Nghệ nhân Hà Nội: Thêu hoa dệt gấm

Với tâm huyết gìn giữ giá trị truyền thống, nghệ nhân Vũ Văn Giỏi đã góp phần hồi sinh nghệ thuật thêu trang phục cung đình tưởng chừng đã mai một.

Sinh ra và lớn lên tại làng nghề thêu truyền thống (làng Đông Cứu, xã Dũng Tiến, Thường Tín, Hà Nội), nghệ nhân Vũ Văn Giỏi đã được tiếp xúc với cây kim sợi chỉ từ bé. Sau khi đi quân ngũ về, ông quyết định nối nghiệp, gìn giữ và phát triển nghề cho tới ngày hôm nay.

Cơ duyên khiến ông Giỏi trở thành người phục dựng trang phục truyền thống cung đình, xuất phát từ lần gặp gỡ anh Trịnh Bách, một Việt kiều với niềm đam mê phục dựng trang phục và văn hóa truyền thống Việt Nam. Cuộc gặp gỡ tình cờ này đã mở ra cơ hội cho nghệ nhân Vũ Văn Giỏi bắt đầu niềm đam mê với những hoa văn tinh xảo trên trang phục truyền thống của vua chúa xưa.

Nghệ nhân Vũ Văn Giỏi nghiên cứu hoạ tiết hoa văn trên bản vẽ.

Để phục dựng những bộ trang phục giống phiên bản gốc nhất có thể, ông phải đối mặt với không ít khó khăn trong việc tìm hiểu và nghiên cứu các kỹ thuật thêu cổ, do tài liệu và mẫu trang phục nguyên bản còn rất ít. Chẳng hạn, long bào của vua dù có thêu bao nhiêu mũi thì các mũi phải đều tăm tắp về khoảng cách, độ dài, mỗi gam màu lại có sắc độ khác nhau.

Đó là chưa kể một loạt kỹ thuật đặc biệt được ứng dụng trong thêu những họa tiết khó, phức tạp như kỹ thuật thêu kim tuyến, chỉ se hai chiều... Quá trình hoàn thiện phục chế một bộ long bào có thể kéo dài cả năm, thậm chí lâu hơn. Tuy nhiên, với sự kiên trì, ông đã thành công trong việc phục dựng những mẫu trang phục cung đình hoàn chỉnh, tinh xảo đến từng chi tiết.

Một trong những chiếc áo của vua Khải Định mà ông Giỏi phục dựng lại
Hoạ tiết hoa văn sắc nét trên chiếc áo.
Kỹ thuật thêu bắt kim tuyến.
Kỹ thuật đưa kim dứt khoát

Không chỉ dừng lại ở việc khôi phục, nghệ nhân Vũ Văn Giỏi còn tích cực tham gia các hội chợ, triển lãm để quảng bá nghề thêu Đông Cứu. Ông đã mang những sản phẩm thêu tay độc đáo của mình đến với công chúng trong và ngoài nước như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ,… và được trưng bày trong các bảo tàng trên khắp cả nước, có thể kể đến: Triển lãm tại Festival Huế, Triển lãm tại Bảo tàng Lịch sử, Bảo tàng cung đình Huế,… góp phần lan tỏa giá trị văn hóa Việt Nam thông qua từng đường kim sắc nét.

Nghệ nhân tham gia chia sẻ về nghề thêu ở làng Đông Cứu trong buổi workshop.
Nghệ nhân trao đổi với người thợ về kỹ thuật thêu áo.

Thành công của nghệ nhân Vũ Văn Giỏi là niềm tự hào, là động lực để các thế hệ của làng Đông Cứu tiếp tục gìn giữ những lối thêu cổ và tiếp tục phát huy những giá trị truyền thống đặc sắc của cha ông.

Với những cống hiến trong việc bảo tồn và phát triển nghệ thuật thêu truyền thống, ông Vũ Văn Giỏi vinh dự là người trẻ nhất được nhận danh hiệu Nghệ nhân nhân dân năm 2016.

Đón xem "Thêu hoa dệt gấm" trong loạt phim tài liệu Nghệ nhân Hà Nội phát sóng lúc 10h00 thứ Bảy, ngày 26/10/2024 trên Kênh H1, Đài Phát Thanh và Truyền hình Hà Nội.

User
Ý KIẾN

Với tâm huyết gìn giữ giá trị truyền thống, nghệ nhân Vũ Văn Giỏi đã góp phần hồi sinh nghệ thuật thêu trang phục cung đình tưởng chừng đã mai một.

Vơi những người nông dân ngoại thành xa trung tâm Thủ đô, công nghệ số đã giúp cho họ mang câu chuyện hàng ngày và sản phẩm họ làm ra đến gần hơn với mọi người.

