Nghệ nhân Ánh Tuyết, người giữ hồn ẩm thực Hà thành | Chuyện Hà Nội | 17/07/2024
Những tinh hoa ẩm thực dân tộc đã trở thành niềm đam mê bất tận của nghệ nhân Ánh Tuyết, người được mệnh danh là cuốn sách sống về nghệ thuật ẩm thực Hà Nội.
TIN LIÊN QUAN
Nộm bò khô Hà Nội | Chuyện Hà Nội | 15/07/2024
Chả cá Lã Vọng | Chuyện Hà Nội | 14/07/2024
Nhà văn Nguyễn Ngọc Tiến: 'Yêu Hà Nội, yêu cả đường đi, lối về' | Chuyện Hà Nội | 12/07/2024
Đạo diễn Đào Thanh Hưng làm phim về Hà Nội | Chuyện Hà Nội | 10/07/2024
Nhà văn Nguyễn Trương Quý vẽ Hà Nội qua ngòi bút ung dung | Chuyện Hà Nội | 09/07/2024
Ý KIẾN
Những con phố Hàng của Hà Nội đa phần được đặt tên theo ngành nghề, mặt hàng kinh doanh chủ yếu trên cả tuyến phố. Tuy nhiên, cũng có những phố ngoại lệ như phố Hàng Vải. Bước chậm rãi qua khu phố cổ, nếu không phải người Hà Nội hẳn bạn sẽ thấy ngạc nhiên khi đi qua phố Hàng Vải lại thấy các cửa hàng trưng bày những sản phẩm làm từ tre.
Nằm ẩn mình dưới một góc quê yên bình, "Xứ Đoài thi quán" là nơi những người yêu thơ có thể tìm đến để giao lưu, cùng nhau sáng tác. Và người sáng lập ra chốn yêu thơ ấy chính là Thượng tá Nguyễn Mạnh Hùng, nguyên cán bộ Viện Vũ khí, Bộ Quốc phòng.
Có rất nhiều cây bút tuy không sinh ra hay sống ở Hà Nội nhưng trong rất nhiều áng văn của họ vẫn ẩn hiện, lấp lánh tâm hồn người Hà Thành. Nhà văn Uông Triều chính là một trong số đó. Bằng ngòi bút chân thành và giản dị, những cuốn tản văn của anh kể câu chuyện về những điều nhỏ bé nhưng được gắn kết với nhau đã tạo nên một Hà Nội sâu lắng và thơ mộng.
Chè là một món ăn quen thuộc của người Hà Nội. Với mỗi mùa, Hà Nội lại có những món chè khác nhau mang đặc trưng riêng. Dù hiện nay có rất nhiều loại chè được biến tấu đủ mọi hương vị, thế nhưng quán chè Trường Thao nằm trong con ngõ nhỏ số 347 Phố Huế vẫn lưu giữ hương vị chè truyền thống trong suốt 50 năm qua.
Sinh ra và lớn lên trong gia đình có truyền thống bốn đời làm gốm sứ, chị Vũ Như Quỳnh, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn gốm sứ Vạn An Lộc (xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội) đã có 9 năm bươn chải với nghề. Thời gian 9 năm không dài đối với một nghệ nhân, vậy nhưng chị Vũ Như Quỳnh đã xây dựng được một vị thế vững chắc cho thương hiệu gốm sứ Vạn An Lộc trên thị trường.
Cùng với áo dài và nón lá, guốc mộc từ thời xa xưa đã tạo nên một vẻ đẹp rất Việt. Theo thời gian, guốc mốc dần bị lãng quên. Thế nhưng nhà thiết kế Hoàng Huệ đã đưa guốc mộc từ ký ức trở về cuộc sống ngày nay, với những họa tiết hiện đại, có tính ứng dụng cao.
Là một nhà báo nhiều kinh nghiệm, nhà báo Hà Hồng luôn bám sát sự kiện, vấn đề để mô tả và truyền tải đến với bạn đọc một cách khách quan nhất. Và trong những lần tác nghiệp ấy, ông đã gom góp được hàng trăm kỷ vật.
Trên tầng 2 của Trung tâm bảo tồn lụa (làng Vạn Phúc, quận Hà Đông, Hà Nội), không ít người bị thu hút bởi một căn phòng nhỏ treo những bức tranh dân gian bằng vải sinh động, đầy màu sắc. Đó là nơi những người khuyết tật ngày ngày sáng tạo, tỉ mỉ cắt, dán, ghép lụa vụn tạo thành những sản phẩm độc đáo của Hợp tác xã Vụn Art để phục vụ khách du lịch và xuất khẩu.
