Người Hà Nội thưởng thức bia hơi Hà Nội

Bia hơi Hà Nội, cụm từ này đã có từ rất lâu. Giống như phở Hà Nội, Bia hơi Hà Nội đã trở thành thức uống riêng biệt của người Thủ đô.

Có những quán bia tồn tại từ nhiều thập kỷ, đến giờ cũng không mấy thay đổi. Mỗi quán đều có không gian mở, thoáng đãng, thân thiện, khách đến thưởng bia dễ dàng giao lưu, trò chuyện. Quán bia đã trở thành nơi gặp gỡ của nhiều thế hệ, tầng lớp khác nhau trong xã hội, từ những người lao động đến trí thức hay khách du lịch.

Bia hơi Hà Nội, nét văn hoá đặc trưng của Thủ đô

Người Hà Nội uống bia để tận hưởng cái thú vui đã trở nên quen thuộc. Cách thưởng thức bia hơi của người Hà Nội mang đến cảm giác nhẹ nhàng, thư thái, không ồn ào hay phô trương. Nhiều người yêu thích bia hơi không phải vì nó là loại bia ngon nhất mà vì cảm giác thân thuộc mà bia hơi mang lại.

Uống bia ở Hà Nội có cái khác. Bia hơi Hà Nội đặc biệt hơn so với bia hơi những vùng miền khác và các loại bia khác. Ở đời sống đô thị, khi mà người ta ngày càng sính ngoại, thì Bia hơi Hà Nội lại chưa khi nào hết được ưa chuộng. Đó là nơi để bắt đầu những mối quan hệ, cũng đủ riêng tư để hớp một ngụm bia và ngẫm nghĩ sự đời.

Thực khách có ngay một cốc bia hơi đúng nghĩa trong một không gian đúng điệu, với tiếng khách gọi nhân viên, tiếng cốc va vào nhau lách cách, tiếng xe cộ qua lại ồn ào... Tất cả hòa vào nhau thành một không khí rất Hà Nội mà ai đi xa là thấy nhớ.

Nếu trà đá vỉa hè là cái thú tranh thủ giờ nghỉ trưa, thì bia hơi lại là nơi người ta lui đến sau những giờ miệt mài lao động. Hơn cả một cốc bia với vị men nồng nàn, hương thơm dịu nhẹ, màu sắc vàng ươm đặt trên chiếc ghế đẩu, người ta uống Bia hơi Hà Nội còn để uống cả không gian thân quen.

Từ người dân lao động, đến dân văn phòng, nghệ sĩ hay anh xe ôm, ai cũng có thể tấp vào cái quán có treo tấm biển "Bia hơi Hà Nội", gọi vài cốc bia vàng tươi sóng sánh để hoà mình vào dòng chảy sôi động của Thủ đô.

Uống bia hơi chém gió bên bạn bè, giữa trời Thu Hà Nội, dường như mọi hối hả, mệt nhọc đều tiêu tan, chỉ còn lại cảm giác sảng khoái để ngày mai bắt đầu công việc với nhiều năng lượng tích cực hơn.

Được người Hà Nội yêu mến, gắn bó đến cả trăm năm nay, được khách quốc tế chọn thưởng thức như một hành trình không thể thiếu khi đến Hà Nội. Trong bức tranh đặc tả ẩm thực Hà Thành, bên cạnh gánh hàng rong, bát phở hay bún chả thì bia hơi luôn là hình ảnh không thể thiếu.

Với du khách, việc ngồi nhâm nhi cốc bia hơi mát lạnh ở một góc phố Hà Nội là một trải nghiệm không thể bỏ qua. Bia hơi không chỉ là một loại đồ uống, mà còn là một thứ biểu tượng văn hóa ẩm thực của riêng Hà Nội. Đến Hà Nội, thưởng thức một cốc bia hơi là một cách để cảm nhận trọn vẹn nhịp sống Hà Nội, từ sự hối hả đến những phút giây thư thả, yên bình.

Chiếc cốc bia huyền thoại

Năm 1974, chiếc cốc vại lần đầu tiên ra mắt thị trường. Ít lâu sau, từ trên bản vẽ, nó được sản xuất đại trà và chỉ mất 2 năm, cốc vại đã xâm lấn toàn bộ thị trường Hà Nội.

