Người Hà Nội 'yêu vàng' đến đâu?
Báo cáo kinh tế, xã hội của Cục Thống kê thành phố Hà Nội tháng 10 vừa qua, cho thấy một phần thói quen mua vàng của người dân Thủ đô. Trong 10 tháng đầu năm, doanh thu bán lẻ mặt hàng đá quý và kim loại quý tại Hà Nội tăng tới 37,1%.
Vàng là mặt hàng bán lẻ có tăng trưởng doanh thu bán lẻ cao nhất. Có thể so sánh thông tin doanh thu bán lẻ các nhóm hàng khác trong 10 tháng như lương thực thực phẩm tăng 13,7%, gỗ và vật liệu xây dựng tăng 12,8%, hàng may mặc tăng 10%, hay phương tiện đi lại tăng 6,1%… Qua đó, có thể thấy các mặt hàng trên có mức doanh thu thấp hơn rất nhiều so với đá quý và kim loại quý.
Vàng bạc, đá quý là nhân tố giúp tổng mức bán lẻ của Hà Nội tăng 10,7% trong 10 tháng đầu năm, cao hơn mức tăng chung 8,5% của cả nước.
Tổng mức bán lẻ vàng bạc đá quý năm 2023 chỉ tăng 8,6% so với năm 2022, tức là mức tăng đột biến này là chỉ riêng năm 2024.
Tháng 10 là tháng giá vàng tăng sốc, liên tục chinh phục các mốc kỷ lục. Vàng miếng SJC đã có lúc đạt mức giá trên 90 triệu đồng/lượng vào cuối tháng 10 vừa qua. Chỉ số giá vàng tháng 10 đã tăng 6,26% so với tháng trước, và tăng tới 35,45% so với đầu năm, tăng hơn một phần ba.
Hiện tại, giá vàng đang có xu hướng giảm. Đóng cửa phiên 18/11, giá vàng miếng SJC được bán ra với mức giá 84 triệu đồng/lượng - tương đương mức giá cuối tháng 9, tăng khoảng 27% so với đầu năm.
Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là, số tiền của người dân Hà Nội đang rót vào vàng rất cao, có thể thấy phần nào qua mức tăng trưởng doanh thu bán lẻ vàng bạc đá quý.
Mới đây Goldman Sachs vừa đưa ra dự báo giá vàng thế giới sẽ tiếp tục tăng lên mức 3.000 đô la Mỹ/ounce trước tháng 12 năm 2025. Nhà phân tích tại ngân hàng này khuyên nhà đầu tư hãy tiếp tục mua vàng. Tháng trước, giá vàng thế giới đã lập đỉnh thời đại, ở mức 2.800 đô la Mỹ/ounce. Thống kê trong 5 kỳ bầu cử gần nhất của tổng thống Mỹ, cứ sau bầu cử là giá vàng giảm, cho dù người thắng cử thuộc đảng Cộng hòa hay đảng Dân chủ.
Rất nhiều dự báo về giá vàng được đưa ra. Cơ bản các dự báo khác nhau trong ngắn hạn, về dài hạn thì các dự báo đều thống nhất là giá vàng sẽ tăng.
Việc dự báo giá vàng trong ngắn hạn giống như dự báo kết quả bóng đá trước trận đấu. Người ta sẽ đưa đủ lý lẽ để chứng minh rằng đội A sẽ thắng. Nhưng rồi kết thúc trận đấu, người ta lại đưa ra hàng loạt nguyên nhân khác, còn thuyết phục hơn, để giải thích cho việc tại sao đội A đã thua.
Những nhà đầu tư không chuyên cần lưu ý chênh lệch mức giá vàng bán ra - mua vào đã rộng ra từ khi giá vàng lao dốc trong gần 2 tuần vừa qua.
Trước đây, chênh lệch giá mua vào - bán ra thường là 2 triệu đồng/lượng, có khi thấp hơn. Hiện tại, mức chênh đã lên tới 3,5 triệu đồng/lượng. Có lúc mức chênh lên tới 4,5 triệu đồng/lượng. Chưa kể, nhà nước không khuyến khích người dân nắm giữ vàng, do đó vàng không phải là mặt hàng dễ thanh khoản. Việc mua đi bán lại vàng trong ngắn hạn để lấy lãi đang ngày càng khó khăn.
TIN LIÊN QUAN
Ý KIẾN
Chuyên gia cho rằng nếu dữ liệu việc làm tuần tới cho thấy sức mạnh bền bỉ của thị trường lao động Mỹ, giá vàng có thể sẽ giảm mạnh.
Giá vàng trong nước ngày 30/11 ghi nhận diễn biến trái chiều. Trong khi vàng miếng SJC giữ đà hồi phục, vàng nhẫn trơn 9999 giảm theo thị trường thế giới.
Khép lại một tuần giao dịch, giá vàng thế giới đã giảm hơn 3% từ đầu tháng đến nay, ghi nhận tháng giảm mạnh nhất kể từ tháng 9/2023.
