Người khuyết tật góp phần làm giàu cho quê hương | Người tốt quanh ta | 09/08/2024

Không có được đôi chân khoẻ mạnh, lành lặn như bao người khác nhưng ông Nguyễn Văn Khải không để bản thân mình trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội mà nỗ lực vượt qua khó khăn, trở thành ông chủ một cơ sở, tạo việc làm cho nhiều lao động.

User
Ý KIẾN

Về công tác tại trường từ năm 1993, với 31 năm trong nghề, trên 10 năm là cán bộ quản lý từ Phó Hiệu trưởng rồi Hiệu trưởng, ở cương vị nào cô giáo Kiều Thị Hà, Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng trường Tiểu học Vạn Thái (huyện Ứng Hòa) cũng tận tâm, yêu nghề và hoàn thành tốt nhất những nhiệm vụ được giao. Với tâm niệm luôn khích lệ để mỗi em học sinh phát huy hết khả năng sáng tạo, cô Hà luôn gần gũi và áp dụng nhiều phương pháp giảng dạy mới, truyền cảm hứng cho các em.

Với tinh thần quyết tâm cao, chủ động, đổi mới, sáng tạo, linh hoạt trong hoạt động thi đua yêu nước, nhiều cán bộ, hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố bằng nhiều hành động thiết thực, hiệu quả đã đạt những thành tích cao trong lĩnh vực, ngành nghề của mình.

Ngay từ khi còn nhỏ, nghệ nhân Hà Nội Trần Việt Hùng (làng Bát Tràng, huyện Gia Lâm) đã được tiếp xúc với nghề gốm từ cha mẹ và làng xóm xung quanh. Trải qua thời gian, tình yêu gốm, yêu nghề làm gốm được nhen nhóm và lớn dần trong anh tự nhiên tựa như từng hơi thở, nhịp đập của con tim.

Sinh ra và lớn lên ở Nhân Hiền, ngay từ khi 10 tuổi, nghệ nhân ưu tú Nguyễn Minh Phú đã theo cha học nghề. Tình yêu nghề ngấm vào máu thịt từ bao giờ không rõ.

Gần 7 năm gắn bó với nghề giáo viên mầm non, cô Phạm Diệu Linh - giáo viên trường Mầm non Bình Minh, quận Hà Đông, đã không ngừng học tập trau dồi kiến thức, áp dụng những kiến thức mình được trang bị ở trường sư phạm để vận dụng vào nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.

Nắm bắt được xu hướng của tương lai xe điện sẽ dần thay thế cho xe chạy xăng nhằm tiết kiệm năng lượng, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, Anh Tuấn đã mạnh dạn thành lập công ty chuyên sản xuất, lắp ráp các loại xe điện 3 bánh, 4 bánh để phục vụ cho làng nghề, khu công nghiệp, khu du lịch...

Không phải thức uống, điểm khác biệt lớn nhất ở quán mà anh Ngô Quốc Hào cùng các bạn của mình muốn mang tới khách hàng đó chính là trải nghiệm giao tiếp với nhân viên. Khách đến sẽ dùng ngôn ngữ ký hiệu để thực hiện, mỗi người sẽ có những cảm nhận khác nhau theo cách riêng của mình.

Sinh ra trong một gia đình nho giáo, nhà văn Hoàng Quốc Hải đã sớm thấm nhuần vẻ đẹp truyền thống của Hà Nội. Chính tình yêu sâu sắc ấy đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận, giúp ông tạo ra những tác phẩm giàu giá trị, góp phần làm phong phú kho tàng văn học Việt Nam… là người viết về Thăng Long - Hà Nội như một đam mê, như một thứ định mệnh.

Với màu áo lực lượng, ngoài việc hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, những người chiến sĩ ấy vẫn luôn mong muốn được mang những kiến thức hiểu biết về pháp luật của mình để tuyên truyền, giúp các em học sinh trên địa bàn thành phố Hà Nội nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, có thể chủ động đối phó với những tình huống bị xâm hại, tự bảo vệ bản thân trước những mối nguy hại, góp phần xây dựng xã hội an toàn, đảm bảo tính thượng tôn của pháp luật.

16 năm gắn bó với Công ty cổ phần khóa Việt Tiệp, anh Nguyễn Quang Vinh - công nhân vận hành thiết bị CNC, là một trong những tấm gương cần cù, nỗ lực với công việc.

