Nghị quyết ban hành Nội quy kỳ họp Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã ký ban hành Nghị quyết số 71/2022/QH15 ban hành Nội quy kỳ họp Quốc hội.

 

Toàn cảnh phiên họp Kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XV

Theo đó, kỳ họp Quốc hội là hình thức hoạt động chủ yếu của Quốc hội. Tại kỳ họp, Quốc hội thảo luận và quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật. Kỳ họp Quốc hội có thể được tổ chức liên tục hoặc theo hai hay nhiều đợt.

Quốc hội họp thường lệ mỗi năm hai kỳ. Trường hợp Chủ tịch nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội yêu cầu thì Quốc hội họp bất thường để thảo luận và quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn, trừ nội dung định kỳ trình Quốc hội theo quy định của pháp luật. Ủy ban Thường vụ Quốc hội hướng dẫn việc tổ chức kỳ họp bất thường.

Nội quy kỳ họp Quốc hội nêu rõ: Đại biểu Quốc hội có trách nhiệm tham gia đầy đủ các kỳ họp, phiên họp Quốc hội, tập trung nghiên cứu, tham gia thảo luận, góp ý kiến vào các nội dung của kỳ họp Quốc hội và biểu quyết các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội.

Trường hợp không thể tham dự kỳ họp Quốc hội, phiên họp theo chương trình kỳ họp đã được Quốc hội thông qua, đại biểu Quốc hội có trách nhiệm báo cáo Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội để thông báo đến Tổng Thư ký Quốc hội tổng hợp báo cáo Chủ tịch Quốc hội nếu vắng mặt từ 2 ngày làm việc trở xuống trong cả kỳ họp Quốc hội; báo cáo bằng văn bản, có nêu rõ lý do đến Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội để thông báo đến Tổng Thư ký Quốc hội tổng hợp báo cáo Chủ tịch Quốc hội quyết định nếu không thể tham dự kỳ họp Quốc hội hoặc vắng mặt tổng số trên 2 ngày làm việc trong cả kỳ họp Quốc hội.

Trường hợp vắng mặt vì lý do sức khỏe hoặc lý do bất khả kháng thì đại biểu Quốc hội báo cáo Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội để thông báo đến Tổng Thư ký Quốc hội tổng hợp báo cáo Chủ tịch Quốc hội.

Trường hợp vắng mặt để thực hiện nhiệm vụ của kỳ họp Quốc hội theo quy định của luật, nghị quyết của Quốc hội thì đại biểu Quốc hội báo cáo Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội, đồng thời thông báo đến Tổng Thư ký Quốc hội tổng hợp báo cáo Chủ tịch Quốc hội.

Liên quan đến người được mời tham dự kỳ họp Quốc hội, dự thính tại phiên họp Quốc hội, Nội quy quy định: Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, thành viên Chính phủ, Tổng Kiểm toán nhà nước, người đứng đầu cơ quan do Quốc hội thành lập không phải là đại biểu Quốc hội được mời tham dự kỳ họp Quốc hội; có trách nhiệm tham dự phiên họp toàn thể của Quốc hội khi thảo luận về những vấn đề có liên quan đến ngành, lĩnh vực mà mình phụ trách. Người được mời tham dự kỳ họp Quốc hội quy định được phát biểu ý kiến về vấn đề thuộc ngành, lĩnh vực mà mình phụ trách nếu được Chủ tịch Quốc hội hoặc Phó Chủ tịch Quốc hội được phân công điều hành phiên họp đồng ý hoặc yêu cầu.

Khách mời danh dự trong nước, khách mời danh dự quốc tế do Chủ tịch Quốc hội quyết định theo đề nghị của Tổng Thư ký Quốc hội. Tổng Thư ký Quốc hội trao đổi, thống nhất với Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội về khách mời danh dự quốc tế trước khi báo cáo Chủ tịch Quốc hội.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét việc khách mời danh dự trong nước phát biểu tại phiên họp toàn thể của Quốc hội theo đề nghị của Tổng Thư ký Quốc hội; xem xét việc khách mời danh dự quốc tế phát biểu tại phiên họp toàn thể của Quốc hội theo đề nghị của Thường trực Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội để trình Quốc hội xem xét, quyết định đưa vào chương trình kỳ họp Quốc hội.

Đại diện cơ quan nhà nước, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan báo chí có thể được mời dự các phiên họp công khai của Quốc hội. Căn cứ chương trình kỳ họp Quốc hội, đề nghị của Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, người đứng đầu cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội quyết định danh sách người được mời quy định tại khoản này.

Đáng chú ý, công dân có thể được dự thính các phiên họp công khai của Quốc hội. Tổng Thư ký Quốc hội tổ chức việc công dân dự thính các phiên họp công khai của Quốc hội.

Theo Nội quy, Kỳ họp Quốc hội giữa năm khai mạc vào ngày 20 tháng 5; kỳ họp Quốc hội cuối năm khai mạc vào ngày 20 tháng 10. Trường hợp ngày 20 tháng 5 và ngày 20 tháng 10 trùng vào ngày thứ Sáu của tuần hoặc ngày nghỉ theo quy định của pháp luật thì ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội là ngày làm việc kế tiếp. Trường hợp bất khả kháng không thể tổ chức kỳ họp Quốc hội vào các thời điểm nêu trên thì ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định.

