Nghề truyền thống trên phố Hàng Thiếc

Hàng Thiếc, một con phố quen thuộc với người dân đất Hà Thành. Nơi đây cũng là một làng nghề tồn tại từ hàng trăm năm qua và theo năm tháng, dù nghề có mai một, song vẫn có những con người gìn giữ bí quyết của nghề đúc thiếc.

Chỉ cần đi ngang qua phố Hàng Thiếc, ai cũng có thể cảm được tiếng ồn đặc trưng của con phố này - một trong những con phố cổ hiếm hoi vẫn còn giữ được nghề truyền thống.

Là một con phố cổ khá chật hẹp, nên các hộ kinh doanh và gia công kim loại trên phố Hàng Thiếc thường tận dụng luôn vỉa hè trước nhà để làm nghề.

Nhiều thế hệ đã sinh sống bằng nghề truyền thống trên con phố này

Xưa, phố Hàng Thiếc nổi tiếng với nghề đúc thiếc làm đồ gia dụng như lư hương, ấm pha trà, khay đựng… Đến giữa thế kỷ 20, do nhu cầu về đồ thiếc không còn nhiều, người thợ chuyển dần  sang làm đồ sắt tây và đồ inok phục vụ đời sống hàng ngày.

Công việc của những người thợ trên phố Hàng Thiếc ngày nào cũng vậy, nhưng họ lại chưa bao giờ cảm thấy nhàm chán hay muốn từ bỏ cái nghề đã được bao thế hệ trên con phố gìn giữ cho đến tận bây giờ.

Thậm chí, ngay cả với những âm thanh chát chúa đến đinh tai, nhức óc ấy, hình như còn được những cư dân nơi đây coi là thứ 'đặc sản' của con phố này.

Hàng Thiếc hôm nay không chỉ có đồ bằng thiếc, mà còn bán đủ chủng loại khác nhau

Thường, chỉ những đồ gia dụng không thể mua được, người ta mới tìm đến con phố này để đặt cho đúng ý. Và, có lẽ cũng vì thế, những người thợ trên phố, chẳng bao giờ hết việc.

Mỗi ngày trên phố Hàng Thiếc, vô số mặt hàng gia dụng đã được sản xuất và mang đi dưới nhiều hình thức. Có thể là khách ghé mua trực tiếp, cũng có thể với những mặt hàng cồng kềnh khó chuyên chở, sẽ được những người làm nghề vận chuyển góp tay.

Thế hệ này tiếp nối thế hệ trước, con phố hàng thiếc vẫn vang lên những tiếng búa, tiếng cưa...

Bây giờ, rất nhiều cửa hàng trên phố Hàng Thiếc đã chuyển sang bán những món đồ gia dụng sản xuất bằng công nghệ tiên tiến, hiện đại, thậm chí là cả những mặt hàng được nhập khẩu.

Thế nhưng, con phố vẫn giữ nguyên những âm thanh đặc trưng của tiếng cưa, tiếng cắt, tiếng mài…

Dù khá ồn ã và náo nhiệt,  nhưng những âm thanh ấy đã là một phần không thể thiếu trong nhịp sống của những người thợ làm nghề thủ công giữa lòng phố cổ Hà Nội.

User
Ý KIẾN

Sau những giờ học tập, làm việc căng thẳng, bận rộn, mỗi người sẽ chọn cho mình một môn thể thao để tập luyện và nâng cao sức khỏe hàng ngày. Và võ chính là môn thể thao được nhiều người trẻ ở Hà Nội yêu thích và tìm đến.

Tiếng rao "rươi..." bao năm qua đã trở thành âm thanh quen thuộc với những người dân phố cổ, báo hiệu một mùa rươi đã lại về với người Hà Nội.

Con phố Gầm Cầu Hà Nội giờ đây có phần yên ắng hơn, nhưng cũng mang đến sự gần gũi và ấm áp trong một không gian đặc biệt giữa lòng Thủ đô sôi động và náo nhiệt.

Cứ 7 giờ tối mỗi ngày, tiếng trống học bài lại vang lên qua Đài truyền thanh xã Vật Lai, huyện Ba Vì, nhắc nhở các em nhỏ tự giác ngồi vào bàn học.