Các luật sư thuộc Cụm thi đua số 4 – Đoàn luật sư TP Hà Nội tiên phong trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý miễn phí. Mô hình “phiên tòa giả định” đã thu hút đông đảo học sinh và ngày càng lan tỏa tới nhiều trường học trên địa bàn Thủ đô.

Tại Bệnh viện Ung bướu Hà Nội, tiếp xúc nhiều nhất, gần gũi nhất với bệnh nhân là đội ngũ điều dưỡng, không chỉ làm tốt công việc chuyên môn, các nữ điều dưỡng còn kiêm thêm nhiều vai trò khác.

Là người có uy tín trong cộng đồng dân cư, nhiều năm nay, bà Phùng Thị Hiền (thôn Thanh Vị, xã Thanh Mỹ, thị xã Sơn Tây) luôn phát huy vai trò gương mẫu trong mọi việc. Đặc biệt, bà tích cực đi đầu tuyên truyền, vận động người dân hiến đất, góp sức tham gia thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới ở địa phương.

Cô giáo Nguyễn Thị Thắm, Hiệu trưởng trường Tiểu học Quỳnh Lôi, quận Hai Bà Trưng là một nhà giáo mẫu mực, tâm huyết, trách nhiệm, luôn tiên phong trong quá trình đổi mới, sáng tạo, cống hiến hết mình cho sự nghiệp “trồng người”.

Từ nhiều năm nay, người dân ở thôn Thượng (xã Đại Thịnh, huyện Mê Linh) đã quen thuộc với hình ảnh bà trưởng thôn Lê Thị Bích Được luôn nhiệt tình, trách nhiệm với các công việc chung trong thôn. Làm công việc mà người đời vẫn thường ví là “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng” nhưng với tâm niệm sẽ luôn hết mình đóng góp cho quê hương, bà Được đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ được cấp trên giao, nên luôn nhận được sự tin tưởng, yêu mến của người dân trong thôn.

Trên bục giảng, cô Thuỷ là người thầy nghiêm túc, truyền đạt kiến thức bằng cả trái tim. Bên ngoài lớp học, cô trở thành một người bạn, một người mẹ, luôn sẵn sàng sẻ chia với những hoàn cảnh khó khăn.

Những người lính Cụ Hồ, với lòng dũng cảm và tinh thần yêu nước, đã ra trận mà không hề do dự, dù biết có thể không bao giờ trở về. Trong số những người anh hùng ấy, không ít người hy sinh khi chưa kịp để lại một tấm hình cho gia đình.

20 năm nay, cứ đều đặn 6 giờ sáng bất kể ngày mưa nắng hay giá rét, ông Tạ Văn Nhân (phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm) lại ra Ô Quan Chưởng quét dọn, thắp hương . Với ông và mỗi người Hà Nội, Ô Quan Chưởng không chỉ là di tích.

Trung tâm Nghiên cứu và ứng dụng tâm lý - Giáo dục Ngọc Ân là tâm huyết của chị Đào Thanh Hoàn. Là người mẹ có con tự kỷ, chị Hoàn có ước nguyện tạo cho các con mắc chứng tự kỷ nói riêng và người khuyết tật nói chung có một môi trường học tập hạnh phúc, nơi mà ở đó các con được can thiệp sớm, hỗ trợ giáo dục hoà nhập, được giáo dục thực nghiệm hướng nghiệp nghề, tạo việc làm có thu nhập ổn định bằng chính sức lao động của mình.

Công ty TNHH Cao su Inoue Việt Nam là một đơn vị có bề dày truyền thống với phong trào thi đua đạt danh hiệu “Công nhân giỏi Thủ đô”. Hàng năm, Ban Chấp hành Công đoàn và Ban Giám đốc Công ty TNHH Cao su Inoue Việt Nam thường xuyên triển khai các hoạt động sáng kiến, sáng tạo tới các tổ sản xuất. Một trong những đoàn viên, người lao động hăng hái tham gia các hoạt động cải tiến kỹ thuật của công ty phải kể đến anh Phạm Văn Tư.

Tại trung tâm giáo dục đặc biệt Ngọc Ân, mỗi bạn trẻ lại là một màu sắc riêng biệt, với những hoàn cảnh, tâm lý khác nhau. Đồng hành và sẻ chia cùng các con, chứng kiến sự tiến bộ và phát triển của các con qua từng ngày, hơn ai hết, những giảng viên ở đây là người tự hào và xúc động hơn cả.

