch sử, lễ ăn hỏi xưa đã tạo nên truyền thống, văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc. Hà Nội hào hoa xưa và nay vốn là đất Kẻ Chợ, hội tụ tinh hoa văn hóa xứ Bắc. Lễ ăn hỏi Hà Nội phản ánh bối cảnh xã hội đương thời, thể hiện chân dung người Hà thành trong đời sống vật chất, góp phần làm nên tập tục giá trị của Hà Nội văn minh, thanh lịch.

Đặc trưng của lễ là: Nghi lễ trang trọng, sính lễ mang đậm giá trị truyền thống tượng trưng cho sự kính trọng và gắn kết gia đình, đoàn rước lễ bằng xích lô với trang phục và phong thái cầu kì, cùng với những cử chỉ tinh túy trong ứng xử và giao tiếp, tạo nên sự gắn kết cộng đồng sâu sắc. Lễ ăn hỏi xưa ở Hà Nội với sự trang trọng, tỉ mỉ trong từng nghi thức, cùng với các giá trị văn hóa và tinh thần mà nó mang lại, đã góp phần làm nên bản sắc của một Hà Nội văn minh, thanh lịch, lưu giữ và truyền thụ qua nhiều thế hệ.

Tiếp đó là phần diễu hành của các làng hoa của Hà Nội. Hà Nội nổi tiếng là đất trồng hoa. Các làng hoa đã trở thành thương hiệu của Hà Nội như Mê Linh, Tây Tựu, Tây Hồ….

Huyện Mê Linh nằm ở phía Tây Bắc thành phố Hà Nội hiện có nhiều làng nghề trồng hoa, cây cảnh được thành phố công nhận là làng nghề trồng hoa như: thôn Liễu Trì, thôn Hạ Lôi, thôn Đại Bái... Đây là một trong những vùng trồng hoa lớn nhất của Hà Nội, cũng là điểm tham quan trải nghiệm, chụp hình của giới trẻ.

Làng hoa Tây Tựu là một trong những nơi trồng hoa lâu năm và cung cấp hoa tươi chủ yếu cho nội thành Hà Nội. Với lịch sử lâu năm làm nghề, làng hoa Tây Tựu đã vinh dự đón nhận danh hiệu “Làng nghề truyền thống Hà Nội”.

Quận Tây Hồ là nơi tụ họp của nhiều làng hoa. Những làng hoa cảnh, cây cảnh bao quanh Hồ Tây như những viên ngọc quý trang trí cho mặt gương khổng lồ, tiêu biểu như: Làng hoa Nghi Tàm, Làng hoa Tứ Liên, Làng đào Nhật Tân, Làng hoa Quảng Bá, Làng đào Phú Thượng.

Hình ảnh rực rỡ của các làng hoa Hà Nội đã khép lại chương II “Hà Nội - Dòng chảy di sản”. Hình ảnh này chính là thông điệp về sự kết nối giữa di sản của dân tộc và dòng chảy của nhịp sống đương đại, giữa nét đẹp truyền thống và sự năng động, thanh lịch của người Hà Nội hôm nay và mai sau.

Ca khúc “Bài ca Hồ Chí Minh” do các ca sĩ Đông Hùng, Hoàng Hồng Ngọc, Rapper Ram C và hợp xướng nam biểu diễn mở đầu chương III với tên gọi “Hà Nội: Thành phố vì hòa bình, thành phố sáng tạo”. Tiếp theo là phần nghi thức trống đội do 124 thiếu nhi Thủ đô trình diễn.

Chương trình tiếp nối với màn diễu hành, trình diễn của các tổ chức chính trị, xã hội đại diện cho các tầng lớp nhân dân.

Trong những thành tựu của Thủ đô những năm qua, luôn có sự đóng góp to lớn và rất quan trọng của Mặt trận Tổ quốc thành phố và các tổ chức thành viên. Thông qua các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động, nhiều mô hình mới, cách làm hay, sáng tạo được đúc kết, nhân rộng, đó là những đóng góp rất quan trọng trong kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị của thành phố.

Với phương châm “Tuổi cao - Gương sáng - Đoàn kết - Sáng tạo - Phát triển”, người cao tuổi Thủ đô đã phát huy vai trò nòng cốt, uy tín, kinh nghiệm của người cao tuổi trong xây dựng Đảng, chính quyền cũng như trong các phong trào thi đua ngày càng thực chất, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu thực tiễn đang đặt ra.

