Người đi bộ đừng sang đường tùy tiện

Đi bộ sang đường tùy tiện, đi bất cứ chỗ nào, thậm chí trèo qua cả dải phân cách, hàng rào, đi ngang trên đường cao tốc là hiện trạng vẫn xảy ra lâu nay.

Thói quen sang đường tùy tiện

Việc băng qua đường tùy tiện theo kiểu “mạnh ai nấy đi” đã trở thành một thói quen của đại bộ phận người dân, đặc biệt là cư dân tại các đô thị. Bao nhiêu cây cầu vượt bộ hành ở những đại lộ, xa lộ, trước cổng các bệnh viện,… được xây dựng nhưng phần lớn mọi người vẫn lựa chọn băng ngang qua đường giữa dòng xe đông đúc, đối mặt “tử thần”.

Mặc dù cách ngay một đoạn ngã tư là vạch kẻ đường và tín hiệu đèn dành riêng cho người đi bộ, nhưng những đoàn người vẫn vô tư đi theo cách riêng của mình… Tại khu vực ngã ba Nguyễn Chí Thanh - Chùa Láng, vô số những tình huống kiểu như: đi bộ như không tuân thủ phần đường, sẵn sàng vượt qua các dải phân cách cứng, băng cắt qua đường, di chuyển tạt ngang qua đầu mũi phương tiện đang lưu thông, ngang nhiên di chuyển dưới lòng đường, bất chấp các loại đèn biển báo…

Theo thống kê tại Việt Nam, có 26% số vụ tai nạn giao thông liên quan đến người đi bộ. Tình trạng người đi bộ vi phạm quy định về an toàn giao thông có thể bắt gặp bất cứ nơi đâu. Thế nhưng việc xử lý hầu như không đáng kể, thậm chí tại nhiều nơi gần như là bằng không.

Băng qua đường tùy tiện theo kiểu “mạnh ai nấy đi” đã trở thành một thói quen của rất nhiều người.

Hà Nội không thiếu đường dành cho người đi bộ

Trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay có khoảng 70 cầu bộ hành ở các nút giao cắt và khu vực gần bệnh viện, trường học, nơi có mật độ giao thông cao nhằm bảo đảm an toàn cho người đi bộ. Bên cạnh đó là hàng chục hầm đi bộ với chi phí xây dựng lên đến hàng trăm tỷ đồng đã hoàn thành, thế nhưng, hầu hết các hầm đi bộ rất vắng vẻ, ít người qua lại, thậm chí bị bỏ không, gây lãng phí. Nhiều người dân thường bất chấp nguy hiểm để cắt ngang dòng phương tiện dày đặc để qua đường.

Trên đường Láng Hạ, “Nút ấn điều khiển dành cho người đi bộ qua đường” - bảng thông báo được ghim rõ ở cột đèn tín hiệu dành cho người đi bộ, thế nhưng người dân qua đường lại không mặn mà sử dụng, bởi vậy nó có cũng như không.

Tại nhiều tuyến đường có mật độ giao thông cao như Cầu Giấy, Hồ Tùng Mậu, Trung Kính, Nguyễn Trãi, Giải Phóng... dù đã được xây dựng cầu bộ hành nhưng đa phần người dân vẫn băng ngang dưới lòng đường. Điển hình như tại cầu bộ hành trên phố Chùa Bộc, cạnh Học viện Ngân hàng rất thưa thớt người đi lại trên cầu. Nhưng cứ vài phút lại thấy một số người bất chấp dòng xe đông đúc để băng ngang qua đường.

Các hầm đi bộ cũng trong tình trạng lác đác người đi, trái với vẻ đông đúc, tấp nập trên đường. Thậm chí, nhiều hầm đi bộ gần như bị bỏ hoang, rất hiếm người qua lại, nhiều hạng mục còn nồng nặc mùi hôi từ nước đọng, rác thải trước cửa hầm.

Hà Nội hiện nay có khoảng 70 cầu bộ hành và 23 hầm đi bộ.

Cầu bộ hành, hầm đi bộ là yếu tố không thể thiếu trong giao thông đô thị, đòi hỏi cần thiết để đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, ý thức người dân còn rất đơn sơ, cái gì nhanh, tiện thì làm; chính vì vậy, nhiều người chọn cách băng qua đường thay vì sử dụng đường cho người đi bộ.

Theo báo cáo từ Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, trong những tháng đầu năm 2023 số vụ tai nạn giao thông do người đi bộ sang đường sai quy định chiếm 2,11%, gần bằng tỉ lệ tai nạn giao thông do sử dụng rượu bia, chất kích thích có cồn (2,16%).

Xử lý nghiêm người đi bộ sang đường tùy tiện

Ở một số nơi trên thế giới, việc xử lý người đi bộ vi phạm luật giao thông rất nghiêm khắc.

