Người bệnh vẫn khổ vì bệnh viện công thiếu thuốc

Tình trạng thiếu thuốc và vật tư y tế tại các bệnh viện công lập đã xảy ra từ hai năm nay. Nguyên nhân chủ yếu do các quy định liên quan đến đấu thầu và quá trình thực hiện mua sắm thuốc, vật tư y tế còn nhiều bất cập. Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo quyết liệt và Bộ Y tế cũng đã có nhiều biện pháp cụ thể nhằm khắc phục tình trạng này. Nhưng đến thời điểm hiện nay, nhiều bệnh viện công vẫn đang thiếu thuốc và vật tư y tế, khiến người bệnh gặp rất nhiều khó khăn khi đến khám chữa bệnh tại các bệnh viện công.

Bệnh nhân nặng từ nhiều địa phương luôn coi bệnh viện công tuyến cuối Trung ương là hy vọng cuối cùng của họ, vì ở đó luôn có đội ngũ y bác sỹ có tay nghề và y đức. Nhưng hiện tại, nhiều bệnh nhân khi về Hà Nội lại gặp những khó khăn ngoài dự liệu.

VIdeo: Nhiều bệnh viện tuyến trung ương gặp tình trạng thiếu thuốc và vật tư y tế

Tại khu vực cổng bệnh viện Việt Đức, bệnh nhân Nguyễn Văn Mạnh ở huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam, không phải đang đi dạo hay tập phục hồi chức năng, mà anh đang phải tự đi mua vài thứ thuốc cơ bản mà bệnh viện không có hoặc không còn. Anh Mạnh cho biết: “Nhiều thứ người bệnh chúng tôi vẫn phải mua ngoài như kim truyền”.

Cũng trong tình trạng tương tự, anh Nguyễn Văn Nam ở thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ đang phải ra hiệu thuốc bên ngoài mua xông dạ dày, dây truyền, dung dịch thay băng, bơm tiêm…theo đơn của bác sĩ để chuẩn bị cho ca mổ của người nhà vào ngày hôm sau.

Tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, bệnh nhân Tạ Minh Cương, 64 tuổi, ở phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, vừa phẫu thuật đại tràng nhưng không được dùng thuốc Ketamin theo chỉ định mà phải dùng thuốc khác thay thế do bệnh viện hết thuốc Ketamin. Mong muốn của ông Cương là tất cả các bệnh viện trên toàn quốc có thể lo đủ thuốc để phục vụ tốt nhất sức khỏe cho người dân.

Tiến sĩ Nguyễn Thanh Bình, Phó GĐ Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết: “Chúng tôi chỉ thiếu hai loại thuốc trong điều trị, đó là thuốc Ketamin và thuốc Biseko. Thiếu Ketamin là do công tác tổ chức đấu thầu, chúng tôi lập kế hoạch không sát với thực tế. Còn thuốc Biseko thiếu là do thị trường không có. Chúng tôi đấu thầu thì không có nhà thầu nào tham gia. Chúng tôi kiến nghị Bộ Y tế sớm cấp visa nhập khẩu thuốc về cho bệnh viện.”

Việc thiếu thuốc và vật tư y tế không chỉ diễn ra ở một số bệnh viện Trung ương ở miền Bắc, mà trong miền Nam, tình cảnh này cũng diễn ra tương tự. Tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương, bà Trần Thị Kẽm ở huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương, bị bệnh pakison và tim, thường xuyên phải tái khám. Lần này, bệnh viện lại hết thuốc, bà Kẽm phải mua 4 loại thuốc ở bên ngoài. “Đã 3 tháng nay bệnh viện thiếu mấy loại thuốc và bác sĩ cho bệnh nhân ra ngoài mua”, bà Kẽm chia sẻ.

Nhiều người bệnh phải xoay xở tìm mua vật tư y tế chuyên dụng và các thuốc biệt dược vì các bệnh viện công không sẵn có.