Giữa lòng Hà Nội nhộn nhịp có không ít những trò giải trí cuối tuần dành cho giới trẻ, một trong số đó là đua xe Go Kart - một trải nghiệm tốc độ trên đường đua an toàn mang lại những điều bất ngờ cho người đam mê tốc độ.

Vào mỗi buổi sáng, sữa đậu đã trở thành lựa chọn hàng đầu của người Hà Nội bởi sự bổ dưỡng và thơm ngon.

Việc làm gia sư tại nhà đã trở thành công việc quen thuộc với không ít người trẻ. Giữa bao hối hả ở Hà Nội, công việc gia sư tại nhà không chỉ là một nghề mà đã trở thành một phần quen thuộc và nhịp nhàng trong cuộc sống của những người trẻ.

Trong nhịp sống hiện đại ngày nay, những món đồ chần bông, hình ảnh của một thời quá khứ vẫn luôn tồn tại, như một phần không thể thiếu đối với người Hà Nội, nhất là khi mùa đông sắp cận kề.

Vơi những người nông dân ngoại thành xa trung tâm Thủ đô, công nghệ số đã giúp cho họ mang câu chuyện hàng ngày và sản phẩm họ làm ra đến gần hơn với mọi người.

Một Hà Nội hiện lên vừa nhẹ nhàng, sâu lắng, vừa rực rỡ, sôi động, hiện đại nhưng vẫn giữ được nét cổ kính trong những bức ảnh của nhiếp ảnh gia Lê Bích.

Giữa tiết trời thu Hà Nội, những chiếc áo dài mang biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam vẫn luôn duyên dáng, mềm mại và quyến rũ qua bao năm tháng cùng Hà Nội dấu yêu.

Sự đỏng đảnh của nàng thu khiến cho lòng người càng náo nức, càng chờ mong, ai cũng muốn ra đường mỗi ngày đều bắt trọn những khoảnh khắc thu thật thu, nét thu Hà Nội.

Những món ăn ở khu chợ Hàng Bè đa phần là đồ ăn chín, rất phù hợp với khẩu vị của người Hà Nội ở nhiều độ tuổi khác nhau. Ngày nào chợ cũng đông khách từ sáng sớm cho đến tận chiều tối.

Suốt 70 năm qua, Đài Hà Nội lên sóng liên tục phục vụ khán giả Thủ đô, trong nước và quốc tế. Một hành trình chưa bao giờ dừng nghỉ, để nhịp sống Đài Hà Nội hòa cùng nhịp sống Thủ đô ta.

Khu phố cổ Hà Nội luôn ồn ào, náo nhiệt, mang đến nhiều màu sắc cho cuộc sống của người dân nơi đây. Thế nhưng phía sau sự ồn ào ở mặt phố, một nhịp sống khác biệt lại đang tiếp diễn trong những con ngõ nhỏ, nơi cuộc sống bình dị vẫn đang được duy trì bởi những người Hà Nội cũ.

Những bức ảnh đã có tuổi đời vài chục năm, theo thời gian bị ố màu, cũ rách, mốc, nhòe, qua bàn tay của người thợ phục chế trở thành những bức ảnh như mới, lưu giữ những kỷ niệm theo năm tháng.

Thoát khỏi sự xô bồ, náo nhiệt của ban ngày, Hà Nội buổi tối đẹp theo cách rất riêng. Dưới ánh đèn đêm lung linh, huyền ảo, vẻ đẹp thuần khiết của Hà Nội càng khiến những ai đã gắn bó với thành phố này mãi chẳng thể nào quên.

Lễ thượng cờ thiêng liêng tại Quảng trường Ba Đình lần đầu tiên được các kỹ thuật viên âm thanh ghi âm lại và chuyển tải một cách sinh động, chân thực trong đĩa than mang tên " Thanh âm Hà Nội". Đây là sản phẩm đặc biệt do Đài Hà Nội thực hiện và phát hành nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô và cũng là dịp kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Đài.

