Ngày Quốc khánh, thăm di tích lịch sử Cách mạng

Kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, những địa điểm in đậm dấu ấn lịch sử của Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh tại Thủ đô luôn là sự lựa chọn của nhiều du khách.

Bởi khi đến đây, họ không chỉ được tìm hiểu những địa danh lịch sử, văn hóa của Hà Nội mà còn được cảm nhận đời sống chính trị, tinh thần dân tộc để từ đó hiểu hơn, yêu hơn đất nước, con người Việt Nam.

Ngôi nhà 48 phố Hàng Ngang, quận Hoàn Kiếm, một trong những địa chỉ đỏ của Hà Nội luôn thu hút đông du khách trong những ngày mùa thu tháng 9. Trong những ngày từ 25/8 đến ngày 2/9/1945, ngôi nhà này là nơi làm việc của Thường vụ Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Ngôi nhà 48 phố Hàng Ngang, quận Hoàn Kiếm, một trong những địa chỉ đỏ của Hà Nội.

Tại đây đã diễn ra cuộc họp thành lập Chính phủ lâm thời, là nơi đầu tiên Chủ tịch Hồ Chí Minh ở trong những ngày đầu trở về Hà Nội từ chiến khu Việt Bắc. Và đặc biệt, tại nơi này, Người đã viết bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Ông Nguyễn Viết Chức, Phó Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn văn hóa-xã hội, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, cho biết: ''Đây chính là dấu tích cách mạng rất quan trọng. Tuyên ngôn Độc lập đọc ở Ba Đình Bác soạn thảo ở đây, khai sinh ra nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, một trang sử mới của dân tộc Việt Nam. Thủ đô lúc bấy giờ là nơi Nhật, Pháp đóng, chọn ở một gia đình tư sản, điều ấy thể hiện Hồ Chí Minh tin vào nhân dân...''.

Lá cờ cắm trên nóc Nhà hát Lớn gợi nhắc đến cuộc mốc son chói lọi của dân tộc.

Quảng trường Cách mạng Tháng Tám - địa điểm diễn ra cuộc tổng khởi nghĩa 79 năm trước, lá cờ cắm trên nóc Nhà hát Lớn luôn gợi nhắc đến mốc son chói lọi của dân tộc.

GS.TS Phạm Hồng Tung, Viện Việt Nam học và Khoa học Phát triển, Đại học Quốc gia Hà Nội, điểm lại: ''Cuộc Tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945, nhân dân Thủ đô Hà Nội và các tỉnh xung quanh, tiêu biểu cho cả nước, đem sức ta giải phóng cho ta bằng đấu tranh kết hợp chặt chẽ chính trị, vũ trang, ngoại giao, dành chính quyền nhanh gọn, ít đổ máu… Sau cuộc mít tinh thành biểu tình ngày 19/8 thì quảng trường này còn nhiều lần chứng kiến sự kiện vĩ đại trong thời khắc sinh thành của chế độ mới của nhà nước VNDCCH''.

Lịch sử ghi lại công lao của thế hệ trước đã ngã xuống để đổi lại độc lập như ngày hôm nay

Ngày 2/9, dường như trong lòng người dân đất Việt tràn đầy niềm tự hào về Tổ quốc. Nhiều người đến thăm các địa điểm lịch sử, tiếp lửa cho tình yêu đất nước và ghi nhớ công lao của thế hệ trước đã ngã xuống để giành độc lập.

Anh Đỗ Huy Hoàng, quận Thanh Xuân, Hà Nội, chọn đi tham quan Hỏa Lò: ''Đến đây hôm nay tham quan nhà tù Hỏa Lò để hiểu rõ hơn''. Với chị Trần Thanh Hiền: ''Tôi thấy ngỡ ngàng khi khung cảnh thật đáng sợ, ông cha ta trải qua những gian khổ như thế vẫn chiến thắng được. Ngày 2/9, dành thời gian tham quan di tích lịch sử ở Hà Nội, mong muốn tìm hiểu kỹ hơn, sâu hơn di tích lịch sử, để hiểu hơn chiến thắng, gian khổ cha ông ta chịu đựng''.

