'Ngày sét đánh' và những nguyên tắc vàng để tránh sét

Trong một ngày có hàng nghìn tia sét đánh xuống khu vực Hà Nội, có một người đã bị đánh trúng và đang nguy kịch. Phải làm gì để phòng tránh những nguy hiểm từ sét trong mùa dông bão là câu hỏi rất cần thiết lúc này.

Hà Nội: Một người bị sét đánh ngưng tim, nguy kịch

06h45 sáng hôm nay, Khoa Cấp cứu - Chống độc - Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp (huyện Thanh Trì, Hà Nội) đã tiếp nhận một phụ nữ ở thôn Quỳnh Đô (xã Vĩnh Quỳnh, huyện Thanh Trì) bị sét đánh trúng khi đi cắt rau ngoài đồng.

Khi vào viện, bệnh nhân trong tình trạng ngừng tuần hoàn, được đội ngũ y bác sĩ khẩn trương cấp cứu ngừng tuần hoàn thành công sau 15 phút. Hiện bệnh nhân vẫn đang hôn mê sâu, phải duy trì thở máy và đang kiểm soát thân nhiệt bảo vệ não.

Bác sĩ Nguyễn Hữu Hồng Quân, Khoa Hồi sức tích cực - Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp, cho biết phải chờ 3 ngày sau bệnh viện mới có thể đánh giá được các tổn thương não và khả năng hồi phục của bệnh nhân.

Một chi tiết được người nhà bệnh nhân và bác sĩ cung cấp là khi bị sét đánh thì người phụ nữ này đang đeo một sợi dây chuyền vàng tây.

Mối nguy từ việc mang kim loại, đeo nữ trang giữa trời sấm sét từng được đề cập. Vào năm 2018, có hai người phụ nữ bị sét đánh bất tỉnh khi đang làm việc tại bờ đất trồng tràm ở Hậu Giang; trong đó một người đeo sợi dây chuyền vàng bị sét đánh ngay vùng cổ làm cháy nám cả vùng cổ và ngực, sợi dây chuyền vàng bị cháy tan chảy rơi xuống dưới làm bỏng luôn phần chân.

Một phụ nữ ở thôn Quỳnh Đô (xã Vĩnh Quỳnh, huyện Thanh Trì, Hà Nội) bị sét đánh trúng khi đi cắt rau ngoài đồng.

Hà Nội hứng hàng nghìn cú sét trong buổi sáng

Sáng nay, cơn mưa dông ập đến đúng lúc nhiều người đi làm. Trận mưa lớn đã khiến cảnh tắc đường ở Hà Nội kéo dài thêm nhiều giờ. Tuy nhiên, khác hẳn những cơn mưa dông chiều tối nhiều hôm trước, cơn mưa dông buổi sáng đã ghi nhận nhiều cú sét đánh xuống mặt đất.

Mưa to, sấm sét xuất hiện dày đặc tại khu vực các huyện Thường Tín, Phú Xuyên, Thanh Oai, Ứng Hòa, kèm gió mạnh khiến nhiều người gặp khó khăn khi lưu thông trên đường.

Thống kê của Trung tâm Mạng lưới Khí tượng Thủy văn Quốc gia từ 6 giờ đến 9 giờ ngày 5/6 tại khu vực Hà Nội và các tỉnh lân cận như Hải Dương, Hưng Yên cho thấy:

Từ 6-7 giờ, cơ quan quan trắc ghi nhận hơn 3.500 cú sét, trong đó sét đánh xuống đất hơn 2.300 lần. Thời gian từ 7-8 giờ, có hơn 4.000 cú sét. Thời gian từ 8-9 giờ, có 2.600 cú sét.

Tổng cộng, trong buổi sáng 5/6, có khoảng hơn 7.000 lượt sấm sét dội xuống đất. Cường độ sét từ 7 giờ 40 đến 8 giờ 50 là mạnh nhất. Từ 7 giờ đến 8 giờ có tới hơn 2.800 lần sét đánh.

Trung bình, trong10 phút có 475 cú sét đánh xuống đất tại khu vực Hà Nội và vùng lân cận. Có thời điểm trong 1 giây có tới 10 cú sét được ghi nhận.

Trong buổi sáng 5/6, có khoảng hơn 7.000 lượt sấm sét dội xuống đất.

