Ngộ độc vì ăn cá chép muối ủ chua

Trong 2 ngày 16 và 17/3/2023, Bệnh viện Đa khoa khu vực Bắc Quảng Nam tiếp nhận nhiều trường hợp ngộ độc vì ăn cá chép muối ủ chua.

Thông tin ban đầu cho biết, chùm ca bệnh thứ nhất 5 người, gồm: 3 nữ, 2 nam ở xã Phước Đức, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam. Cả 5 người cùng ăn món cá chép muối ủ chua vào ngày 5/3/2023. Sau khi ăn từ 12h-24h, tất cả đều có triệu chứng đau bụng, nôn ói, mệt, yếu dần tay chân và phải nhập Bệnh viện Đa khoa khu vực Bắc Quảng Nam. Sau 3 ngày điều trị, 1 ca bệnh nhân nữ 40 tuổi đã tử vong, 4 ca còn lại tình trạng hiện tại tạm ổn.

Các bệnh nhân bị ngộ độc Botulinum đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Bắc Quảng Nam.

Chùm ca bệnh thứ hai là bệnh nhân nữ, sinh năm 1986, ở xã Phước Chánh, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam. Bệnh nhân ăn cá chép muối ủ chua vào ngày 14/3/2023. Sau 1 ngày, bệnh nhân nôn ói nhiều, yếu dần tay chân, phải nhập Bệnh viện đa khoa khu vực Bắc Quảng Nam. Đến ngày 16/3/2023, bệnh nhân suy hô hấp, thở máy đến nay.

Chùm ca bệnh thứ ba là 4 người trong cùng một gia đình, gồm 3 nam, 1 nữ ở xã Phước Kiên, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam. Ngày 16/3/2023 cả gia đình ăn cá chép muối ủ chua, đến 17/3/2023 nôn ói nhiều, mệt, nhập Bệnh viện Đa khoa khu vực Bắc Quảng Nam. Đến ngày hôm qua (18/3/2023), 2 bệnh nhân liệt tứ chi, suy hô hấp, phải thở máy, 2 bệnh nhân còn lại (1 bé trai 12 tuổi và 1 nữ 24 tuổi) mệt đừ, yếu nhẹ tứ chi, sức cơ 4/5-5/5, tự thở được.

Sau khi trực tiếp thăm khám bệnh nhân và làm việc với Sở Y tế tỉnh Quảng Nam, các bác sĩ nhận định ban đầu là, cả 3 chùm ca bệnh đều ăn cùng một loại thức ăn là cá chép muối ủ chua. Trong quá trình chế biến loại thức ăn này còn bỏ vào hộp thủy tinh đóng kín, sau 2-3 tuần mới lấy ra ăn (tạo điều kiện yếm khí cho vi khuẩn Clostridium Botulinum phát triển. Sau ăn ≤ 24 giờ đều có triệu chứng rối loạn tiêu hóa kèm yếu tứ chi tăng dần. Những trường hợp nặng đều dẫn tới suy hô hấp do liệt cơ phải thở máy. Tuy nhiên, tất cả đều tỉnh, tiếp xúc được.

Các bác sĩ đã hội chẩn trực tuyến với Bệnh viện Chợ Rẫy. Sau khi hội chẩn, các bác sĩ phía Bệnh viện Chợ Rẫy đã nghĩ nhiều đến vấn đề ngộ độc Botulinum đối với các trường hợp này.

Tối muộn 18/3/2023, Bệnh viện Chợ Rẫy đã cử đội chuyên gia của bệnh viện mang thuốc giải độc đi cứu người tại Quảng Nam.

Đội hỗ trợ của Bệnh viện Chợ Rẫy trực tiếp mang 5 lọc thuốc Botulism Antitoxin Heptavalent (BAT) dùng giải ngộ độc tố Clostridium Botulinum, đây là một loại thuốc rất hiếm.

Với đầy đủ các tiêu chuẩn về lâm sàng và dịch tễ, các bác sĩ của Bệnh viện Chợ Rẫy đã đưa ra chẩn đoán đối với các chùm ca bệnh trên là ngộ độc Botulinum do ăn cá chép muối ủ chua. Với chẩn đoán trên, 3 bệnh nhân nặng đang thở máy (1 nữ, 2 nam) được chỉ định dùng ngay thuốc giải ngộ độc tố Clostridium Botulinum.