Phố Hoàng Diệu thuộc phường Quan Thánh, quận Ba Đình, gắn với nhiều di tích lịch sử như Hoàng thành Thăng Long và Đoan Môn. Phố nổi bật bởi hàng cây xà cừ cổ thụ quanh năm xanh mát.

Một Hà Nội hiện lên vừa nhẹ nhàng, sâu lắng, vừa rực rỡ, sôi động, hiện đại nhưng vẫn giữ được nét cổ kính trong những bức ảnh của nhiếp ảnh gia Lê Bích.

Từ các làng nghề ven đô, cốm được đưa về phố. Với nhiều người Hà Nội, cốm là thức quà dân dã nhưng thật tao nhã.

Trong tiết trời thu Hà Nội, một bát xôi chè là món quà tuyệt vời mà phố cổ Hà Nộidành tặng cho những tâm hồn lữ khách. Xôi chè không chỉ là món ăn, mà còn là một phần ký ức, là sợi dây kết nối giữa thực tại và quá khứ.

Giữa tiết trời thu Hà Nội, những chiếc áo dài mang biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam vẫn luôn duyên dáng, mềm mại và quyến rũ qua bao năm tháng cùng Hà Nội dấu yêu.

Sự đỏng đảnh của nàng thu khiến cho lòng người càng náo nức, càng chờ mong, ai cũng muốn ra đường mỗi ngày đều bắt trọn những khoảnh khắc thu thật thu, nét thu Hà Nội.

Hoa cúc, hoa thạch thảo,... nổi bật giữa không gian xanh mát. Khí thu se lạnh càng làm cho sắc hoa thêm phần tươi tắn.

Giữa cuộc sống hiện đại, nghệ sĩ Mai Tuyết Hoa, người học trò xuất sắc của cố nghệ nhân hát xẩm Hà Thị Cầu, miệt mài gìn giữ nghệ thuật hát xẩm và đưa xẩm Hà Thành tới gần hơn với người Hà Nội.

Giữa những món ẩm thực đặc sắc của Hà Nội, cháo trai vẫn luôn được lựa chọn cho bữa sáng, bữa trưa, bữa xế... bởi hương vị thơm ngon, dân dã và đặc biệt phù hợp với sở thích của nhiều người.

Vậy là ngày 20/10 sắp về trong niềm hân hoan của những người phụ nữ Việt Nam; là ngày các bà, các mẹ, các cô, các chị, các em được tôn vinh, được dành tặng những bó hoa tươi thắm cùng những lời chúc tốt đẹp nhất.

Hà Nội đang vào thu, tiết đẹp nhất năm. Dưới ánh nắng thu vàng óng ả, những hàng hoa như đang chở cả mùa thu dạo khắp phố phường.

Tiếng rao đều đều của các cô, các chị như đưa mỗi chúng ta về với miền tuổi thơ ăm ắp kỷ niệm. Những chiếc xe đạp bán bánh đa kê đi rong qua từng con ngõ với tiếng rao vang cả một góc phố dường như đã in sâu vào tiềm thức của nhiều thế hệ sinh ra và lớn lên ở Hà Nội.

Những món ăn ở khu chợ Hàng Bè đa phần là đồ ăn chín, rất phù hợp với khẩu vị của người Hà Nội ở nhiều độ tuổi khác nhau. Ngày nào chợ cũng đông khách từ sáng sớm cho đến tận chiều tối.

Có thể với nhiều người, hương hoa sữa đậm đặc, khó thở. Thế nhưng hoa sữa đầu mùa lại mang hương thơm thoang thoảng nhẹ nhàng. Hoa và nụ đan xen vào nhau.

World Culinary Awards 2024 - Giải thưởng Ẩm thực thế giới lần thứ 5 năm 2024 vừa công bố Hà Nội nhận hai giải là “Thành phố ẩm thực hàng đầu thế giới” và “Thành phố ẩm thực hàng đầu châu Á”.

Suốt 70 năm qua, Đài Hà Nội lên sóng liên tục phục vụ khán giả Thủ đô, trong nước và quốc tế. Một hành trình chưa bao giờ dừng nghỉ, để nhịp sống Đài Hà Nội hòa cùng nhịp sống Thủ đô ta.

Không gian trưng bày “Chuyện phố Hàng” tái hiện khung cảnh của các gia đình làm nghề Đông y ở Hà Nội vào những năm 30 của thế kỷ trước.

Khi màn sương mỏng còn vương vấn, mặt trời chiếu những tia nắng đầu tiên, tạo màu sắc và khung cảnh huyền ảo. Trong ánh sáng buổi sớm, tháp truyền hình Sa Đôi của Đài Hà Nội vươn mình đầy kiêu hãnh.