Những chiếc xe điện len lỏi trong khu phố cổ Hà Nội, chở khách đi tham quan những điểm du lịch nổi tiếng như hồ Hoàn Kiếm, chợ Đồng Xuân...

Bán hàng livestream hay bán hàng trực tuyến giờ đây đã trở thành một công việc thường ngày quen thuộc, là một phần không thể thiếu của nhiều người, đặc biệt là người trẻ tại Hà Nội.

Vào mùa thu, hội chèo thuyền ở hồ Tây luôn là một trong những hoạt động thu hút nhiều người tham gia bởi không chỉ là hoạt động giải trí mà còn lưu giữ những kỉ niệm khó quên.

Phố Hàng Đào ngày nay đã có nhiều thay đổi, nhưng những người dân ở con phố ấy mỗi ngày đều cùng nhau nối tiếp các câu chuyện của thời quá khứ hào hùng và tươi đẹp.

Vào mùa thu, những cửa hàng chuyên sắp đồ lễ ăn hỏi và dạm ngõ ở Hà Nội luôn có khách ra vào, bởi đây là thời điểm đẹp nhất trong năm để các cặp đôi làm lễ cưới.

Khi mua bán online, giao hàng qua mạng, giao thương liên tỉnh là nhu cầu thường xuyên và liên tục, hàng ngàn bưu tá, shipper hối hả làm việc, tạo thành mạng lưới giao nhận hàng hóa.

Một buổi sớm mùa thu ở Hồ Tây, khi ánh bình minh chưa kịp đánh thức cả thành phố, những làn sương mờ vẫn nhẹ nhàng phủ lên mặt hồ tĩnh lặng. Hồ Tây mênh mang như một tấm gương lớn, phản chiếu bầu trời đang chuyển mình giữa đêm và người dân Hà Nội đã bắt đầu một ngày mới.

Từ lâu nay, con phố Mai Dịch đã là nơi thường xuyên lui tới của những người cần thuê trang phục biểu diễn. Ở đây, bất kỳ loại trang phục nào cũng có, đa dạng màu sắc, mẫu mã, lứa tuổi, giới tính cũng như kích cỡ cho mọi người.

Thời đại kinh tế phát triển, máy móc đã thay thế phần lớn sức người, nhưng vẫn có những gánh hàng rong kẽo kẹt giữa phố xá hiện đại. Có người nói vui rằng chừng nào Hà Nội còn "ngõ nhỏ, phố nhỏ" thì gánh hàng rong vẫn còn.

Đưa đón con hàng ngày trong bối cảnh lệch giờ làm, tắc đường,... luôn là nỗi trăn trở lớn của nhiều ông bố, bà mẹ. Chính vì vậy, việc thuê xe ôm đưa trẻ đến trường đang là giải pháp được nhiều phụ huynh lựa chọn và tin tưởng.

Dù các cơ sở sản xuất, các xưởng làm nghề truyền thống đã dần chuyển ra khỏi nội đô, nhưng trong những con phố cổ ở Hà Nội vẫn có nhiều nhà giữ lại nghề truyền thống, trong đó có nghề làm hương.

Dù công việc ở cơ quan khá bận rộn, nhưng những người phụ nữ làm công sở vẫn luôn cố gắng sắp xếp công việc và giờ giấc khoa học để vừa có thể đảm bảo cho bữa cơm tối được đủ chất dinh dưỡng và ngon miệng, vừa tạo cảm giác thoải mái và ấm cũng bên những người thân yêu của mình sau mỗi ngày làm việc căng thẳng.

Khác với thời ông bà, cha mẹ mình, ngày nay, người trẻ có nhiều sự lựa chọn và cơ hội để trải nghiệm nhiều thức trà đa dạng của Việt Nam.

Sau những ngày mưa lũ, nhiều xưởng sửa chữa ô tô ở Hà Nội bận rộn hơn do lượng phương tiện bị ngập nước hỏng hóc khá nhiều.

Cốm xanh, thức quà đậm hương Hà Nội giờ đây đã được biến tấu thành nhiều món ăn hấp dẫn, hợp gu cả người trẻ lẫn người già.

Mùa thu đang đến cũng là lúc những trái hồng được bày bán khắp các khu chợ ở Hà Nội.

