Ngày hội Văn hoá vì Hoà bình: Tái hiện chân thực khí thế hào hùng
Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình là ngày hội lớn của nhân dân Thủ đô, điểm nhấn trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024) và 25 năm đón nhận danh hiệu Thành phố vì hòa bình của UNESCO.
Sáng 6/10, chương trình “Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình” chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), kỷ niệm 25 năm Hà Nội đón nhận danh hiệu “Thành phố vì hòa bình” của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) diễn ra tại Hà Nội.
Chương trình hoành tráng với sự tham dự của 10.000 người đã tái hiện sinh động, chân thực khí thế hào hùng, thời khắc trọng đại của ngày Giải phóng Thủ đô 10/10 cách đây 70 năm.
Chương trình có sự tham dự của Thủ tướng Phạm Minh Chính; Thường trực Ban Bí thư Lương Cường; Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến; Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa. Về phía lãnh đạo thành phố Hà Nội có Phó Bí thư thường trực Nguyễn Thị Tuyến; Phó Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Sỹ Thanh; Phó Bí thư thành uỷ, Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn; Phó Bí thư Thành uỷ Nguyễn Văn Phong; Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Nguyễn Lan Hương cùng nhiều lãnh đạo thành phố tham dự. Dự chương trình còn có đại diện đại sứ quán các nước, cơ quan, tổ chức nước ngoài cùng đông đảo tầng lớp nhân dân trên cả nước và Thủ đô Hà Nội.
Chương trình do thành ủy, HĐND, UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức tại khu vực Tượng đài vua Lý Thái Tổ và các sân khấu phụ tại Vườn hoa đền Bà Kiệu, Quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục, Nhà hát nghệ thuật đương đại Việt Nam, ngã tư Lê Thái Tổ - Bà Triệu - Tràng Thi - Hàng Khay.
Phát biểu tại buổi lễ, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh - Trưởng Ban tổ chức nhấn mạnh Ngày hội Văn hóa vì hòa bình nhằm lan tỏa thông điệp về giá trị của văn hóa, hòa bình và sức sáng tạo của con người Thăng Long - Hà Nội qua các thời kỳ. Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình là dịp để tôn vinh nền văn hiến, bản sắc văn hóa của Thủ đô Hà Nội, vùng đất địa linh nhân kiệt, nơi lắng đọng hào khí Thăng Long, hồn thiêng sông núi, nơi kết tinh và tỏa sáng trí tuệ Việt Nam, tỏa sáng lương tri và phẩm giá con người.
Phát biểu tại sự kiện, bà Pauline Tamesis, Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc, Trưởng đại diện các tổ chức của Liên hợp quốc tại Việt Nam, bày tỏ Hà Nội, với hơn 1.000 năm văn hóa và lịch sử, luôn thể hiện tinh thần kiên cường và tái sinh.
Sau phần lễ, các đại biểu, người dân được thưởng thức chương trình biểu diễn nghệ thuật, diễu hành với ba chương.
Chương 1 mang tên: Hà Nội - Ngày về chiến thắng, mở đầu là phóng sự tư liệu lịch sử thời khắc Trung đoàn Thủ đô thuộc Đại đoàn quân tiên phong vào tiếp quản Thủ đô năm 1954.
Tiếp đến là màn biểu diễn kết hợp diễu hành tái hiện lịch sử “Ngày về chiến thắng”, dàn kèn quân nhạc Bộ Công an trình diễn “Khải hoàn ca” chào đón đoàn quân trở về Giải phóng Thủ đô.
Màn thực cảnh tái hiện lịch sử “Ngày về chiến thắng” đã mang tới những cảm xúc hùng tráng về thời khắc lịch sử hào hùng của dân tộc, khi Thủ đô Hà Nội chính thức được giải phóng ngày 10/10/1954. Đó là khoảnh khắc không thể nào quên, đánh dấu một mốc son chói lọi trên con đường đấu tranh giành độc lập của dân tộc Việt Nam.
