Người dân đội mưa trong đêm chờ Lễ viếng Tổng Bí thư

Đêm 24/7, nhiều người dân ở Hà Nội và các tỉnh thành đã đội mưa đến khu vực trước cửa Nhà tang lễ Quốc gia ở phố Trần Thánh Tông và làng Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh để chờ Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sáng hôm sau (25/7).

Lúc 21h, còn hơn mười tiếng nữa mới chính thức diễn ra lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhưng trước cổng Nhà tang lễ Quốc gia ở 5A phố Trần Thánh Tông đã có nhiều người dân đến bái vọng, bày tỏ thành kính tưởng nhớ vị lãnh đạo cao nhất của đất nước.

Vừa di chuyển quãng đường hơn 1.700 km từ TP. HCM ra Thủ đô, anh Phan Hiền Trúc lập tức bắt xe ra nhà tang lễ.

“Dù chưa đến giờ vào viếng nhưng cảm giác được ở gần bác hơn nên cũng cảm thấy nguôi ngoai”, anh Trúc nói và bày tỏ rất hụt hẫng trước sự ra đi của người lãnh đạo cao nhất đất nước.

20 năm trong nghề luật sư, anh Trúc luôn theo dõi thông tin về tình hình đất nước. Một trong những điều anh cảm phục và kính trọng nhất ở Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người “thắp lửa” trong công cuộc phòng, chống tham nhũng. “Bác đã truyền động lực và cảm hứng cho những người hành nghề luật sư như tôi”, anh Trúc nói.

Anh Phan Hiền Trúc bái vọng Tổng Bí thư trước cửa Nhà tang lễ Quốc gia. Ảnh: Việt Anh.

Ở đường Giải Phóng cách nhà tang lễ chỉ vài km, bà Nguyễn Thị Thu Hương vẫn đội mưa tìm đến đây để hỏi thời gian vào viếng: “Nhà tôi cách đây không xa nhưng vẫn đến đây để hỏi các chiến sĩ giờ viếng bác. Chỉ sợ ngày mai không đến kịp viếng bác”.

Nhiều người dân đội mưa đứng trước cửa Nhà tang lễ Quốc gia. Ảnh: Việt Anh.

Ở Nghệ An ra Hà Nội, sau một hồi hỏi thăm lòng vòng, bà Nguyễn Thị Luyến cũng tìm được đến số 5A Trần Thánh Tông.

Bà Nguyễn Thị Luyến (cầm ô) đứng trước cửa Nhà tang lễ Quốc gia. Ảnh: Việt Anh.

“Mấy hôm nay tôi chỉ mở báo đài đọc tin, nghe tin bác mất mà không kìm được nước mắt. Tôi cũng không quen thuộc đường Hà Nội nên phải ra đây từ tối để thuộc đường, mai còn đi viếng. Dù chỉ ngắm bác từ xa cũng thấy nhẹ nhõm”, bà Luyến chia sẻ.

Khu vực kiểm tra an ninh trước cửa Nhà tang lễ Quốc gia. Ảnh: Việt Anh.

Lại Đà đêm không ngủ 

Lúc 21h30, tại thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, quê nhà của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sau cơn mưa lớn, nhiều người dân trong thôn và lực lượng chức năng tập trung tại khu vực nhà văn hóa, tất bật các công việc chuẩn bị hậu sự cho ông.

Nhà văn hóa thôn nằm ngay sát ngôi đình làng là nơi lập ban thờ để người dân đến dâng hương, dâng hoa tưởng nhớ Tổng Bí thư.

Mỗi người một việc, trong tiếng kinh cầu mong chân linh Tổng Bí thư thượng phẩm, thượng sinh. Khuôn mặt người nào cũng phảng phát buồn nhưng tất cả đều cố gắng làm tốt nhất công việc của mình với tất cả tấm lòng thành kính.

Cổng làng Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh. Ảnh: Duy Huy.

Công việc tất bật trong lặng lẽ, Bí thư Chi bộ thôn Lại Đà Nguyễn Phú Việt chia sẻ, chính quyền và người dân nơi đây đã chuẩn bị sẵn sàng để người dân dự Lễ viếng, Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà.

Vòng hoa viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được chuẩn bị sẵn để phục vụ nhân dân đến lễ viếng.
Ảnh: Duy Huy.