Những người am hiểu về thiết kế cho rằng cốc vại thực sự là một "Good Design". Nó đáp ứng đầy đủ các tiêu chí: giá thành rẻ, có công năng tốt, nguyên liệu phù hợp, thiết kế đơn giản, dễ sản xuất. Chiếc cốc được thiết kế chắc chắn, mộc mạc, phù hợp với việc uống bia. Mẫu cốc đơn giản cũng giúp quá trình sản xuất, vận chuyển trở nên thuận lợi hơn. Trước kia, cốc vại có dung tích 0,5l, miệng cốc loe to để dễ chồng xếp lên nhau. Ngày nay, chiếc cốc thu nhỏ lại, bớt loe hơn nhưng nhìn chung thiết kế không thay đổi nhiều.

Uống bia phải có bạn hiền, có không khí nên phải dùng cốc vại chạm nhau leng keng mới vui. Chiếc cốc khỏe khoắn lại có bọt khí vui mắt. Cốc vại làm từ thủy tinh tái chế, vỡ rồi cho vào lò nung lại ra cốc mới, không lo ô nhiễm môi trường. Giá cốc quá rẻ, có vỡ cũng không thiệt hại đáng kể nên nhà hàng rất yêu thích. Sản xuất dễ, hợp với ngành thủ công dễ dàng sản xuất.

Sự tồn tại qua 4 thập niên của cốc vại cũng là minh chứng cho việc những gì càng đơn giản, càng có sức sống lâu bền.

Người Hà Nội thưởng thức bia hơi Hà Nội

Chưa đến 4 giờ chiều, nhưng tại Trung tâm thể thao Ba Đình, đã có khá nhiều người cao tuổi xếp hàng mua tích kê uống bia hơi. Với họ, thưởng thức bia hơi không chỉ là một sở thích, một thói quen, mà thành một nếp văn hóa, một phần không thể thiếu trong nhịp sống của nhiều người.

Quán bia hơi giữ hình thức như thời bao cấp trên phố Quán Thánh đã trở thành một điểm đến quen thuộc của các cụ hưu trí. Họ đến đây không chỉ để uống bia, mà còn để gặp gỡ, trò chuyện và cùng nhau ôn lại những kỷ niệm của một thời đã qua.

Bia - Bia hơi - thức uống được người Pháp du nhập vào Việt Nam từ thế kỷ 19 đã trở thành hàng nội được lòng người Việt hơn cả, nhất là với người dân Thủ đô. Người Hà Nội đã xem thức uống này là của riêng mình. Du khách nói đây là món nhất định phải thử nếu có dịp đến Hà thành. Sự yêu mến dành cho Bia hơi Hà Nội một phần đến từ hương vị đặc trưng, một phần do đây là thức uống do người Việt làm ra, tồn tại qua nhiều thế hệ.

Những ai từng sống thời bao cấp vẫn nhớ như in cảnh xếp hàng đổi tem phiếu lấy gạo, thịt, xà phòng… Muốn uống bia hơi cũng phải xếp hàng cả tiếng đồng hồ, nhưng ai cũng háo hức chờ đợi để được sở hữu một vài cốc bia.

Hơn nửa thế kỷ đi qua, cốc bia 3 hào chỉ còn trong trí nhớ, nhưng thương hiệu Bia hơi Hà Nội với hơn 100 năm tuổi đã đi vào lòng người và tạo nên một nét văn hóa riêng của người Hà Thành.

Ngày nay, đến nhiều tỉnh, thành trong nước, nhiều quán xá trưng biển quảng cáo "Bia hơi Hà Nội", song, người Hà Nội sành uống chỉ tìm đến các địa chỉ Bia hơi Hà Nội trên đất Hà Nội, thưởng thức những cốc bia hơi đúng chuẩn Hà thành.

Trong nhịp sống hối hả của Thủ đô, bia hơi trở thành nơi để nhiều người tìm thấy chút nhẹ nhàng, dung dị. Một cốc bia mát lạnh, một câu chuyện cười, và đôi khi là cả những tâm tư, trải lòng...

User
Ý KIẾN

Với tâm huyết gìn giữ giá trị truyền thống, nghệ nhân Vũ Văn Giỏi đã góp phần hồi sinh nghệ thuật thêu trang phục cung đình tưởng chừng đã mai một.

Vơi những người nông dân ngoại thành xa trung tâm Thủ đô, công nghệ số đã giúp cho họ mang câu chuyện hàng ngày và sản phẩm họ làm ra đến gần hơn với mọi người.

Phố Hoàng Diệu thuộc phường Quan Thánh, quận Ba Đình, gắn với nhiều di tích lịch sử như Hoàng thành Thăng Long và Đoan Môn. Phố nổi bật bởi hàng cây xà cừ cổ thụ quanh năm xanh mát.