Tại Thủ đô Manila của Philippines, mức phạt dành cho những người đi bộ vi phạm luật giao thông là 500 Peso (khoảng hơn 10 USD) hoặc ba tiếng lao động công ích (nếu không có khả năng nộp phạt).

Hay tại Singapore, người đi bộ vượt qua ngã tư mà không tuân thủ tín hiệu đèn giao thông có thể bị phạt 20 USD. Thậm chí, nếu lặp lại hành vi này, sẽ phải nộp phạt lên tới 2.000 USD và bị ngồi tù nửa năm.

Với mức phạt từ 60 đến 100 nghìn đồng với hành vi đi bộ qua đường vi phạm Luật giao thông có lẽ thực sự không đủ sức răn đe.

Còn ở nước ta, mặc dù việc băng qua đường tùy tiện theo kiểu “thích là đi” đã trở thành một thói quen của đại bộ phận người dân, nhưng các chính sách răn đe và xử phạt vẫn nên được thiết lập, để giảm thiểu cũng như dần dần khắc phục tình trạng vô ý thức trên.

Tại Điều 32 Luật Giao thông đường bộ quy định rất rõ việc người đi bộ tham gia giao thông phải thực hiện để đảm bảo an toàn. Nếu không tuân thủ quy định trên sẽ bị xử phạt theo pháp luật.

Với mức phạt từ 60 đến 100 nghìn đồng có lẽ thực sự không đủ sức răn đe. Hơn nữa, hiện nay, việc xử phạt người đi bộ sang đường không đúng quy định vẫn chưa được thực hiện thường xuyên.

Luật pháp là để điều chỉnh tất các mối quan hệ theo một quy chuẩn nhất định và về nguyên tắc mọi tổ chức, cá nhân đều bình đẳng trước pháp luật. Do vậy việc xem nhẹ sự vi phạm giao thông của người đi bộ đã cho thấy một sự không khách quan, công bằng trong nhận thức và hành động của lực lượng thực thi pháp luật nói riêng và xã hội nói chung.

Và phải chăng cũng vì sự dễ dãi trong nhận thức và chấp hành nên đã dẫn tới những tình huống kiểu như khi xảy ra tai nạn va quệt thì xe to phải đền cho xe nhỏ, người điều khiển phương tiện phải đền cho người đi bộ, người có điều kiện kinh tế hơn phải chia sẻ cho người không có điều kiện…

Chính những sự phi lý được chấp nhận như là một sự hợp lý đã góp phần phá vỡ quy chuẩn, trực tiếp hoặc gián tiếp gây nên tình trạng lộn xộn trong tham gia giao thông và sự xấu xí trong văn hóa giao thông ở Việt Nam.

User
Ý KIẾN

Phương án điều chỉnh kế hoạch đầu tư công năm 2024 đã được UBND thành phố chỉ đạo rà soát theo quy định và căn cứ vào khả năng hấp thụ vốn, tiến độ triển khai thực hiện của từng dự án.

Không chỉ trong khu vực nội thành mà đường liên huyện Võ Văn Kiệt, trước đây là cao tốc Bắc Thăng Long, xe khách ngang nhiên cho xe dừng đỗ không đúng quy định để đón trả khách.

Dự án nâng cấp, mở rộng đường 70 được kì vọng sẽ tháo gỡ nút thắt trong ùn tắc giao thông trên tuyến tỉnh lộ nhiều phương tiện qua lại này tại Hà Nội. Nhưng thời gian qua, một số dự án thành phần đều thi công dở dang rồi để đấy, gây ảnh hưởng giao thông đi lại và sinh hoạt của người dân.

Thời gian qua, việc hàng nghìn mét vuông đất nông trường tại địa bàn huyện Chương Mỹ, Hà Nội bị sử dụng trái quy định, xây dựng trái phép nhiều công trình kiên cố, nhưng chính quyền tại đây lại vẫn chưa vào cuộc xử lý.

Một năm từ ngày khởi công, hình hài "siêu dự án" Vành đai 4 Vùng Thủ đô đã trở nên rõ nét. Hiện các nhà thầu đang đẩy nhanh thi công, đưa công trình về đích đúng tiến độ.

Nhiều quyết sách quan trọng đã được HĐND quận Nam Từ Liêm đưa ra thảo luận, xem xét tại Kỳ họp thứ 18 HĐND quận khoá III nhiệm kỳ 2021-2026.

Sáng 26/6, Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã tiếp Đại sứ Malaysia tại Việt Nam Dato’ Tan Yang Thai, bàn thảo một số nội dung mà hai bên cùng quan tâm.

