Người kết nối những 'mảnh vụn' cuộc đời
Anh Lê Việt Cường dù mắc bệnh bại liệt từ nhỏ nhưng vẫn quyết tâm đi học và tốt nghiệp trường Cao đẳng Bách khoa. Trải qua nhiều công việc, thấu hiểu sự khó khăn của những người cùng hoàn cảnh, anh Cường đã quyết tâm thành lập HTX “Vụn Art” - nơi người khuyết tật có thể tạo ra những bức tranh ghép từ vải vụn bằng chính đôi bàn tay và khối óc của mình.
Được chuyển giao ý tưởng từ họa sĩ Nguyễn Văn Trường về việc tái chế, tận dụng những nguyên liệu vải vụn bỏ đi để tạo ra một công việc phù hợp với sức khỏe của người khuyết tật, anh Lê Việt Cường đã quyết tâm thành lập HTX “Vụn Art” - nơi người khuyết tật có thể tạo ra những bức tranh ghép từ vải vụn bằng chính đôi bàn tay và khối óc của mình.
Một công việc tưởng chừng như đơn giản với người bình thường nhưng lại đòi hỏi sự kiên trì, tỉ mỉ, khéo tay và một quyết tâm lớn ở người khuyết tật.
Sau một năm loay hoay tìm kiếm nguyên liệu phù hợp với sản phẩm tranh ghép vải, anh quyết định đặt cơ sở sản xuất Vụn Art tại làng nghề Vạn Phúc và lựa chọn lụa Vạn Phúc làm nguyên liệu để sản xuất.
Khó khăn nhất để tạo ra những bức tranh ghép vải là dạy nghề cho người khuyết tật. Mỗi người đến với Vụn Art thuộc nhiều dạng tật khác nhau. Có người câm điếc, có người thiểu năng trí tuệ, có người khuyết vận động, tự kỷ...
Để hướng dẫn họ học được, làm được phải kiên trì chỉ dẫn từng công đoạn cho từng người một, từ tạo mẫu tranh, làm bìa, vẽ mẫu, tạo hình, ép vải, cắt, dán, tráng keo… tùy theo năng lực và nhận thức riêng của mỗi người. Vì thế mà dù đã đi khắp nơi để tìm kiếm người khuyết tật đến học nghề nhưng thời gian đầu anh Cường chỉ tìm được 15 người đồng ý đến học. Trong 15 người ấy cũng không còn mấy người kiên trì theo được.
Phải mất nhiều năm, Vụn Art mới có được nhân lực ổn định. Trong quá trình đào tạo, những người khuyết tật sẽ được anh Lê Việt Cường sàng lọc, tùy vào khả năng của từng người để bố trí công việc phù hợp, tận dụng tối đa khả năng của họ. Những người làm việc lâu năm ở Vụn Art sẽ trở thành người hỗ trợ cầm tay chỉ việc cho những người mới đến.
Ban đầu, Vụn Art chỉ làm tranh ghép vải, kit ghép tranh, nhưng nhu cầu thị trường không nhiều. Hoạt động của xưởng gặp nhiều khó khăn, gần như đình trệ. Rất may mắn trong quá trình thành lập và duy trì hoạt động của Vụn Art, anh Cường đã nhận được sự hỗ trợ từ nhiều họa sỹ. Họ đã trở thành những cố vấn về văn hóa, nghệ thuật, trực tiếp đào tạo các học viên và đến làm việc tại Vụn Art. Các hoạ sỹ cũng đưa ra định hướng mới về in tranh lên các sản phẩm khác như áo phông họa tiết ghép lụa, túi tote, ví và kít ghép tranh cho trẻ nhỏ.
Để có nguồn nguyên liệu ổn định, anh Cường đã tìm đến các xưởng dệt hay các nhà may trong làng Vạn Phúc - nơi nổi tiếng với các loại mặt hàng từ lụa truyền thống để xin vải vụn. Những miếng lụa vụn không thể sử dụng vào các sản phẩm như may áo, khăn… trước đây sẽ là rác thải, phải bỏ đi. Nhưng những người thợ ở Vụn Art đã khéo léo cắt, dán trên sản phẩm của mình, giúp lượng rác thải từ lụa giảm đi đáng kể, góp phần hạn chế rác thải vào môi trường.