Phụ nữ Hà Nội hôm nay ngày càng khẳng định vị thế vững chắc và có những đóng góp to lớn trong công cuộc xây dựng, phát triển Thủ đô và đất nước. Phụ nữ Hà Nội không chỉ làm tốt vai trò của người vợ, người mẹ, người tổ chức, chăm lo cuộc sống, giữ lửa trong gia đình, bảo đảm sự yên ấm của từng tế bào xã hội, mà còn có mặt trong mọi ngành nghề lao động sản xuất, kinh doanh, trong nghiên cứu khoa học, thể thao, văn hóa nghệ thuật, giáo dục, y tế...

Ngay sau đó là khối diễu hành, biểu dương lực lượng của Hội Cựu chiến binh Thủ đô.

Phát huy bản chất Bộ đội Cụ Hồ, truyền thống cựu chiến binh Việt Nam “Trung thành - đoàn kết - gương mẫu - đổi mới”, cựu chiến binh Thủ đô luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ, đi đầu, tham gia công tác xây dựng, bảo vệ Đảng, chính quyền, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội của Thủ đô, giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ, thực hiện tốt các cuộc vận động và các phong trào của Trung ương và thành phố.

Tiếp đó là khối diễu hành và biểu dương lực lượng của lực lượng công nhân, viên chức, người lao động Thủ đô.

Công đoàn thành phố đã xây dựng được trong lực lượng công nhân, viên chức, người lao động mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ, thực chất với nhiều sáng tạo, trưởng thành vượt bậc trong chuyên môn và hoạt động, có nhiều giải pháp, cách làm hiệu quả, nhất là phát huy vai trò đại diện chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.

Ngay sau đó là phần diễu hành của lực lượng nông dân Thủ đô.

Trong sự phát triển toàn diện của Thủ đô, nông nghiệp, nông dân, nông thôn luôn là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, giữ ổn định an ninh, chính trị; có vị trí, vai trò quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thủ đô; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái.

Phần trình diễn của lực lượng thanh niên Thủ đô cùng ca khúc: Hát vang lý tưởng tuổi trẻ.

Phát huy lòng yêu nước, tự hào dân tộc, với nhận thức và thái độ chính trị đúng đắn, lối sống lành mạnh, lòng nhân ái, ý thức trách nhiệm, tri thức và trình độ, thanh niên Thủ đô đang phát huy vai trò xung kích, tình nguyện với tinh thần “Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”, đẩy mạnh các phong trào thi đua, góp phần quan trọng trong việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.

Phần trình diễn của khối diễu hành và trình diễn của lực lượng vận động viên Thủ đô.

Từ nhiều năm nay, thể thao Hà Nội liên tục có những lớp vận động viên tài năng, đóng góp vào việc khẳng định vị thế hàng đầu cả nước của thể thao Hà Nội. Vận động viên các thế hệ của Hà Nội trong màu áo đội tuyển quốc gia đã và đang tiếp tục ghi danh vào bảng vàng, thi đấu giành nhiều thành tích tại các sân chơi thế giới, đóng góp vào thành tích chung của thể thao Việt Nam.

Phần diễu hành còn có sự tham gia của các bạn bè quốc tế.

Là trung tâm giao lưu quốc tế, lượng du khách tham quan Hà Nội luôn tăng cao. “Hữu xạ tự nhiên hương” - chính môi trường hòa bình, ổn định chính trị, người dân thân thiện mến khách nên ngày càng nhiều người nước ngoài chọn sinh sống và làm việc tại Hà Nội. Nhiều chuyên gia quốc tế đánh giá: Hà Nội còn rất nhiều dư địa phát triển. Từ “Thành phố vì hòa bình” đến “Thành phố sáng tạo” không chỉ đơn thuần là có thêm danh hiệu để tự hào mà còn là động lực để Thủ đô quyết tâm chuyển đổi mô hình tăng trưởng, hướng đến sự phát triển bền vững.

Kết thúc chương trình diễu hành là phần trình diễn của 150 học sinh Thủ đô ca khúc “Hà Nội - Thành phố vì hòa bình” và phần trình diễn của ca sĩ Hoàng Hồng Ngọc, Đông Hùng cùng 270 học sinh Thủ đô, diễn viên ca khúc “Xin chào Hà Nội của tương lai”.