Chương 2: Hà Nội, dòng chảy di sản. Mở đầu là màn trình diễn Trống hội Thăng Long do những người dân huyện Thanh Trì biểu diễn; Múa Cờ - nghiềm quân Hội Quán Giá, Yên Sở (Hoài Đức); Múa rồng lân (Thanh Oai).
Tiếp đó là màn trình diễn giới thiệu tục thờ, lễ hội Tản viên Sơn Thánh. Dân gian có câu: “Nhất cao là núi Ba Vì, thứ ba Tam Đảo, thứ nhì Độc Tôn”. Tản Viên Sơn Thánh là vị thần núi Ba Vì - ngọn núi thiêng sừng sững giữa vùng đồng bằng Bắc Bộ. Tản Viên Sơn Thánh được tôn kính là vị đệ nhất phúc thần của nước Việt, đứng đầu trong “Tứ bất tử” của tín ngưỡng dân gian Việt Nam.
Tục thờ Tản Viên Sơn Thánh ở huyện Ba vì, lễ hội đình Tường Phiêu ở huyện Phúc Thọ, Lễ hội đền Và ở thị xã Sơn Tây, nghệ thuật hát Dô ở huyện Quốc Oai được vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, đang được người dân gìn giữ và phát huy.
Chương trình tiếp nối với màn trình diễn giới thiệu về tín ngưỡng thờ Thánh Gióng - Phù Đổng Thiên Vương. Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc gắn với truyền thuyết về một cậu bé được mẹ sinh ra ở làng Phù Đổng, khôi ngô, tuấn tú nhưng lên ba vẫn chưa biết nói, biết cười. Vậy mà khi nghe thấy lời kêu gọi của nhà vua tìm người tài giỏi đánh giặc ngoại xâm, Gióng bỗng lớn nhanh như thổi, xin ra trận cứu nước, cứu dân. Sau khi dẹp tan quân giặc, Gióng về lại núi Sóc rồi cưỡi ngựa bay lên trời thành vị thánh bất tử.
Năm 2010, UNESCO đã chính thức công nhận hội Gióng ở đền Phù Đổng, huyện Gia Lâm, huyện Sóc Sơn là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Màn trình diễn múa Ải Lao - quận Long Biên đem đến cho người xem những cảm nhận vô cùng mới mẻ. Hát múa Ải Lao làng Hội Xá, phường Phúc Lợi, quận Long Biên, gắn liền với hội Gióng làng Phù Đổng, huyện Gia Lâm. Điệu múa Ải Lao gồm hai điệu chính là múa hành lễ và múa nghi lễ. Điểm độc đáo của hát múa Ải Lao là ở nguyên tắc đổi vế trật tự câu thơ, láy từ, thêm các hư từ thành câu hát thể hiện giá trị nghệ thuật tạo nhịp điệu trong cách hát của người Việt. Năm 2016, Hát múa Ải Lao đã được vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Ngay sau “Điệu múa Ải Lao” là màn trình diễn tái hiện Hội Gióng ở làng Phù Đổng, huyện Gia Lâm. Năm 2010, UNESCO đã chính thức công nhận hội Gióng ở đền Phù Đổng, huyện Gia Lâm, huyện Sóc Sơn là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Hội Gióng là Hội trận độc đáo vô nhị, lễ hội lớn nhất của Đồng bằng Bắc Bộ,.
Tiếp đến là các màn trình diễn giới thiệu về tín ngưỡng thờ cúng của Thăng Long - Hà Nội.