Sự quyến rũ của Hồ Gươm trong từng khoảnh khắc đã trở thành cảm hứng cho biết bao nghệ sĩ. Trong số đó có Nhà báo Hà Hồng, ông là nguyên Trưởng ban Khoa Giáo của Báo Nhân Dân, đồng thời là Chủ nhiệm Câu lạc bộ Nhiếp ảnh Báo nhân Dân, một người con Hà Tĩnh nhưng sinh ra và lớn lên tại Hà Nội.
Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, làng Gạ (phường Phú Thượng, quận Tây Hồ) đã được phù sa của sông Hồng bồi đắp, bởi vậy, lúa nếp làng Gạ rất thơm, nấu xôi đặc biệt ngon. Nhắc đến xôi Phú Thượng là nhắc đến một chất xôi ngon, dẻo, hòa quyện với đỗ lạc và đến nay, làng nghề này vẫn giữ nghề truyền thống làm xôi truyền thống.
Nhiều vị khách phương xa mới đến Hà Nội đôi ba lần có lẽ sẽ khó để nhận ra giữa không gian ồn ào, tấp nập của Hà Nội hiện đại ngày nay vẫn còn tồn tại những thú vui tao nhã của người Hà thành. Một trong số đó là nghệ thuật tỉa hoa đu đủ chẻ cánh truyền thống của người Hà Nội.
Dưới bàn tay của những nghệ nhân "Vua dép lốp", đôi dép cao su Bác Hồ ngày nay đã có sức sống riêng, mang đậm bản sắc văn hóa đặc trưng của người Việt trong mắt bạn bè quốc tế. Thương hiệu "Vua dép lốp" được biết đến bởi nghệ nhân Phạm Quang Xuân, người đã gắn bó với công việc tái tạo đôi dép Bác Hồ hơn 60 năm qua.
Nếu như người Sài Gòn có thú vui bình dân là uống cafe bệt, thì người Hà Nội có trà đá vỉa hè. Không cầu kỳ trong cách pha chế, không kén chọn khách uống, trà đá vỉa hè thân thiện, bình dị mà giản đơn.
Trong tiết trời thu Hà Nội, một bát xôi chè là món quà tuyệt vời mà phố cổ dành tặng cho những tâm hồn lữ khách. Xôi chè không chỉ là món ăn, mà còn là một phần ký ức, là sợi dây kết nối giữa thực tại và quá khứ.
Sống ở Thủ đô, gần như ai cũng đã từng đi qua và biết đến Bưu điện Hà Nội, hay còn gọi là Bưu điện Bờ Hồ, và chiếc đồng hồ khổng lồ trên nóc tòa nhà ấy. Ngay từ khi chính thức đổ tiếng chuông đầu tiên, nó đã trở thành một phần trong cuộc sống, mang lại nhiều kỷ niệm, ký ức đẹp đẽ cho nhiều thế hệ người Hà Nội.
Trước guồng quay của cuộc sống hiện đại, nghệ thuật hát xẩm đang đối mặt nhiều nguy cơ mai một. Thế nhưng, nghệ sĩ Mai Tuyết Hoa đến nay vẫn bền bỉ, miệt mài gìn giữ, tiếp nối và biểu diễn những điệu xẩm cổ của mảnh đất Thăng Long - Hà Nội.
Tháng 10 năm nay với những cán bộ, phóng viên và nhân viên Đài Hà Nội trở nên đặc biệt hơn, bởi là thời điểm kỷ niệm 70 năm ngày thành lập. Qua chặng đường 70 năm xây dựng và phát triển rất đáng tự hào, Đài Hà Nội trở thành một cơ quan báo chí truyền thông đa phương tiện lớn của Thủ đô và cả nước.
Những chiếc xe đạp bán bánh đa kê đi rong qua từng con ngõ với tiếng rao vang cả một góc phố dường như đã in sâu vào tiềm thức của nhiều thế hệ sinh ra và lớn lên ở Hà Nội.
Dạo quanh khu phố cổ, hẳn ai đi qua khu chợ Đồng Xuân cũng bị thu hút bởi một con ngõ nhỏ mang tên Đồng Xuân - một góc nhỏ giữa lòng Thủ đô đong đầy bao hương vị, bao kỉ niệm. Ngõ chợ Đồng Xuân làm biết bao người nhung nhớ theo một cách rất riêng bởi những món ăn bình dân, đậm đà bản sắc Hà Nội.