Để Vụn Art có việc làm và đầu ra ổn định, thời gian đầu anh Lê Việt Cường đã đưa sản phẩm tham dự các triển lãm, hội chợ trong và ngoài nước để tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm. Trải qua nhiều khó khăn, đến nay Vụn Art đã được nhiều người biết và tìm đến đặt hàng. Các sản phẩm được tạo ra từ đôi bàn tay của người khuyết tật đã có chỗ đứng trên thị trường.
Nằm giữa làng Vạn Phúc, Vụn Art mà anh Cường sáng lập nên giờ đây đã trở thành ngôi nhà thứ hai của 36 người khuyết tật. Qua bàn tay cần mẫn của họ, các mảnh lụa vụn Vạn Phúc được cắt, ghép, dán để tạo ra các họa tiết trên các sản phẩm thủ công như: tranh lụa ghép vải, tranh chân dung ghép lụa, ví vải, sổ tay ghép lụa, vỏ gối... hay các kit tranh ghép vải.
Các họa tiết trên sản phẩm ở Vụn Art được thiết kế theo hai hướng là: những sản phẩm mang đậm màu sắc văn hóa dân gian và dòng sản phẩm được thiết kế các họa tiết đương đại.
Những sản phẩm mang đậm màu sắc văn hóa dân gian như họa tiết tranh Đông Hồ, một loại hình tranh dân gian truyền thống nổi tiếng của Việt Nam. Mỗi bức tranh Đông Hồ mang theo mình một ý nghĩa sâu sắc, tinh tế và thể hiện thông điệp đa dạng về đời sống, tín ngưỡng và tâm hồn người dân nông thôn Việt Nam.
Mỗi mảnh vải vụn như là một con người, một số phận nơi đây. Và anh Lê Việt Cường chính là chất keo kết dính, gắn kết họ trở thành một bức tranh hoàn chỉnh.
Ngoài việc sáng tạo sản phẩm thủ công, anh Cường đã phối hợp với nhiều đối tác, tổ chức các workshop, cung cấp dịch vụ du lịch trải nghiệm để du khách trong nước và quốc tế làm sản phẩm tranh ghép dưới sự hướng dẫn của người khuyết tật.
Các học sinh đến từ mọi miền tổ quốc tham gia trại hè Erahouse đã rất thích thú khi được trải nghiệm ghép tranh bẳng vải với các anh chị khuyết tật Vụn Art và lắng nghe những chia sẻ của anh Lê Việt Cường. Một buổi sáng thú vị trôi qua thật nhanh đã giúp các em học được rất nhiều điều.
Với giá trị cốt lõi "Sáng tạo - Nhân văn - Tôn trọng - Truyền cảm hứng", sau 7 năm nỗ lực không ngừng, anh Lê Việt Cường đã dẫn dắt Vụn Art giành được nhiều thành công và giải thưởng như: top 4 hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích năm 2018, chứng nhận OCOP 4 sao năm 2019, sản phẩm sáng tạo năm 2020; giải Nhì cuộc thi Khởi nghiệp về giải pháp cho người khuyết tật tại Việt Nam, top 3 hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích năm 2020; 2021; giải 3 hội thi sản phẩm làng nghề thành phố Hà Nội năm 2023; và nhiều chứng nhận, giải thưởng danh giá cho mô hình doanh nghiệp xã hội bền vững…
Không một mảnh vải nào thừa, không một "mảnh vụn" nào của cuộc đời lại vô ích, HTX Vụn art mà anh Lê Việt Cường dày công phát triển đã thực sự trở thành nơi gieo mầm ước mơ và kết nối những người không may mắn lại với nhau. Đó cũng là cách mà anh đã ghép những mảnh ghép của mỗi người khuyết tật ở Vụn Art trở thành bức tranh rực rỡ sắc màu.
TIN LIÊN QUAN
Ý KIẾN
"Xuống phố 4" - triển lãm tiếp theo trong seri "Xuống phố" đã chính thức khai mạc, đánh dấu sự trở lại của họa sĩ Phạm Bình Chương.
Nhiều vị khách phương xa mới đến Hà Nội đôi ba lần có lẽ sẽ khó để nhận ra giữa không gian ồn ào, tấp nập của Hà Nội hiện đại ngày nay vẫn còn tồn tại những thú vui tao nhã của người Hà Thành. Một trong số đó là nghệ thuật tỉa hoa đu đủ chẻ cánh truyền thống của người Hà Nội.
Thủ đô ngàn năm văn hiến luôn giữ một vị trí đặc biệt trong trái tim của người dân Việt Nam, nhất là người dân Hà Nội. Mỗi người chọn cho mình một cách thể hiện khác nhau. Có những người họa sĩ đã dành cả đời mình để lan tỏa tình yêu Hà Nội.