Kim tiêm, dây truyền dịch, dây nối, găng tay, bông băng… tương tự như những vật tư mà các bệnh nhân phẫu thuật ở Bệnh viện Việt Đức đang hàng ngày, hàng giờ phải mua bên ngoài phố Phủ Doãn. Đây là những vật tư y tế thông thường và phổ biến, tưởng chừng không thể là mối bận tâm của bệnh nhân khi đến các cơ sở y tế khám chữa bệnh. Nhưng ở nhiều thời điểm và vì nhiều lý do, các bệnh viện công tuyến Trung ương không có sẵn, hoặc không đủ để cung cấp theo yêu cầu điều trị.

Không chỉ những vật tư y tế thông thường, người nhà bệnh nhân còn phải xoay xở để mua bằng được những vật tư y tế đặc chủng, những loại biệt dược khác phục vụ điều trị bệnh của chính mình hoặc người nhà. Nếu các bệnh viện công có đủ vật tư và thuốc, thì bệnh nhân và người nhà đã không phải vất vả thêm.

Việc thiếu thuốc, vật tư y tế xảy ra từ sau dịch Covid-19 và hoạt động mua sắm vật tư y tế ở các bệnh viện bị đánh giá lại. Các quy định khi được mang ra soi chiếu một cách lạnh lùng đã khiến cho một số nhà quản lý và bác sĩ vướng vòng lao lý, do các quyết định liên quan đến mua sắm vật tư y tế. Ngay sau đó, đợt khủng hoảng thiếu thuốc và vật tư y tế đã xuất hiện.

Đến thời điểm này, hiện tượng thiếu thuốc và vật tư y tế vẫn chưa được giải quyết dứt điểm. PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu, GĐ Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương cho biết: “Cứ thỉnh thoảng, bác sĩ trưởng khoa gây mê lại kêu hết thuốc này thuốc kia rồi, nhanh chứ không thì phải hoãn mổ. Như thế làm chúng tôi rất không yên tâm công tác. Tôi rất mong trong tương lai chúng ta tường minh khâu mua sắm thuốc cho cả nước theo một hướng. Cả một công đoạn thiếu một cái ốc mà cái ốc xưa mua 10 đồng bây giờ người ta cứ bán 12 đồng, không một ông giám đốc nào ông ký. Các bệnh viện đều phải mua mặt hàng cũ nhưng giá lại cao hơn thì không ai duyệt trúng thầu được.”

Ông Nguyễn Văn Thường, GĐ Bệnh viện đa khoa Đức Giang chia sẻ: “Nguyên nhân đầu tiên tôi cho rằng các văn bản về luật đấu thầu, Nghị định 24, Thông tư 07 vừa mới ra đời, do vậy cần có thời gian để các bệnh viện nghiên cứu các văn bản này dẫn đến độ trễ. Thứ hai là có một số thay đổi, ví dụ như thay đổi về thành phần, thay đổi về năng lực, thành viên của các tổ như là tổ thẩm định, tổ chuyên gia. Nhiều bệnh viện, lượng người đáp ứng thành lập các tổ này cũng rất khó khăn, do vậy có sự chậm trễ trong đấu thầu mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế.”

Các cơ sở y tế có thể có lý do khác nhau dẫn đến thiếu thuốc và vật tư. Nhưng có một điểm giống nhau là các y bác sỹ ngần ngại, lo lắng và không chắc chắn khi phải triển khai việc đấu thầu, mua sắm. Họ là những người giỏi về y thuật, có thể biết rất rõ cần phải cứu chữa bệnh nhân như thế nào, nhưng người ngành y lại không biết chắc họ sẽ như thế nào, sau khi ký các quyết định mua sắm thuốc và vật tư.