Một Hà Nội hiện lên vừa nhẹ nhàng, sâu lắng, vừa rực rỡ, sôi động, hiện đại nhưng vẫn giữ được nét cổ kính trong những bức ảnh của nhiếp ảnh gia Lê Bích.

Từ các làng nghề ven đô, cốm được đưa về phố. Với nhiều người Hà Nội, cốm là thức quà dân dã nhưng thật tao nhã.

Trong tiết trời thu Hà Nội, một bát xôi chè là món quà tuyệt vời mà phố cổ Hà Nộidành tặng cho những tâm hồn lữ khách. Xôi chè không chỉ là món ăn, mà còn là một phần ký ức, là sợi dây kết nối giữa thực tại và quá khứ.

Giữa tiết trời thu Hà Nội, những chiếc áo dài mang biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam vẫn luôn duyên dáng, mềm mại và quyến rũ qua bao năm tháng cùng Hà Nội dấu yêu.

Sự đỏng đảnh của nàng thu khiến cho lòng người càng náo nức, càng chờ mong, ai cũng muốn ra đường mỗi ngày đều bắt trọn những khoảnh khắc thu thật thu, nét thu Hà Nội.

Hoa cúc, hoa thạch thảo,... nổi bật giữa không gian xanh mát. Khí thu se lạnh càng làm cho sắc hoa thêm phần tươi tắn.

Giữa cuộc sống hiện đại, nghệ sĩ Mai Tuyết Hoa, người học trò xuất sắc của cố nghệ nhân hát xẩm Hà Thị Cầu, miệt mài gìn giữ nghệ thuật hát xẩm và đưa xẩm Hà Thành tới gần hơn với người Hà Nội.

Giữa những món ẩm thực đặc sắc của Hà Nội, cháo trai vẫn luôn được lựa chọn cho bữa sáng, bữa trưa, bữa xế... bởi hương vị thơm ngon, dân dã và đặc biệt phù hợp với sở thích của nhiều người.

Vậy là ngày 20/10 sắp về trong niềm hân hoan của những người phụ nữ Việt Nam; là ngày các bà, các mẹ, các cô, các chị, các em được tôn vinh, được dành tặng những bó hoa tươi thắm cùng những lời chúc tốt đẹp nhất.

Hà Nội đang vào thu, tiết đẹp nhất năm. Dưới ánh nắng thu vàng óng ả, những hàng hoa như đang chở cả mùa thu dạo khắp phố phường.

Tiếng rao đều đều của các cô, các chị như đưa mỗi chúng ta về với miền tuổi thơ ăm ắp kỷ niệm. Những chiếc xe đạp bán bánh đa kê đi rong qua từng con ngõ với tiếng rao vang cả một góc phố dường như đã in sâu vào tiềm thức của nhiều thế hệ sinh ra và lớn lên ở Hà Nội.

Những món ăn ở khu chợ Hàng Bè đa phần là đồ ăn chín, rất phù hợp với khẩu vị của người Hà Nội ở nhiều độ tuổi khác nhau. Ngày nào chợ cũng đông khách từ sáng sớm cho đến tận chiều tối.

Có thể với nhiều người, hương hoa sữa đậm đặc, khó thở. Thế nhưng hoa sữa đầu mùa lại mang hương thơm thoang thoảng nhẹ nhàng. Hoa và nụ đan xen vào nhau.

World Culinary Awards 2024 - Giải thưởng Ẩm thực thế giới lần thứ 5 năm 2024 vừa công bố Hà Nội nhận hai giải là “Thành phố ẩm thực hàng đầu thế giới” và “Thành phố ẩm thực hàng đầu châu Á”.

Suốt 70 năm qua, Đài Hà Nội lên sóng liên tục phục vụ khán giả Thủ đô, trong nước và quốc tế. Một hành trình chưa bao giờ dừng nghỉ, để nhịp sống Đài Hà Nội hòa cùng nhịp sống Thủ đô ta.

Không gian trưng bày “Chuyện phố Hàng” tái hiện khung cảnh của các gia đình làm nghề Đông y ở Hà Nội vào những năm 30 của thế kỷ trước.

Khi màn sương mỏng còn vương vấn, mặt trời chiếu những tia nắng đầu tiên, tạo màu sắc và khung cảnh huyền ảo. Trong ánh sáng buổi sớm, tháp truyền hình Sa Đôi của Đài Hà Nội vươn mình đầy kiêu hãnh.

Hà Nội có rất nhiều làng quê có nghề trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt vải. Trong đó làng nghề Phùng Xá, xã Phùng Xá, huyện Mỹ Đức từng được mệnh danh là "thủ phủ dâu tằm".