Dưới bàn tay của những nghệ nhân "Vua dép lốp", đôi dép cao su Bác Hồ ngày nay đã có sức sống riêng, mang đậm bản sắc văn hóa đặc trưng của người Việt trong mắt bạn bè quốc tế. Thương hiệu "Vua dép lốp" được biết đến bởi nghệ nhân Phạm Quang Xuân, người đã gắn bó với công việc tái tạo đôi dép Bác Hồ hơn 60 năm qua.
Với tâm huyết gìn giữ giá trị truyền thống, nghệ nhân Vũ Văn Giỏi đã góp phần hồi sinh nghệ thuật thêu trang phục cung đình tưởng chừng đã mai một.
Vậy là ngày 20/10 sắp về trong niềm hân hoan của những người phụ nữ Việt Nam; là ngày các bà, các mẹ, các cô, các chị, các em được tôn vinh, được dành tặng những bó hoa tươi thắm cùng những lời chúc tốt đẹp nhất.
Hà Nội có rất nhiều làng quê có nghề trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt vải. Trong đó làng nghề Phùng Xá, xã Phùng Xá, huyện Mỹ Đức từng được mệnh danh là "thủ phủ dâu tằm".
Ông Phạm Quang Nghị, nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội, đã luôn thể hiện rõ vai trò hạt nhân lãnh đạo, xây dựng tinh thần đoàn kết, thống nhất trong toàn Ðảng bộ và hệ thống chính trị thành phố. Với trách nhiệm và tình yêu dành cho Hà Nội, ông đã góp phần định hình một nền tảng mới cho Hà Nội trở thành điểm tựa, thành động lực phát triển mới để đất rồng bay hội nhập cùng thời đại.
Nhiều khách hàng kỹ tính tìm đến nghệ nhân Nguyễn Thanh Nhàn (Phú Túc, Phú Xuyên, Hà Nội) đặt làm những đôi giày thiết kế độc bản, đặc sắc, "may đo" riêng phù hợp đặc điểm của từng đôi chân.
Trong không khí của ngày 10/10, tại Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, Đại tá, nhà giáo Nguyễn Thụ sống trong ký ức hào hùng của 70 năm trước.
Hà Nội, thành phố ngàn năm văn hiến, luôn là nguồn cảm hứng bất tận cho những tâm hồn yêu cái đẹp. Và nhà văn Hoàng Quốc Hải chính là một trong những người con đã dành trọn cả cuộc đời mình để ca ngợi vẻ đẹp của mảnh đất này.
Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954) là một sự kiện lịch sử quan trọng, khẳng định thắng lợi trọn vẹn của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Gần một tuần trước ngày giải phóng, gần 400 thanh niên đã vào Thủ đô để thực hiện nhiệm vụ tiền trạm nhằm tuyên truyền và vận động, giúp nhân dân hiểu rõ hơn về các chính sách của Đảng và Nhà nước.
Một ngày đầu tháng 10 năm 1954, dân phố cổ xôn xao khi biết tin quân Pháp sẽ rút khỏi Hà Nội. Trong căn nhà ba tầng ở số 80 phố Hàng Đào, cậu bé Lê Bảo Tháp nhấp nhổm, háo hức chờ đón các chú bộ đội tiến về giải phóng Thủ đô.
Người dân Hà Nội có nhiều cách bày tỏ tình yêu với Thủ đô. Nhiều người tự hào về lịch sử lâu đời, văn hóa phong phú, những di sản kiến trúc độc đáo; một số người thường nhắc đến những nét đặc trưng như phố cổ, Hồ Gươm hay những món ăn đặc sản như phở, bún chả...
Chào đón đoàn quân trở về giải phóng Thủ đô ngày 10/10/1954, ngoài cờ hoa, biểu ngữ rợp trời, phố phường Hà Nội thêm vẻ uy nghi bởi những chiếc cổng chào được dân chúng dựng lên ở nhiều cửa ngõ, phố phường Hà Nội. Người đời sau sẽ khó hình dung về những “khải hoàn môn” ngày ấy nếu không có một tay máy trẻ tuổi say mê chụp ảnh cổng chào: Trịnh Đình Tiến.