Chương trình “Ngày hội Văn hóa vì hòa bình” khép lại với những hình ảnh tuyệt đẹp tôn vinh văn hóa, di sản Hà Nội cùng tinh thần đoàn kết của nhân dân Thủ đô, bạn bè quốc tế để lan tỏa thông điệp vì hòa bình.

User
Ý KIẾN

Màn thực cảnh hoành tráng tái hiện thời khắc lịch sử trọng đại của Thủ đô và đất nước ngày 10/10/1954 mang tên “Ngày về chiến thắng” đã được tái hiện hào hùng và đầy cảm xúc lịch sử trong chương trình "Ngày hội Văn hóa vì hòa bình" đang diễn tại khu vực hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Sáng 6/10, UBND thành phố Hà Nội tổ chức chương trình "Ngày hội Văn hóa vì hòa bình" tại khu vực hồ Hoàn Kiếm - biểu tượng văn hóa lịch sử của Thủ đô. Trong phần mở đầu, buổi lễ chào cờ đầu tiên tại Hà Nội vào ngày 10/10/1954, sau khi Thủ đô được giải phóng đã được tái hiện.

Tại buổi làm việc với TP.HCM ngày 5/10, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho rằng để thực hiện hiệu quả Nghị quyết 98 và thúc đẩy kinh tế TP.HCM phát triển, các bộ, ngành và Thành phố phải phối hợp tốt với nhau, cần gỡ khó hơn nữa cho TP.HCM.

Sáng nay (6/10), chương trình "Ngày hội Văn hóa vì hòa bình" đang diễn tại khu vực Hồ Hoàn Kiếm nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) và 25 năm Hà Nội được UNESCO trao danh hiệu "Thành phố vì hòa bình" (16/7/1999 - 16/7/2024).

Sáng 6/10, UBND thành phố Hà Nội tổ chức chương trình "Ngày hội Văn hóa vì hòa bình" tại khu vực hồ Hoàn Kiếm - biểu tượng văn hóa lịch sử của Thủ đô.

Trung tâm Báo tin Động đất và Cảnh báo Sóng thần, Viện Vật lý Địa cầu thông tin chỉ trong một ngày hôm qua, 5/10, tỉnh Kon Tum đã hứng chịu 2 trận động đất có độ lớn 4.1 và 3,5 độ richter.

Sau 3 tháng đi vào vận hành (tính từ ngày 28/6 đến nay), ứng dụng Công dân Thủ đô số - iHanoi đã có trên 1,1 triệu tài khoản của người dân; hơn 9 triệu lượt người truy cập ứng dụng.

Lên ý tưởng và xây dựng, phát triển trong 5 tháng, "Hà Nội - Chạm miền ký ức" với không gian về toa tàu ký ức, khoảng sân ký ức hay phiên chợ ký ức đã mang lại cảm xúc “chạm” vào Hà Nội xưa với những hoài niệm "thời tem phiếu" làm say lòng người dân và du khách mỗi dịp Hà Nội vào thu.

Nằm trong chuỗi hoạt động chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, kỷ niệm 25 năm Hà Nội đón nhận danh hiệu “Thành phố Vì hòa bình”, từ 7 giờ đến 10 giờ sáng nay (6/10), thành phố Hà Nội tổ chức chương trình “Ngày hội Văn hóa vì hòa bình”.

Công an thành phố Hà Nội đã huy động hàng trăm cán bộ, chiến sĩ cảnh sát giao thông, cảnh sát cơ động và Công an quận Hoàn Kiếm tham gia đảm bảo an ninh, an toàn giao thông cho sự kiện 'Ngày hội Văn hóa vì hòa bình'.

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia dự báo, hôm nay 6/10, tại Hà Nội, trời ít mây, đêm không mưa, sáng sớm có nơi có sương mù, ngày nắng; gió Đông Bắc cấp 2-3.

Sau hơn 2 năm triển khai Đề án 06 của Thủ tướng Chính phủ, người dân không cần phải mang nhiều giấy tờ khi ra đường, thủ tục hành chính được rút gọn.

Lực lượng Bộ đội biên phòng tỉnh Đồng Tháp vừa phối hợp với Công an tỉnh Đồng Tháp và Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Dinh Bà bắt quả tang một đối tượng đang vận chuyển trái phép ma túy từ Campuchia về Việt Nam.