Ngày khai mạc kỳ họp thứ nhất của mỗi khóa Quốc hội do Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa trước quyết định chậm nhất là 60 ngày kể từ ngày bầu cử đại biểu Quốc hội.

Ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội cuối nhiệm kỳ và kỳ họp bất thường của Quốc hội do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định.

Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 15/3/2023.

User
Ý KIẾN

Sáng 2/7, HĐND thành phố Hà Nội đã có báo cáo tổng hợp ý kiến của các đại biểu thảo luận tại các tổ chiều ngày 1/7. Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn đã trả lời, làm rõ các vấn đề đại biểu quan tâm.

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Hàn Quốc, sáng 2/7, tại Nhà Quốc hội Hàn Quốc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc hội kiến với Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Woo Won Sik.

Sáng 2/7, Kỳ họp thứ 17 HĐND khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 tiếp tục chương trình làm việc dưới sự chủ trì của Phó bí thư thành ủy và Chủ tịch HĐND Nguyễn Ngọc Tuấn. HĐND TP sẽ quyết định nhiều nội dung quan trọng; kịp thời quyết định các cơ chế chính sách đặc thù, tác động sâu rộng tới an sinh xã hội.

Ngày 1/7, Công đoàn Viên chức Việt Nam tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm Ngày Thành lập và biểu dương các cán bộ công đoàn tiêu biểu. Dự lễ kỷ niệm có Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân.

Với mục đích quảng bá văn hóa, du lịch Iran đến với khu vực Đông Nam Á và Việt Nam, chiều 1/7, tại Hà Nội, Bộ di sản văn hóa, du lịch và thủ công mỹ nghệ Iran phối hợp với đại sứ quán Iran tại Việt Nam tổ chức hội thảo “Roadshow du lịch Iran, khu vực Đông Nam Á 2024”.

Chiều 30/6, ngay sau khi tới thủ đô Seoul bắt đầu chuyến thăm chính thức Hàn Quốc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gặp gỡ kiều bào và những người bạn Hàn Quốc có nhiều đóng góp cho quan hệ Việt - Hàn.

Trong số 11 luật được Quốc hội thông qua kỳ họp này có Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi). Lần sửa đổi này có bước tiến mới khi hầu như không tăng nghĩa vụ đóng góp của doanh nghiệp mà chỉ tăng quyền lợi cho người lao động.

Quốc hội đã biểu quyết thông qua 11 luật; xem xét, thông qua 21 nghị quyết; cho ý kiến lần đầu đối với 11 dự án luật. Đặc biệt, đã chính thức thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi).

Vào lúc 14h30 (giờ địa phương) ngày 30/6, chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và phu nhân cùng đoàn đại biểu Việt Nam đã tới sân bay quân sự Seongnam ở Thủ đô Seoul, bắt đầu chuyến thăm chính thức Hàn Quốc.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân Lê Thị Bích Trân đã bắt đầu chuyến thăm chính thức Hàn Quốc từ ngày 30/6 - 3/7 theo lời mời của người đồng cấp Han Duck Soo và Phu nhân.

Ngay sau phiên bế mạc, tại Nhà Quốc hội, Tổng thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường chủ trì cuộc họp báo công bố kết quả Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Chuyến thăm Hàn Quốc của Thủ tướng Phạm Minh Chính từ ngày 30/6 đến 3/7 là chuyến thăm chính thức Hàn Quốc đầu tiên của lãnh đạo cấp cao Việt Nam kể từ sau khi hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện vào năm 2022.

Quốc hội đồng ý tăng 15% lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội hiện hưởng. Mức lương hưu thấp nhất là 3,5 triệu đồng/tháng.

Sau 27,5 ngày làm việc nghiêm túc, khoa học, dân chủ, trách nhiệm cao theo đúng quy định của pháp luật và nội quy kỳ họp, hôm nay (29/6), Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra và tiến hành phiên bế mạc.

Hôm nay (29/6), Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi); Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai; Luật Nhà ở; Luật Kinh doanh bất động sản; Luật Các tổ chức tín dụng.

Sáng 28/6, tại Hà Nội, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật đã ký kết Chương trình phối hợp công tác giữa giai đoạn 2024-2030.

Sáng nay 29/6, Quốc hội sẽ họp phiên bế mạc, biểu quyết thông qua nhiều dự thảo luật, nghị quyết. Chủ tịch Quốc hội sẽ có phát biểu quan trọng bế mạc Kỳ họp.

Bà Đinh Thị Mai - Vụ trưởng Vụ Tuyên truyền, Ban Tuyên giáo Trung ương được bổ nhiệm làm Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương.

Ngành tổ chức cần làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy hoàn thiện các thể chế về tổ chức bộ máy, biên chế; đổi mới sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Hôm nay, 28/6, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam đã trao tặng Kỷ niệm chương “Vì hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc” - phần thưởng cao quý nhất của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam cho Bà Ann Mawe - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Vương quốc Thụy Điển tại Việt Nam.