Hà Nội nghìn năm văn hiến là nơi hội tụ những tinh hoa văn hóa đất nước. Chính những bề dày lịch sử của Thủ đô đã trở thành niềm cảm hứng bất tận để các văn, nghệ sĩ sáng tác nên những tác phẩm sống mãi với thời gian. Trong đó, nhà văn Hoàng Quốc Hải được mệnh danh là người dành trọn 6 thập kỉ viết về Hà Nội.
Trung tâm giao lưu văn hoá phố cổ Hà Nội 50 Đào Duy Từ là một địa chỉ hội tụ tinh hoa và di sản lịch sử của Thủ đô. Đây không chỉ là nơi để khám phá những giá trị văn hóa độc đáo, mà còn là nơi tổ chức các hoạt động giao lưu, nơi lòng yêu văn hóa nghệ thuật được lan tỏa.
Khi mà ai bây giờ cũng thành "nhiếp ảnh gia" với chiếc điện thoại, giữa lòng Thủ đô Hà Nội còn đó một gia đình bốn đời làm nghề sửa máy ảnh. Người ta gọi đó là một nghề cổ.
Ở Hà Nội có rất nhiều ngôi chợ lâu đời nổi tiếng, trong đó ngôi chợ gắn liền với người dân trong khu phố cổ là chợ Hàng Bè.
Với nhiều người nước ngoài, từ lâu Hà Nội không chỉ là một điểm du lịch hấp dẫn mà còn là nơi sinh sống, nơi họ gặp gỡ và trao gửi cuộc sống của mình. Hãy cùng nghe những chia sẻ của một chàng trai người Đức đã sinh sống và làm việc tại Hà Nội hơn 2 năm qua.
Trải qua những năm tháng lịch sử, Hà Nội ngày nay đang trở thành một thành phố hiện đại đầy năng động. Tuy nhiên, có những dấu ấn của Hà Nội xưa vẫn còn được lưu giữ cho tới nay trong ngôi nhà cổ số 87 Mã Mây.
Những ngày này tiết trời Thủ đô đã dần se lanh báo hiệu mùa của nhiều món quà đặc trưng của mùa thu Hà Nội đã bắt đầu. Trong số rất nhiều món ăn ngon, dân dã, nổi tiếng của mùa thu Hà Thành không thể không kể đến cốm - món quà quê kết tinh từ những bàn tay tảo tần và tài hoa của những người nông dân Hà Nội.
Phố Hàng Đường gợi lên vị ngọt ngay từ cái tên cũng bởi ta vẫn có thể tìm thấy một thức quà đặc sản ngọt ngào, đặc trưng của người Hà Nội trên con phố này. Đó là món mứt, ô mai truyền thống phố Hàng Đường.
Ngày nay, dù người đọc đã có nhiều sự lựa chọn hơn trong cách đọc báo, dù số lượng báo in hàng ngày giảm đi so với trước đây thì một bộ phận người Hà Nội vẫn giữ thói quen đọc báo giấy hàng ngày.
Phở là món ăn đặc trưng nổi tiếng trong ẩm thực của Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung. Những năm qua ở Hà Nội xuất hiện một biến tấu của phở, đó là phở cuốn. Món ăn này thu hút sự chú chú ý của thực khách bởi mang hương vị vừa lạ, vừa quen.
Thời xưa, vào mỗi dịp Trung thu, trẻ em lại được bố mẹ mua cho những món đồ chơi như đèn ông sao, mặt nạ, đèn cù, đèn kéo quân... Nhắc đến những món đồ chơi truyền thống vào dịp Tết Trung thu xưa, không thể không kể đến ông tiến sĩ giấy và hai ông đánh gậy.
Vào những năm thuộc thập niên 70, 80 của thế kỉ trước, không nhiều người có khả năng sắm cho mình một chiếc máy ảnh, vậy nên nghề ảnh rất được ưa chuộng. Có lẽ, trong kí ức của mỗi người thợ chụp ảnh dạo, thời vang bóng ấy mãi không thể nào quên.
Tàu thủy sắt tây cách đây hàng chục năm từng là niềm mơ ước của biết bao đứa trẻ mỗi mùa Trung thu đến. Nói như vậy, không chỉ vì trước đây khi còn gian khó, đồ chơi là một món hàng xa xỉ, mà còn bởi giữa những món đồ chơi thủ công khác, tàu thủy sắt tây có thể đi trên mặt nước như tàu thật.
Mâm cỗ Trung thu chẳng thiếu được bánh nướng, bánh dẻo. Để tạo ra những chiếc bánh đẹp đẽ là cả một quá trình sáng tạo tỉ mỉ của những người thợ làm khuôn bánh khéo léo.