Lễ hội Chử Đồng Tử mang giá trị văn hóa sâu sắc, là bức tranh về đời sống hết sức phong phú, sinh động của người Việt cổ vùng đồng bằng, trung du Bắc bộ trong việc khai phá đầm lầy, phù sa ven sông Hồng từ hàng nghìn năm trước…
Sau màn trình diễn giới thiệu về tín ngưỡng thờ Chử Đồng Tử là màn giới thiệu về tín ngưỡng “Thờ Hai Bà Trưng”. Tín ngưỡng thờ Hai Bà Trưng - Trưng Trắc và Trưng Nhị - hai vị nữ anh hùng dân tộc đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa lật đổ ách thống trị của nhà Đông Hán vào năm 40 - 43 (sau Công nguyên), giành lại nền độc lập, tự chủ dân tộc - gắn với di tích quốc gia đặc biệt đền Hai Bà Trưng, huyện Mê Linh và đền Hát Môn, huyện Phúc Thọ cùng hai địa điểm tại quận Hai Bà Trưng là Di tích kiến trúc - nghệ thuật quốc gia đặc biệt Đền - Chùa - Đình Hai Bà Trưng, phường Đồng Nhân và Miếu thờ Hai Bà Trưng, phường Bạch Đằng.
Tiếp đó là màn diễu hành giới thiệu truyền thống thờ phụng “Thăng Long tứ trấn”. Trong chiếu dời đô, Đức vua Lý Thái Tổ nhận thấy thành Đại La -Thăng Long là “nơi ở vào trung tâm trời đất, được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa Nam - Bắc - Đông - Tây, tiện nghi núi sông sau trước”. Địa thế nơi đây ắt sẽ mang lại thái bình và thịnh vượng.
Tiếp đó là màn giới thiệu tín ngưỡng “Thờ mẫu Việt Nam”. Tín ngưỡng thờ Mẫu, cùng nghi lễ và lễ hội, với những diễn xướng vô cùng độc đáo, thực sự là một bảo tàng sống của văn hóa truyền thống. Năm 2016, Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Trên địa bàn thành phố Hà Nội có gần 1.000 ngôi đền thờ mẫu, tiêu biểu là di tích phủ Tây Hồ - quận Tây Hồ, đền Bà Kiệu - quận Hoàn Kiếm đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích quốc gia.
Tiếp đến chương trình tái hiện hình ảnh Văn Miếu và các làng khoa bảng: Biểu tượng của Nguyên Khí Quốc gia. Văn Miếu - Quốc Tử Giám nằm trong hệ thống các di tích lịch sử của Thủ đô Hà Nội trong giai đoạn phát triển kể từ khi thành lập kinh đô Thăng Long dưới triều Lý. Văn Miếu - Quốc Tử Giám là Di tích Quốc gia đặc biệt. Năm 2010, UNESCO công nhận 82 tấm bia Tiến sĩ tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám là Di sản Tư liệu Thế giới trên phạm vi toàn cầu.
Ca trù Hà Nội không chỉ là di sản văn hóa mà còn là niềm tự hào của người dân Thủ đô, đại diện cho sự thanh lịch và tinh tế trong nghệ thuật cổ truyền Việt Nam, với các giáo phường danh tiếng.
Nối tiếp là phần diễu hành, giới thiệu nghệ thuật trình diễn dân gian múa cổ “Giao long”, múa bồng, nghệ thuật “Chèo tàu Tổng Gối”; trình diễn và giới thiệu nghệ thuật múa rối, hát xẩm; giới thiệu di sản nghi thức và trò chơi kéo co được UNESCO ghi danh Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; giới thiệu và trình diễn chiêng Mường...
Sau phần diễu hành và trình diễn diễn xướng dân gian là phần diễu hành khối làng nghề. Các đại biểu, người dân và du khách được xem phần trình diễn của các làng nghề: Làng nghề tranh dân gian Hàng Trống, tranh dân gian Kim Hoàng, làng thêu Quất Động, làng thêu Đông Cứu, làng gốm Bát Tràng, làng mây tre đan Phú Vinh, làng nghề sơn mài Hạ Thái, nghề tò he Xuân La, làng nghề quạt Chàng Sơn, làng nghề đan cỏ tế Lưu Thượng, làng nghề khảm trai thôn Ngọ, làng nghề điêu khắc mỹ nghệ thôn Sơn Đồng, làng nghề điêu khắc Nhân Hiền...