Sau khi Bộ GD&ĐT yêu cầu, Trường Đại học Luật Hà Nội đã thông báo chính thức về việc cấp bằng tiến sĩ cho nghiên cứu sinh Vương Tấn Việt (tức thượng tọa Thích Chân Quang).

“Chấm dứt bạo lực - Vun đắp yêu thường" là chủ đề của Tháng Gia đình tại quận Thanh Xuân (Hà Nội) với nhiều hoạt động ý nghĩa.

Sở Công thương thành phố Hà Nội cho biết, sẽ tập trung tháo gỡ khó khăn trong việc nâng cấp, xây mới hệ thống chợ truyền thống. Mục tiêu, sẽ nâng cao số lượng các chợ truyền thống được cải tạo, nâng cấp và xây mới.

Sáng 25/6, HĐND huyện Sóc Sơn khoá 20 nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức kỳ họp lần thứ 18.

Cách trung tâm Hà Nội khoảng 60km về phía Tây là những đồi chè xanh mướt, yên bình giữa thiên nhiên mát mẻ và trong lành.

Đền Và là một trong tứ cung của xứ Đoài thờ Tản Viên Sơn Thánh, vị thần đứng đầu trong tứ bất tử trong tín ngưỡng dân gian của người Việt.

Ứng dụng Công dân Thủ đô số (iHanoi), chính thức được ra mắt vào ngày 28/6 tới đây, sẽ góp phần thu hẹp khoảng cách giữa chính quyền với người dân, doanh nghiệp và mang tới những thông tin hữu ích, cung cấp các tiện ích đô thị thông minh tới người dân ở mọi khía cạnh cuộc sống.

Đơn vị thi công trên tuyến đê Hữu Đáy thuộc huyện Phúc Thọ không hoàn trả nền đường, khiến người dân đi lại gặp nhiều khó khăn, tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn giao thông.

Từ 25/6 đến hết ngày 30/9/2024, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội triển khai phương án thí điểm điều chỉnh tổ chức giao thông khu vực nút giao Cổ Linh - ngõ 541 Bát Khối (Long Biên, Hà Nội).

Sáng nay 25/6, Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số huyện Quốc Oai lần thứ 4 - năm 2024 đã được huyện Quốc Oai tổ chức với sự tham dự của 148 đại biểu là người dân tộc Mường, Tày, Thái và một số dân tộc khác.

UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 184 về việc phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam trên địa bàn Thành phố Hà Nội đến năm 2025.

Sáng 25/6, tại trụ sở Thành ủy Hà Nội, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XVII tiến hành Hội nghị lần thứ 18 nhằm họp bàn, triển khai một số nội dung quan trọng.

Chiều 24/6, UBND huyện Ứng Hòa phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội tổ chức Chương trình truyền thông hưởng ứng Tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình và 23 năm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2001 – 28/6/2024).

Thành phố Hà Nội dự kiến bổ sung đường ống cấp nước, trụ tiếp nước cho gần 9.500 tuyến phố, ngõ, hẻm sâu xe chữa cháy khó tiếp cận.

Cơ quan chức năng vẫn chưa xử lý dứt điểm tình trạng bán cà phê ngay sát đường tàu đoạn đi qua phường Điện Biên, quận Ba Đình, dù đã nhiều lần Đài Hà Nội và các cơ quan truyền thông phản ánh.

Để đảm bảo đến hết năm hoàn thành 95% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, Hà Nội giao chủ đầu tư các dự án lập kế hoạch giải ngân cụ thể và cam kết chịu trách nhiệm.

Luật Thủ đô (sửa đổi) đặc biệt trao cho Hà Nội quyền chủ động hơn trong việc huy động cũng như sử dụng nguồn lực tài chính, ngân sách cho phát triển.

Nhân kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí Cách Mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2024), Đài Hà Nội đã nhận được những sự quan tâm sâu sắc, những lẵng hoa và những lời chúc tốt đẹp nhất.

Sau ba tháng thực hiện Kế hoạch số 51 của Công an thành phố Hà Nội, các đơn vị đã xử lý trên 5.600 xe ba, bốn bánh tự sản xuất, lắp ráp; xe mô tô chở hàng cồng kềnh, kéo theo xe, vật khác.

5 tháng đầu năm 2024, ngành thuế Hà Nội thu thuế với hoạt động thương mại điện tử đạt 9.909 tỷ đồng, tăng 3.267 tỷ đồng so với cùng thời điểm năm ngoái, khi chưa triển khai Đề án 06.

Trong đêm 23 và sáng ngày 24/6, trên địa bàn thành phố Hà Nội xảy ra mưa lớn khiến nhiều tuyến phố ngập sâu, phương tiện di chuyển khó khăn.