Đến 18 giờ 30 phút ngày 18/3/2023, kết quả xét nghiệm cấy mẫu cá muối ủ chua do Viện Pasteur Nha Trang thực hiện đã xác định dương tính với Clostridium Botulinum type E. 

Về hướng điều trị, 3 bệnh nhân nặng thở máy, mỗi người truyền 1 lọ BAT, theo dõi sát phản vệ trong và sau truyền. Theo dõi sát biến chứng loạn nhịp tim và săn sóc bệnh nhân thở máy. Hai bệnh nhân còn lại tiếp tục theo dõi sát tình trạng yếu liệt của bệnh nhân để quyết định có sử dụng BAT hay không.

Bệnh nhân bị ngộ độc Botulinum đang điều trị tại khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy .

Chia sẻ về độc tố Botulinum, TS.BS. Nguyễn Trung Nguyên - Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho hay, độc tố Botulinum là cực độc. Độc tố này chưa đến 0,1mg đã có thể gây tử vong, có thể coi là một trong các chất độc có mức độ độc nhất hiện nay. 

Ngộ độc thực phẩm do độc tố Botulinum là loại ngộ độc kinh điển trong y văn, nhưng trên thực tế xảy ra không thường xuyên, yếu tố dịch tễ và các biểu hiện đặc trưng của bệnh thường khó khai thác nên việc chẩn đoán xác định rất khó khăn.

Theo chuyên gia chống độc, nguyên nhân của loại ngộ độc này là xuất phát từ việc sản xuất các sản phẩm thực phẩm ở dạng đóng gói kín (chai, lọ, lon, hộp, túi) không đảm bảo an toàn dẫn tới có mặt một số loại vi khuẩn phát triển và sinh độc tố gây bệnh. Cụ thể như sau:

- Vi khuẩn thủ phạm: Phổ biến là vi khuẩn Clostridium Botulinum, còn gọi là vi khuẩn độc thịt (vì ban đầu xảy ra chủ yếu với thịt hộp). Vi khuẩn này tồn tại nhiều ở ngoài môi trường và có thể lẫn trong nhiều loại nguyên liệu thực phẩm, lúc này vi khuẩn ở dạng có vỏ bọc chịu đựng tốt với đun nấu thông thường (gọi là bào tử). 

Vi khuẩn có đặc điểm kỵ khí (chỉ phát triển trong môi trường thiếu không khí), không phát triển được trong môi trường chua (pH<4,6), mặn (nồng độ muối ăn >5%). 

Như vậy, các thực phẩm khi chế biến có lẫn một vài bào tử vi khuẩn (quy trình sản xuất không đảm bảo sạch), sau sản xuất thực phẩm được đóng gói kín như chai, lọ, hộp, lon, túi, trong khi đó không đủ độ chua, độ mặn như trên thì tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và tiết ra độc tố Botulinum.

- Loại thực phẩm có nguy cơ: Cổ điển là thịt hộp, tuy nhiên các vụ ngộ độc cho thấy tất cả các loại thực phẩm từ rau, củ, quả, thịt, hải sản,… khi được sản xuất để lẫn bào tử vi khuẩn, đóng gói kín không đảm bảo đủ điều kiện ngăn chặn vi khuẩn phát triển theo quy định (ví dụ độ chua, độ mặng như trên), đặc biệt sản xuất thủ công, tại gia đình, kinh doanh nhỏ lẻ, không được kiểm soát chặt chẽ về chất lượng. Ví dụ ở Thái Lan đã xảy ra ngộ độc loại này do lọ măng, ở Trung Quốc do đậu lên men,…

Theo Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, ngộ độc do độc tố Botulinum là ngộ độc nặng, nguy cơ tử vong cao hoặc ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe. 

Người bệnh bị ngộ độc do độc tố Botulinum có biểu hiện:

- Buồn nôn, nôn, 

- Chướng bụng, đau bụng, 

- Liệt theo trình tự liệt bắt đầu từ vùng đầu mặt cổ lan xuống hai tay, sau đó tới hai chân, liệt các cơ hô hấp,

- Liệt nặng có thể gây suy hô hấp là nguyên nhân gây tử vong.

User
Ý KIẾN

Trong 5 ngày của kỳ nghỉ lễ, ngành Y tế Thủ đô đã ứng trực khám chữa bệnh tại các trạm y tế, phòng khám đa khoa, trung tâm y tế và các bệnh viện với đầy đủ cơ số thuốc và trang thiết bị y tế.