Kho tàng di sản văn hóa - ẩm thực Hà thành không chỉ gắn với phong tục, tập quán, lễ hội từng làng, từng vùng, mà còn thể hiện lối sống, nết ăn, nết ở thanh lịch, hào hoa của người dân Thăng Long - Hà Nội. Góp vào bản đồ ẩm thực sinh động và phong phú của Thủ đô nghìn năm văn hiến, trong những không gian làng cổ, bao thế hệ trân trọng lưu giữ hương xưa vị cũ, như gìn giữ một phần hồn cốt của đất Kinh kỳ.
Tiếp theo là màn tái hiện Lễ ăn hỏi Hà Nội xưa. Với bề dày lịch sử, lễ ăn hỏi đã tạo nên truyền thống văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc. Hà Nội hào hoa xưa và nay vốn là đất Kẻ Chợ, hội tụ tinh hoa văn hóa xứ Bắc. Lễ ăn hỏi Hà Nội phản ánh bối cảnh xã hội đương thời, thể hiện chân dung người Hà thành trong đời sống vật chất, góp phần làm nên tập tục giá trị của Hà Nội văn minh, thanh lịch.
Tiếp đến là phần diễu hành của các làng hoa đã trở thành "thương hiệu" của Hà Nội. Hà Nội nổi tiếng là đất trồng hoa. Các làng hoa đã trở thành thương hiệu của Hà Nội như Mê Linh, Tây Tựu, Tây Hồ… Hình ảnh rực rỡ của các làng hoa Hà Nội đã khép lại chương 2 “Hà Nội - Dòng chảy di sản”. Hình ảnh này chính là thông điệp về sự kết nối giữa di sản của dân tộc và dòng chảy của nhịp sống đương đại, giữa nét đẹp truyền thống và sự năng động, thanh lịch của người Hà Nội hôm nay và mai sau.
Chương 3: Hà Nội, thành phố vì hoà bình - thành phố sáng tạo được mở đầu bằng ca khúc “Bài ca Hồ Chí Minh” do các ca sĩ Đông Hùng, Hoàng Hồng Ngọc, Rapper Ram C và hợp xướng nam biểu diễn. Tiếp theo là phần nghi thức trống đội do 124 thiếu nhi Thủ đô trình diễn.
Chương trình tiếp nối với màn diễu hành, trình diễn của các tổ chức chính trị, xã hội đại diện cho các tầng lớp nhân dân.
Trong những thành tựu của Thủ đô những năm qua, luôn có sự đóng góp to lớn và rất quan trọng của Mặt trận Tổ quốc thành phố và các tổ chức thành viên. Thông qua các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động, nhiều mô hình mới, cách làm hay, sáng tạo được đúc kết, nhân rộng, đó là những đóng góp rất quan trọng trong kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị của thành phố.
Mở đầu là khối diễu hành và biểu diễn bài thể dục liên hoàn của Hội Người cao tuổi Thủ đô. Với phương châm “Tuổi cao - Gương sáng - Đoàn kết - Sáng tạo - Phát triển”, người cao tuổi Thủ đô đã phát huy vai trò nòng cốt, uy tín, kinh nghiệm của người cao tuổi trong xây dựng Đảng, chính quyền cũng như trong các phong trào thi đua ngày càng thực chất, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu thực tiễn đang đặt ra.
Tiếp đó là màn trình diễn của khối diễu hành Hội Phụ nữ Thủ đô. Phụ nữ Hà Nội ngày càng khẳng định vị thế và có những đóng góp to lớn trong công cuộc xây dựng, phát triển Thủ đô và đất nước.
Ngay sau đó là khối diễu hành, biểu dương lực lượng của Hội Cựu chiến binh Thủ đô. Phát huy phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ, truyền thống cựu chiến binh Việt Nam “Trung thành - đoàn kết - gương mẫu - đổi mới”, Cựu chiến binh Thủ đô luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ, đi đầu, tham gia công tác xây dựng, bảo vệ Đảng, chính quyền, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội của Thủ đô, giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ, thực hiện tốt các cuộc vận động và các phong trào của Trung ương và thành phố.