Các em nhỏ Trường Tiểu học Trung Yên (Hà Nội) trao gửi tình cảm yêu thương chân thành của mình đến những người bạn vùng bão lũ đang phải gồng mình lấy lại cuộc sống bình yên.

Cơn bão Yagi đã làm ngập úng hàng ngàn cây đào, biểu tượng của mùa xuân Hà Nội, ở làng đào Nhật Tân.

Tết Trung Thu không chỉ là dịp để trẻ nhỏ thỏa thích tận hưởng những món ăn và đồ chơi truyền thống mà còn là dịp để các thành viên trong gia đình xum họp, bày tỏ tình cảm ấm áp, thân thương dành cho nhau. Sự gắn kết tình thân quý giá ấy đã tô đậm thêm nét đẹp văn hoá cổ truyền đậm đà bản sắc của dân tộc, tạo nên một không khí Tết Trung thu - Tết đoàn viên rộn ràng, đầy hào hứng. Những ngày sát tết Trung thu, các cửa hàng bán bánh nướng bánh dẻo luôn tất bật. Người mua bánh thắp hương, người mua bánh làm quà, người lại mua để thưởng thức.

Mỗi độ thu về, những gánh cốm rong lại có mặt khắp phố phường Hà Nội. Món quà dân dã thanh tao này khiến bất kỳ ai thưởng thức qua cũng nhớ mãi.

Ngay sau khi cơn bão số 3 đi qua, chính quyền, lực lượng chức năng và người dân Hà Nội đã nhanh chống, nỗ lực, bất kể ngày đêm dọn dẹp, chỉnh trang đường phố. Những việc làm đầy tự giác, trách nhiệm này là minh chứng cho thấy, người Hà Nội dù ở trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng luôn đoàn kết, đồng sức, đồng lòng vì một Thủ đô luôn tươi xanh, sạch đẹp, văn minh.

Trong suốt thời gian xảy ra bão số 3 và hoàn lưu bão, hoạt động tại nhiều nơi tại Hà Nội đôi phần gián đoạn. Ngày hôm nay, trời đã trong xanh trở lại, mọi thứ dần nhộn nhịp, trở lại cuộc sống ngày thường.

Hà Nội những ngày này, nước lũ dâng cao nhiều nơi do lưu lượng nước trên thượng nguồn đổ xuống. Đến làng Phú Thứ, phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm những ngày mưa lũ, không khó để bắt gặp không khí khẩn trương ở các xưởng làm thuyền tôn.

Cơn bão số 3 ập đến, để lại những dư chấn, mất mát, đau thương nhưng cũng đọng lại những câu chuyện cảm động về sự đoàn kết, lòng nhân ái, tinh thần tương trợ lẫn nhau và cả sự bình tĩnh, kiên cường của người dân Hà Nội trong khó khăn, hoạn nạn.

Miến lươn vốn là đặc sản của Hà Nội được nhiều người ưa thích. Hà Nội bây giờ không thiếu những hàng miến lươn, nhưng những quán miến lươn chuẩn Hà Nội lúc nào cũng đông khách.

Đã hàng chục năm nay, những buổi biểu diễn tuồng, chèo, cải lương, hát xẩm.. tại khu vực phố cổ luôn thu hút đông đảo người xem, những buổi biểu diễn này dã gieo tình yêu nghệ thuật truyền thống vào lòng khán giả Thủ đô, tạo ấn tượng sâu sắc về văn hóa cho du khách trong và ngoài nước.

Cuối tuần, thay vì đi du lịch hay đến các khu vui chơi, nhiều người chọn những hoạt động trải nghiệm thực tế tại các xưởng gốm để có thể thỏa sức sáng tạo những mẫu đồ gốm theo cách riêng của mình.

Trước diễn biến ngày càng phức tạp và nguy hiểm của bão số 3, ngay từ khi bão còn ở xa đất liền, người dân hà Nội đã chủ động đề phòng, chuẩn bị ứng phó với thiên tại. Trước khi siêu bão đổ bộ, nhịp sống Hà Nội dường như hối hả hơn mọi ngày.