Trong số nhiều đồ chơi truyền thống dịp Trung thu, thì nghề làm thiên nga bông đang dần mai một. Mỗi mùa Trung thu đến và qua đi, những người còn giữ được nghề làm thiên nga bông lại đau đáu về sự tồn tại nghề.
Phố Tống Duy Tân chỉ dài khoảng 200m nhưng quy tụ gần như đủ những món ăn đường phố lâu đời ở Thủ đô như bánh cuốn, gà tần, xôi, cháo, phở, ốc luộc, bún đậu...
Nhiều người thế hệ 6x, 7x, 8x còn nhớ một cửa hàng cắt tóc nam tại số 6, phố Tràng Thi, còn gọi là cửa hàng cắt tóc mậu dịch, biểu tượng của một thời bao cấp.
Ngày nay, khi mà chiếc áo, chiếc quần có khi chỉ mặc qua một lần chụp ảnh đã thành cũ, thì chuyện vá lại những vết rách là điều hiếm thấy. Thế mà giữa Hà Nội có một người phụ nữ hàng ngày tỉ mẩn từng đường kim mũi chỉ vá lại những chiếc áo quần rách.
Những ngày này, có một địa danh được nhắc đến nhiều hơn cả trong những lời ca, trong những câu chuyện kể và đây cũng là không gian đón nhiều hơn những người con ở khắp mọi miền đất nước. Đó chính là Quảng trường Ba Đình lịch sử.
Nghề làm giấy sắc phong không chỉ là nghề truyền thống của dòng họ Lại, phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy mà nó đã vượt ra khỏi khuôn khổ gia đình, dòng họ; trở thành nét văn hoá xưa của dân tộc Việt Nam một thuở, là một sản phẩm mang đậm dấu ấn văn hóa Việt Nam.
Hơn 43 năm biết đến Việt Nam, đại sứ Palestine Saadi Salama đôi khi cũng không biết mình là người Palestine hay người Việt Nam. Vì trong con người ông đã thấm đẫm văn hóa, phong tục tập quán của Việt Nam.
Nhắc đến những món ăn đặc trưng của Hà Nội, bên cạnh phở, chắc chắn không thể không kể tới bún chả. Có thể nói, bún chả đã trở thành một món ăn quen thuộc tới mức, đi tới con phố nào của thành phố này chúng ta cũng có thể dễ dàng thấy ít nhất một hàng bún chả.
Nhà nghiên cứu văn hóa Hữu Ngọc, sinh năm 1918, tại Hà Nội. Ông đã đi qua và chứng kiến nhiều mốc son lịch sử quan trọng của đất nước trải dài cả trăm năm. Những chiêm nghiệm thực tế và hàng ngàn giờ nghiên cứu, học tập không ngừng nghỉ đã đưa nhà văn hóa Hữu Ngọc trở thành một bảo tàng sống về văn hóa dân tộc.
Trước đây, trong hàng trăm nghề ở đất Thăng Long có 4 nghề tinh hoa nổi tiếng đã được khẳng định qua câu ca "Lĩnh hoa Yên Thái, đồ gốm Bát Tràng, thợ vàng Định Công, thợ đồng Ngũ Xã". Nghề đậu vàng Định Công đã có những thời kỳ phát triển rực rỡ nhưng cũng có lúc thăng trầm và mai một.
Mấy chục năm miệt mài bên giá vẽ, cái tên Văn Dương Thành đã in dấu đậm nét trong lòng người yêu tranh trong và ngoài nước, nhất là khi người ta nhớ tới một nữ họa sĩ Việt kiều nặng lòng cùng văn hóa dân tộc.
Yêu say đắm giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Thu Hòa đã bỏ công sức tìm tòi, nghiên cứu các dòng tranh dân gian, đặc biệt là tranh Kim Hoàng. Với nỗ lực không ngừng nghỉ trong suốt 8 năm qua, bà đã bước đầu khôi phục được dòng tranh thất truyền hơn 70 năm nay tại làng Kim Hoàng (xã Vân Canh, huyện Hoài Đức, Hà Nội).
Khu tập thể số 5 Đinh Lễ từ lâu đã là điểm đến thân thuộc của bao người yêu sách. Nằm trên tầng 2 của một khu tập thể ẩn sâu trong ngõ số 5 phố Đinh Lễ, Nhà sách Mão lại là nơi khởi phát đầu tiên để hình thành phố sách Đinh Lễ như ngày nay.
0