Sinh ra trong một gia đình dòng dõi nghệ nhân múa rối nước ở Nam Định, anh Phan Thanh Liêm đã sớm được thừa hưởng tình yêu với những con rối gỗ và những câu chuyện thần thoại được tái hiện qua từng màn diễn.

Đại úy Nguyễn Đức Trung và Thượng úy Phùng Việt Anh cùng các đồng đội ở Đội Cảnh sát PCCC & CNCN Công an quận Hai Bà Trưng luôn ý thức được vai trò trách nhiệm của mình trong thực hiện nhiệm vụ thường trực, sẵn sàng chữa cháy, cứu nạn cứu hộ kịp thời và có hiệu quả khi được phân công tham gia xử lý các tình huống cháy nổ và cứu nạn cứu hộ.

Với hơn một thập kỷ đồng hành cùng bệnh nhân, bác sĩ Trần Văn Phú, Trưởng khoa Nội thật tiết niệu - Bệnh viện Đa khoa Hà Đông không chỉ được biết đến với trình độ chuyên môn cao mà còn được yêu mến bởi tấm lòng nhân hậu, luôn đặt lợi ích của bệnh nhân lên hàng đầu.

8 năm gắn bó với nghề điều dưỡng cũng là ngần ấy thời gian chị Nguyễn Thị Hạnh luôn chân, luôn tay trong mỗi ca trực. Đặc thù của khoa hầu hết là các bệnh nhân nặng nên mỗi ca trực ở đây như một cuộc chạy đua với thời gian, nhiều đêm trắng cùng đồng nghiệp giành giật sự sống mong manh cho người bệnh.

Trước đây, phải sống trong một căn nhà cũ xuống cấp nên việc có một mái nhà vững chãi để vượt qua nắng mưa, gió rét là ước mơ của ba bà cháu Khuất Thị Hà. Và ước mơ ấy đã thành hiện thực khi cô giáo Khuất Thị Hồng Vân – Nguyên Hiệu trưởng Trường THCS Trung Sơn Trầm nơi Hà đang theo học đã tiên phong vận động được số tiền và hiện vật trị giá 225 triệu đồng để xây dựng công trình “Ngôi nhà cho em” tặng 3 bà cháu vào năm 2022.

Trên vùng đất được hình thành từ trầm tích phù sa bồi đắp qua hàng nghìn năm của huyện Đan Phượng, có một vườn bưởi nằm giữa cụm dân cư số 4 xã Thượng Mỗ. Đây cũng là nơi Câu lạc bộ làm vườn xã Thượng Mỗ thường xuyên trao đổi kinh nghiệm, học tập giúp nhau cùng phát triển kinh tế với nòng cốt là ông Tạ Như Đinh - cựu chiến binh xã Thượng Mỗ.

Nhận thấy Tiếng Anh là môn tương đối khó đối với nhiều học sinh, cô Trần Thị Thanh Lan, bộ môn tiếng Anh, trường Tiểu học Mai Dịch, đã chú trọng các tiết trải nghiệm và sáng tạo, giúp học sinh có thể sử dụng kiến thức vào cuộc sống thực tiễn.

Cơn bão số 3 vừa qua đã gây ra tình trạng ngập lụt nghiêm trọng tại nhiều khu vực ven sông ở Hà Nội. Tại phường Cự Khối, quận Long Biên, Hội Yêu Rác, do một nhóm tình nguyện viên trẻ đầy nhiệt huyết lập ra, đã nhanh chóng có mặt để hỗ trợ người dân dọn dẹp, thu gom rác thải.

Dù ngày mưa hay ngày nắng, mùa cạn hay mùa lũ, hàng chục giáo viên từ các địa phương khác tình nguyện về xã đảo khó khăn nhất của huyện Ba Vì để “gieo chữ”.

Thượng Mỗ, Đan Phượng - cái nôi của ca trù xứ Đoài, có nghệ nhân nhân dân Nguyễn Thị Tam. Ở tuổi ngoài 70, bà vẫn đam mê cháy bỏng những làn điệu ca trù.

Sinh ra và trưởng thành ở vùng quê Hoài Đức, tiến sỹ Nguyễn Thị Thành luôn khao khát xây dựng một ngôi trường hiện đại trên chính quê hương mình để cho học sinh nông thôn cũng được giáo dục trong một ngôi trường tiên tiến hiện đại.

Ông Nguyễn Anh Chung (xã Kiêu Kỵ, huyện Gia Lâm) sinh ra trong gia đình làm nghề truyền thống, chuyên dát vàng, dát bạc cho những sản phẩm mỹ nghệ. Sớm nuôi dưỡng đam mê, sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự năm 1990, ông Chung quyết định tiếp quản cơ sở sản xuất của cha, kiên trì bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc.