Cùng chiều với diễn biến trên thị trường vàng thế giới, giá vàng trong nước ngày 30/11 đồng loạt tăng, với giá vàng miếng gần cán mốc 86 triệu đồng/lượng.
Giá vàng trong nước ngày 29/11 quay đầu giảm nhẹ, với giá vàng miếng giảm 100.000 đồng ở cả hai chiều, giá vàng nhẫn giảm mạnh nhất 400.000 đồng.
Giá vàng thế giới ngày 28/11 tiếp tục tăng. Tương tự, giá vàng nhẫn trong nước bất ngờ tăng nhanh trở lại, chạm mốc gần 85 triệu đồng/lượng.
Ngược chiều với diễn biến trên thị trường vàng thế giới, giá vàng trong nước ngày 27/11 tiếp đà giảm mạnh, với vàng miếng giảm 1,9 triệu đồng chiều mua và 1,4 triệu đồng chiều bán. Giá vàng nhẫn giảm mạnh nhất 2,4 triệu đồng.
Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn trong nước chiều 26/11 tiếp đà giảm mạnh.
Giá vàng trong nước hôm nay (26/11) quay đầu giảm mạnh, với vàng miếng giảm 400.000 đồng ở cả 2 chiều, giá vàng nhẫn giảm mạnh nhất là 1,3 triệu đồng.
Giá vàng trong nước sáng ngày 25/11 duy trì ổn định, với giá vàng miếng neo ở mốc 87 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn duy trì gần 87 triệu đồng/lượng.
Hôm nay 24/11, giá vàng nhẫn tiếp đà tăng nhẹ với vàng một số thương hiệu gần cán mốc 87 triệu đồng/lượng. Trong khi đó, giá vàng miếng ổn định và duy trì ở mốc 87 triệu đồng/lượng sau chuỗi ngày tăng mạnh.
Sau chuỗi ngày tăng mạnh, giá vàng miếng trong nước ổn định và duy trì ở mốc 87 triệu đồng/lượng. Vàng nhẫn tiếp đà tăng nhẹ với vàng một số thương hiệu gần cán mốc 87 triệu đồng/lượng.
Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI niêm yết giá vàng nhẫn ở mức 85,6 - 86,6 triệu đồng/lượng, tương tự, công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn SJC cũng công bố giá vàng nhẫn bán ra ở mức 86,5 triệu đồng/lượng trong sáng nay (23/11).
Cả thị trường vàng thế giới và thị trường vàng trong nước vẫn chưa “hạ nhiệt” khi giá tiếp tục tăng mạnh.
Nương theo diễn biến giá vàng thế giới, giá vàng nhẫn và vàng miếng SJC trong nước hôm nay tiếp tục tăng mạnh, từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng/lượng.
Sáng 22/11, giá vàng nhẫn trơn tăng thêm 500.000 đồng lên 86 triệu đồng, chỉ còn kém đỉnh cũ 3 triệu đồng một lượng.
Cùng chiều với diễn biến trên thị trường vàng thế giới, giá vàng trong nước tiếp đà tăng mạnh, với giá vàng miếng vượt mốc 86 triệu đồng/lượng.
Hôm nay, 21/11, giá vàng trong nước tiếp tục tăng nóng theo đà tăng của giá vàng quốc tế. Vàng miếng SJC và nhẫn trơn mua vào tăng cả triệu đồng, bán ra đắt thêm 500-7000 nghìn đồng mỗi lượng.
Cùng chiều với diễn biến trên thị trường vàng thế giới, giá vàng miếng và nhẫn trong nước ngày 21/11 tiếp tục tăng.
Hôm nay, 20/11, giá vàng trong nước tiếp tục tăng mạnh phiên thứ ba liên tiếp theo đà tăng của giá vàng thế giới. Vàng miếng tiến sát ngưỡng 86 triệu đồng/lượng.
Giá vàng miếng và nhẫn trong nước ngày hôm nay (20/11) vẫn tiếp tục tăng mạnh, bán ra quanh mức 85 triệu đồng/lượng.
Việc giá vàng thế giới hồi phục đáng kể và vượt mốc 2.600 USD/ounce khiến cho giá vàng trong nước hôm nay, 19/11, đồng loạt tăng mạnh.
Giá vàng tăng vọt sau 6 ngày giảm, khi đà tăng của đồng USD bị đình trệ và sự bất ổn địa chính trị kéo dài.
Hôm nay, 18/11, thị trường vàng trong nước chứng kiến sự bật tăng trở lại ở cả vàng nhẫn và vàng miếng SJC.
Giá vàng ngày 18/11/2024 trên thị trường thế giới dự báo giảm. Sau khi ghi nhận tuần hoạt động tồi tệ nhất trong 3 năm, cả giới chuyên gia và nhà đầu tư đã giảm bớt tâm lý lạc quan đối với vàng trong ngắn hạn.
Trong khi giá vàng thế giới tiếp tục giảm thì giá vàng nhẫn trong nước cuối tuần lại tăng. Đây là phiên tăng thứ hai của vàng nhẫn sau một tuần giảm sâu.