Hình ảnh người nhạc sĩ mặc comple màu trắng, đánh đàn guitar, hát trong rừng người giữa rợp cờ hoa hân hoan đón chào đoàn quân chiến thắng trở về giải phóng Thủ đô ngày 10/10/1954 đã được ghi lại thành khoảnh khắc của lịch sử. Người đàn ông đó - cố nhạc sĩ Nguyễn Văn Quỳ, sau này được coi là “ông vua Sonate của Việt Nam”.
Khi mà ai bây giờ cũng thành nhiếp ảnh gia với chiếc điện thoại, giữa lòng Thủ đô Hà Nội còn đó một gia đình bốn đời làm nghề sửa máy ảnh cũ. Người ta gọi đó là một nghề cổ.
Khi nhắc đến đô thị hiện đại, chúng ta thường hình dung ra sự hối hả, nhịp sống tất bật. Nhưng đằng sau những tòa nhà cao tầng, sau từng con phố vẫn tồn tại những giá trị rất đẹp đó là tình đồng bào, tinh thần tương thân tương ái. Không chỉ là sự sẻ chia về vật chất, mà đó còn là sự đồng lòng trong từng hành động, từng cử chỉ giúp đỡ lẫn nhau chung tay vượt qua thử thách.
Việc tạo tác cho những chiếc đồng hồ tinh xảo không chỉ là công việc, mà còn là sự kết hợp giữa nghệ thuật và sự đam mê và mỗi chiếc đồng hồ đều mang theo dấu ấn cá nhân và tâm huyết của người thợ chạm khắc.
Nghệ nhân Lê Bá Chung (Kiêu Kỵ, Gia Lâm, Hà Nội) là một trong những người vực dậy làng nghề quỳ vàng duy nhất của cả nước, khôi phục nghề sơn son dát vàng sau hơn 50 năm bị mai một.
Bộ đôi tác phẩm “Thanh âm Hà Nội” và “Cô đơn giữa Hà Nội”, được phát hành ngày 26/9 trên nền tảng số của các kênh âm nhạc, là món quà âm nhạc chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô của nhạc sĩ Nguyễn Thành Trung.
Ngày nay, dù người đọc đã có nhiều sự lựa chọn hơn trong cách đọc báo, dù số lượng báo in hàng ngày giảm đi so với trước đây thì một bộ phận người Hà Nội vẫn giữ thói quen đọc báo giấy hàng ngày.
Từ những mảnh vải vụn được sưu tầm về, cùng với sự sáng tạo, bàn tay khéo léo của nữ họa sĩ Thanh Thục, những tác phẩm nghệ thuật đầy sức sống đã ra đời.
Ngày nay, khi mà chiếc áo, chiếc quần có khi chỉ mặc qua một lần chụp ảnh đã thành cũ, thì chuyện vá lại những vết rách trên quần áo là điều hiếm thấy. Thế mà giữa Hà Nội vẫn có một người phụ nữ hàng ngày tỉ mẩn từng đường kim mũi chỉ vá lại những chiếc áo, quần rách.
Mâm cỗ Trung thu chẳng khi nào thiếu được bánh nướng, bánh dẻo. Nhưng ít ai biết rằng, ẩn sau vẻ đẹp tròn đầy của chiếc bánh là cả một quá trình sáng tạo tỉ mỉ, đòi hỏi sự khéo léo của những nghệ nhân làm khuôn bánh.
Với niềm đam mê gắn bó với nghề truyền thống, giữa phố cổ Hà Nội, có một gia đình vẫn duy trì nghề làm mặt nạ giấy bồi từ nhiều năm nay.
Tại làng Thuỵ Ứng (Hòa Bình, Thường Tín, Hà Nội), những chiếc sừng khi qua bàn tay khéo léo của nghệ nhân Lê Thị Thuận, đều trở thành những món đồ tinh xảo, đẹp mắt.
Sinh ra trong làng nghề điêu khắc gỗ Ngọc Than (Quốc Oai, Hà Nội), lại có năng khiếu mỹ thuật, nghệ nhân tranh điêu khắc gỗ Bùi Trọng Lăng đã tạo nên những tác phẩm độc đáo mang hồn cốt Việt.
Các thành viên đến từ mọi lứa tuổi, ngành nghề, giới tính hay nhóm cộng đồng trong xã hội đều được kết nối với nhau bằng tình yêu âm nhạc, thông qua dự án âm nhạc cộng đồng Hợp xướng đa dạng.
Miệt mài trong suốt 3 năm mới có được tác phẩm ưng ý đầu tiên, nghệ nhân Đỗ Văn Cường đã tạo tác nên những sản phẩm mộc mỹ nghệ đặc sắc mang dấu ấn cá nhân.