Xem thêm: Sửa đổi Luật Dược để đảm bảo cung ứng đủ thuốc

Những giọt dung dịch đều cần phải được kiểm soát, chảy từng giọt liên tục để cứu chữa bệnh nhân. Nhưng sự vận hành và cơ chế quản lý, nếu không được điều chỉnh thực sự, mà cứ bị nghẽn lại, nhỏ giọt thì việc chăm sóc cứu chữa người bệnh sẽ rất khó khăn.

Có thể nói, tình trạng thiếu thuốc và vật tư hiện nay tại các bệnh viện công lập đang là một thực tế, ảnh hưởng nhiều đến công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Để giải quyết được vấn đề này, có lẽ không nên coi đây chỉ là vấn đề của ngành Y tế, mà là việc của cả hệ thống. Vì chỉ có ngành Y thì không tự giải quyết được, và sự ngần ngại của cán bộ trong bộ máy thì không chỉ có ở ngành Y.

Thực hiện: Thu Hà
Đồ họa: Thanh Nga

User
Ý KIẾN

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã hỗ trợ khẩn cấp cho Việt Nam 1 triệu viên khử khuẩn nước Aquatabs và 500 túi đựng nước nhằm bảo vệ sức khoẻ của hàng trăm nghìn người dân trên khắp các tỉnh của miền Bắc Việt Nam sau sự tàn phá nặng nề mà bão Yagi gây ra.

Bộ Y tế vừa ban hành văn bản số 5400 gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh và vệ sinh môi trường sau mưa lũ và ngập lụt.

Sở Y tế Hà Nội vừa yêu cầu các đơn vị trực thuộc tiếp tục tham gia công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm, cứu nạn; tổ chức cứu chữa miễn phí cho người bị thương.

Năm năm gần đây, xu hướng trẻ hóa bệnh nhân suy thận là vấn đề cần lưu tâm. Theo các bác sĩ, lối sống là một trong những nguyên nhân khiến gia tăng tình trạng suy thận ở người trẻ.

Trong những ngày mưa lũ, để bệnh nhân an tâm điều trị, Bệnh viện K tăng thêm giường lưu trú miễn phí cho người bệnh. Những người bệnh có hoàn cảnh có khăn được nhận suất ăn miễn phí hàng ngày.

Tiến sĩ, Bác sĩ Dương Đức Hùng, Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã trực tiếp chỉ đạo hội chẩn cấp cứu từ xa, tiếp nhận và điều trị nạn nhân thuộc khu vực các tỉnh miền núi phía Bắc: Yên Bái, Lào Cai, Tuyên Quang, Lạng Sơn…

Theo báo cáo nhanh, thống kê ban đầu một số cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã bị thiệt hại ở các mức độ khác nhau do hậu quả của Bão số 3.

Lãnh đạo Sở Y tế đã ứng trực chỉ huy 24/24, chỉ đạo và chịu trách nhiệm giám sát, kiểm tra các bệnh viện, các đơn vị trực thuộc để chuẩn bị sẵn sàng đáp ứng các tình huống khẩn cấp trước, trong và sau bão.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3, Bộ Y tế đã có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ; các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Y tế khu vực miền Bắc, miền Trung về việc chủ động triển khai công tác y tế ứng phó bão số 3 và mưa lũ.

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký quyết định giao dự toán chi khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế năm nay là hơn 132 nghìn tỉ đồng.

Ngày 6/9, Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) có văn bản về việc triển khai công tác phòng chống, ứng phó bão số 3 (Yagi) tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Bộ Y tế đã kiến nghị Quốc hội, Chính phủ kịp thời ban hành quy định để cấm toàn diện các sản phẩm thuốc lá mới trước khi việc sử dụng trở nên phổ biến hơn.

Bộ Y tế và Sở Y tế Hà Nội đã khẩn trương triển khai giám sát đậu mùa khỉ bằng cách tăng cường kiểm dịch y tế tại Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài.