Những tuần gần đây, dịch tay chân miệng tại Hà Nội đang có dấu hiệu ngày càng gia tăng. Cộng dồn từ đầu năm đến nay, Hà Nội đã có gần 800 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng gấp 1,8 lần so với cùng kỳ năm ngoái; tổng số đã có 18 ổ dịch tay chân miệng.

Những ngày này, miền Bắc cũng như Hà Nội đang trải qua đợt nắng nóng đỉnh điểm đầu tiên của mùa hè, nhiệt độ có nơi lên tới hơn 41 độ C. Các chuyên gia y tế cảnh báo, thời tiết nắng nóng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người.

Kỳ nghỉ lễ là dịp để mọi người sum họp, đoàn tụ bên gia đình hoặc du lịch tại những vùng đất mới. Nhưng với các y, bác sĩ thì không có ngày nào ngơi nghỉ. Trong những ngày này, ngành Y tế Hà Nội đã và đang ứng trực cấp cứu nội và ngoại viện 24/24 giờ để phục vụ công tác khám chữa bệnh cho người dân.

Trước tình hình bệnh truyền nhiễm trên thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, một số bệnh như sởi, ho gà... được ghi nhận gia tăng tại nhiều quốc gia trên thế giới, Bộ Y tế có Công văn số 2197 yêu cầu chủ động triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh.

Sáng ngày 25/4, Bệnh viện Bạch Mai chính thức khai trương đơn vị đào tạo giả lập ECMO nhằm hướng tới nâng cao chất lượng đào tạo, cũng như chất lượng chăm sóc, điều trị bệnh nhân. Đây cũng là bước tiến mới trong đào tạo mô phỏng của Bệnh viện Bạch Mai, xứng đáng là địa chỉ tin cậy hàng đầu trong đào tạo, nâng cao năng lực chuyên môn.

Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ vừa tiếp nhận điều trị một bé gái 2 tháng tuổi, trú tại Thanh Sơn, Phú Thọ, bị ho gà với diễn biến nặng.

Bộ Y tế vừa có Công văn gửi các bệnh viện về việc chấn chỉnh công tác quản lý chất lượng - an toàn người bệnh, khuyến cáo phòng ngừa sự cố y khoa.

Liên tục từ đầu năm đến nay, nhiều cơ sở y tế tiếp nhận bệnh nhân mắc bệnh sốt rét đều có tiền sử trở về từ các quốc gia châu Phi. Điều này cho thấy nguy cơ sốt rét quay trở lại Việt Nam vẫn hiện hữu.

Sau khi tiếp nhận 13.000 liều vaccine "5 trong 1" từ Chương trình Tiêm chủng mở rộng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM đã phân bổ vaccine này về toàn bộ 22 trung tâm y tế quận, huyện và TP. Thủ Đức, sẵn sàng triển khai tiêm chủng cho trẻ em.

Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) đề nghị tổ chức bán thuốc ban đêm tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến huyện trở lên; không để xảy ra tình trạng thiếu thuốc và tăng giá đột biến vào dịp nghỉ lễ kéo dài và khi bùng phát dịch bệnh.

Khoảng 30-40% người Việt mắc căn bệnh trĩ. Trong số các lý do dẫn đến tình trạng này có nguyên nhân ngồi lâu, sử dụng điện thoại liên tục nhiều giờ.

Đam mê thành tích, quên lắng nghe cơ thể khi tham gia các giải chạy là hành động nguy hiểm mà nhiều vận động viên mắc phải. Những sự cố đau lòng vừa xảy ra trên đường chạy marathon mới đây là những sự cố không may. Tuy nhiên, tỷ lệ này có thể sẽ tăng cao khi phong trào chạy bộ đang ngày càng phổ biến, số người chạy bộ ngày một đông nhưng thiếu kiến thức.

Một người phụ nữ 48 tuổi ở Hà Nội luôn nghi ngờ chồng ngoại tình, nên kiểm soát mọi sinh hoạt của chồng, người phụ nữ không hề hay biết mình bị bệnh hoang tưởng đến khi vào viện điều trị.

Bộ Y tế đã có văn bản gửi các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế và các đơn vị về việc bảo đảm công tác khám chữa bệnh, cấp cứu tai nạn giao thông trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5. Bộ Y tế đề nghị các cơ quan chỉ đạo các đơn vị trực thuộc đảm bảo trực đầy đủ theo 4 cấp; tổ chức tốt việc cấp cứu, khám chữa bệnh, bảo đảm tất cả người bệnh cấp cứu được khám và điều trị, không được từ chối hoặc xử trí chậm trễ trường hợp cấp cứu.

Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 04 quy định danh mục mua sắm tập trung cấp quốc gia đối với thuốc. Thông tư 04 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/4/2024.

Theo Sở Y tế Hà Nội, trong tuần qua, Hà Nội ghi nhận 186 ca mắc tay chân miệng, tăng 25 ca mắc so với tuần trước đó. Cộng dồn từ đầu năm 2024 đến nay, Hà Nội ghi nhận được 16 ổ dịch.

Bộ Y tế yêu cầu trong 5 ngày của kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, các cơ sở khám chữa bệnh tổ chức tốt việc cấp cứu, khám chữa bệnh, bảo đảm tất cả người bệnh cấp cứu được khám và điều trị, không được từ chối, xử trí chậm trễ...

Sau thời gian gián đoạn cung ứng vaccine từ đầu năm 2024, hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm đã ghi nhận nhiều trường hợp mắc các bệnh truyền nhiễm có thể phòng ngừa được bằng vaccine như ho gà, sởi. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh cho biết riêng trong tháng 3, TP Hồ Chí Minh đã ghi nhận 9 trường hợp mắc bệnh ho gà.

Sở Y tế Hà Nội vừa thông tin trên địa bàn thành phố đã ghi nhận một ca mắc sởi. Đây là ca mắc đầu tiên trong năm nay sau một năm không ghi nhận ca sởi nào trên địa bàn thành phố. Đáng chú ý, trong báo cáo mới nhất của Sở Y tế Hà Nội, năm 2023, tỉ lệ tiêm chủng của thành phố đã không đạt mục tiêu, điều này gây nên những lo ngại về dịch bệnh sởi có thể sẽ bùng phát.

Một bé gái 10 tuổi, ở huyện Chương Mỹ, là người mắc sởi đầu tiên tại thành phố Hà Nội trong năm 2024. Được biết, bé gái này đã được tiêm 3 mũi vắc xin phòng sởi.

Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết Viện vừa chuyển 500.000 liều vaccine năm trong một tới các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur cả nước, để tiêm miễn phí cho trẻ trong Chương trình tiêm chủng mở rộng.

Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần (từ ngày 12 đến 19/4), trên địa bàn thành phố ghi nhận 195 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 34 trường hợp so với tuần trước.

Tình hình sử dụng chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế trong quý I/2024 có sự gia tăng bất thường so với cùng kỳ năm 2023, nhiều tỉnh tăng trên 20%.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết chủng virus cúm gia cầm H5N1 đã được phát hiện ở nồng độ rất cao trong sữa của các con bò bị nhiễm bệnh, dù chưa biết virus sẽ tồn tại trong bao lâu.

Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần (từ ngày 12 đến 19/4), ghi nhận 195 trường hợp mắc tay chân miệng tại thành phố, tăng 34 trường hợp so với tuần trước, bước vào đỉnh dịch tay chân miệng chu kỳ lần 1.

Trong những năm gần đây, ngành y dược của Việt Nam đã có những tiến bộ vượt bậc trong công tác điều trị và trang thiết bị y tế ngày càng tiên tiến, hiện đại. Để có được những kết quả đó, là nhờ vào sự nỗ lực của các bộ, ban, ngành và những sự kiện kết nối doanh nghiệp giữa Việt Nam và các nước thông qua các sự kiện hội thảo, triển lãm quốc tế về lĩnh vực này.

Từ đầu năm đến nay, Hà Nội đã ghi nhận gần 600 ca mắc tay chân miệng, tăng 63% so với cùng kỳ năm 2023, chưa ghi nhận trường hợp tử vong.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo về tình trạng ngày càng nhiều loài mới, trong đó có cả con người, bị lây nhiễm virus cúm gia cầm H5N1 và có thể phải đối mặt với tỷ lệ tử vong cao bất thường.

Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế thông tin về kết quả phân tích của Viện Pháp y Quốc gia đối với sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân có chứa Sibutramin là chất cấm sử dụng trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe.

Ban Tuyên giáo trung ương đề nghị cơ quan bảo hiểm xã hội các cấp chủ động nghiên cứu, kịp thời đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong quá trình triển khai, đẩy nhanh tiến độ thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân. Phấn đấu đạt tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt tới 95% dân số vào năm 2025.

UBND thành phố Hà Nội đã ban hành văn bản chỉ đạo các đơn vị tập trung thực hiện nghiêm công tác phòng, chống bệnh dại.