Ông Nguyễn Đức Phương, Trưởng phòng Rada thời tiết - Trung tâm Mạng lưới khí tượng thủy văn Quốc gia - Tổng cục Khí tượng Thủy văn, cho biết đám phản hồi vô tuyến mây dông mạnh di chuyển từ phía Đông của Hà Nội sang khu vực Đông Bắc, trọng tâm trận mưa dông sáng nay rơi vào khoảng 8h-9h sáng, gây ra hiện tượng mưa rất lớn ở khu vực Hà Nội.

Dông sét xảy ra ở Hà Nội như hôm nay không phải trường hợp bất thường. Theo thống kê, có những thời điểm, ở khu vực Nam đồng bằng Bắc Bộ có thể xảy ra 30.000 tia sét trong 10 phút.

Ông Vũ Anh Tuấn - Phó trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia - Tổng cục Khí tượng Thủy văn cho biết theo Viện Vật lý địa cầu, Việt Nam nằm ở tâm dông châu Á - một trong 3 tâm dông của thế giới có cường độ dông và sét hoạt động mạnh. Mùa hè là thời điểm xuất hiện nhiều cơn mưa bất chợt, kèm theo sấm sét. Sét không chỉ đánh ở trong khu vực có mưa mà có thể đánh cách đó 10-15km.

Bầu trời Hà Nội rạng sáng ngày 5/6/2024.

Phòng tránh nguy cơ bị sét đánh:

Theo các chuyên gia, để tránh nguy cơ bị sét đánh, hãy áp dụng ngay những nguyên tắc sau

⚡️ Tránh sét khi ở trong nhà:

  • Nên đứng xa cửa sổ, cửa ra vào, các đồ dùng điện.
  • Không nên dùng điện thoại trừ trường hợp rất cần thiết.
  • Nên rút phích cắm các thiết bị điện trước lúc có giông.

 ⚡️ Tránh sét khi ở ngoài trời

  • Nếu người dân không kịp tìm nơi trú ẩn an toàn khi có giông sét thì tuyệt đối không dùng cây cối làm chỗ trú mưa.
  • Tránh các khu vực cao hơn xung quanh.
  • Tránh xa vật dụng kim loại như xe đạp, hàng rào sắt.
  • Khi đang ở ngoài trời thì không đứng thành nhóm.
  • Không nên đến gần những nơi chứa nước như biển, ao, hồ, mương.
  • Nên tìm chỗ khô ráo, đứng ở vị trí càng thấp càng tốt, tay ôm cổ, nhón chân và không nằm xuống đất, đảm bảo phần tiếp xúc của người với mặt đất là ít nhất.
  • Nếu ở trong rừng thì nên tìm cây thấp và chỗ thưa để tránh.
  • Nếu ai đó cảm thấy tóc bị dựng lên thì lập tức ngồi xuống, lấy tay che tai, tuyệt đối không nằm xuống hay đặt tay lên đất.
Mật độ các cú sét đánh xuống đất tại khu vực Hà Nội.

Những ngôi làng ở Việt Nam liên tục bị “trời đánh"

Ngoài khu vực Hà Nội, thì trong buổi sáng nay có nhiều địa phương cũng hứng sét mạnh với tần suất lớn như Quảng Ninh, Nam Định, Thái Bình, Hà Nam…

Theo các chuyên gia, Việt Nam nằm ở tâm dông châu Á (một trong ba tâm dông có hoạt động dông sét mạnh trên thế giới) nên mỗi năm có chừng 2 triệu cú sét.

Ở Việt nam thì cũng đã xuất hiện những ngôi làng được gọi tên là “làng trời đánh” vì mỗi năm có đến vài chục lần bị thần sét hỏi thăm.

Trong nhiều năm, hàng chục người dân trong quá trình lao động sản xuất trên cánh đồng Cây Soi, xã Hương Giang, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) đã bị sét đánh thương vong. Những cái chết liên tiếp ập đến khiến dân làng bị ám ảnh, sợ hãi mỗi khi trời nổi dông tố. Theo thống kê của chính quyền xã, trong khoảng thời gian 15 năm trở lại đây, trên địa bàn có 11 người tử vong vì bị sét đánh, 5 người khác bị thương nặng được đưa đi cấp cứu kịp thời nên đã giữ lại được mạng sống.

Tại làng Long Vót (xã Sơn Long, huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi), trung bình mỗi năm bị sét đánh trúng khoảng 15 lần làm chết cây cối, trâu bò, có người bị sét đánh trúng trở nên ngây dại… Người dân Ca Dong ở làng Long Vót phải dọn nhà cửa rời bỏ ngôi làng bị coi là “đất xấu” đến nơi khác dựng lều sống tạm. Làng Long Vót có 17 hộ dân với 73 nhân khẩu nhưng giờ đây không một ai dám trụ bám ở làng cũ vì liên tục bị “trời đánh”.