Tiếp đó là khối diễu hành và biểu dương lực lượng của lực lượng công nhân, viên chức, người lao động Thủ đô. Công đoàn thành phố đã xây dựng được trong lực lượng công nhân, viên chức, người lao động mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ, thực chất với nhiều sáng tạo, trưởng thành vượt bậc trong chuyên môn và hoạt động, có nhiều giải pháp, cách làm hiệu quả, nhất là phát huy vai trò đại diện chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.
Ngay sau đó là phần diễu hành của lực lượng nông dân Thủ đô. Trong sự phát triển toàn diện của Thủ đô, nông nghiệp, nông dân, nông thôn luôn là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, giữ ổn định an ninh, chính trị; có vị trí, vai trò quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thủ đô; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái.
Phần trình diễn của lực lượng thanh niên Thủ đô cùng ca khúc "Hát vang lý tưởng tuổi trẻ". Thanh niên Thủ đô đang phát huy vai trò xung kích, tình nguyện với tinh thần “Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”, đẩy mạnh các phong trào thi đua, góp phần quan trọng trong việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.
Tiếp đến là phần trình diễn của khối diễu hành và lực lượng vận động viên Thủ đô. Từ nhiều năm nay, thể thao Hà Nội liên tục có những lớp vận động viên tài năng, đóng góp vào việc khẳng định vị thế hàng đầu cả nước của thể thao Hà Nội.
Phần diễu hành còn có sự tham gia của các bạn bè quốc tế. Là trung tâm giao lưu quốc tế, lượng du khách tham quan Hà Nội luôn tăng cao. Chính môi trường hòa bình, ổn định chính trị, người dân thân thiện mến khách nên ngày càng nhiều người nước ngoài chọn sinh sống và làm việc tại Hà Nội. Nhiều chuyên gia quốc tế đánh giá Hà Nội còn rất nhiều dư địa phát triển. Từ “Thành phố vì hòa bình” đến “Thành phố sáng tạo” không chỉ đơn thuần là có thêm danh hiệu để tự hào mà còn là động lực để Thủ đô quyết tâm chuyển đổi mô hình tăng trưởng, hướng đến sự phát triển bền vững.
Kết thúc chương trình diễu hành là phần trình diễn của 150 học sinh Thủ đô với ca khúc “Hà Nội - Thành phố vì hòa bình”; ca sĩ Hoàng Hồng Ngọc, Đông Hùng cùng 270 học sinh Thủ đô, diễn viên trình diễn ca khúc “Xin chào Hà Nội của tương lai”.
TIN LIÊN QUAN
Từ khóa:
Ý KIẾN
Theo báo cáo của Công an Thành phố, trong ngày 20/12, các Tổ công tác 141 đã kiểm tra, phát hiện 7 vụ, 10 đối tượng có dấu hiệu phạm pháp hình sự, bàn giao cho đơn vị chức năng xử lý theo thẩm quyền.
Công an phường Nam Đồng, quận Đống Đa vừa hỗ trợ, giúp đỡ cụ ông ở quận Hà Đông tìm lại tài sản để quên trên xe taxi.
Ngày 26/12, TAND Cấp cao tại Hà Nội dự kiến sẽ xét xử phúc thẩm đối với Trịnh Văn Quyết và 25 bị cáo trong vụ "đại án" xảy ra tại Tập đoàn FLC và các công ty liên quan.
Sáng 21/12, nhân kỷ niệm 52 năm Chiến thắng "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không", Ủy ban Hòa bình thành phố Hà Nội phối hợp với Thành hội Phật giáo Hà Nội tổ chức lễ cầu siêu và dâng hương tại Đài tưởng niệm phố Khâm Thiên.
Sau khi kiểm tra hiện trường vụ phóng hỏa làm 11 người tử vong ở đường Phạm Văn Đồng, Bộ Xây dựng đã có văn bản hỏa tốc yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố siết quản lý trật tự xây dựng và an toàn PCCC cho nhà ở riêng lẻ, nhiều tầng và căn hộ.