Sau đại dịch Covid-19, mặc dù đối mặt với rất nhiều khó khăn, năm 2022 với mục tiêu lấy lại vị thế Đài Thủ đô là ý chí của người đứng đầu đã lan tỏa thành quyết tâm tới toàn thể những người làm việc tại Đài Hà Nội. Thay đổi quan trọng có tính quyết định nhất đó chính là thay đổi trong tư duy quản trị, tư duy làm nội dung cho các nền tảng truyền thông của Đài.

Nhắc đến Truyền hình Hà Nội từ những năm 1990, khán giả Thủ đô thường nhớ đến những gương mặt phát thanh viên mang đậm chất Hà Nội như Thanh Vân, Lệ Diễm, Lâm Phúc. Họ chính là những phát thanh viên truyền hình đầu tiên của Đài Hà Nội - một “thế hệ vàng” tạo nên hình ảnh của Đài trong lòng khán giả Thủ đô và cả nước.

Khu phố cổ Hà Nội luôn ồn ào, náo nhiệt, mang đến nhiều màu sắc cho cuộc sống của người dân nơi đây. Thế nhưng phía sau sự ồn ào ở mặt phố, một nhịp sống khác biệt lại đang tiếp diễn trong những con ngõ nhỏ, nơi cuộc sống bình dị vẫn đang được duy trì bởi những người Hà Nội cũ.

Dự án đường dây 500kV mạch 3 là minh chứng cho sự kiên cường và nỗ lực không ngừng của các công nhân tải điện. Đạo diễn Việt Bắc - Trung tâm Phóng sự tài liệu, Đài Hà Nội đã ghi lại những khoảnh khắc chân thực nhất.

Một vài hình ảnh về các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, các bộ, ngành, thành phố Hà Nội thăm và làm việc với Đài Hà Nội được lưu giữ. Mỗi bức ảnh như một ký ức nhỏ chứa đựng nhiều cảm xúc trong suốt 70 năm của Đài Hà Nội.

"Được làm việc ở Đài từng là ước mơ của rất nhiều người. Và chúng tôi đã có một thời kỳ thanh xuân rực rỡ ở Đài Hà Nội. Chúc các bạn đang làm việc tại đây hãy tự tin, cống hiến và sáng tạo" - Thu Hồng, Nguyên Trưởng Ban Thời sự Đài Hà Nội.

Gần 10 năm làm phóng viên phát thanh của Đài Hà Nội, Thanh Duyên sở hữu một “bộ sưu tập” đáng mơ ước là khoảng 30 giải thưởng Báo chí của Trung ương, thành phố Hà Nội và các Bộ ngành tổ chức. Phía sau những giải thưởng là sự đam mê với nghề của phóng viên phát thanh và cả hành trình đầy cố gắng - Thanh Duyên chia sẻ.

Những hình ảnh hoạt động đoàn thể của Đài Hà Nội không chỉ ghi lại những khoảnh khắc đáng nhớ mà còn phản ánh tinh thần đoàn kết và sáng tạo của tập thể cán bộ, nhân viên. Từ các sự kiện văn hóa, thể thao đến các hoạt động xã hội, mỗi bức ảnh đều mang đậm dấu ấn của sự nhiệt huyết và cống hiến, góp phần xây dựng một Đài Hà Nội ngày càng phát triển và gắn kết.

Mặt hồ Gươm lấp lánh gợn sóng. Lá vàng đã bắt đầu lao xao rụng đầy hè…

Với mong muốn nâng cao hiệu suất lao động, chất lượng nội dung trên các nền tảng, Đài Hà Nội đặt vấn đề đào tạo và bồi dưỡng kỹ năng cho đội ngũ quản lý, nghiệp vụ cho các phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên là một trong những nhiệm vụ quan trọng.

“10 ngày ở Trường Sa là những khoảnh khắc, những kỷ niệm không thể nào quên. Điều lắng lại trong tôi trong chuyến công tác Trường Sa lần này không chỉ là sự trải nghiệm được ngắm nhìn Tổ quốc từ biển mà chúng tôi thấu hiểu hơn bao công sức, nước mắt, mồ hôi và cả máu xương của cha anh đã đổ xuống cho sự trường tồn mãi mãi của Trường Sa…”. Đây là lời tâm tình của anh Tưởng Quang Hưng - Phóng viên Trung tâm Tin tức.