Ngày Quốc khánh 2/9 không chỉ là ngày kỷ niệm lịch sử mà còn là dịp để mọi người ôn lại truyền thống yêu nước, khơi dậy lòng tự hào dân tộc và nguyện vọng xây dựng một tương lai tươi sáng cho đất nước.

User
Ý KIẾN

Tại Không gian Văn hóa sáng tạo Tây Hồ, UBND quận Tây Hồ phối hợp với Trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch thành phố đã tổ chức nhiều hoạt động vui trung thu ý nghĩa cho trẻ em trong khuôn khổ chương trình “Đêm hội Trăng rằm và xúc tiến thương mại gắn kết du lịch và văn hóa địa phương”.

Bao đời nay, đồ chơi Trung thu truyền thống được nhiều thế hệ thợ thủ công, nghệ nhân gìn giữ, tiếp nối, đó là những món đồ chơi giản dị nhưng chứa đựng nhiều giá trị văn hoá tốt đẹp của dân tộc.

Chùa Tảo Sách hay còn gọi là Tào Sách có tên chữ là Linh Sơn tự. Chùa tọa lạc ở số 386 đường Lạc Long Quân, phường Nhật Tân, quận Tây Hồ, Hà Nội; là một trong số ít những ngôi cổ tự ở Hà Nội vừa giữ được vẻ cổ kính, trang nghiêm không gian Phật đài.

Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư là một trong những tác giả được vinh danh tại giải thưởng Văn học Điền Trì do Tạp chí Văn học Điền Trì (Trung Quốc) tổ chức.

Chương trình Xúc tiến Du lịch - Điện ảnh Việt Nam tại Hoa Kỳ do Bộ VH-TT&DL tổ chức, dự kiến diễn ra từ ngày 23 - 25/9/2024 tại thành phố San Francisco và thành phố Los Angeles, bang California, Hoa Kỳ với chủ đề “Việt Nam - Điểm đến mới của Điện ảnh thế giới”.

Dự kiến diễn ra từ ngày 9 đến 17/11, Lễ hội Thiết kế sáng tạo năm 2024 chủ đề “Giao lộ sáng tạo” do Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội chủ trì, với các hoạt động tại các không gian di sản văn hóa, các làng nghề.

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, UBND quận Hoàn Kiếm phối hợp với Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I xây dựng Triển lãm 3D trực tuyến với tên gọi “Hỡi đồng bào Thủ đô!”.

Hoạt động "Quảng bá, tuyên truyền thương hiệu sơn mài Việt Nam và Triển lãm tranh, sản phẩm sơn mài” vừa được khai mạc vào tối 14/9/2024.

Với niềm đam mê gắn bó với nghề truyền thống, giữa phố cổ Hà Nội, có một gia đình vẫn duy trì nghề làm mặt nạ giấy bồi từ nhiều năm nay.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định giao Cục Nghệ thuật biểu diễn phối hợp và chỉ đạo 12 đơn vị nghệ thuật của Bộ xây dựng Kế hoạch tổ chức 6 chương trình nghệ thuật, nhằm quyên góp, ủng hộ đồng bào các tỉnh, thành phố miền Bắc chịu thiệt hại nặng nề do bão, lũ gây ra.

Áo dài là biểu tượng của Việt Nam, cũng đồng thời được ví như "Đại sứ văn hóa" với sứ mệnh lan tỏa, quảng bá văn hóa Việt, thu hút khách du lịch đến với Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung.

Lễ hội trò chơi với chủ đề "Thắp sáng văn hoá dân gian năm châu" đã được tổ chức tại Trường Tiểu học Lê Quý Đôn nhằm giúp học sinh hiểu thêm về nét đẹp văn hoá của quê hương Việt Nam và các nước trên thế giới.

Hà Nội đã xuất sắc nhận ba giải thưởng danh giá tại Lễ trao Giải thưởng Du lịch thế giới - WTA năm 2024, khẳng định vị thế dẫn đầu của điểm đến du lịch đặc sắc với những giá trị văn hóa ngàn năm trên bản đồ du lịch thế giới. Những giải thưởng này một lần nữa tạo thêm động lực cho du lịch Thủ đô phát triển bền vững.

Chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), Thành phố Hà Nội tổ chức Chương trình "Những ngày Hà Nội tại tỉnh Điện Biên" diễn ra từ ngày 13-15/9.