Chị Lương Thị Lan Phương, Bí thư Chi đoàn thôn Lại Đà cho hay sinh ra tại đây nên đã từng được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Trong tâm trí của chị, ông là nhà lãnh đạo giản dị, mộc mạc và gần gũi với mọi người dân trong thôn. “Đối với thế hệ trẻ, Tổng Bí thư luôn là tấm gương sáng để noi theo.Tối nay, đoàn viên chi đoàn thôn sẵn sàng túc trực cả đêm để chuẩn bị công việc", chị Phương nói.

Đoàn viên thanh niên hỗ trợ công tác chuẩn bị lễ viếng ở Lại Đà. Ảnh: Duy Huy.

Bí thư Đảng ủy xã Đông Hội, huyện Đông Anh Lê Thế Chuyên cho biết người dân trong xã đã cùng nhau sắp xếp dọn dẹp tại khu nhà của Tổng Bí thư thời niên thiếu cùng gia đình. Tất cả đều muốn góp công, góp sức để lễ tang diễn ra trang trọng, đáp ứng được sự yêu kính của nhân dân đến viếng Tổng Bí thư trong hai ngày tới.

User
Ý KIẾN

Tính đến sáng 16/9, Tổng công ty Điện lực miền Bắc đã khôi phục cung cấp điện cho hơn 5,98 triệu khách hàng trên tổng số khoảng 6,1 triệu khách hàng bị ảnh hưởng do bão và lũ lụt.

Khoảng sáng 17/9, áp thấp nhiệt đới đi vào Biển Đông và ngày 18/9 mạnh lên thành bão (bão số 4) với sức gió mạnh cấp 8 khi di chuyển đến vùng biển giữa Biển Đông (khu vực Hoàng Sa).

Tối 16/9, tại huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang, xảy ra vụ sập cầu chui đang thi công thuộc dự án đường cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang.

Nằm trong vùng tâm bão đi qua, nhưng các nhà máy sản xuất công nghiệp trọng điểm trong các khu công nghiệp của tỉnh Bắc Ninh vẫn ổn định sản xuất trong và sau bão số 3.

Sau khi nước rút, nhiều người dân sống tại các khu vực ngập lụt do nước sông Hồng dâng cao, phải di dời, đã trở về và bắt tay vào dọn dẹp, đưa cuộc sống trở lại bình thường.

Do khối lượng cây gãy đổ cần phải dọn dẹp và dựng lại nhiều, trong khi lực lượng có hạn, theo các chuyên gia, người dân có thể tham gia dựng lại ngay những cây mới chỉ bị nghiêng, chưa bật gốc.

Tối 15/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự Chương trình truyền hình đặc biệt “Điểm tựa Việt Nam” hướng đến người dân vùng lũ lụt, sạt lở đất do bão số 3 (Yagi) gây ra nhằm lan toả tình cảm và sự sẻ chia với những mất mát của nhân dân.

Theo báo cáo nhanh của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến ngày 16/9, bão số 3 đã khiến 330 người chết và mất tích, hơn 2.000 người bị thương.

Hôm nay, Hoa Kỳ cùng Việt Nam khởi động hai dự án mới về phòng chống buôn bán động vật hoang dã và giảm tiêu thụ động vật hoang dã trái pháp luật, do USAID tài trợ với ngân sách hơn 2 triệu đô la Mỹ.

Bên cạnh công tác xử phạt trực tiếp của lực lượng chức năng, việc áp dụng camera giám sát trên địa bàn Hà Nội đã phát huy hiệu quả rõ rệt, góp phần nâng cao nhận thức của người dân khi tham gia giao thông.

Nhiều người lựa chọn hình thức quảng cáo bằng cách đặt bảng giống biển báo giao thông để gây chú ý, nhìn thì có vẻ thú vị, nhưng lại vi phạm pháp luật.

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, qua theo dõi trên ảnh vệ tinh và ảnh ra đa thời tiết cho thấy, vùng mây đối lưu đang tồn tại và phát triển gây mưa rào và dông cho khu vực tỉnh Bắc Ninh.

Chiều 16/9, các lực lượng cứu nạn cứu hộ (Công an tỉnh Phú Thọ) phát hiện 1 thi thể nam giới trên sông Hồng, thuộc địa phận khu 10, xã Bản Nguyên, huyện Lâm Thao, cách hiện trường vụ cầu Phong Châu bị sập khoảng 8km về phía hạ lưu sông Hồng.

Sau nỗ lực khắc phục 45 điểm sạt lở nền đường do mưa lũ gây ra, tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai đã được khai thông, gần 700 tấn hàng cứu trợ đang được các đoàn tàu chở tới vùng lũ.