Thôn Tân Hiệp (xã Ninh Thượng, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa) thường xuyên phải hứng chịu sét đánh.

Chưa có thống kê đầy đủ nhưng chuyện sét đánh ở thôn Tân Hiệp (xã Ninh Thượng, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa) nhiều “như cơm bữa”, từ nhiều năm qua đã làm hàng chục người thương vong. Người dân nơi đây sợ “thiên lôi” đến ám ảnh, bởi ngoài cướp mạng người, sét còn “hỏi thăm” cả vật nuôi, vật dụng của nhiều gia đình.

Theo lãnh đạo địa phương, sét đánh thường xuyên cả 7 thôn trong xã này, nhưng trọng điểm luôn là thôn Tân Hiệp, với hơn 230 hộ dân, đa phần làm nghề nông. Địa hình của Tân Hiệp tựa như một lòng chảo, được bao bọc những ngọn núi lớn nhỏ khác nhau. Đến nay vẫn chưa có bất cứ đoàn nghiên cứu nào đến để khảo sát, tìm hiểu vì sao “thiên lôi” ghé thăm địa phương này nhiều “như cơm bữa” đến vậy.

User
Ý KIẾN

Sau quá trình tổng hợp lượt bình chọn, trường mầm non Dịch Vọng Hậu tại Cầu Giấy (Hà Nội) vượt qua hàng trăm đồ án dự thi từ 80 quốc gia trên thế giới, giành chiến thắng tại giải thưởng Architizer A+Awards 2024.

Sở Du lịch Hà Nội đang đẩy mạnh phát triển sản phẩm du lịch đường sông kết nối các điểm đến du lịch dọc khu vực sông Hồng, sông Đuống, hoàn thiện tuyến du lịch Chương Dương Độ - Bát Tràng - Đền thờ Chử Đồng Tử. Sắp tới mở thêm tuyến du lịch từ bến Chương Dương Độ đi khu vực Sơn Tây, Ba Vì.

Quận Hoàn Kiếm đã thí điểm cho thuê vỉa hè để kinh doanh từ năm 2021 ở 4 điểm, chủ yếu là cà phê, giải khát, đồ ăn nhanh.

Ngày 21/6, Michelin đã công bố danh sách 42 cơ sở ăn uống của hạng mục Bib Gourmand tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Sáng 28/6, Hội nông dân Hà Nội đã tổ chức sơ kết công tác Hội và phong trào nông dân 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024. Trong đó ghi nhận nhiều mô hình kinh tế tập thể, hợp tác xã có vai trò và hiệu quả kinh tế cao.

Mới đây, Tòa án nhân dân quận Đông Anh, thành phố Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử trực tuyến đối với bốn bị cáo trong một vụ án bắt giữ người trái pháp luật.

Hà Nội vẫn còn nhiều tuyến phố, các khu tập thể cũ chăng mắc chằng chịt dây điện, cáp viễn thông, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cho cư dân.

Vỉa hè ở đường Cầu Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội, thuờng xuyên bị các gara ô tô, cửa hàng cửa hiệu chiếm dụng để đỗ xe và bày bán hàng hóa.

Phố Đặng Tiến Đông, đoạn giao với phố Trần Quang Diệu, rất nhiều hàng quán lấn chiếm vỉa hè, đẩy người đi bộ xuống lòng đường.

Hà Nội phải là địa phương đi đầu phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số là đề nghị của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2024 thực hiện Đề án 06 của Chính phủ.

Luật Thủ đô (sửa đổi) được Quốc hội thông qua, không chỉ là niềm vui của các cấp chính quyền thành phố mà còn là niềm vui chung của người dân Thủ đô.

Những nét kiến trúc cổ kính còn được lưu giữ đến ngày hôm nay ở phố Hàng Than, với chùa, đình, những căn nhà cũ xây theo lối Pháp...

Trao đổi bên hành lang Quốc hội sáng 28/6, sau khi Luật Thủ đô (sửa đổi) được thông qua, các đại biểu đều mong muốn Thủ đô của cả nước ngày càng phát triển, xứng tầm với các nước trên thế giới.

Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội và Ủy ban nhân dân huyện Gia Lâm tổ chức hội nghị trao đổi kinh nghiệm, thúc đẩy chuyển đổi số trên địa bàn huyện Gia Lâm giai đoạn 2024 - 2025.