Nhằm gây quỹ cho hoạt động khám chữa bệnh, một triển lãm đặc biệt mang tên Sen và Đời đã được tổ chức tại quán cà phê Mơ Phố (Yên Lãng, Đống Đa, Hà Nội), trụ sở của Hội bác sĩ tình nguyện, những người chữa bệnh bằng cả trái tim.

Theo đại diện Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, trong năm nay sẽ bắt đầu triển khai vaccine Rota phòng bệnh tiêu chảy trong chương trình tiêm chủng mở rộng.

Bộ Y tế đề nghị sở y tế các tỉnh, thành phố thực hiện giải quyết hưởng chế độ BHYT cho người bệnh khi đi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế xuất trình CCCD gắn chip, hoặc ứng dụng VssID, VNeID.

Ngày 13/4, theo thông tin từ Bộ Y tế, Bộ vừa có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố, các bệnh viện, viện về việc tiếp đón người bệnh đi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế bằng căn cước công dân gắn chip, hình ảnh thẻ bảo hiểm y tế trên ứng dụng VssID hoặc VNelD và triển khai ký số file XML.

Theo Sở Y tế Hà Nội, thời gian tới, một số bệnh truyền nhiễm khác có thể gia tăng như tay chân miệng, thủy đậu, sởi, rubella, nghi cúm A/H5N1 nên các địa phương phải chủ động phòng bệnh, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh.

Theo Sở Y tế Hà Nội, từ ngày 5 - 12/4, trên địa bàn thành phố ghi nhận thêm 7 ca mắc ho gà.

Lần đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên toàn Đông Nam Á, Hội nghị Quản lý đường thở WAAM 2024 đã được tổ chức với phần tham luận của 15 chuyên gia bác sĩ hàng đầu thế giới về Gây mê Hồi sức. Sự kiện diễn ra tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc và BV Hữu Nghị Việt Đức vào ngày 13 và 14/4/2024.

Ngày 12-4, Bộ Y tế đã có Công văn hoả tốc số 1916/BYT-BMTE về sự cố y khoa tử vong thai nhi Bệnh viện đa khoa quốc tế Thu Cúc gửi Sở Y tế Hà Nội; Bệnh viện đa khoa quốc tế Thu Cúc.

Ngày 11/4, Bệnh viện Nhi Đồng 2 TP. Hồ Chí Minh vừa cho biết đã điều trị thành công cho một bé gái 4 tuổi người Campuchia mắc sốt xuất huyết nguy kịch. Bệnh nhi sống ở vùng biên giới, được đưa sang Việt Nam cấp cứu, đã vượt cửa tử, dần hồi phục và có thể xuất viện trong vài ngày tới.

Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 118 ca mắc ho gà, không có trường hợp tử vong, tăng 6,8 lần so với cùng kỳ 2023.

Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho biết đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm cúm A/H9N2 từ người sang người, người dân không nên quá hoang mang, lo lắng. Nguy cơ thành dịch rất thấp. Đối với ca mắc cúm A/H9N2 tại Tiền Giang, do có bệnh nền là xơ gan và tiểu đường nên có biến chứng nặng hơn và vẫn đang phải điều trị tích cực.

Từ đầu năm đến nay, Hà Nội đã ghi nhận 424 ca mắc tay chân miệng; 39 ca mắc ho gà, ghi nhận tại 18/30 quận, huyện, bệnh nhân chủ yếu là trẻ em dưới 3 tháng tuổi (chiếm 65%) và chưa được tiêm chủng đầy đủ (chiếm 72%); 559 ca mắc sốt xuất huyết.

Chỉ trong một tuần qua, trên địa bàn Thành phố ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước, bệnh nhân phân bố rải rác ở 26 quận, huyện. Cộng dồn từ đầu năm 2024 đến nay, toàn Thành phố ghi nhận 424 trường hợp, không ghi nhân ca tử vong, tăng so với cùng kỳ năm 2023. Do đó, Sở y tế Hà Nội yêu cầu thực hiện giám sát chặt chẽ, tăng cường phòng chống bệnh tay chân miệng.

Chiều 9/4, Bộ Y tế đã có công văn khẩn yêu cầu kiểm tra, xác minh thông tin thai nhi tử vong tại Bệnh viện đa khoa Quốc tế Thu Cúc (cơ sở 286 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội) và xử lý nghiêm nếu có sai phạm.