Khởi công từ cuối năm 2021, sau gần 3 năm triển khai xây lắp, đến nay dự án Cung thiếu nhi Thủ Đô đang trong quá trình hoàn thiện để đưa vào khai thác trong tháng 7 tới.

Chùa Một Mái - ngôi chùa nhỏ nằm trong quần thể di tích chùa Thầy, thuộc xã Sài Sơn huyện Quốc Oai từng là nơi dừng chân của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trải qua năm tháng, nơi đây đã trở thành địa chỉ đỏ lưu giữ những dấu tích, kỷ vật thân thương về Người

Tuyến đường Lê Đức Thọ thuộc phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, tồn tại rất nhiều vi phạm trật tự đô thị như đỗ trước biển cấm, dừng xe lòng đường, lấn chiếm vỉa hè...

Tại phiên họp thứ 34 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã đề xuất đối với các công trình đang thi công có vi phạm thì cách tốt nhất để dừng lại là cắt điện, nước, không cho thi công.

Hà Nội dự kiến sẽ đưa vào vận hành khai thác tuyến xe bus city tour số 04 đi Bát Tràng trong năm 2024. Đây sẽ là lựa chọn thú vị với du khách khi tham quan Thủ đô.

Tại xã An Phú (huyện Mỹ Đức), dự án xây dựng, nâng cấp đường giao thông và 4 cây cầu đều trong tình trạng dở dang. Trong nhiều ngày tháng, người dân không chỉ đi lại khó khăn vất vả mà ngay cả các phương tiện lưu thông qua đây luôn đối mặt với hỏng hóc, tại nạn giao thông xảy ra triền miên.

Để tìm được một chỗ để xe ô tô, nhất là gửi qua đêm tại Hà Nội là rất khó khăn. Việc này không chỉ khiến người dân phiền toái mà còn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho tài sản của họ cũng như gây ra tình trạng mất trật tự giao thông, ảnh hưởng mỹ quan đô thị.

Trang du lịch đặt phòng Booking.com vừa công bố danh sách các thành phố tại Việt Nam phù hợp cho du khách yêu thích đạp xe, trong đó Hà Nội được đánh giá là điểm đến lý tưởng nhất.

Cung thiếu nhi Hà Nội sắp nhận bàn giao công trình cơ sở 2 tại đường Phạm Hùng, sẽ đáp ứng yêu cầu vui chơi, rèn luyện thể chất, giao lưu văn hoá văn nghệ của thiếu nhi Thủ đô.

Nhiều ngõ phố ở tổ dân phố Xuân Mai của thị trấn Xuân Mai, huyện Chương Mỹ đã được mở rộng, bê tông hóa khang trang, sạch đẹp. Đây là kết quả sự đồng lòng của người dân, dưới sự hướng dẫn, vận động của Bí thư chi bộ kiêm Chủ tịch MTTQ tổ dân phố Xuân Mai Lê Thanh Hoàn.

Luật Thủ đô (sửa đổi) hướng tới mục tiêu thúc đẩy khu vực vùng Thủ đô tăng trưởng nhanh, bền vững, xanh, văn minh, năng động và trở thành khu vực phát triển trọng điểm của đất nước.

Sau khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, phường, dự kiến Hà Nội sẽ dôi dư hơn 1 nghìn cán bộ, công chức.

Được thiên nhiên ưu đãi cho núi Tản Viên hùng vĩ, vườn quốc gia quanh năm xanh mát, Ba Vì còn có gần 400 di tích, lịch sử văn hóa giá trị.

Người dân liên tục phản ánh về tình trạng tuyến đường Nguyễn Cảnh Dị kéo dài xuống cấp cả chục năm nay, gây ô nhiễm môi trường.

Tại huyện Sóc Sơn, có một đoạn đường đặc biệt chỉ tầm 3km qua khu dân cư nhưng lại cắt đứt các tuyến đường liên thôn, liên xã tại đây. Hàng chục năm nay, tuyến đường không được tu bổ nên xuống cấp trầm trọng.

Sở Giao thông vận tải Hà Nội đã đưa ra thông báo về phương án thí điểm điều chỉnh tổ chức giao thông Khu vực nút giao Cổ Linh - ngõ 541 Bát Khối (Long Biên, Hà Nội).

Tại 64 điểm ứng dụng công nghệ thu phí đỗ xe không dùng tiền mặt ở 9 quận, sau hai tháng thí điểm, chỉ còn khoảng 10% lượt trả phí bằng tiền mặt.

Ngày 28/6/2024, Hà Nội sẽ công bố và chính thức vận hành ứng dụng Công dân Thủ đô số (iHaNoi), cung cấp thông tin toàn diện, tạo kênh kết nối nhằm thu hẹp khoảng cách giữa chính quyền với người dân, doanh nghiệp.