Chiều 4/9, Cục Quản lý khám, chữa bệnh - Bộ Y tế đã có Công văn khẩn số 1448 /KCB-NV gửi Bệnh viện Nhi trung ương và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương về việc hỗ trợ, phối hợp tìm nguyên nhân một số học sinh Trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên phải nhập viện.

Theo tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần qua, ghi nhận 265 ca mắc sốt xuất huyết phân bố tại 29 quận, huyện, tăng 31 ca so với tuần trước đó.

Để phòng dịch sởi, không để căn bênh này lan rộng tại Hà Nội, ngành y tế Hà Nội đã khuyến cáo người dân cần đưa trẻ đi tiêm đầy đủ vắc xin sởi.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội cho biết, số ca mắc bệnh truyền nhiễm có thể gia tăng thời gian tới khi vào năm học mới, các trường mầm non và tiểu học có đông trẻ đi học trở lại.

Nếu như trước kia, người bệnh sẽ phải sử dụng nhiều giấy tờ tùy thân, thẻ bảo hiểm hay ví tiền, thì nay tất cả đều đã được tích hợp trong điện thoại thông minh.

Từ đầu năm 2024 đến nay, số ca mắc, số ca nhập viện vì bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Trước tình trạng này, Bộ Y tế đã ban hành các hướng dẫn giám sát, chẩn đoán, điều trị và phòng chống, bệnh sởi.

Trong ba tháng qua, TP.HCM ghi nhận 432 ca mắc sởi ở 22 quận, huyện và thành phố Thủ Đức, trong đó bệnh nhân đến từ các tỉnh khác chiếm tới hơn 55%.

Sau khi công bố dịch, ngành y tế TP. HCM đã tích cực chuẩn bị nguồn vaccine để triển khai chiến dịch tiêm vaccine sởi.

Hệ thống tiêm chủng VNVC chính thức đưa vào tiêm chủng vaccine mới phòng 23 chủng vi khuẩn phế cầu gây ra các bệnh lý nghiêm trọng như viêm màng não, nhiễm trùng huyết, viêm phổi kèm nhiễm trùng huyết và viêm phổi mắc phải tại cộng đồng.

Liên quan đến dịch bệnh sởi, Bộ Y tế vừa có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố về việc triển khai tiêm vaccine phòng bệnh sởi.

Hôm qua, 28/8, Bộ Y tế đã phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức phát động Giải Báo chí toàn quốc “Vì Sức khỏe nhân dân” lần thứ 2.

Chiều qua, 27/8, TP.HCM lần đầu tiên công bố dịch sởi và là địa phương đầu tiên của cả nước trong nhiều năm qua công bố dịch này.

Sáng nay 27/8, Sở Y tế Hà Nội đã công bố Quyết định số 4072 ngày 7/8/2024 của UBND TP. Hà Nội về việc tổ chức lại Bệnh viện Mắt Hà Nội trên cơ sở hợp nhất Bệnh viện Mắt Hà Nội và Bệnh viện Mắt Hà Đông thuộc Sở Y tế.

Thế giới đang đối mặt với đợt bùng phát của bệnh đậu mùa khỉ ở mức độ khẩn cấp về sức khỏe toàn cầu lần thứ hai trong vòng hai năm. Tại Cộng hòa Dân chủ Congo đã có 27.000 ca mắc và hơn 1.100 ca tử vong, chủ yếu là trẻ em, kể từ khi đợt bùng phát hiện tại khởi phát vào tháng 1/2023.

Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, Hà Nội, lần đầu tiên thực hiện lấy tạng và cùng một lúc ghép thận cho hai bệnh nhân. Cả hai đang hồi phục tích cực.

Chiều nay, 26/8, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM tổ chức họp báo cung cấp thông tin ca ghép tim đầu tiên tại bệnh viện, từ trái tim hiến tặng của chàng trai vừa qua đời tại Hà Nội.