Từ đầu tuần qua, đợt sinh hoạt chính trị nghiên cứu, quán triệt tư tưởng chỉ đạo, định hướng lớn của Đảng và Tổng Bí thư Tô Lâm về "Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc" đã được toàn Đảng bộ thành phố triển khai sâu rộng.
Việc sắp xếp đơn vị hành chính là một nhiệm vụ quan trọng, gắn liền với thực hiện đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, tinh giản biên chế, cải cách chế độ tiền lương.
Ngày mai 22/12, tuyến Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên của TP.HCM chính thức hoạt động và người dân TP.HCM đang háo hức chờ đón để được trải nghiệm.
Bầu trời xanh rộng lớn mà chúng ta vẫn nhìn lên mỗi ngày không chỉ là không gian tự do, bình yên, mà còn là một mặt trận thiêng liêng, nơi những người lính Không quân Việt Nam ngày đêm bảo vệ chủ quyền, gìn giữ sự bình an cho đất nước.
Tham dự Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024, nhiều doanh nghiệp, đối tác nước ngoài đánh giá cao công tác tổ chức Triển lãm và sự phát triển của công nghiệp quốc phòng của Việt Nam; đồng thời bày tỏ hy vọng trong thời gian tới sẽ được hợp tác sâu rộng với Việt Nam trong lĩnh vực này.
Tham gia lực lượng Gìn giữ Hòa bình Liên hợp quốc, các chiến sĩ Việt Nam đã để lại dấu ấn sâu sắc tại những vùng đất xung đột như: Nam Sudan và Cộng hòa Trung Phi. Họ mang theo tinh thần "Bộ đội Cụ Hồ", không chỉ thực hiện nhiệm vụ chuyên môn mà còn hỗ trợ cộng đồng địa phương, lan tỏa hình ảnh một Việt Nam nhân ái và trách nhiệm. Những hy sinh thầm lặng của họ đã góp phần khẳng định vị thế của đất nước Việt Nam trên trường quốc tế.
Sáng 21/12, Quận ủy - HĐND - UBND - Uỷ ban MTTQ quận Hoàn Kiếm đã tổ chức Lễ kỷ niệm ngày thành lập Quân đội Nhân Dân Việt Nam và tri ân những đóng góp to lớn của các anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh binh trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.
Tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của ngành nội vụ, diễn ra sáng 21/12, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình khẳng định sẽ có chính sách vượt trội hỗ trợ người chịu tác động của đợt tinh gọn, song lưu ý cần có giải pháp giữ được tinh hoa trong bộ máy hành chính công.
Thời gian qua, được sự quan tâm của thành phố Hà Nội, huyện Mỹ Đức đã đầu tư, xây dựng, nâng cấp, cải tạo hàng chục km đường giao thông liên xã, liên huyện.
Tháng 9/2023, cầu đường bộ thuộc dự án nâng cấp tuyến đường vận tải thủy sông Đuống chính thức khởi công xây dựng. Với tổng mức đầu tư gần 590 tỷ đồng, công trình dự kiến sẽ hoàn thành trong năm 2025. Song, do vướng mắc về giải phóng mặt bằng, dự án có thể sẽ phải kéo dài thời gian thực hiện thêm 3 năm.
Sở Giao thông Vận tải TP. HCM ngày 20/12 đã khai trương, đưa vào hoạt động 17 tuyến xe buýt điện kết nối tuyến Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên.
Hà Nội đặt mục tiêu hoàn thành việc chuyển đổi và phát triển xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh vào năm 2035, sớm hơn 15 năm so với yêu cầu của Chính phủ. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu này, các doanh nghiệp vận tải hành khách công cộng cũng mong muốn thành phố sớm ban hành các cơ chế, chính sách hỗ trợ và khả năng tiếp cận nguồn vốn vay.
Theo kế hoạch, đường song hành Vành đai 4 qua Hà Nội, Hưng Yên và Bắc Ninh sẽ hoàn thành vào cuối năm 2025. Hiện các nhà thầu đang tập trung thi công, bám sát tiến độ.