Sáng nay, 28/6, Quốc hội thảo luận về Dự thảo Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn. Thống nhất với các luật có liên quan là một trong những nội dung nhận được nhiều góp ý của đại biểu.

Để thúc đẩy đổi mới sáng tạo mở, tại Hà Nội, tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản Jetro đã khởi động cuộc đối thoại giữa các doanh nghiệp của Việt Nam và Nhật Bản.

Hôm nay, 28/6, Tọa đàm khoa học “Hai tác phẩm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về văn hóa đối ngoại - Giá trị lý luận, thực tiễn đối với sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự và xây dựng lực lượng CAND" đã được Đảng ủy Công an Trung ương phối hợp với Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật tổ chức.

Hội thảo khoa học đề xuất giải pháp phát triển nhân tố chính trị tinh thần của đội ngũ cán bộ quân đội đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, vừa được tổ chức.

Sáng nay, 28/6, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV với 462/470 đại biểu tán thành, đạt 95,06%.

Sáng nay, 28/6, Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV tiếp tục làm viêc ngày thứ 27, với một trong những nội dung quan trọng là biểu quyết thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi).

Ngày 27/6, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 26 của Kì họp thứ 7, Quốc hội khoá 15.

Chiều 27/6, Thường trực HĐND thành phố Hà Nội tổ chức họp báo thông tin về Kỳ họp thứ 17 HĐND thành phố khoá XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Chiều ngày 27/6/2024, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao đã phối hợp với Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội tổ chức phổ biến, giải đáp pháp luật cho người Việt ở nước ngoài về Luật Đất đai 2024 của Việt Nam.

Chiều 27/6, Ban Chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 09 của Thành ủy tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết trong 6 tháng đầu năm triển khai nhiệm vụ trọng tâm cuối năm 2024.

Đảng ủy khối các cơ quan Trung ương đã quyết định chuyển giao Đảng bộ cơ sở Ban quản lý Khu công nghệ cao Hòa Lạc trực thuộc Đảng ủy Bộ Khoa học và Công nghệ về trực thuộc Đảng ủy khối các cơ quan Thành phố Hà Nội.

Chiều nay (27/6), Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Thảo luận ở hội trường về dự án Luật Phòng không nhân dân, các đại biểu Quốc hội đồng tình với việc ban hành luật nhằm bảo vệ đất nước từ sớm, từ xa, nhất là trong bối cảnh phát triển của khoa học công nghệ hiện nay, đã xuất hiện các phương tiện chiến tranh mới đường không như UAV.

Sáng 27/6, các đại biểu Quốc hội đã ấn nút biểu quyết thông qua việc cấm tuyệt đối nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện tham gia giao thông.

Theo chương trình dự kiến, sáng nay, 27/6, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Đường bộ và Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ; thảo luận ở hội trường về dự án Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Ngày 26/6, Ban Tổ chức Trung ương phối hợp cùng Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức hội nghị trực tuyến bồi dưỡng kiến thức về xây dựng Đảng cho lãnh đạo, phóng viên, biên tập viên các cơ quan thông tấn báo chí năm 2024.

Chiều 26/6, cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược, nhiều đại biểu cho rằng dự thảo luật quy định bổ sung kinh doanh thuốc, nguyên liệu làm thuốc theo phương thức thương mại điện tử là cần thiết.

Ngày 26/6, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong khuôn khổ chuyến tham dự Hội nghị thường niên các nhà tiên phong lần thứ 15 của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) tại Trung Quốc.

Dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược. Các đại biểu quan tâm nhiều đến vấn đề: bổ sung thuốc và danh mục thuốc được bảo hiểm chi trả; cơ chế quản lý hiệu quả việc mua bán thuốc.

Sáng 26/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Giáo sư Klaus Schwab, Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) đã đồng chủ trì đối thoại với khoảng 20 lãnh đạo các tập đoàn kinh tế lớn của WEF.

Sáng 26/6, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi).

Sáng nay (26/6), Quốc hội biểu quyết thông qua nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng, Nghệ An, với đa số phiếu tán thành.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá Trung Quốc có thế mạnh về phát triển đường sắt kết nối cả nước và đường sắt đô thị. Do đó, Việt Nam mong muốn trao đổi và tìm cơ hội hợp tác.

Trong nhiều nội dung đáng chú ý của dự thảo Luật Dược (Sửa đổi) lần này, việc điều chỉnh nhằm đơn giản hóa hồ sơ gia hạn đăng ký lưu hành thuốc sẽ tạo điều kiện để người dân dễ dàng tiếp cận các loại thuốc mới.

Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững, Bộ Công Thương phối hợp với Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ USIAD triển khai dự án Chương trình Năng lượng phát thải thấp Việt Nam II.

Ngày 25/6, thảo luận tại tổ về các nội dung liên quan đến cải cách tiền lương, nhiều đại biểu Quốc hội băn khoăn về nguồn kinh phí đối với các đơn vị sự nghiệp tự chủ.