Hà Nội có rất nhiều làng quê có nghề trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt vải. Trong đó làng nghề Phùng Xá, xã Phùng Xá, huyện Mỹ Đức từng được mệnh danh là "thủ phủ dâu tằm".

Sau đại dịch Covid-19, mặc dù đối mặt với rất nhiều khó khăn, năm 2022 với mục tiêu lấy lại vị thế Đài Thủ đô là ý chí của người đứng đầu đã lan tỏa thành quyết tâm tới toàn thể những người làm việc tại Đài Hà Nội. Thay đổi quan trọng có tính quyết định nhất đó chính là thay đổi trong tư duy quản trị, tư duy làm nội dung cho các nền tảng truyền thông của Đài.

Nhắc đến Truyền hình Hà Nội từ những năm 1990, khán giả Thủ đô thường nhớ đến những gương mặt phát thanh viên mang đậm chất Hà Nội như Thanh Vân, Lệ Diễm, Lâm Phúc. Họ chính là những phát thanh viên truyền hình đầu tiên của Đài Hà Nội - một “thế hệ vàng” tạo nên hình ảnh của Đài trong lòng khán giả Thủ đô và cả nước.

Khu phố cổ Hà Nội luôn ồn ào, náo nhiệt, mang đến nhiều màu sắc cho cuộc sống của người dân nơi đây. Thế nhưng phía sau sự ồn ào ở mặt phố, một nhịp sống khác biệt lại đang tiếp diễn trong những con ngõ nhỏ, nơi cuộc sống bình dị vẫn đang được duy trì bởi những người Hà Nội cũ.

Dự án đường dây 500kV mạch 3 là minh chứng cho sự kiên cường và nỗ lực không ngừng của các công nhân tải điện. Đạo diễn Việt Bắc - Trung tâm Phóng sự tài liệu, Đài Hà Nội đã ghi lại những khoảnh khắc chân thực nhất.

Một vài hình ảnh về các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, các bộ, ngành, thành phố Hà Nội thăm và làm việc với Đài Hà Nội được lưu giữ. Mỗi bức ảnh như một ký ức nhỏ chứa đựng nhiều cảm xúc trong suốt 70 năm của Đài Hà Nội.

"Được làm việc ở Đài từng là ước mơ của rất nhiều người. Và chúng tôi đã có một thời kỳ thanh xuân rực rỡ ở Đài Hà Nội. Chúc các bạn đang làm việc tại đây hãy tự tin, cống hiến và sáng tạo" - Thu Hồng, Nguyên Trưởng Ban Thời sự Đài Hà Nội.

Gần 10 năm làm phóng viên phát thanh của Đài Hà Nội, Thanh Duyên sở hữu một “bộ sưu tập” đáng mơ ước là khoảng 30 giải thưởng Báo chí của Trung ương, thành phố Hà Nội và các Bộ ngành tổ chức. Phía sau những giải thưởng là sự đam mê với nghề của phóng viên phát thanh và cả hành trình đầy cố gắng - Thanh Duyên chia sẻ.

Những hình ảnh hoạt động đoàn thể của Đài Hà Nội không chỉ ghi lại những khoảnh khắc đáng nhớ mà còn phản ánh tinh thần đoàn kết và sáng tạo của tập thể cán bộ, nhân viên. Từ các sự kiện văn hóa, thể thao đến các hoạt động xã hội, mỗi bức ảnh đều mang đậm dấu ấn của sự nhiệt huyết và cống hiến, góp phần xây dựng một Đài Hà Nội ngày càng phát triển và gắn kết.

Mặt hồ Gươm lấp lánh gợn sóng. Lá vàng đã bắt đầu lao xao rụng đầy hè…

Với mong muốn nâng cao hiệu suất lao động, chất lượng nội dung trên các nền tảng, Đài Hà Nội đặt vấn đề đào tạo và bồi dưỡng kỹ năng cho đội ngũ quản lý, nghiệp vụ cho các phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên là một trong những nhiệm vụ quan trọng.

“10 ngày ở Trường Sa là những khoảnh khắc, những kỷ niệm không thể nào quên. Điều lắng lại trong tôi trong chuyến công tác Trường Sa lần này không chỉ là sự trải nghiệm được ngắm nhìn Tổ quốc từ biển mà chúng tôi thấu hiểu hơn bao công sức, nước mắt, mồ hôi và cả máu xương của cha anh đã đổ xuống cho sự trường tồn mãi mãi của Trường Sa…”. Đây là lời tâm tình của anh Tưởng Quang Hưng - Phóng viên Trung tâm Tin tức.