Hôm nay (21/12), 16 thí sinh Tiếng hát Hà Nội 2024 đã khởi động vòng chung kết cuộc thi bằng nhiều hoạt động chung tay bảo vệ môi trường tại bãi bồi ven sông Hồng thuộc phường Phúc Tân (Hoàn Kiếm).
Bệnh viện Đa khoa Đức Giang vừa thăm hỏi và trao tặng 220 phần quà cho các em nhỏ đang điều trị tại bệnh viện và học sinh Trường THCS Hy Vọng, với tổng trị giá 80 triệu đồng.
Hội Liên hiệp Phụ nữ quận Ba Đình vừa tổ chức ra quân tổng vệ sinh môi trường, xây dựng mô hình “Đoạn đường, tuyến phố không rác” chào năm mới 2025.
Thời điểm này, nhiều địa phương trên cả nước bắt đầu tổ chức Đại hội cấp cơ sở, để chuẩn bị cho Đại hội Đảng bộ các tỉnh, thành phố nhiệm kỳ 2025-2027.
Sáng nay 21/12, UBND quận Thanh Xuân đã tổ chức diễn tập phương án chữa cháy và cứu nạn cứu hộ tại khu đô thị Royal City (phường Thượng Đình).
Những thông điệp rất gần gũi ngay trong cuộc sống của từng gia đình, những mối quan hệ với hàng xóm, khu chung cư,... đó là những đề tài được nhấn mạnh trong “Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Long Biên năm 2024”. Cuộc thi diễn ra sôi nổi, hấp dẫn và lan tỏa nhiều ý nghĩa.
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình cho biết sẽ có chính sách vượt trội dành cho khoảng 100.000 người chịu tác động của đợt tinh gọn này, song lưu ý khi sắp xếp bộ máy cần tránh “người tài xin nghỉ, người dở ở lại” và có giải pháp giữ được tinh hoa trong bộ máy hành chính công.
Sáng 21/12, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà dự, chỉ đạo Hội nghị.
Sáng nay (21/12), ngày đầu tiên mở cửa cho người dân tham quan Triểm lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024, hàng nghìn người dân đã xếp hàng vào xem Triển lãm và tỏ ra hào hứng khi lần đầu được tận mắt chứng kiến vũ khí, khí tài quân sự của Việt Nam và các nước trưng bày tại đây.
Sáng nay (21/12), một vùng áp thấp trên vùng biển phía Nam của khu vực Nam Biển Đông đã mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới.
Nam TikToker tại Hà Nội đã bị xử phạt hành chính 7,5 triệu đồng vì đăng tải nhiều video clip chứa thông tin sai sự thật về trại giam của Bộ Công an.
Thời gian qua, Phòng Cảnh sát giao thông - Công an thành phố Hà Nội đã có nhiều phương án, kế hoạch nhằm đảm bảo TTATGT trên địa bàn. Đặc biệt, thực hiện phương án 04 của Công an Thành phố (CATP), đơn vị đã chỉ đạo các đội Cảnh sát giao thông (CSGT) tăng cường ra quân, xử lý vi phạm là nguyên nhân gây ùn tắc, tai nạn giao thông tại các ngã tư.
Báo Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Tổng cục Biển và hải đảo Việt Nam tổ chức Lễ trao giải cuộc thi viết “Cùng giữ màu xanh của biển” lần thứ hai chủ đề “Chung tay bảo vệ đại dương - Vì một Việt Nam xanh hơn”.
UBND quận Ba Đình đã tổ chức Ngày hội Văn hóa quân - dân năm 2024 nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân.
Nhằm xóa bỏ các điểm nóng về vi phạm trật tự đô thị trên toàn địa bàn, mới đây Ban chỉ đạo 197 quận Ba Đình đồng loạt tổ chức ra quân, huy động mọi lực lượng xử lý nhiều trường hợp tái diễn vi phạm, đảm bảo đường thông hè thoáng, phục vụ nhân dân đi lại an toàn.
Bộ Nội vụ cơ bản hoàn thành toàn bộ báo cáo, đề án liên quan tinh gọn bộ máy. Đây là thông tin được Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của ngành nội vụ, diễn ra sáng 21/12. Phó thủ tướng thường trực Nguyễn Hòa Bình dự hội nghị.