Thị xã Sơn Tây nay thuộc thành phố Hà Nội là vùng đất “địa linh nhân kiệt”, có bề dày truyền thống văn hóa, lịch sử. Trong suốt chiều dài phát triển của minh thị xã Sơn Tây luôn giữ vai trò quan trọng, là một trong bốn vùng đất phên giậu của Thăng Long - Hà Nội, là trung tâm của xứ Đoài và nay được coi là thành phố di sản của Thủ đô.

UBND thành phố Hà Nội vừa có quyết định công nhận điểm du lịch Di tích quốc gia đặc biệt đền Hát Môn (thuộc xã Hát Môn, huyện Phúc Thọ, TP. Hà Nội).

Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức chương trình "Vui tết Trung thu 2024" diễn ra từ ngày 6/9 đến ngày 15/9.

Festival thu Hà Nội lần thứ hai năm 2024 sẽ diễn ra tại không gian đi bộ Hồ Hoàn Kiếm và một số điểm đến du lịch của Hà Nội từ ngày 12 đến 15/9.

"Ngày hội Văn hóa vì hòa bình" kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô và 25 năm Hà Nội được UNESCO tặng danh hiệu "Thành phố vì hòa bình" (16/7/1999-16/7/2024) dự kiến sẽ diễn ra vào sáng 6/10/2024.

Ngày hội "Truy tìm Vua Tiếng Việt" vừa được tổ chức trong chuỗi sự kiện "Yêu tiếng quê hương mình" đã quảng bá sâu rộng vẻ đẹp của tiếng Việt, đồng thời quyên góp xây dựng thư viện cho trẻ em vùng cao.

Phố cổ Hà Nội là một phức hợp di tích, di sản có giá trị lớn về văn hóa, lịch sử, kiến trúc của Thủ đô. Nhiều năm qua, các di tích di sản vô giá này đối mặt với nhiều thách thức lớn trong việc trùng tu, tôn tạo và bảo tồn.

Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang là một trong những điểm đến về du lịch nổi tiếng của Việt Nam. Tuy nhiên, những năm qua việc cải tạo, sửa chữa các điểm du lịch ở đây chưa có tính liên kết, một số điểm du lịch đang có dấu hiệu quá tải… Trước thực trạng đó, huyện Đồng Văn đã xây dựng phương án cải tạo, chỉnh trang một cách đồng bộ nhằm thúc đẩy phát triển du lịch bền vững.

Sau 2 ngày diễn ra sôi nổi, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức bế mạc Liên hoan Văn hóa Cồng chiêng năm 2024.

Trở về từ chiến khu Việt Bắc, nơi đầu tiên mà Bác Hồ dừng chân là căn nhà của cụ Nguyễn Thị An tại làng Phú Gia (nay là phường Phú Thượng, quận Tây Hồ). Đến nay, ngôi nhà này trở thành Di tích lịch sử cấp Quốc gia và là "địa chỉ đỏ" giáo dục tinh thần yêu nước cho thế hệ trẻ.

Thời gian qua, nhiều người trẻ đã lựa chọn đến tham quan, tìm hiểu những di tích lịch sử của dân tộc, tìm về các chiến công của ông cha để vun bồi tình yêu quê hương, đất nước của chính mình.

Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch là di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia đặc biệt. Trong một sớm mùa thu nắng đẹp của Hà Nội, hãy trải nghiệm không gian Khu di tích Phủ Chủ tịch, dạo chơi trong vườn Bác, thăm Nhà sàn và Ao cá Bác Hồ, tìm về dấu chân Bác tại những không gian mộc mạc, giản dị mà vô cùng thân thương, ấm áp.

Những người trẻ đã có cách thể hiện lòng yêu nước một cách sáng tạo, thu hút hàng triệu lượt xem trên mạng xã hội với sự hưởng ứng của nhiều người.

Ở Hà Nội có một nơi vẫn còn lưu giữ nguyên vẹn hình ảnh của cuộc tổng khởi nghĩa 79 năm trước - như một "chứng nhân" của mùa thu năm ấy, đó là Quảng trường Nhà hát Lớn mà ngày nay mang tên Quảng trường Cách mạng Tháng Tám, hay Quảng trường 19/8.