Các lực lượng của Binh chủng Công binh và Quân khu 2 đang tích cực gia cố đường lên xuống, cải tạo bến vượt bờ tả ngạn sông Hồng phía huyện Tam Nông, Phú Thọ, để chuẩn bị bắc cầu phao.

Trong trận lũ lịch sử vừa qua tại tỉnh Lào Cai, không chỉ có các huyện vùng sâu vùng xa bị tàn phá mà ngay tại trung tâm của tỉnh là thành phố Lào Cai cũng đã chịu nhiều ảnh hưởng. Nước sông Hồng dâng cao đã gây ngập lụt nghiêm trọng tại nhiều tuyến đường, khu dân cư trong thành phố. Sau khi cơn lũ dữ qua đi, người dân và chính quyền thành phố Lào Cai đang cùng nhau cố gắng khắc phục hậu quả, tái thiết lại cuộc sống thường nhật.

Trung tâm Điều phối ASEAN về Hỗ trợ nhân đạo trong thiên tai (Trung tâm AHA) là một trong những đơn vị đầu tiên hành động trong công tác ứng phó với hậu quả nặng nề của cơn bão Yagi. Trong ngày 13 và 14/9, ba lô hàng cứu trợ nhân đạo đã đến Sân bay Nội Bài.

Một lô hàng viện trợ nhân đạo nặng 35 tấn, trị giá 1 triệu USD đã được vận chuyển bằng chuyên cơ từ Ấn Độ đến Hà Nội vào đêm 15/9, nhằm hỗ trợ người dân một số tỉnh, thành miền bắc Việt Nam bị ảnh hưởng bởi bão lũ.

Hôm nay 16/9, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đã ký Quyết định số 984 hỗ trợ khẩn cấp khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3 cho tỉnh Lào Cai.

Hiện, vùng áp thấp phía Bắc đảo Luzon của Philippines đã mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới và hướng về Biển Đông, có thể mạnh lên thành bão số 4.

Việc cấp bách tại vùng "rốn lũ" Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai thời điểm này là bên cạnh công tác tiếp tục tổ chức tìm kiếm cứu nạn, cần khẩn trương tái thiết, sớm ổn định đời sống người dân sau bão lũ.

Bộ Giao thông Vận tải vừa có báo cáo trình Chính phủ về kết quả công tác khắc phục hậu quả cơn bão số 3 và mưa, lũ sau bão gây ra đối với lĩnh vực giao thông vận tải.

Ban Vận động Cứu trợ Trung ương - Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã ban hành các quyết định phân bổ tiền ủng hộ đợt một chuyển về Ban Vận động Cứu trợ 20 tỉnh, thành bị thiệt hại do bão số 3 gây ra.

Bộ NN&PTNT vừa tiếp nhận hàng viện trợ từ ông Ito Naoki, Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam cùng đại diện Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) để viện trợ cho người dân chịu ảnh hưởng của bão lũ.

Vượt qua đau thương, mất mát do bão lũ gây ra, các cấp, ngành, địa phương và người dân huyện Bát Xát, Lào Cai đang gồng mình khắc phục hậu quả, sớm ổn định cuộc sống.

Sau khi nước rút, nhiều người dân xóm trọ nghèo dưới chân cầu Long Biên (Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã trở về và bắt tay vào dọn dẹp, vệ sinh nhà cửa, đưa cuộc sống trở lại bình thường.

Tổng số người chết và mất tích do bão lũ hiện là 330 người, giảm 18 người so với báo cáo lúc 6 giờ ngày 15/9/2024, theo thông tin từ Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai

Nước lũ đã rút song bùn đất và rác thải vẫn ngổn ngang, nhiều tình nguyện viên từ huyện vùng cao Mù Cang Chải đã vượt quãng đường hơn 200km về thành phố Yên Bái để giúp người dân nơi đây khắc phục hậu quả thiên tai.

Để khắc phục tình trạng khó khăn trong công tác cứu hộ ở miền Bắc, Trung tâm Tình nguyện quốc gia và Mạng lưới Thông tin cứu nạn khẩn cấp Emergency Rescue Information Network đã triển khai, vận hành “Tổng đài tiếp nhận thông tin cứu trợ khẩn cấp 18006132” miễn phí.

Ngày 15/9, Sở Chỉ huy tiền phương tại thôn Làng Nủ, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai đã rà soát, xác định: trong trận lũ quét xảy ra ngày 10/9 toàn thôn có 52 người bị thiệt mạng, hiện vẫn còn 14 người mất tích.