Giá vàng thế giới chốt tuần giảm nhẹ do số liệu tích cực về thị trường lao động Mỹ. Tại thị trường trong nước, giá vàng nhẫn tăng mạnh.
Sau 1 tuần giảm hơn 6 triệu đồng/lượng, chiều 16/11, giá vàng nhẫn một số thương hiệu bật tăng 300.000 - 900.000 đồng/lượng; trong khi đó, vàng SJC duy trì ổn định.
Kết thúc phiên giao dịch ngày hôm qua, 16/11, giá vàng nhẫn tròn trơn được các doanh nghiệp điều chỉnh tăng 500.000 đồng chiều mua và 300.000 đồng chiều bán so với phiên liền trước đó, niêm yết 79,5-82 triệu đồng/lượng (mua - bán).
Sau ngày giảm mạnh, giá vàng miếng neo ở mức 83,5 triệu đồng/lượng. Trong khi đó, giá vàng nhẫn đảo chiều tăng mạnh.
Sau nhiều phiên điều chỉnh giảm, ngày 15/11, giá vàng nhẫn một số thương hiệu trong nước đã tăng trở lại.
Theo các chuyên gia, vàng đã chuyển sang xu hướng giảm, báo hiệu khả năng giảm sâu hơn nữa. Trong nước, giá vàng miếng giảm mạnh nhất là 500.000 đồng, giá vàng nhẫn giảm cao nhất tới hơn 1 triệu đồng.
Ngày 14/11, giá vàng nhẫn và vàng miếng trong nước đồng loạt giảm mạnh. So với mức giá kỷ lục thiết lập vào cuối tháng 10, mỗi lượng nhẫn trơn thấp hơn khoảng 7 - 8,5 triệu đồng/lượng.
Giá vàng trong nước ngày 13/11 tiếp tục có sự điều chỉnh, vàng nhẫn một số thương hiệu giảm sâu, lùi về mốc 80,8 triệu đồng/lượng. Trong khi đó, vàng SJC ổn định giá so với hôm 12/11.
Kết thúc phiên ngày 12/11, giá vàng trong nước tiếp đà giảm mạnh. Chênh lệch giữa giá mua và giá bán vẫn ở mức cao, trên 3,5 triệu đồng/lượng.
Sáng 12/11, mỗi lượng vàng giảm thêm 1,3 - 1,4 triệu đồng, về vùng 83 - 84 triệu, thấp hơn 6% so với mức kỷ lục thiết lập cuối tháng 10.
Hôm nay, 12/11, giá vàng thế giới giảm mạnh về ngưỡng 2.600 USD/ounce. Tương tự, sau chuỗi ngày duy trì ổn định, giá vàng trong nước giảm, với giá vàng miếng giảm về gần 85 triệu đồng/lượng, giá vàng nhẫn trượt ngưỡng 85 triệu đồng/lượng.
Giá vàng thế giới và trong nước đã có một tuần lao dốc từng ngày. Mở đầu tuần mới, vàng vẫn được phần lớn giới chuyên gia và giới đầu tư dự báo giá sẽ tiếp tục giảm.
Ngày 11/11, giá vàng nhẫn trong nước tiếp tục giảm. Giá SJC xuống dưới 82 triệu đồng/lượng ở chiều mua và bốc hơi 300.000 đồng ở chiều bán. Giá vàng thế giới chưa ngừng giảm.
Hôm nay 11/11, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn SJC niêm yết giá vàng mua vào 82 triệu đồng/lượng, giá bán ra là 85,8 triệu đồng/lượng, không thay đổi giá mua vào và giá bán ra so với thời điểm cuối phiên 9/11. Chênh lệch giá mua - bán vàng SJC thu hẹp từ 4,5 còn 3,8 triệu đồng/lượng.
Giá vàng trong nước ngày 10/11 ổn định sau chuỗi ngày biến động, với vàng miếng giảm 200.000 đồng chiều bán, vàng nhẫn neo quanh 85 triệu đồng/lượng.
Giá vàng thế giới quay đầu giảm, với vàng giao ngay và tương lai đều trượt ngưỡng 2.700 USD/ounce. Trong nước, giá vàng tăng mạnh.
Mở cửa phiên giao dịch hôm nay, giá vàng miếng và nhẫn trơn được điều chỉnh tăng, sau phiên giảm mạnh 6 triệu đồng vào hôm qua. Giá vàng trong nước tăng 1-1,8 triệu đồng mỗi lượng, sau khi thế giới hồi phục lên vùng 2.700 USD/ounce.
Sau ngày rớt thảm, giá vàng thế giới ngày 8/11 tăng mạnh trở lại, vượt ngưỡng 2.700 USD/ounce.
Giá vàng trong nước hôm nay (7/11) giảm mạnh. Người mua vàng hôm qua và bán ra lúc này có thể chịu lỗ đến 5-6 triệu đồng/lượng.
Giá vàng thế giới giảm mạnh, trượt ngưỡng 2.700 USD/ounce sau khi ông Donald Trump tuyên bố tái đắc cử Tổng thống Mỹ.
0