"Vui Tết Độc lập” gần đây đã trở thành nét sinh hoạt văn hóa của người dân và du khách tại "ngôi nhà chung" của 54 dân tộc anh em, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây).

Lễ hội sầu riêng huyện Krông Pắc lần thứ 2, năm 2024 được tổ chức tại tỉnh Đắk Lắk, với nhiều hoạt động đặc sắc, đã mang đến cho người dân, du khách những trải nghiệm thú vị. Lễ hội năm nay có chủ đề “Sầu riêng Krông Pắc - Phát triển và hội nhập”.

Tại thành phố Đà Nẵng, giải đua thuyền truyền thống thành phố Đà Nẵng mở rộng năm 2024 đã diễn ra sôi nổi trên sông Hàn. Đây là cách mà người dân miền biển thể hiện tinh thần yêu nước dịp Quốc khánh 2/9 hàng năm.

Tại Quảng trường 30/10, UBND TP. Hạ Long đã tổ chức Lễ hội Khinh khí cầu với chủ đề “Thành phố Di sản - Sắc màu Hạ Long” năm 2024 vào sáng 1/9.

"Truyện về Hồ Chí Minh" là ấn phẩm có giá trị, góp phần làm sáng rõ cuộc đời, sự nghiệp của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh kể từ khi ra đi tìm đường cứu nước đến những năm đầu sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập.

Cách đây 55 năm, trước lúc đi xa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta bản Di chúc thiêng liêng.

55 năm qua, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch đã trở thành địa chỉ đỏ của đất nước, là nơi hội tụ và lan tỏa những giá trị tư tưởng, đạo đức và phong cách của Bác.

Vào dịp nghỉ lễ Quốc khánh năm nay, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia sẽ là một điểm đến ý nghĩa với du khách khi có thể tìm hiểu văn hoá Chăm-pa qua những hiện vật đặc sắc.

Gần 80 năm qua, người dân làng Từ Vân (xã Lê Lợi, huyện Thường Tín, TP Hà Nội) vẫn lưu giữ nghề truyền thống may cờ Tổ quốc.

Liên hoan phim ngắn Hà Nội năm 2024 (giải Sao Khuê) đã khép lại, 11 bộ phim xuất sắc được trao giải, trong đó giải Nhất thuộc về phim tài liệu “Hóa giải”.

Tại Hà Nội, năm nay có cuộc thi đèn lồng Trung thu khổng lồ được tổ chức tại làng cổ Đường Lâm vào tối 31/8, hứa hẹn là sản phẩm du lịch độc đáo nhất của Thủ đô.

Tối 30/8, tại Quảng trường Đoan Môn, Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội, Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị thành phố Hà Nội phối hợp Đại sứ quán Lào (nước Chủ tịch ASEAN năm 2024) khai mạc Ngày hội Văn hóa hữu nghị “Sắc màu ASEAN”.

Kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, những địa điểm in đậm dấu ấn lịch sử của Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh tại Thủ đô luôn là sự lựa chọn của nhiều du khách.

Ngày hội văn hóa hữu nghị “Sắc màu ASEAN” đang diễn ra tại Quảng trường Đoan Môn, Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội, với nhiều hoạt động hấp dẫn.

Năm nay là năm thứ 14 Liên hoan Phim tài liệu châu Âu - Việt Nam được chức, thu hút nhiều nhà làm phim và những tác phẩm đoạt giải cao.

Nhằm tôn vinh những cống hiến hi sinh lặng thầm mà vẻ vang của Ngành Cơ yếu Việt Nam, thông qua các tiết mục nghệ thuật đặc sắc, chương trình “Vinh quang thầm lặng 2024” sẽ đem đến cho khán giả một đêm diễn ấn tượng, với sự dàn dựng tỉ mỉ, công phu.

Tối 29/8, Triển lãm ảnh “Sắc màu văn hóa ASEAN” đã được khai mạc tại quảng trường Đoan Môn, Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội. Đây là một sự kiện nghệ thuật độc đáo, quy tụ những tác phẩm ảnh từ các nước trong cộng đồng ASEAN.

Từ tháng 8, di tích Hải Vân Quan được đưa vào khai thác sử dụng. Đây cũng là điểm dừng chân của du khách khi đến Huế và Đà Nẵng.