Điểm triển khai hoạt động thiện nguyện đầu tiên của Hội Lữ hành G7 là xã Việt Vinh, huyện Bắc Quang, Hà Giang. Đại diện của Hội đã ủng hộ tiền mặt cho 10 gia đình, trong đó 9 gia đình có nhà bị sập do lở đất trong trận bão số 3 vừa qua.

“Tận tâm và trách nhiệm” là những lời nhận xét của người dân về anh Nguyễn Công Tiến, bí thư chi bộ kiêm trưởng ban công tác mặt trận thôn Đại Áng, xã Đại Áng, huyện Thanh Trì.

Từ gian hàng nhân đạo đầu tiên được lập tại thôn Cao Lãm (xã Cao Thành), đến nay, 62 gian hàng xây dựng tại 8 xã trên địa bàn huyện Ứng Hòa đã được ra mắt với tổng giá trị nguồn lực huy động là hơn 1 tỷ đồng.

Bá Dương Nội, một làng quê thanh bình thuộc huyện Đan Phượng, Hà Nội, từ lâu đã nổi tiếng với nghề làm diều sáo. Và cái tên Nguyễn Hữu Kiêm gắn liền với làng nghề này như một biểu tượng.

Với ông Phạm Văn Chiến, Phó Chủ tịch UBND xã Hồng Hà, để lan tỏa ý nghĩa tốt đẹp của việc hiến máu tình nguyện, thu hút người dân trên địa bàn cùng tham gia thì trước hết bản thân phải là một tấm gương.

Nhiếp ảnh gia Nguyễn Hữu Bảo là một trong những nhiếp ảnh gia hàng đầu của Thủ đô. Ông đã dành trọn cuộc đời mình để ghi dấu vẻ đẹp ấn tượng của Hà Nội qua từng khuôn hình.

15 năm qua, Đình Quan Nhân (thuộc làng Quan Nhân, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân) đã trở thành nơi nghệ nhân Phan Thị Kim Dung truyền dạy nghệ thuật truyền thống, đặc biệt là nghệ thuật hát xẩm. CLB Dân ca làng Mọc Quan Nhân ban đầu chỉ có 14 người, đến nay đã có trên 50 hội viên sinh hoạt định kỳ hàng tuần.

Là đảng viên trẻ, một Bí thư Chi Đoàn – Tổng phụ trách Đội, cô giáo Nguyễn Anh Thu với nhiệt huyết và năng lực sáng tạo của tuổi trẻ, luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.

Chị Đào Thanh Hoàn, người sáng lập Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng tâm lý – giáo dục Ngọc Ân, là một người mẹ có con trai mắc chứng tự kỷ, đã từng đi khắp nơi tìm tài liệu, nghiên cứu về chứng tự kỷ để đồng hành cùng con.

Dũng cảm và mưu trí, những người lính cứu hỏa ngày ngày âm thầm lặng lẽ bảo vệ sự bình yên cho nhân dân. Trên chặng đường phát triển của Thủ đô luôn có sự đóng góp của lực lượng cảnh sát PCCC.

Thôn Giang Triều (xã Đại Cường, huyện Ứng Hòa) nổi tiếng bởi những làn điệu dân ca ngọt ngào, sâu lắng. Hơn hai thập kỷ qua, câu lạc bộ đàn hát dân ca nơi đây đã trở thành một mái nhà chung, nuôi dưỡng và phát triển một tình yêu mãnh liệt với nghệ thuật truyền thống.

Những phần quà, gồm 50 ba lô mới, 50 chăn ấm và 500.000 tiền mặt dành cho các em học sinh vùng ngập lụt huyện Mỹ Đức (Hà Nội) đã được các thành viên Hội Chữ thập đỏ quận Cầu Giấy chuẩn bị chu đáo, nhằm động viên các em học sinh và gia đình các em đang phải đối mặt với khó khăn sau bão lũ.

Trong bối cảnh đất chật, người đông, mỗi “tấc đất” thực sự là “tấc vàng”, nhưng với chủ trương làm đường để xây dựng nông thôn mới, gia đình ông Đinh Dược Liệu ở thôn Lặt (xã Minh Quang, huyện Ba Vì) đã tự nguyện hiến “tấc vàng” của gia đình để con đường trong thôn được rộng rãi hơn.