Theo tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội, trong tuần qua từ ngày 16/8 đến 23/8, trên địa bàn thành phố ghi nhận 234 ca mắc sốt xuất huyết, phân bố tại 28 quận, huyện, giảm 40 trường hợp so với tuần trước đó.

Tỷ lệ mắc các bệnh tim mạch ngày càng gia tăng và trẻ hóa tại Việt Nam, số ca mắc tim mạch tăng nhanh sau đại dịch Covid-19.

Thái Lan đã tăng cường giám sát và áp dụng các biện pháp phòng ngừa để ngăn chặn sự lây lan của virus bệnh đậu mùa khỉ sau khi xác nhận trường hợp đầu tiên mắc chủng virus 1b có khả năng lây truyền cao.

Bộ Y tế vừa ra Chỉ thị số 06 về việc tăng cường công tác quản lý và nâng cao chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Nigeria đã ghi nhận 39 trường hợp mắc bệnh trong năm nay, hiện nước này đã triển khai các biện pháp để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.

Đau xót trước sự ra đi của anh N.Đ.Tr, song gia đình vẫn đưa ra quyết định nhân văn là hiến tạng người thân để mang lại sự sống cho người khác.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã cảnh báo về tác động của làn sóng dịch tả mới bùng phát ở Sudan do các yếu tố như lũ lụt, ô nhiễm nguồn nước và vệ sinh kém ở các trại tị nạn trong nước và cộng đồng địa phương.

Chiều nay 21/8, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế đã ký ban hành công văn gửi Giám đốc Bệnh viện K, đề nghị giám đốc bệnh viện chỉ đạo giải quyết các vấn đề liên quan công tác khám chữa bệnh, giám sát thái độ phục vụ bệnh nhân, không để xảy ra tiêu cực.

Bộ trưởng Y tế Congo bày tỏ hy vọng sẽ nhận được những liều vắc xin phòng bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên vào tuần tới sau khi Mỹ và Nhật Bản hứa giúp nước này.

Sau 3 tuần triển khai, hoạt động khám chữa bệnh ngoài giờ của Bệnh viện Bạch Mai đã nhận được nhiều phản hồi tích cực từ phía người bệnh, người nhà người bệnh.

Công ty dược phẩm Đan Mạch Bavarian Nordic, một trong số ít công ty được cấp phép sản xuất vắc xin phòng bệnh mùa đậu khỉ cho biết đang có kế hoạch tăng cường năng lực sản xuất vắc xin phòng bệnh đậu mùa khỉ và mở rộng phạm vi tiêm chủng vắc xin này.

Từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận gần 53.000 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết, trong đó có 6 ca tử vong.

Thông tin từ Bệnh viện Bạch Mai cho biết, Trung tâm Chống độc của bệnh viện vừa tiếp nhận liên tiếp các bệnh nhân có hiện tượng nôn trớ, hôn mê, suy hô hấp do ngộ độc khí CO (Carbon monoxide).

Sở Y tế tỉnh Đồng Tháp vừa công bố kết quả kiểm nghiệm các mẫu thực phẩm lấy tại tiệm bánh mì Hồng Ngọc 12, phát hiện pate bị nhiễm khuẩn Salmonella gây ngộ độc 149 người.

Sau 20 phút nỗ lực cấp cứu, các y bác sĩ Trung tâm y tế huyện Thanh Thủy tỉnh Phú Thọ đã cứu sống một bệnh nhân nam 50 tuổi ngừng tim ngay khi đang siêu âm vào ngày 10/8 vừa qua.

Theo CDC Hà Nội, đang là cao điểm dịch bệnh sốt xuất huyết bởi thời tiết mưa nắng thất thường, nhưng công tác phòng chống dịch bệnh tại cộng đồng chưa được người dân duy trì.

Nhập viện trong tình trạng đau tức ngực, nhiễm khuẩn hô hấp tái diễn, em bé 6 tuổi ở Hà Nội được phát hiện bị thoát vị tạng, thận lạc lên lồng ngực.