Tối 4/10, tổ công tác Y2-141 đã phát hiện 2 đối tượng đi xe ô tô có dấu hiệu nghi vấn. Qua kiểm tra, phát hiện trên xe các đối tượng chứa một lượng lớn các chất nghi là ma túy.

Sau cải tạo, vườn hoa Nguyễn Trãi (Hà Đông) đã trở nên xanh mát và tiện ích. Các hạng mục chiếu sáng, ghế ngồi và thiết bị luyện tập thể dục, thể thao được bổ sung, lắp đặt mới.

Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội đề nghị đoàn kiểm tra của các địa phương tăng cường kiểm tra an toàn thực phẩm, tập trung kiểm tra hậu kiểm, kiểm tra đột xuất lĩnh vực an toàn thực phẩm.

Những ngày đầu tháng 10, phố phường Hà Nội nơi nào cũng được trang hoàng rực rỡ cờ hoa và tươi thắm bởi sắc màu với vẻ đẹp của những tà áo dài truyền thống xuất hiện trong Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024.

Sáng 5/10, hàng nghìn người tập trung quanh khu vực phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm để thực hiện tập duyệt cho “Ngày hội Văn hóa vì hòa bình” kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô và 25 năm Hà Nội được UNESCO trao danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”.

Chiều nay, 5/10, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội gặp mặt đại biểu nhân sĩ, trí thức, văn nghệ sĩ, chức sắc tôn giáo nhân Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.

Nằm trong chuỗi hoạt động kỉ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954- 10/10/2024), Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội lần thứ 3 vừa được diễn ra vào tối 4/9 tại quảng trường Đoan Môn - Trung tâm bảo tồn di sản Hoàng Thành Thăng Long.

Chiều 4/10 (theo giờ địa phương), tại lâu đài Villers-Cotterêts, Pháp, đã diễn ra phiên khai mạc trọng thể Hội nghị Cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 với chủ đề “Sáng tạo, Đổi mới và Khởi nghiệp bằng tiếng Pháp”.

Sáng 5/10, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành, cơ quan liên quan để thảo luận, cho ý kiến về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam và triển khai các dự án đường sắt kết nối với Trung Quốc.

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 121/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 139/2018 quy định về kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới, trong đó bổ sung hai trường hợp đơn vị đăng kiểm xe cơ giới bị thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới.

Chiếc ô tô nhãn hiệu MG ZS không dừng đúng vạch tại ngã tư mà lấn làn ngược chiều và bị một xe máy chặn đầu, nhưng tài xế nhất quyết không chịu lùi lại.

Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đã có kết quả phân tích 2 sự cố đầu máy tàu hàng đường sắt Bắc - Nam đoạn qua huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế, bị trật bánh trong ngày 28/9.

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 121/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 139/2018 quy định về kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới, trong đó, tạm ngừng thu hồi chứng chỉ đăng kiểm viên bị án treo kể từ ngày 5/10/2024 – 1/1/2025.

Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội cùng các đơn vị chức năng sẽ triển khai lực lượng sẵn sàng bảo đảm an toàn giao thông, an ninh trật tự, phân luồng giao thông phục vụ chương trình "Ngày hội Văn hóa vì hòa bình".

Về việc có tin cho rằng sắp điều chỉnh tăng mức phạt đối với hành vi không đội mũ bảo hiểm, đại diện Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) khẳng định thông tin không chính xác.

Nhân chuyến công tác dự Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 và thăm chính thức Pháp, sáng 5/10, theo giờ địa phương, tại Paris, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có cuộc trò chuyện thân mật với gần 30 chuyên gia, trí thức kiều bào tiêu biểu từ các nước Pháp, Anh, Bỉ, Canada, Luxembourg và Thụy Sỹ.

Bộ Công an vừa trình dự thảo Nghị định mới về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông đường bộ, trong đó đề xuất tăng mức phạt đối với một loạt hành vi vi phạm giao thông.

Từ ngày 8 - 11/10/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 và các Hội nghị Cấp cao liên quan diễn ra tại Thủ đô Viêng-Chăn, Lào. Trước thềm chuyến công tác, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Trưởng SOM ASEAN Việt Nam Đỗ Hùng Việt đã trả lời phỏng vấn về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của chuyến công tác này.