Niềm đam mê với các ý tưởng sáng tạo là nguồn cảm hứng để chị Minh Phương cho ra đời các sản phẩm túi xách độc đáo, thân thiện với môi trường, tôn vinh nghề thủ công của Hà Nội mang thương hiệu riêng của mình.
Nghệ nhân Đào Anh Tuấn kế thừa tài năng của cha mình, nghệ nhân ưu tú Đào Văn Soạn, người làm đàn nổi tiếng ở làng nghề làm nhạc cụ dân tộc truyền thống Đào Xá.
Theo đuổi kỹ thuật đắp vẽ thủ công, sử dụng các nguyên vật liệu truyền thống để khảm phù điêu trên các công trình tâm linh, nghệ nhân Nguyễn Đức Thủy đã có hơn 30 năm gìn giữ nghề “nề ngõa” - một nghề truyền thống với cái tên có lẽ không mấy người từng nghe.
Trong cuộc sống bận rộn và hối hả của Hà Nội, tôi thường có thói quen tìm đến những ngôi chùa, ngôi đình cổ, nơi thời gian dường như ngưng đọng lại. Trong hành trình tìm kiếm, tôi đã gặp gỡ và trò chuyện với nghệ nhân Nguyễn Đức Thủy (xã Thanh Cao, huyện Thanh Oai, Hà Nội).
Thủ đô Hà Nội nghìn năm văn hiến, không chỉ là trung tâm chính trị, kinh tế của cả nước mà còn là biểu tượng của sự thanh lịch và văn minh. Việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh không chỉ là mục tiêu của thành phố mà còn là nhiệm vụ của mỗi người dân.
Nghệ nhân Nguyễn Văn Nghệ đã kế thừa những kỹ thuật đan tre của gia đình và đưa những chiếc lồng tre làng Vác đi đến nhiều nơi trên thế giới.
Sinh ra và lớn lên ở một làng quê, với những buổi trưa hè bơi sông vớt củi, những buổi tối bên ánh đèn dầu, ông và nhóm bạn cùng trang lứa đã tạo nên những kỷ niệm đáng nhớ.
Yêu nghề, nghệ nhân Vũ Huy Mến âm thầm giữ nghề làm tranh sơn mài truyền thống với chất liệu sơn ta và phù sa sông Hồng.
Trong bối cảnh nhiều làng nghề mỹ nghệ sử dụng sơn công nghiệp để chế tác thì có một người nghệ nhân vẫn kiên nhẫn “trò chuyện” với sơn ta để tạo ra những tác phẩm độc đáo và riêng biệt.
Nữ nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Thỏa, người phụ nữ đầu tiên tại làng Đào Thục biểu diễn rối nước, luôn giữ trong mình ngọn lửa đam mê với văn hóa truyền thống của quê hương.
Ở các làng cổ xưa trên mảnh đất Thăng Long hay xứ Đoài, đi đến đâu cũng có thể gặp hình ảnh chiếc cổng làng cổ kính tạo nên sức sống riêng cho ngôi làng.
Gắn bó với những chiếc nón lá từ thời thơ bé, nghệ nhân Lê Văn Tuy đã góp phần đưa những chiếc nón làng Chuông đi khắp cả nước và đến với bạn bè quốc tế.
Khi những vạt nắng chói gắt của mùa hè đổ xuống, độ trung tuần tháng 6, là lúc sen Hà Nội rộ hương.
Những mảnh lấp lánh của nghệ thuật khảm trai, cẩn ốc (khảm xà cừ) đã bước vào cả những giấc mơ của người nghệ nhân Nguyễn Đình Hải.
Cafe Thái, quán cafe ngót trăm tuổi của Hà Nội, nơi cafe được rang thủ công bằng củi, nơi từng cốc cafe thấm đượm mùi khói bình dị và thanh lịch như cốt cách người Hà Nội .
Anh Lê Việt Cường dù mắc bệnh bại liệt từ nhỏ nhưng vẫn quyết tâm đi học và tốt nghiệp trường Cao đẳng Bách khoa. Trải qua nhiều công việc, thấu hiểu sự khó khăn của những người cùng hoàn cảnh, anh Cường đã quyết tâm thành lập HTX “Vụn Art” - nơi người khuyết tật có thể tạo ra những bức tranh ghép từ vải vụn bằng chính đôi bàn tay và khối óc của mình.
0