Năm 2024, thành phố Hà Nội tiếp tục dành nguồn ngân sách thành phố để hỗ trợ 70% học phí nâng cao năng lực quản lý cho lãnh đạo các doanh nghiệp.

Hà Nội xác định ba nhóm chỉ tiêu chính gồm: hình thành 10.000 doanh nghiệp công nghệ số, 10 nhóm sản phẩm công nghệ số, ươm tạo 10 doanh nghiệp khởi nghiệp về công nghệ số.

Thực hiện Nghị quyết 09, hết quý 1, đã thành lập được 65/90 tổ chức Đảng trong doanh nghiệp ngoài nhà nước; toàn Đảng bộ Thành phố Hà Nội kết nạp được 5.189 đảng viên, đạt 50% chỉ tiêu giao.

Với 462/470 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, sáng 28/6, Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khoá XV đã thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi). Trong đó, Hà Nội theo Quy hoạch thủ đô vừa được Quốc hội thông qua sẽ là một siêu đô thị hiện đại và hài hòa với 5 không gian phát triển, 5 hành lang và vành đai kinh tế, 5 trục động lực, 5 vùng kinh tế - xã hội, 5 vùng đô thị…. Miền đât kinh kỳ nghìn năm văn hiến sẽ được nâng lên xứng tầm một Thủ đô "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại".

Sáng nay (28/6), Hà Nội sơ kết 6 tháng đầu năm 2024 thực hiện Đề án 06 Chính phủ, đánh giá kết quả lập hồ sơ sức khoẻ điện tử, cấp lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID và công bố vận hành các ứng dụng nền tảng của Đề án 06 Chính phủ trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Sáng nay (28/6), Hà Nội công bố và chính thức vận hành ‘siêu’ ứng dụng Công dân Thủ đô số - iHanoi, với khả năng cung cấp thông tin toàn diện, tạo lập kênh kết nối số nhanh chóng và thuận tiện giữa chính quyền với người dân, doanh nghiệp.

Văn phòng dịch vụ một điểm đến hỗ trợ phụ nữ di cư hồi hương và gia đình họ đã tiếp cận và tư vấn cho 59 lượt phụ nữ di cư hồi hương trong 6 tháng đầu năm 2024.

Xác định cải cách hành chính là nhiệm vụ trọng tâm, huyện Mỹ Đức đã chủ động khuyến khích những tập thể, cá nhân trong công chức, viên chức, lao động có những sáng kiến trong chuyển đổi số nhằm tạo bước đột phá xây dựng hình ảnh chính quyền thân thiện, phục vụ nhân dân thuận lợi nhất.

Theo quy hoạch Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050, trục sông Hồng sẽ là không gian chủ đạo của đô thị trung tâm, với diện mạo mới xứng tầm một trong những thủ đô lâu đời nhất châu Á. Sau hơn nghìn năm âm thầm bồi đắp, nuôi dưỡng và trải qua bao thăng trầm cùng mảnh đất kinh kỳ, sông Hồng sẽ lại chứng kiến một giai đoạn phát triển mới của Thủ đô.

Cứ mỗi buổi chiều, vỉa hè, thậm chí là cả lòng đường Tố Hữu đều biến thành điểm tập kết xe thu gom rác, gây ô nhiễm và mất mỹ quan đô thị nghiêm trọng.

Đảo giao thông tại nút giao đường Hoàng Quốc Việt – Bưởi và đường dẫn lên tuyến đường vành đai 2 trên cao được trồng nhiều cây xanh đa tầng, tạo không gian xanh mát.

Ngày mai (28/6), theo chương trình, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua dự thảo Luật Thủ đô (Sửa đổi). Sửa đổi Luật Thủ đô là điểm nhấn lập pháp quan trọng của Kỳ họp thứ 7 cũng như của cả nhiệm kỳ.

Nhiều người dân sinh sống trên địa bàn huyện Mỹ Đức cho biết, trên tuyến đường trục Bắc - Nam nối Hà Nội với các tỉnh Hòa Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa thi công ì ạch hơn 6 tháng khiến việc đi lại của người dân gặp nhiều khó khăn.

Là dự án trọng điểm có vai trò giảm ùn tắc, tuy nhiên do vướng nhiều thủ tục, dự án đường Âu Cơ - Nhật Tân đã bị chậm nhiều năm vẫn chưa thể thông xe vào 30/6 như kế hoạch.

Theo các chuyên gia, vấn đề “làn đường riêng” hay “làn đường ưu tiên” cần đặt vào sự nghiên cứu tổng thể quy hoạch đô thị để phát triển hệ thống giao thông công cộng.