Sáng 21/12, nhân Kỷ niệm 52 năm Chiến thắng "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không", Ủy ban Hòa bình thành phố Hà Nội, đơn vị thành viên của Hội liên hiệp các tổ chức Hữu nghị Hà Nội đã phối hợp với Thành hội Phật giáo Hà Nội tổ chức lễ cầu siêu và dâng hương tại Đài tưởng niệm Khâm Thiên, tưởng nhớ những người con của Hà Nội đã thiệt mạng trong đợt thảm sát bằng máy bay ném bom B52 mùa đông năm 1972.
Chi cục Phòng, chống tệ nạn xã hội đã tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập vào sáng 20/12. Những kết quả cụ thể, thiết thực và liên tục bền bỉ trong suốt 30 năm qua của Chi cục đã góp phần quan trọng trong việc đảm bảo an sinh xã hội, an ninh trật tự và phát triển Thủ đô và đất nước.
Trong khuôn khổ Chương trình Quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm - hiệu quả, Bộ Công Thương phối hợp với Hội Khoa học và công nghệ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Việt Nam vừa tổ chức Lễ trao giải “Giải thưởng hiệu quả năng lượng trong công nghiệp - công trình xây dựng năm 2024, Giải thưởng Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất năm 2024”.
Với mục đích tăng cường truyền thông, nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo vệ môi trường lưu vực sông ở Việt Nam, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) phối hợp với Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức Cuộc thi Ảnh tuyên truyền về bảo vệ môi trường lưu vực sông.
Thời gian qua, UBND quận Ba Đình đã triển khai nhiều việc làm cụ thể, thiết thực với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị cùng đông đảo các tầng lớp nhân dân quyết tâm đẩy mạnh và lan tỏa phong trào bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp.
Năm 2024, quận Hoàn Kiếm thu ngân sách ước đạt trên 21.800 tỷ đồng, đạt 117% dự toán, bằng 133% so cùng kỳ.
Hòa trong không khí rộn ràng của mùa lễ hội, Bệnh viện Nhi Trung ương tổ chức một chương trình Giáng sinh đặc biệt dành cho hơn 2.000 bệnh nhi đang điều trị tại đây. Chương trình mang đến niềm vui và sự ấm áp cho các em nhỏ, giúp xua tan phần nào những đau đớn trong hành trình chiến đấu với bệnh tật.
Kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm ở xã La Phù (huyện Hoài Đức), lực lượng chức năng phát hiện nhiều sản phẩm có nhãn mác tiếng nước ngoài, không có hoá đơn chứng minh nguồn gốc, đang được đóng gói, chuẩn bị tiêu thụ.
Theo thông báo mới nhất từ Ban Tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024, người dân có thể vào tham quan triển lãm tại sân bay Gia Lâm, Long Biên, Hà Nội, từ 9h sáng nay 21/12, sớm hơn lịch ban đầu là 13h30.
Tập đoàn VNPT đã công bố chính thức cung cấp dịch vụ VinaPhone 5G siêu tốc độ, siêu trải nghiệm. Dịch vụ này đã được phủ sóng 63/63 tỉnh, thành phố, chú trọng các khu vực trọng điểm về kinh tế - xã hội, cung cấp dịch vụ không kèm điều kiện đăng ký gói cước mới.
Từ ngày 1/1/2025, chủ tài khoản ngân hàng chưa xác thực sinh trắc học sẽ không thể thực hiện các giao dịch điện tử như rút tiền, chuyển khoản hay thanh toán thẻ online. Đây chính là nội dung được quy định tại Thông tư 17 và 18 của Ngân hàng Nhà nước.
Dự án tái hiện trọn vẹn hành trình "80 Năm hình thành và phát triển của Quân đội Nhân dân Việt Nam - Những mốc son lịch sử!" bằng công nghệ VR360 tiên tiến đã được giới thiệu tới công chúng trên không gian số, nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
0