Theo số liệu thống kê của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, từ ngày 1/1/2016 đến 31/8/2024, cả nước có hơn 1,9 triệu người hưởng bảo hiểm xã hội một lần nhưng sau đó quay lại tham gia bảo hiểm xã hội.

Liên tiếp trong ngày 4/10/2024, Đội Thủ tục hành lý nhập khẩu thuộc Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài chủ trì phối hợp với các đơn vị chức năng phát hiện hai vụ vận chuyển vàng lậu từ nước ngoài vào Việt Nam.

Sáng 5/10, tuổi trẻ quận Hoàng Mai tổ chức “Festival Thanh niên năm 2024”, với sự tham gia của hơn 500 bạn trẻ.

Sáng 5/10, tại khu vực bờ hồ Hoàn Kiếm đã diễn ra buổi tổng duyệt chương trình "Ngày hội Văn hóa vì hòa bình", kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô và 25 năm Hà Nội được UNESCO trao danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”.

Hội Người mù thành phố Hà Nội đã tổ chức chương trình nghệ thuật với chủ đề "Tháng 10 - Thu Hà Nội: Hy vọng và niềm tin"; biểu dương gương "Người tốt, việc tốt"; tổng kết và trao giải các cuộc thi trong phong trào thi đua cao điểm chào mừng 70 năm Giải phóng Thủ đô.

Sáng 5/10, huyện Thanh Trì đã trang trọng tổ chức kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng huyện Thanh Trì (06/10/1954 - 06/10/2024) và đón bằng công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

Hội chợ mùa Thu Hoàng Mai 2024 đã khai mạc vào tối 4/10 tại khu vực hồ Đền Lừ (phường Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội) với nhiều hoạt động hấp dẫn.

Sáng 5/10, đoàn đại biểu thành phố Hà Nội do Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến làm trưởng đoàn đã dâng hương tưởng nhớ nguyên Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, nguyên Chủ tịch Ủy ban Quân chính Hà Nội Trung tướng Vương Thừa Vũ, tại nhà riêng ở thôn Vĩnh Ninh, xã Vĩnh Quỳnh, huyện Thanh Trì.

Khoảng 9h50 ngày 5/10, trên đường vành đai 3 dưới chân cầu Thăng Long, quận Bắc Từ Liêm, (Hà Nội) hướng đi từ huyện Đông Anh sang quận Bắc Từ Liêm xảy ra vụ va chạm giao thông nghiêm trọng giữa 6 ô tô.

Sáng nay, 5/10, dự án đường nối Nguyễn Văn Cừ - Ngọc Thụy thuộc quận Long Biên, dài 1,5km, vốn 1.200 tỷ đồng chính thức thông xe.

Nhiều người dân dù biết là vi phạm nhưng vẫn buôn bán hàng rong, hoạt động kinh doanh trái phép, gây mất trật tự đô thị. Dù lực lượng chức năng đã tăng cường ra quân và xử lý quyết liệt nhưng vẫn khó kiểm soát hết vi phạm.

Ban Dân vận Thành ủy và quận Hoàng Mai vừa tổ chức Lễ gắn biển công trình 'Dân vận khéo' và công trình cấp quận chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô đối với Trường Mầm non Họa Mi và dự án Xây dựng đồng bộ hạ tầng cây xanh đường giao thông tại phường Hoàng Liệt.

HĐND quận Hoàng Mai vừa tổ chức Kỳ họp thứ 13 (Kỳ họp chuyên đề) xem xét, quyết định các nội dung thuộc thẩm quyền, trong đó có nội dung bầu Chủ tịch HĐND quận.

Sau thời gian chuẩn bị kỹ lưỡng và công phu, sáng 5/10, hơn 8.000 người đại diện cho các tầng lớp nhân dân Thủ đô đã tập trung cho buổi tổng duyệt Lễ khai mạc "Ngày hội Văn hóa vì hòa bình".

Sự nổi tiếng mang đến ánh hào quang, thành công và sự ngưỡng mộ. Nhưng đối với các ngôi sao nhí, đó có thể là áp lực không hề nhỏ, khi tuổi thơ bị bủa vây bởi sự hâm mộ và phán xét của đám đông. Điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe thể chất, tinh thần và sự phát triển tương lai của các em.