Đại dịch Covid-19 bùng phát đã khiến cho cuộc sống của người dân Thủ đô và cả nước trong hai năm (2020 - 2021) bị đảo lộn. Nhiều doanh nghiệp phải ngừng hoạt động, nhiều cửa hàng đóng cửa, học sinh phải học trực tuyến tại nhà, người lao động phải nghỉ làm. Trong giai đoạn này, nhiệm vụ của Đài Hà Nội càng trở nên vô cùng nặng nề, vừa thực hiện yêu cầu phòng chống dịch, vừa đảm bảo nhiệm vụ tuyên truyền.

Người dẫn chương trình chính là nhịp cầu để đưa những chương trình, những bản tin của Đài Hà Nội đến gần hơn với khán giả.

“Mỗi sáng, khi thành phố bắt đầu thức giấc, tôi ngồi vào vị trí quen thuộc trước micro. Những con đường Hà Nội vào giờ cao điểm có lẽ là nỗi ám ảnh đối với nhiều người, nhưng đó cũng là lúc tôi thấy công việc của mình trở nên ý nghĩa hơn bao giờ hết”, Hoài Linh - người dẫn chương trình giao thông trên kênh FM90 chia sẻ.

Từ một Đài truyền thanh, lúc đầu chủ yếu làm nhiệm vụ thông tin và tuyên truyền chủ trương, chính sách, sau 70 năm, Đài Hà Nội đã lớn mạnh cùng với sự phát triển của Thủ đô, trở thành một cơ quan báo chí đa phương tiện lớn hàng đầu đất nước.

“Đến với Trường Sa không chỉ bằng tình yêu, mà còn là trách nhiệm lớn của đất liền, của những người làm báo Thủ đô hướng về "cột mốc thép" giữa trùng khơi. Đến với Trường Sa để cảm nhận sức mạnh mạch nguồn của dân tộc, để chiêm ngưỡng và ghi lại vẻ đẹp thiêng liêng vùng cực Đông của Tổ quốc, để thêm yêu đất nước…” - đó là tâm sự của những cán bộ, phóng viên Đài Hà Nội khi vinh dự và may mắn được tác nghiệp tại quần đảo Trường Sa.

Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội và các đơn vị trực thuộc đã vinh dự nhận được nhiều phần thưởng cao quý từ Đảng và Nhà nước. Những phần thưởng này không chỉ là sự ghi nhận những nỗ lực và cống hiến không ngừng nghỉ của tập thể cán bộ, nhân viên mà còn là động lực to lớn để tiếp tục phát huy truyền thống, nâng cao chất lượng phục vụ công chúng.

Hà Nội là "Thủ đô ta"- trái tim của cả nước, là nơi hội tụ tinh hoa văn hoá, nghệ thuật, cũng là nơi mọi miền Tổ quốc hướng về. Khi tiếng nói từ Đài Hà Nội cất lên, cũng là lúc niềm tự hào của Thủ đô, của người Việt được lan toả khắp năm châu.

Trong những năm gần đây, Đài Hà Nội đã có nhiều tác phẩm được vinh danh tại các Giải báo chí của Trung ương và thành phố, tiếp tục khẳng định vị thế của một cơ quan báo chí lớn của Hà Nội và cả nước.

Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, giai đoạn nào, Đảng bộ Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội cũng vững niềm tin, bền ý chí hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Với HanoiOn, người dùng không chỉ là khán giả mà còn có thể là người tham gia sáng tạo nội dung, là một phần trong hệ sinh thái.

Phòng Đối ngoại thuộc Trung tâm Tin tức, trước đây là Ban Biên tập Đối ngoại, Đài Hà Nội, được thành lập từ hơn 30 năm trước, với nhiệm vụ thông tin đến khán thính giả Thủ đô những tin tức mới nhất, quan trọng nhất về tình hình thế giới.

365 ngày trong năm, 365 câu chuyện sinh động, gần gũi và bình dị về Hà Nội được khán giả đón đợi vào 20h45 mỗi tối trên Truyền hình Hà Nội. Đó là “Nhịp sống Hà Nội”.

Một vài bức ảnh được lưu giữ trong quá trình hoạt động, tác nghiệp của Đài Hà Nội. Dù chưa đầy đủ, nhưng mỗi bức ảnh như một ký ức nhỏ chứa đựng nhiều cảm xúc về hành trình đã qua của những thế hệ làm phát thanh truyền hình Hà Nội.

"Hà Nội vào thu. Thu luôn gợi nhớ những kỷ niệm đã qua. Tôi yêu Hà Nội, yêu mùa thu Hà Nội, không chỉ bởi Hà Nội vào thu đẹp nhất, mà còn vì thu Hà Nội đã mang tới và nuôi dưỡng trong tôi một tình yêu lớn - Tình yêu dành cho Đài Hà Nội" - Phát thanh viên Lưu Hường.