Tại kỳ họp thứ 13 HĐND quận Thanh Xuân khoá VI, các đại biểu đã xem xét những báo cáo và tập trung quyết liệt chỉ đạo thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội - an ninh quốc phòng, các dự án trọng điểm từ nay đến cuối năm.

Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) được trình Quốc hội lần đầu tại kỳ họp thứ 6 và Quốc hội tiếp tục cho ý kiến tại kỳ họp thứ 7, được các cơ quan hoàn thiện, tiếp thu chỉnh lý để trình Quốc hội bấm nút thông qua vào ngày 28/6 tới.

Sáng 27/6, Hội đồng nhân dân huyện Đông Anh, khoá XX, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức khai mạc kỳ họp thứ 14 nhằm đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội 6 tháng đầu năm, triển khai phương hướng nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2024.

Đến nay, thành phố có thêm 75 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 48 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu,

Hôm nay, 27/6, Chủ tịch nước Tô Lâm đã đến thăm hỏi, nói chuyện thân mật với nhân dân xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội nhân kỷ niệm 23 năm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2001 - 28/6/2024).

Thành đoàn Hà Nội đã tổ chức ra quân hai chiến dịch “Kỳ nghỉ hồng” và “Hành quân xanh” năm 2024 với sự tham gia của gần 1.000 đoàn viên, thanh niên là công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang Thủ đô.

Chiều 26/6, HĐND huyện Thanh Oai đã khai mạc kỳ họp thứ 16. Đây là kỳ họp thường lệ giữa năm theo luật định của HĐND huyện, xem xét, đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, thu, chi ngân sách, đầu tư công 6 tháng đầu năm 2024 và quyết nghị kế hoạch phát triển kinh tế 6 tháng cuối năm 2024 của huyện.

Chiều 26/6, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Ứng Hòa tổ chức hội nghị lần thứ 17, đặt đặt mục tiêu hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024.

Chiều 26/6 o, UBND thành phố Hà Nội tổ chức Họp báo Thông tin về tình hình Kinh tế - xã hội quý II năm 2024.

Chùa Mui - ngôi cổ tự nổi tiếng được xây dựng từ thời nhà Lý, thế kỷ thứ 11, có lối kiến trúc độc đáo, được Nhà nước xếp hạng di tích quốc gia năm 1999.

Phương án điều chỉnh kế hoạch đầu tư công năm 2024 đã được UBND thành phố chỉ đạo rà soát theo quy định và căn cứ vào khả năng hấp thụ vốn, tiến độ triển khai thực hiện của từng dự án.

Không chỉ trong khu vực nội thành mà đường liên huyện Võ Văn Kiệt, trước đây là cao tốc Bắc Thăng Long, xe khách ngang nhiên cho xe dừng đỗ không đúng quy định để đón trả khách.

Dự án nâng cấp, mở rộng đường 70 được kì vọng sẽ tháo gỡ nút thắt trong ùn tắc giao thông trên tuyến tỉnh lộ nhiều phương tiện qua lại này tại Hà Nội. Nhưng thời gian qua, một số dự án thành phần đều thi công dở dang rồi để đấy, gây ảnh hưởng giao thông đi lại và sinh hoạt của người dân.

Thời gian qua, việc hàng nghìn mét vuông đất nông trường tại địa bàn huyện Chương Mỹ, Hà Nội bị sử dụng trái quy định, xây dựng trái phép nhiều công trình kiên cố, nhưng chính quyền tại đây lại vẫn chưa vào cuộc xử lý.

Một năm từ ngày khởi công, hình hài "siêu dự án" Vành đai 4 Vùng Thủ đô đã trở nên rõ nét. Hiện các nhà thầu đang đẩy nhanh thi công, đưa công trình về đích đúng tiến độ.

Cho đến nay, bài toán về giao thông tĩnh tại các đô thị, đặc biệt tại Thủ đô Hà Nội vẫn chưa tìm được lời giải. Tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè, hình thành những bãi đỗ xe trái phép, không bảo đảm an toàn, thu phí cao hơn nhiều lần giá quy định vẫn còn tồn tại. Bài toán giải quyết giao thông tĩnh đang đặt ra bức thiết hơn bao giờ hết.

Nhiều quyết sách quan trọng đã được HĐND quận Nam Từ Liêm đưa ra thảo luận, xem xét tại Kỳ họp thứ 18 HĐND quận khoá III nhiệm kỳ 2021-2026.