Đại dịch Covid-19 bùng phát đã khiến cho cuộc sống của người dân Thủ đô và cả nước trong hai năm (2020 - 2021) bị đảo lộn. Nhiều doanh nghiệp phải ngừng hoạt động, nhiều cửa hàng đóng cửa, học sinh phải học trực tuyến tại nhà, người lao động phải nghỉ làm. Trong giai đoạn này, nhiệm vụ của Đài Hà Nội càng trở nên vô cùng nặng nề, vừa thực hiện yêu cầu phòng chống dịch, vừa đảm bảo nhiệm vụ tuyên truyền.

Người dẫn chương trình chính là nhịp cầu để đưa những chương trình, những bản tin của Đài Hà Nội đến gần hơn với khán giả.

“Mỗi sáng, khi thành phố bắt đầu thức giấc, tôi ngồi vào vị trí quen thuộc trước micro. Những con đường Hà Nội vào giờ cao điểm có lẽ là nỗi ám ảnh đối với nhiều người, nhưng đó cũng là lúc tôi thấy công việc của mình trở nên ý nghĩa hơn bao giờ hết”, Hoài Linh - người dẫn chương trình giao thông trên kênh FM90 chia sẻ.

Từ một Đài truyền thanh, lúc đầu chủ yếu làm nhiệm vụ thông tin và tuyên truyền chủ trương, chính sách, sau 70 năm, Đài Hà Nội đã lớn mạnh cùng với sự phát triển của Thủ đô, trở thành một cơ quan báo chí đa phương tiện lớn hàng đầu đất nước.

“Đến với Trường Sa không chỉ bằng tình yêu, mà còn là trách nhiệm lớn của đất liền, của những người làm báo Thủ đô hướng về "cột mốc thép" giữa trùng khơi. Đến với Trường Sa để cảm nhận sức mạnh mạch nguồn của dân tộc, để chiêm ngưỡng và ghi lại vẻ đẹp thiêng liêng vùng cực Đông của Tổ quốc, để thêm yêu đất nước…” - đó là tâm sự của những cán bộ, phóng viên Đài Hà Nội khi vinh dự và may mắn được tác nghiệp tại quần đảo Trường Sa.

Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội và các đơn vị trực thuộc đã vinh dự nhận được nhiều phần thưởng cao quý từ Đảng và Nhà nước. Những phần thưởng này không chỉ là sự ghi nhận những nỗ lực và cống hiến không ngừng nghỉ của tập thể cán bộ, nhân viên mà còn là động lực to lớn để tiếp tục phát huy truyền thống, nâng cao chất lượng phục vụ công chúng.

Hà Nội là "Thủ đô ta"- trái tim của cả nước, là nơi hội tụ tinh hoa văn hoá, nghệ thuật, cũng là nơi mọi miền Tổ quốc hướng về. Khi tiếng nói từ Đài Hà Nội cất lên, cũng là lúc niềm tự hào của Thủ đô, của người Việt được lan toả khắp năm châu.

Trong những năm gần đây, Đài Hà Nội đã có nhiều tác phẩm được vinh danh tại các Giải báo chí của Trung ương và thành phố, tiếp tục khẳng định vị thế của một cơ quan báo chí lớn của Hà Nội và cả nước.

Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, giai đoạn nào, Đảng bộ Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội cũng vững niềm tin, bền ý chí hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Với HanoiOn, người dùng không chỉ là khán giả mà còn có thể là người tham gia sáng tạo nội dung, là một phần trong hệ sinh thái.

Phòng Đối ngoại thuộc Trung tâm Tin tức, trước đây là Ban Biên tập Đối ngoại, Đài Hà Nội, được thành lập từ hơn 30 năm trước, với nhiệm vụ thông tin đến khán thính giả Thủ đô những tin tức mới nhất, quan trọng nhất về tình hình thế giới.

365 ngày trong năm, 365 câu chuyện sinh động, gần gũi và bình dị về Hà Nội được khán giả đón đợi vào 20h45 mỗi tối trên Truyền hình Hà Nội. Đó là “Nhịp sống Hà Nội”.

Một vài bức ảnh được lưu giữ trong quá trình hoạt động, tác nghiệp của Đài Hà Nội. Dù chưa đầy đủ, nhưng mỗi bức ảnh như một ký ức nhỏ chứa đựng nhiều cảm xúc về hành trình đã qua của những thế hệ làm phát thanh truyền hình Hà Nội.

"Hà Nội vào thu. Thu luôn gợi nhớ những kỷ niệm đã qua. Tôi yêu Hà Nội, yêu mùa thu Hà Nội, không chỉ bởi Hà Nội vào thu đẹp nhất, mà còn vì thu Hà Nội đã mang tới và nuôi dưỡng trong tôi một tình yêu lớn - Tình yêu dành cho Đài Hà Nội" - Phát thanh viên Lưu Hường.