Sau 7 tiếng đồng hồ vượt qua gần 100km đường rừng núi, qua cả trăm điểm sạt lở, đường đi có lúc sát sạt mép vực, nhóm phóng viên Đài Hà Nội đã tới được trường liên cấp A Lù, thuộc huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai để ghi nhận công tác khắc phục hậu quả sau mưa của trường. Những ngày này các thầy cô giáo tại đây đã không quản gian nan, vượt núi lở để lên lớp.

Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vừa đăng tải thêm 9.194 trang sao kê tiền ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3 trong ngày 11/9. Tính đến 17h ngày 15/9/2024, các tổ chức, cá nhân đã chuyển về tài khoản của Ban Vận động cứu trợ Trung ương 1.094 tỉ đồng.

Tại một số chợ trên địa bàn Hà Nội ngày 16/9, các mặt hàng thực phẩm dồi dào, rau xanh giá đã giảm sau những ngày khan hiếm và tăng giá do mưa bão vừa qua.

Cục Đường thủy nội địa Việt Nam vừa thông báo danh sách 51 vị trí đang hạn chế giao thông đường thủy trên các tuyến sông khu vực phía Bắc, để đảm bảo an toàn công trình cầu vượt sông.

Những ngày qua, “thôn Kho Vàng” là một trong những cụm từ được nhắc đến nhiều nhất trên các phương tiện truyền thông với câu chuyện kỳ tích di tản, thoát nạn thành công trước khi lũ dữ ập tới.

Bão đã qua, mưa đã dứt, nắng đã lên, trời đã quang và lũ đã rút dần. Người dân Thủ đô bắt tay cùng dẹp bão, dọn lũ và đón một mùa Trung Thu đang đến rất gần.

Bão Bebinca đã đi ra khỏi vùng biển Nhật Bản, hiện đang hướng về phía Đông Trung Quốc và không có khả năng ảnh hưởng tới Việt Nam như một số thông tin được lan truyền trên mạng xã hội.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nghẹn ngào, bật khóc khi nói về những mất mát của người dân do bão Yagi gây ra và khẳng định quyết tâm nhanh chóng khắc phục hậu quả sau bão, trong buổi Hội nghị về khẩn trương khắc phục hậu quả bão Yagi do ông chủ trì vào sáng nay 15/9.

Công ty Cổ phần dịch vụ đường cao tốc Việt Nam (đơn vị quản lý, vận hành đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai) cho biết đã hoàn thành việc khắc phục sạt lở trên tuyến đường và chính thức cho thông xe trở lại hai nút giao IC18 và IC19 đoạn qua thành phố Lào Cai.

Sự cố sập cầu Phong Châu xảy ra vào ngày 9/9 gây thiệt hại nặng nề cả về tài sản và con người. Trước tình hình giao thông hai huyện Lâm Thao và Tam Nông đang bị chia cắt, UBND tỉnh Phú Thọ đang đề xuất xây cầu mới thay thế.

Vào lúc 10h40 sáng 15/9, tuyến đường sắt Yên Viên - Lào Cai đã chính thức được thông, kịp thời chở hàng cứu trợ đến các địa phương đang bị ảnh hưởng nặng nề của bão số 3.

Thêm 18 người mất tích tại Làng Nủ được xác minh là an toàn, hiện công tác cứu hộ tiếp tục được tăng cường.

Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (Công an tỉnh Phú Thọ) đã huy động thêm 30 cán bộ, chiến sỹ được trang bị thiết bị lặn chuyên dụng để tiếp cận hiện trường vụ sập cầu Phong Châu.

Tính đến 17h00 chiều ngày 14/9, số tiền các tổ chức, cá nhân đã ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng do bão lũ bằng tiền mặt và chuyển về tài khoản của Ban Vận động cứu trợ Trung ương là 1.001 tỷ đồng.

Dù đã qua đỉnh lũ 2 - 3 ngày nhưng mực nước trên sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam, sông Hoàng Long và sông Thái Bình vẫn ở mức rất cao, dự báo trong ngày hôm nay (15/9), lũ vẫn tiếp tục rút rất chậm.

Ảnh hưởng của bão số 3 tại tỉnh Lào Cai, tính đến trưa ngày 15/9 đã khiến 125 người chết, 43 người mất tích và 84 người bị thương cùng hàng loạt thiệt hại về sản xuất nông nghiệp, viễn thông, điện... Thống kê sơ bộ thiệt hại ban đầu là trên 3.235 tỷ đồng.